You are on page 1of 2

Họ và tên: Trầm Minh Khánh

Lớp: HC48A2
Bài thảo luận dân sự tuần thứ 4
BÀI TẬP 1: ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA
1.5 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp
luật không? Vì sao?
- Việc chiếm hữu của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật. Vì theo Điều 183,
BLDS 2005 có qui định:
“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường
hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự
phù hợp với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là
chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm
phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc
phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.
- Việc chiếm hữu của ông Dòn không rơi vào trường hợp nào của Điều luật trên
nên việc chiếm hữu của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật.
- Mặt khác, ngay từ đầu việc chiếm hữu trâu của ông Thơ đã không có căn cứ
pháp luật. Ông Thơ khai báo rằng mình đã mua trâu của ông Tài, và ông làm
mất nay mới tìm lại được là không có căn cứ xác thực, và cũng như trong quyết
định không có tài liệu chứng minh lời nói của ông Thơ là đúng sự thật.
- Vì lẽ đó nên việc chuyển giao tài sản thông qua giao dịch dân sự giữa ông Thi
và ông Dòn là không phù hợp với pháp luật, vì thực chất ông Thi là người
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên mặc nhiên việc ông Dòn chiếm hữu
con trâu là không có căn cứ pháp luật.
1.10 Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu
ngoài ý chí của ông Tài không?
-Trâu tranh chấp là tài sản bị chiếm hữu ngoài ý muốn của ông Tài, bởi vì:
Ông Tài vẫn chưa từ bỏ quyền sở hữu (hàng tháng ông vẫn xem) và ông Tài
cũng không định đoạt con trâu (bán, tặng, cho).
- “Chiều ngày 18/3/2004 ông Thơ dắt một con trâu mẹ cùng 1 con nghé khoảng
3 tháng tuổi qua nhà ông, ông nhận ra con trâu, con nghé của ông và có nói với
ông Thơ nhưng ông Thơ nói con trâu đó ông mua tháng 6/2002 vì thả rông nên
bị mất mới tìm thấy 9/2003”1, ông Tài đã bất ngờ khi thấy con trâu bị dắt đi bởi
ông Thơ, đồng thời cũng có can ngăn hành vi của ông Thơ nhưng không thành.
1.11 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu
từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo tòa án Nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn.
1
Phần nhận thấy trang 2 Quyết định số: 123/2006/DS-GĐT
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
Ở đoạn: “Tòa sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ để
xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định cho ông
Thơ là người chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả giá
trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật”.
BÀI TẬP 2. ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA
2.3 Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác
định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?
- Việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người ngay tình căn cứ theo Điều 189
BLDS 2005: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài
sản đó là không có căn cứ pháp luật.”
- Ông Vĩnh đã cung cấp đủ giấy tờ mua bán căn nhà số 02 Nguyễn Thái Học,
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có công chứng của cơ quan nhà nước.
Lúc ông Vĩnh mua căn nhà này thì bà Thu (người bán nhà cho ông Vĩnh) cung
cấp giấy tờ mua bán của bà Thu với Khu vực 6 cũng có công chứng đầy đủ.
Giấy tờ đã được sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất ở. Việc công nhận người chiếm hữu ngay tình cũng chỉ xác
định trên giấy tờ và ông Vĩnh cũng đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cho cơ quan
Nhà nước nên việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người ngay tình là hợp lý.
BÀI TẬP 3. LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ
3.7 Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu
tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?
- Đoạn cho thấy Tòa án không buộc ông Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng
trên đất lấn chiếm (52,2m2 ) là: “...còn phần đất ông Tận cũng lấn chiếm nhưng
đã xây dựng nhà (52,2m2) thì giao ông Tận sử dụng nhưng phải thanh toán giá
trị quyền sử dụng đất cho ông Trường và bà Thoa...”
3.15 Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và
căn nhà phụ trên như thế nào?
- Theo em, nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m 2 và căn nhà phụ trên
như sau:
+ Đối với phần lấn chiếm không gian 10,71 m 2 thì có thể yêu cần ông Hậu
tháo dỡ hai máng xối đúc bê tông vì hai máng xối này khi thảo dỡ cũng không
gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản của hai bên, có khả năng thi hành trên
thực tế và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ông Trường và bà Thoa.
+ Đối với căn nhà phụ: tương tự như hướng xử lý của Tòa án cáp phúc thấm,
sẽ giao cho ông Hậu sử dụng, nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất
cho vợ chồng ông Trê; hoặc có thể giao cho vợ chồng ông Trường (nếu muốn),
tuy nhiên ông Trường phải trả chi phí xây dựng cho ông Tận. Nhưng nếu việc
tháo dỡ có khả năng và không gây thiệt hại nghiêm trọng thì Tòa án vẫn nên
buộc bên lấn chiếm tháo dỡ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu.

You might also like