You are on page 1of 5

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

* Đòi động sản từ người thứ ba

Nghiên cứu:
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 174, 189, 256, 257, 599 và tiếp
theo BLDS 2005) và các điều luật liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.116 đến 120; 144 đến 149;
- Đỗ Thành Công, “Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
2. - Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
3. - Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông
Tài?
4. - Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có tranh
chấp trên?
5. - Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì
sao?
6. - Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
7. - Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao?
8. - Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS?
9. - Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì
sao?
10. - Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của
ông Tài không?
11. - Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
12. - Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
13. - Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định
nào bảo vệ ông Tài không?
14. -Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được
quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
15. - Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.

* Đòi bất động sản từ người thứ ba


Nghiên cứu
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 138, 174, 189, 256, 258 BLDS
2005);
- Quyết định số 07/2018/DS-GĐT ngày 09/05/2018 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Các điều luật liên quan khác (nếu có).

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Đỗ Thành Công, “Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.112 đến 113 và 144 đến 149;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
1. Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng đất
có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người
thứ ba ngay tình?
2. - Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015),
chủ sở hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản
của họ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình?

3. - Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác
định trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?
4. - Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy
định trong BLDS chưa?
5. - Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong
câu hỏi trên) có thuyết phục không? Vì sao?

* Lấn chiếm tài sản liền kề

Nghiên cứu
- Điều 163 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 9, 189, 259, 265 BLDS 2005) và
các điều luật liên quan khác (nếu có).
- Quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao và Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07-09-2006 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương IV;
- Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, “Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác
trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (59) 2010;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.149 đến 150;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
1. Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao
nhiêu?
2. - Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn
sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của
gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
3. - BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?
4. - Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?
Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
5. - Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc
phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ,
bà Nguyên?
6. - Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
7. - Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông
Hậu tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?
8. - Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
không?
9. - Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi
không? Vì sao?
10. - Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến phần đất ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên.
11. - Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho
ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định
số 23 cho câu trả lời?
12. - Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải
quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây
dựng nhà không? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết.
13. - Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng
thẩm phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?
14. - Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2và căn nhà phụ có diện
tích 18,57 m2trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc
thẩm có buộc tháo dỡ không?
15. - Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2và
căn nhà phụ trên như thế nào?
16. - Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và
không gian ở Việt Nam hiện nay.
17. - Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn
phù hợp với BLDS 2015 không ? Vì sao ?

Trả lời:
I. Đòi động sản từ người thứ ba

8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về
đòi tài sản trong BLDS?
– Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia
chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng. VD: hợp đồng mua
bán và thuê tài sản
– Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do
bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào. VD: hợp đồng tặng
cho.
10.Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu
ngoài ý chí của ông Tài không?
- Theo đoạn “Gia đình có 1 đàn trâu gồm 10 con trong đó 5 con đã xiên mũi,
còn 5 con chưa xiên mũi chuyên thả rông”
- Ta có thể thấy thông qua đoạn trích trên thì con trâu đang bị tranh chấp có
thể là con trâu chưa bị xiên mũi nên có thể nói con trâu không bị lấy đi ngoài ý
chí của ông Tài. Vì khi ông không xiên mũi các con trâu mà còn đem thả rong
thì buộc ông phải biết con trâu có thể bị lấy mất. Nên việc con trâu bị trộm hay
lấy cắp không nằm ngoài ý chí của ông.

Tóm án II: Quyết định số 07/2018/DS-GDT


Nguyên đơn: Bà Trần Thị X ( mất 02/01/2008)
Bị Đơn: Bà Nguyễn Thị N
Nội dung:Vụ việc về tranh chấp nhà đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu
của bà Nguyễn Thị X. Ngày 09/06/1989, bà X được cấp giấy chứng sở hữu nhà,
nhưng bà không sử dụng, kê khai và nộp thuế. Đến 1991, bà N tự ý vào ở và
nhận tiền đền bù của nhà nước. Theo lời khai của bị đơn, chồng bà X đã giới
thiệu cho gia đình bà N đến ở. Từ 1992 đến nay thì bà N đã kê khai và nộp thuế.
Nguyên đơn yêu cầu bà N trả nhà nhưng bà không đồng ý vì bà đã sống ổn định
hơn 2 năm, có nộp thuế đầy đủ. Do gia đình bà T xuất cảnh nên đã chuyển
nhượng quyền sở hữu nhà cho bà X (1989). Thực tế, việc chuyển nhượng đã
không xảy ra.Từ đó nhận thấy, toàn bộ diện tích đất tranh chấp trên thuộc quyền
sở hữu của bà X nhưng bà N đã quản lý và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
nhà nước.
Quyết định: chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao. Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm. Giao
vụ án lại cho Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy
định của pháp luât.

II. Đòi bất động sản từ người thứ ba

2. Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015), chủ sở
hữu bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển
giao cho người thứ ba ngay tình?
- Theo Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015:Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
+ 1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không
phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập,
thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật
này.
+2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ
ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì
giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
+3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch
dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền
khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải
hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
- Theo Điều 138 Bộ luật dân sự 2005 : Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu
+1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điều 257 của Bộ luật này.
+2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận
được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

- Nhận xét: có 2 hậu quả pháp lý khác nhau trong 1 trường hợp.Theo Bộ
luật dân sự năm 2015, nếu tài sản giao dịch đã được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trước khi được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì
giao dịch chuyển giao tài sản có hiệu lực, quyền lợi của người thứ ba ngay tình
vẫn được bảo vệ ngay cả khi giao dịch dân sự ban đầu vô hiệu. Trường hợp này,
nếu theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì giao dịch chuyển giao tài sản cho người
thứ ba ngay tình bị xác định là vô hiệu.

You might also like