You are on page 1of 2

Buổi thảo luận thứ 3

Phần 1.3
Tóm tắt quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao.

Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim L về vụ án dân sự tranh chấp chia tài sản
chung việc mua hoá giá nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định của tòa án: căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 337, khoản 3 điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự

 Chấp nhận quyết định kháng nghị của giám đốc thẩm số 01/QDKGĐT-VKS-DS ngày 22-8-2017 của
viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
 Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngay 21-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm só 186/2014/DS-ST ngày 06-3-2014
của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "Tranh chấp chia tài sản chung về việc
mua hóa giá nhà" giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H với bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L và
những nguời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.
 Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm laị theo đúng quy
định của pháp luật
1. Quyền tài sản là gì

Theo điều 155 BLDS 2015, Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác

2. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không?

Không có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản. Theo Điều
115 BLDS năm 2015:” Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Qua đó có thể thấy, quyền tài
sản chỉ mang một đặc điểm duy nhất là “có thể trị giá được bằng tiền” – tức là bất kỳ quyền nào đem lại
giá trị kinh tế cho con người sẽ được xem là quyền tài sản. Những nhà làm luật của BLDS 2015 cho rằng
bản chất của quyền tài sản chỉ cần nhìn nhận ở góc độ giá trị kinh tế của nó, tức là trị giá được bằng tiền,
việc có được chuyển giao hay không được chuyển giao trong giao dịch dân sự chỉ nhằm mục đích xác
định những quyền tài sản nào sẽ là đối tượng của các giao dịch dân sự chứ đó không phải là đặc điểm
của quyền tài sản

3. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền
mua là tài sản?

Ở đoạn: “Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê,mua hóa giá nhà
của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà
H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T

4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về
quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong quyết định số 5 về quyền thuê, quyền mua vẫn còn
nhiều bất cập trong việc xem quyền thuê, quyền mua có phải là tài sản hay quyền tài sản không. Như ở
đoạn:”theo quy định tại Điều 188 và Điều 364 của BLDS năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà là
quyền tài sản (trị giá bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế”- Ở đây xem quyền thuê và quyền
mua là quyền tài sản. Còn có lúc lại xem quyền thuê và quyền mua là tài sản ở đoạn:”Đến ngày
02/10/2001, Cục Quân khu 7 ký hợp đồng cho bà L thuê căn nhà trên. Sau đó Hội đồng nhà đất Quân
khu 7 làm thủ tục bán căn nhà trên cho bà L theo nghị định số 61/CP. Ngày 09/02/2002, bà L và chồng
(ông Nguyễn Phi H3 đã chết năm 2006) được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất nêu trên. Như vậy, việc bà L mua được căn nhà số 63 đường B nêu trên là do sự thống nhất giữa bà
H, ông T1 và bà L ngày 05/07/2001 thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua hóa giá
nhà. Do đó có căn cứ xác định số nhà 63 đường B là tài sản chung của bà H, ông T1 và bà L”. Từ đó ta
thấy tạo ra mâu thuẫn bắt nguồn từ việc khái niệm tài sản và khái niệm về quyền tài sản vẫn còn nhiều
thiếu sót, chưa hoàn thiện, chỉ liệt kê mà không chỉ ra một cách cụ thể. Trong mối quan hệ với khái niệm
tài sản thì quyền thuê và quyền mua là quyền tài sản chứ không phải tài sản vì chủ thể tự mình xác lập
thực hiện để thỏa mãn lợi ích của mình.

You might also like