You are on page 1of 3

- Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?

Theo em không nên xem Bitcoin là tài sản ở Việt Nam vì:
-Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản là bao gồm bất động sản và độn sản. Bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
==> Vì những đặc thù của Bitcoin chắc chắn không phải là vật.
-Theo Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 về đơn vị tiền:
“Đơn vị tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu
quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằng mười hào, một hào
bằng mười xu.”
==> Bitcoin không được xem là ngoại tệ, đồng thời không phải là ngoại hối vì
bitcoin không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vì thế, Bitcoin không
được xem là tiền.
-Theo Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác.”
==> Bitcoin chỉ được thể hiện dưới dạng tiền ảo, không phải quyền của bất kì
chủ thể nào nên cũng không phải là quyền tài sản.
==> Căn cứ theo những quy định pháp luật đã nêu trên, em khẳng định rằng
Bitcoin không phải là một loại tài sản ở Việt Nam.
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/bitcoin-la-gi-toi-co-the-coi-bitcoin-
nhu-mot-loai-tai-san-de-su-dung-trong-thanh-toan-duoc-khong-78.html
Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10/4/2018 của HĐTP TAND TC.
Bà H khởi kiện bà L về tranh chấp tài sản là căn nhà do ông T để lại. Ông T và cụ C

với nhau 3 người con. Năm 1976, cụ T chung sống với cụ T4 và được Quân đội cấp
cho căn nhà. Năm 1993, cụ T lập giấ y ủ y quyền cho bà L (con riêng cụ T4 được trọn
quyền giải quyết những việc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối
với căn nhà, giấ y ủ y quyền có giá trị cả khi cụ còn sống và đã chết, ngoài ra cụ
không lập di chúc thừa kế nào. Sau đó bà L đã đứng tên làm hợp đồng thuê căn
nhà và xin mua hóa giá căn nhà trên theo Nghị định số 61/CP, thì bà H khiếu nại.
Sau đó thanh tra quốc phòng của Bộ tư lệnh Quân khu 7 đã họ p giải quyết với nội
dung: nếu gia đình bà không còn khiế u nại thì nhà số 63 đường B sẽ được giải
quyết cho bà L mua hoá giá, giá trị còn lại của ngôi nhà sẽ do nội bộ chị em trong
gia đình thoả thuận chia, sau khi mua hoá giá, bà L đã chiế m đoạt luôn căn nhà thì
bà H và ông T1 khiếu nại, trong đơn giải quyết khiếu nại thì cả 3 đã đồng ý cho bà L
mua hóa giá căn nhà và sau khi trừ mọi chi phí thì sẽ giải quyết theo thỏa
thuận.Tuy nhiên sau khi mua hóa giá xong thì bà L chi ếm đoạt luôn căn nhà và cho
công ty NV thuê. Vì vậ y bà H khởi kiện bà L vì bà L không chia tài s ản đúng theo yêu
cầu. Quyết định tòa sơ thẩm là đồng ý với một phần khởi kiện của bà H, yêu cầu
bà L giao lại số tiền thừa kế dựa trên giá trị ngôi nhàc ho những người có quyền
được hưởng thừa kế theo tỷ lệ tòa án quyết định và không chấp nhận quyền sở
hữu căn nhà với bà L.Tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bà L và không
chấp nhận đơn kháng cáo của bà H. Tòa đã quyết định công nhận quyền sỡ hữu
căn nhà với bà L và không cần chia tài sản với những người khác. Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đã kháng nghị. Hội đồng thẩm phán đã quyết định hủ y toàn bộ
bản án và trả lại cho tòa sơ thẩm xét xử lại vì nhận thấy nhiều sai xót của tòa sơ
thẩm lẫn phúc thẩm trong bản án.
- Quyền tài sản là gì?
-Theo Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác.”
- Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài
sản không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào khẳng định rõ quyền thuê,
quyền mua tài sản là quyền tài sản. Tuy nhiên Bộ luật Dân Sự 2015 đưa ra đặc
điểm của “quyền tài sản” là “quyền trị giá được bằng tiền”, việc này đồng
nghĩa với bất cứ quyền nào đem lại lợi ích kinh tế thì quyền đó là quyền tài
sản.
- Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Trong quyết định số 05 của Tòa án nhân dân tối cao có ghi nhận quyền thuê,
quyền mua là tài sản tại phần nhận định của Tòa án: “Theo quy định tại Điều 188 và
Điều 634 Bộ luật Dân Sự 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản
(trị giá đươc bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và
ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T”.
-Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết
định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Việc Tòa án nhận định quyền thuê, quyền mua là tài sản là hợp lý bởi theo
Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản”. Quyền thuê, quyền mua là quyền giá trị được bằng tiền nên là quyền tài sản
theo Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Quyền tài sản là quyền giá trị được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.”

You might also like