You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ

Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người


quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Điều 612 Bộ Luật Dân Sự 2015 về di sản: “ Di sản bao
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.”
Như vậy, di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cá
nhân mà họ để lại sau khi chết bao gồm vật, tiền, giấy tờ định
giá được bằng tiền, quyền tài sản…

Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị


thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản
không? Vì sao?

- Sẽ có hai trường hợp di sản bị thay thế bởi một tài sản mới.

- Trường hợp 1: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời


điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó do
nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân nằm


ngoài ý chí của con người, không được biết trước và
không thể kiểm soát được, ví dụ như: hoả hoạn, lũ lụt,
động đất hoặc các thảm hoạ thiên nhiên khác. Khi
những nguyên nhân này tác động vào di sản thừa kế
khiến nó bị hư hỏng hoặc mất giá trị ban đầu thì để
đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế, tài sản
mới sẽ có hiệu lực pháp luật thay thế cho di sản thừa
kế cũ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoài ý muốn.
Từ đó, di sản cũ sẽ không còn giá trị hiện thực.

- Trường hợp 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời


điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó do
nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan là những sự vật, sự việc, nằm


trong tầm kiểm soát của con người và hoàn toàn có thể
thay đổi được, được xác định có sự tác động phần nào
đó bởi yếu tố con người. Nếu nhằm mục đích chiếm
đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế
bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không
được coi là di sản thừa kế. Tuy nhiên nếu sự thay thế
do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự
thay thế được đồng thuận bởi tất cả những người thừa
kế và được pháp luật thừa nhận thì tài sản mới đó sẽ
trở thành di sản.

Như vậy, tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở


thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản
mới có là di sản hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân
khiến tài sản bị thay thế.
Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng
đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Theo Điều 612 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về di sản:


“ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Trước hết để được xem là di sản thì miếng đất đó phải là tài
sản của người đã chết khi họ còn sống.

- Tiếp theo, người đã chết đó phải là người sử dụng đất có


đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được
nhà nước công nhận quyền sử dụng đất về mặt pháp lý, căn
cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: " Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước
xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất. "

- Điều 168 Luật Đất đai 2013: " Người sử dụng đất được
thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy
chứng nhận." Khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì người sử dụng đất ấy mới có đủ quyền và nghĩa vụ của
chính họ, từ đó họ có thể chuyển nhượng, cho thuê, tặng
cho,…và bao gồm cả quyền để lại di sản thừa kế.
 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử
dụng đất của người quá cố cần phải đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản
không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?

- Toà án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản.

- Đoạn của bản án cho câu trả lời: “…Gia đình ông Hòa đã
xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một
phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận; diện
tích đất này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều
năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng,
không có tranh chấp, không thuộc diện đất quy hoạch phải
di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà
và lán bán hàng của hộ ông Hòa, giáp đường Nguyễn Viết
Xuân, đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận sau khi
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là 19.000.000đ/m2.
Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều
đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước,
nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự. ”

You might also like