You are on page 1of 3

Theo quy định của Bộ luật dân sự, có những căn cứ nào để xác lập quyền sở

hữu? Phân tích các điều kiện pháp lý để sở hữu tài sản trong những trường hợp
đó. Cho ví dụ minh họa.

Những căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp được Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu dưới đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo
ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm
thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động
sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể tại Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ:
“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền
sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp,
kể từ thời điểm có được tài sản đó.

Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt
động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.”

Như vậy, những cá nhân, tập thể, pháp nhân có được tài sản mà những tài sản đó
thông qua quá trình lao động, sản xuất, hoạt động kinh tế của mình mà có được
thì họ có quyền sở hữu đối với những tài sản đó. Cũng như vậy đối với quyền sở
hữu trí tuệ thì tài sản được tạo ra nhờ công sức và sự sáng tạo của cá nhân hay tổ
chức nào thì cá nhân tổ chức đó có quyền sở hữu tài sản đó.

Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định
của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Tại Điều 235 Bộ luật Dân sự chỉ ra:
“Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác”

Vậy những tài sản này có thể được xác lập quyền sở hữu qua bản án, quyết định
có hiệu lực của các cơ quan có thẩm quyền trong các vụ tranh chấp quyền sở
hữu tài sản.
Thu hoa lợi, lợi tức.
Bộ luật Dân sự quy định rằng hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại và
lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Đối với quyền sở hữu hoa
lợi, lợi tức, pháp luật quy định tại Điều 224 như sau:
“Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi
tức đó.”

Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
Tài sản liên quan đến nhiều chủ thể có quyền sở hữu và trong quá trình vận
động, phát triển thì những chủ thể đó sẽ có những sự thay đổi.
Nếu tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau sát nhập vào thành khối tài sản
không chia được thì chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật
phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo Điều
225 Bộ luật Dân sự.
Nếu tài sản của nhiều chủ sở hữu trộn lẫn với nhau tại thành tài sản mới thì tài
sản đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu theo Điều 226 Bộ luật Dân sự.
Nếu tài sản được đem chế biến tạo thành vật mới thì chủ sở hữu của tài sản được
đem chế biến là chủ sở hữu mới theo Điều 227 Bộ luật Dân sự.

Được thừa kế.


Dựa theo di sản của người mất thì người được thừa kế di sản này là chủ sở hữu
đối với di sản đó. Những trường hợp về quyền sở hữu của người thừa kế được
quy định rõ hơn tại phần Thừa kế Bộ luật Dân sự.

Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô
chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi
lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia
súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
Nếu là tài sản vô chủ tức chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình thì người
đã phát hiện hay đang quản lý tài sản đó có quyền sở hữu nó; trong trường hợp
đó là tài sản bất động sản thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
Nếu là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm người khác đánh rơi, bỏ quên
phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu
thì phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
theo quy định của pháp luật.
Nếu là tài sản do các sự kiện gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên thì tùy vào từng đối tượng thất lạc mà người bắt được phải
thông báo công khai, sau một thời hạn mới xác lập được quyền sở hữu.

You might also like