You are on page 1of 3

5.

So sánh giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

<> Giống nhau:


- Đều là các vấn đề quyết định về quyền sở hữu của các chủ thể trong quan
hệ pháp luật.
- Đều là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản trong Bộ luật dân sự
- Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu hay quyền
khác đối với tài sản của mình.
- Chủ sở hữu, chủ thể của quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ,
ngăn chặn bất kỳ ai có hành vi xâm phạm đến quyền của mình bằng mọi biện
pháp miễn là không trái với pháp luật.
<> Khác nhau:

 Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền đối với tài sản
- Quyền sở hữu: Chủ sở hữu được tuỳ ý thực hiện mọi hành vi đối với
tải sản của mình miễn là không trái với quy định của luật hay gây
thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ sở hữu
có thể có thể tuỳ ý khai thác công dụng cũng như lợi nhuận từ tài
sản, tuỳ ý chuyển giao hay huỷ bỏ quyền sở hữu, thậm chí là tiêu
huỷ tài sản.
- Quyền khác: Chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền
sở hữu của người khác và có quyền khác đối với tài sản được thực
hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định, không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và chủ sở
hữu tài sản.
+ Quyền đối với bất động sản liền kề: Là quyền thực hiện trên một
bất động sản nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác
thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác.
+ Quyền hưởng dụng: Người hưởng dụng có quyền tự ý hoặc cấp
phép cho người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối
tượng của quyền hưởng dụng; người hưởng dụng có quyền sở hữu đối
với sản phẩm thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng miễn
là quyền này còn hiệu lực.
+ Quyền bề mặt: Chủ thể quyền bề mặt có quyền tự ý khai thác, sử
dụng mặt đất, mặt nước, khoảng trời thuộc không gian trên mặt đất, mặt
nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng
công trình, trồng trọt, canh tác và được sở hữu những tài sản được tạo
ra nhưng không được trái với quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật về
đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và những quy
định khác có liên quan của pháp luật.
 Thời điểm xác lập quyền đối với tài sản:
- Quyền sở hữu:
+ Quy định theo luật đối với các trường hợp cụ thể.
+ Đối với trường hợp không có quy định cụ thể của luật về thời
điểm xác lập quyền thì thời điểm này do các chủ thể thỏa thuận
vơi nhau.
+ Nếu các chủ thể không thỏa thuận thì đó được coi là thời điểm
chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển giao được hiểu là thời
điểm chủ thể có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ
chiếm hữu tài sản. Đối với trường hợp tài sản phải đăng ký quyền
sở hữu thì có 2 thời điểm thường được chọn để xác định thời
điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm chuyển giao về mặt pháp
lý (thời điểm sang tên chủ sở hữu) hoặc thời điểm chuyển giao về
mặt thực tế (thời điểm trực tiếp nắm giữ tài sản).
- Quyền khác:
+ Quyền đối với bất động sản liền kề: Thời điểm được xác lập có
4 trường hợp: do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo
thoả thuận hoặc theo di chúc.
+ Quyền hưởng dụng: Có thể được xác nhận theo quy định của
luật, theo thoả thuận của chủ thể hoặc theo di chúc; quyền hưởng
dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ
trường hợp chủ thể có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy
định khác.
+ Quyền bề mặt: Thời điểm được xác lập theo quy định của luật,
theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
 Chịu rủi ro về tài sản:
- Quyền sở hữu: Chủ sở hữu phải chịu mọi rủi ro về tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ
luật Dân sự hay luật khác liên quan có quy định khác.
- Quyền khác: Chủ thể quyền khác đối với tài sản chịu rủi ro về tài sản
trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thoả thuận với chủ
sở hữu hoặc Bộ luật Dân sự, bộ luật khác liên quan có quy định
khác.

You might also like