You are on page 1of 14

BÀI TẬP NHÓM LẦN THỨ NHẤT

HỌC PHẦN TƯ DUY PHÁP LÝ


(NHÓM 7)
Nhóm 7 (gồm có những thành viên sau):
1. Hà Thị Nga – 19064029
2. Phạm Mai Xuân – 19064056
3. Phạm Thị Hồng Hạnh – 19064014
4. Nguyễn Như Quỳnh – 19064041
5. Nguyễn Thị Ngọc Diệp – 16061053
6. Lê Trần Mai Hiền – 16061105
7. Vũ Xuân Thọ - 19064046
8. Nguyễn Việt Hoàng – 19064018
9. Đinh Phạm Hà Vy – 19064028
10. Nguyễn Lâm Xuân Quyên - 19064040
Trong đó nhóm trưởng là: Phạm Mai Xuân - 19064056
Phân công công việc cho từng thành viên như sau:
Câu 1: Nguyễn Như Quỳnh
Câu 2: Đinh Phạm Hà Vy
Câu 3: Nguyễn Lâm Xuân Quyên
Câu 4 + làm bản word: Lê Trần Mai Hiền + Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Câu 5 + thuyết trình: Hà Thị Nga + Phạm Mai Xuân
Câu 6: Hà Thị Nga (tóm tắt) + Phạm Hồng Hạnh (nhận xét) + Vũ Xuân Thọ (bình
luận)
Power point: Nguyễn Việt Hoàng
Sau khi phân công các thành viên đã thảo luận để đi đến kết luận chung đồng thời
biểu quyết kết quả làm việc cũng như mức độ tham gia của từng thành viên trong
nhóm (theo 4 mức Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu) cụ thể như sau:
1. Hà Thị Nga – 19064029:
2. Phạm Mai Xuân – 19064056:
3. Phạm Thị Hồng Hạnh – 19064014:
4. Nguyễn Như Quỳnh – 19064041:
5. Nguyễn Thị Ngọc Diệp – 16061053:
6. Lê Trần Mai Hiền – 16061105:
7. Vũ Xuân Thọ - 19064046:
8. Nguyễn Việt Hoàng – 19064018:
9. Đinh Phạm Hà Vy – 19064028:
10. Nguyễn Lâm Xuân Quyên – 19064040:
Ký và ghi rõ họ tên các thành viên làm bài tập nhóm dưới đây:
Đề bài:
1) Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau:
Anh A và chị B là vợ chồng sống ở Hải Dương. Năm 2001 do điều kiện kinh tế
gia đình quá khó khăn, anh A đã vào Sài Gòn làm ăn và ba tháng một lần đều
gửi tiền về cho vợ. Đến năm 2003 chị B không thấy anh A gửi tiền nữa và cũng
không thấy anh A liên lạc về. Khoảng sáu tháng sau khi không nhận được tin
tức gì của anh A, chị B đã vào Sài Gòn tìm nhưng không có kết quả. Chị B
quay về Hải Dương. Tám năm sau, chị có tình cảm với anh C là hàng xóm nhà
mình. Chị muốn làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh C nên đã làm đơn yêu cầu
tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương tuyên bố anh A là đã mất tích. Sau đó chị cưới
anh C. Một năm sau, anh A trở về.
2) Xác định câu hỏi kết luận và câu hỏi pháp lý mấu chốt trong tình huống sau: A
chuyển nhà đến nhà mới và vì vậy A đã nhờ hai người bạn đến trợ giúp. D là
một người bạn không được nhờ, nhưng vì biết thông tin A chuyển nhà nên đã
đến và tự nguyện giúp đỡ A. A không nhờ D, nhưng cũng không phản đối việc
D tự nguyện giúp mình. Do bị trượt chân ở cầu thang nên D đã bị ngã gẫy chân
trái. D yêu cầu A phải bồi thường. D cho rằng: Vì A đã chấp nhận việc được trợ
giúp, do vậy A nên gánh chịu mọi rủi ro, phí tổn. A cho rằng D tự gây ra hậu
quả thì phải tự chịu trách nhiệm, A không phải chịu trách nhiệm từ việc bất cẩn
của D, mà A đâu có nhờ D giúp đó là việc D tự nguyện. A sẽ không bồi thường.
3) Cho ví dụ về Lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority); Lỗi ngụy
biện người rơm (straw man); Lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum
quid) (mỗi loại ít nhất 3 ví dụ).
4) Hãy đưa ra 1 tình huống pháp lý giả định mà chưa có văn bản pháp luật nào quy
định cụ thể, đồng thời đưa ra phương án giải quyết căn cứ vào phương pháp suy
luận thực tế (Realism).
5) Ông Nguyễn Tiến Đạt, PGĐ Sở GD-ĐT nói: «Không đâu chăm lo mầm non tốt
như nước ta». Nhóm hãy xác định câu nói này đã vi phạm quy luật tư duy nào,
mắc lỗi ngụy biện nào? Hãy phản biện lại lập luận trên?
6) Tóm tắt, nhận xét và bình luận án lệ: Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý
điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn.
BÀI LÀM

1) Theo tình huống thì vấn đề không liên quan đến tài sản nên chỉ xem xét quan hệ
HNGĐ.
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố
người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính
từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa
án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình."

- Tình huống có một chi tiết chưa rõ, đó là: vợ của người bị tuyên bố mất tích đã xin ly
hôn hay chưa? Điều này có ảnh hưởng đến việc xác định hôn nhân giữa B và C có hợp
pháp hay không? 

⇒ Như vậy:

- Câu hỏi kết luận:  Quan hệ hôn nhân của B và C có hợp pháp không?
- Câu hỏi pháp lý mấu chốt: Quan hệ hôn nhân giữa A và B còn tồn tại hay
không? 
2) Sự kiện pháp lý: D trượt chân ở cầu thang khi giúp đỡ A trong quá trình chuyển
nhà
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 (căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại):
 “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.”
⇒ Như vậy:
- Câu hỏi kết luận : Việc D trượt chân có phải lỗi do anh A gây ra hay không?
- Câu hỏi pháp lý mấu chốt : Theo luật, anh A có phải chịu trách nhiệm và bồi
thường cho thiệt hại của D hay không?
3)
- Ví dụ về Lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh (anonymous authority):
 Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ngâm khẩu trang với muối có
thể chữa khỏi bệnh COVID-19;
 Một người bạn nước ngoài với tôi rằng bệnh ung thư của ông đã được
chữa khỏi nhờ vào việc ngày nào ông cũng uống viên thuốc này;
 Các nhà khoa học đã chứng minh rằng uống nước Coca Diet trộn ruồi
chỉ trong 7 ngày sẽ làm giảm cân nhanh chóng.
- Ví dụ về Lỗi ngụy biện người rơm (straw man):
 A nói: “Nhiều người nên có ý thức vứt rác đúng quy định, không nên vứt
rác bừa bãi”. B nghe vậy, nói: “Không có người vứt rác bừa bãi thì
những người làm nghề quét rác lại bị thất nghiệp”;
 X nói: “Chúng ta nên bỏ nhiều tiền hơn vào y tế và giáo dục”. Y ngạc
nhiên nói: “Cắt giảm chi tiêu quân sự thì đất nước chúng ta tự vệ bằng
cách nào được”;
 M nói: “Ta không nên bán khẩu trang với giá cao”, N nói: “Không tăng
giá thì nhiều nhà sẽ lâm cảnh nghèo trong thời kỳ dịch COVID mất”.
- Ví dụ về Lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã (secundum quid):
 Lớp tôi vừa xảy ra một vụ học sinh bị bắt vì tội chép phao. Vì vậy tôi
thấy học sinh bây giờ toàn đứa lười học, hư hỏng;
 Dạo thấy số người khỏi bệnh COVID đã tăng dần lên. Vậy nên bệnh
COVID đã không còn là vấn đề quan trọng ở các quốc gia trên thế giới;
 Nhiều em học sinh Việt đạt giải toán quốc tế, nên người Việt mình thông
minh nhất trên thế giới.
4)
Tình huống giả định: 
A và B là người yêu đồng giới 10 năm, cùng là người nước X. Vì pháp luật quốc
gia X không công nhận kết hôn đồng giới nên họ kết hôn tại Mỹ vào năm 2015 và
bước vào quá trình sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cùng năm
đó. Bác sĩ đã thụ tinh thành công từ trứng của B rồi đặt 2 phôi thai lần lượt vào tử cung
của 2 người. 9 tháng sau, A sinh ra một bé gái trong khi B hạ sinh một bé trai. Đến
năm 2016, họ chuyển về nước X sinh sống cùng nhau và cùng nuôi dưỡng 2 con tại
đây. Đầu năm 2018, A phát hiện B có người yêu khác, sau đó thì B thường xuyên vắng
nhà, bỏ bê chuyện chăm sóc 2 con. Trong suốt khoảng thời gian năm 2018, A một
mình chăm sóc 2 con, và 2 đứa trẻ cũng gần gũi với A hơn. 
Đến đầu năm 2019, 2 người xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, B đã đuổi A ra khỏi căn
hộ của họ và yêu cầu A không được dẫn 2 đứa con theo. Sau đó, B cắt toàn bộ liên lạc
với A và ngó lơ yêu cầu được gặp các con của đối phương. Khoảng thời gian tiếp theo,
A luôn liên tục đến nhà và cầu xin B để được gặp lại các con nhưng không thành. Cuối
năm 2019, A đã gửi đơn kiện đòi quyền giám hộ đối với 2 con tới tòa án và được tòa
án thụ lý. 
Vậy tòa án sẽ xét xử vụ việc này như thế nào? 

Giải quyết tình huống: 


Pháp luật quốc gia X không công nhận hôn nhân đồng giới nên pháp luật sẽ không
bảo vệ các quan hệ tài sản, quan hệ con cái,... phát sinh trong quá trình chung sống của
2 người đồng giới. Hơn nữa A không hề có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào với những
đứa trẻ bởi cô không phải là mẹ về mặt sinh học của chúng. Bởi cả 2 đứa trẻ đều sinh
ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của B.

Như vậy, bằng phương pháp suy luận thực tế, nhóm xin được giải quyết tình huống
trên như sau:

Phải cân bằng tất cả các các giá trị và lợi ích liên quan để phát triển một quy tắc
pháp lý mới:
 Quyền lợi của B: Xét về mặt di truyền, B là mẹ của cả 2 đứa trẻ về mặt sinh
học. Do đó, pháp luật hoàn toàn công nhận quyền giám hộ của B. 
 Quyền lợi của A: Mặc dù A không phải là mẹ của 2 đứa trẻ về mặt sinh học ,
nhưng A có công nuôi dưỡng, chăm sóc 2 con từ nhỏ. Đặc biệt, có 1 khoảng
thời gian A một mình chăm sóc, nuôi dưỡng 2 con. A lại chính là người đã
mang thai và sinh ra bé gái.

⇒ Xét về yếu tố mang thai và nuôi dưỡng, A có khả năng sẽ được công nhận quyền
giám hộ bé gái.

 Bảo vệ lợi ích tối đa của đứa trẻ: Mặc dù B là mẹ của cả 2 đứa trẻ về mặt sinh
học, cả 2 đứa trẻ đều sinh ra từ trứng của B bằng phương pháp thụ tinh nhân
tạo, trong đó bé trai lại được chính B mang thai và sinh ra, nhưng trong suốt
khoảng thời gian năm 2018, B lại bỏ bê việc chăm sóc con mà để A một mình
chăm sóc 2 con. Hơn thế, B lại có người yêu mới, nếu 2 đứa trẻ tiếp tục chung
sống với B thì liệu có đảm bảo rằng chúng sẽ được B và người yêu mới của B
yêu thương, chăm sóc.

⇒ Cần phải xem xét các yếu tố để đảm bảo quyền lợi của 2 đứa trẻ, chúng có
quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện. Điều đó phụ
thuộc rất lớn vào người mẹ của 2 đứa trẻ. 

⇒ Như vậy, xem xét các yếu tố để cân bằng quyền lợi giữa các bên, đặc biệt là quyền
lợi của 2 đứa trẻ, đưa ra kết luận: A giành được quyền giám hộ và nuôi dưỡng 2 con, B
có quyền được thăm non và nghĩa vụ cấp dưỡng đối với 2 con.

5)
- Câu nói của ông Nguyễn Tiến Đạt (PGĐ Sở GD-ĐT) vi phạm quy luật lí do đầy
đủ.
- Ông mắc lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã.
- Chúng ta có thể phản biện lại ông như sau: “Ông dựa trên bằng chứng nào để
đưa ra kết luận rằng nước ta chăm lo mầm non tốt nhất?” hoặc “Ông dựa trên
cơ sở nào để nói rằng các nước khác chăm lo mầm non không tốt bằng nước
ta?”.
6)
 Tóm tắt
Khoảng 16 giờ 00 phút ngày 31-5-2016, Phan Đình Q có giấy phép lái
xe hạng C điều khiển xe ôtô tải (BKS 38C - 073.05) loại xe có trọng tải 06 tấn
đi trên đường quốc lộ 1A, theo hướng từ xã Đ đến xã T. Đi cùng chiều với Q có
xe máy điện (BKS 38MĐ1-218.54) do em Hoàng Đức P điều khiển đang đi trên
phần đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ.
Khi Q điều khiển xe ô tô đi đến Km 584 Quốc lộ 1A thuộc xã T, huyện
A (đoạn giao nhau với xã T) thì bất ngờ Q điều khiển xe ôtô chuyển hướng rẽ
phải đi vào đường liên xã theo hướng đến Ủy ban nhân dân xã T, cùng lúc này
em Hoàng Đức P cũng vừa đi đến.
Do Q điều khiển xe chuyển hướng, nhưng lại không quan sát kỹ nên xe ô
tô của Q đã va chạm gây ra tai nạn đối với xe máy điện do em P điều khiển, làm
phần khung kim loại bảo vệ bình hơi phía bên phải xe ô tô va chạm với xe máy
điện của em P, làm xe máy điện của em P bị cuốn vào gầm xe ô tô. Sau khi xảy
ra va chạm thì Q liền dừng xe lại, nhảy xuống khỏi xe rồi đi vòng ra sau phía
bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy có một người nằm dưới gầm xe ô tô,
đầu hướng về cổng chào xã T, còn chân thì hướng quốc lộ 1A, tay phải nằm vắt
ra ngoài, bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên phần vai, gáy của em P, phần
mặt bên trái của P tiếp xúc với mặt đường. Khi thấy em P bị tai nạn nằm ở tư
thế bị chèn ở phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, Q đứng quan sát được
khoảng gần một phút, rồi lên xe cài số 1 để tiếp tục cho xe chạy tiến lên và xe ô
tô của Q đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não và tử vong.
Hành vi phạm tội của bị cáo Phan Đình Q thì trước đó Tòa án nhân dân
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra xét xử sơ thẩm theo tội danh mà Viện
kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả thẩm
vấn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh
cho rằng: Hành vi phạm tội của Q là hành vi "Giết người" nên đã trả hồ sơ cho
Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Anh, để chuyển hồ sơ lên cấp tỉnh điều tra,
truy tố - xét xử Phan Đình Q về tội “Giết người”, bởi: Sau khi điều khiển xe ô
tô đã gây ra tai nạn cho em Hoàng Đức P, Khi xuống kiểm tra nhìn thấy nạn
nhân P bị cuốn vào gầm ô tô và đang nằm ở phía trước bánh xe ô tô là nguy
hiểm, nhưng Q lại không giữ nguyên hiện trường và tìm cách đưa nạn nhân ra
khỏi xe ô tô để đưa đi cấp cứu, mà Q lại cho xe tiếp tục chạy tiến lên phía trước
và chấp nhận cho xe ô tô chạy qua người nạn nhân đang nằm dưới gầm xe ô tô
và hậu quả là em Hoàng Đức P đã bị bánh phía sau xe ô tô đè qua đầu, làm vỡ
sọ não và đã tử vong ngay lúc đó. Xét thấy, Phan Đình Q có đầy đủ năng lực
nhận thức việc Q cho xe ô tô đi tiếp là rất nguy hiểm cho tính mạng của nạn
nhân nằm dưới xe ô tô như nhiều lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra vụ
án.

Sau khi xét xử sơ thẩm:


- Ngày 26-11-2018, bị cáo Phan Đình Q kháng cáo kêu oan, bị cáo cho rằng Tòa
án cấp sơ thẩm xử bị cáo tội “Giết người” là không đúng tội danh, mà bị cáo chỉ
phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Ngày 30-11-2018, đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo với nội dung:
Đề nghị xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo, vì Tòa sơ thẩm xử phạt bị cáo
mức hình phạt còn quá nhẹ.
- Ngày 17-12-2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội có
Quyết định kháng nghị số 06/QĐ-VC1-HS: Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ quy định tại Điểm n
Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 và xử tăng mức hình phạt tù đối
với bị cáo. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên lại đề nghị không áp dụng tình tiết côn
đồ mà áp dụng Điểm q “Phạm tội vì động cơ đê hèn” và tăng mức hình phạt tù
đối với bị cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Phan Đình Q tiếp tục kêu oan về tội danh, bị cáo
cho rằng bị cáo không phạm tội giết người, mà chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, vì bị cáo không phạm tội giết người,
nhưng có khi bị cáo lại khai sau khi xuống xem thì bị cáo thấy nạn nhân đã chết.
 Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội: Sau khi kiểm tra tính có
căn cứ pháp luật của bản án sơ thẩm và xét hỏi làm rõ tại phiên tòa, thì thấy:
Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo Q về tội: “Giết người” là hoàn toàn có căn cứ
pháp luật, bị cáo không nhận tội giết người chỉ là nhằm trốn tránh trách nhiệm
hình sự về tội nặng hơn mà thôi. Hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất, động
cơ đê hèn, vì bị cáo muốn nạn nhân chết hẳn thì bị cáo mới cho xe đi tiếp. Vì
vậy, đề nghị Hội đồng xét xử không áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 93 như nội
dung kháng nghị mà cần áp dụng Điểm q Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự
1999 để xét xử bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm
chấp nhận nội dung kháng nghị, để xử tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo Q.
 Người bào chữa cho bị cáo Phan Đình Q - Luật sư Nguyễn Văn Đ thì đề nghị:
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét thấu đáo và thận trọng về hành vi phạm tội của
bị cáo, để không chấp nhận nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tại Hà Nội và quyết định bản án về tội danh của Tòa án cấp sơ
thẩm, để từ đó không kết án bị cáo Q về tội giết người, mà kết án bị cáo về tội
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
 Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại - Luật sư Nguyễn Khắc T, Văn phòng
luật sư A thuộc Đoàn luật sư H, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm kết án bị
cáo như bản án sơ thẩm và chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xử tăng hình phạt tù đối với bị cáo.
 Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào kết quả xét
hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, lời khai của bị cáo và bào
chữa của luật sư cho bị cáo, cũng như lời trình bày của đại diện hợp pháp của
người bị hại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại và các
đương sự khác trong vụ án.
 Nhận xét
- Án lệ số 30/2020/AL là án lệ đầu tiên về hành vi cố ý điều khiển phương tiện
giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông chính thức đưa vào
áp dụng tại các cơ quan tố tụng trong cả nước từ ngày 15/4/2020. Án lệ này có
ý nghĩa rất lớn giúp cơ quan tố tụng các cấp có căn cứ lập luận,chứng cứ để xử
lý hành vi mang tính chất đê hèn: cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn
lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Các vụ việc tài xế cố tình điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại là
hành vi man rợ, vô nhân tính. Hành vi này từ trước đến nay gây bức xúc trong
dư luận nhưng khó xử vì các bị cáo là tài xế thường phủ nhận, hồ sơ vụ án thiếu
chứng cứ. Để có thể xử lý nghiên hành vi này, cơ quan điều tra phải tiến hành
tố tụng chặt chẽ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng. Những hành vi đê
hèn cố tình dùng phương tiện giao thông chèn nạn nhân sau khi gây tai nạn cần
được nghiêm trị và án lệ được áp dụng sẽ giúp việc này.
- Án lệ này là một bước cải tiến rất lớn để Toà án nhân dân các cấp có thể nghiên
cứu áp dụng trong xét xử các vụ việc tương tự. Những lập luận trong án lệ rất
chặt chẽ giúp cho các cơ quan tố tụng làm căn cứ đấu tranh với hành vi nguy
hiểm cố tình dùng phương tiện đè lên nạn nhân sau khi gây tai nạn.
- Mặc dù đã có án lệ số 30/2020/AL và một số văn bản hướng dẫn về hành vi cố
tình điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn
giao thông là phạm tội “giết người” nhưng trong thực tiễn mỗi vụ án có những
tình tiết riêng hoặc có một số trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội
giết người bằng phương tiện giao thông nhưng trong quá trình điều tra, việc
chứng minh tội phạm và thu thập chứng cứ cũng như xác định các tình tiết định
khung tăng nặng như “có tính chất côn đồ” hoặc “thực hiện tội phạm một cách
man rợ”… còn gặp nhiều khó khăn và thiếu tính thống nhất. Do đó, để có đủ
căn cứ và sự thống nhất trong việc giải quyết các vụ án có sự chuyển hoá từ tội
“vi phạm quy định về giao thông đường bộ” sang tội “giết người”. Thiết nghĩ,
trong thời gian tới các cơ quan tố tụng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về
các dấu hiệu chuyển hoá tội phạm, các tình tiết định khung tăng nặng khi áp
dụng đối với tội phạm đã chuyển hoá nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được
chặt chẽ, thống nhất, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
 Bình luận

1. Quy định pháp luật liên quan đến án lệ

Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 93 BLHS năm 1999)

2. Sự cần thiết công bố án lệ


- Trong quá trình xét xử, luật sư của bị cáo đã đề nghị tòa kết án bị cáo “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS
năm 2015). Nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm sau quá trình điều tra làm rõ từ
các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các nhân chứng, thì đã
có đủ căn cứ để xác định bị cáo đã phạm phải “Tội giết người” và đi đến kết
luận: Trong quá trình điều khiển xe ô tô phát hiện có việc va chạm và xảy ra tai
nạn giao thông, bị cáo đã dừng xe lại để xuống kiểm tra. Khi bị cáo nhìn thấy
có một nạn nhân đang nằm ở trước hàng bánh phía sau xe ô tô về phía bên phải
thì bị cáo đã lên xe, điều khiển cho xe ô tô đi thẳng, nên hàng bánh sau xe ô tô
của bị cáo đã đè lên đầu nạn nhân, làm nạn nhân chết ngay tại chỗ dù bị cáo
nhận thức được lúc đó cho xe ô tô lùi lại hay tiến lên thì cũng đều đè qua người
nạn nhân, nhưng vẫn chấp nhận cứ cho xe đè qua.

⇒ Như vậy, việc công bố án lệ là căn cứ nhằm để định tội danh trong trường hợp cố ý
điều khiển phương tiện giao thông chèn lên người bị hại sau khi gây tai nạn, phân biệt
giữa “Tội giết người” (theo Điều 123 BLHS 2015) và hành vi ““Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” (Điều 260 BLHS năm 2015).

3. Nội dung vụ án và tình huống án lệ

a) Nội dung vụ án

- Khoảng 16 giờ ngày 31/5/2016, Phan Đình Q có giấy phép lái xe hạng C điều
khiển xe ôtô tải (38C - 073.05) loại xe có trọng tải 06 tấn đi trên đường quốc lộ
1A, theo hướng từ xã Đ đến xã T, đi cùng chiều với Q có xe máy điện (38MĐ1-
218.54) do em Hoàng Đức P điều khiển đang đi trên phần đường dành cho
người đi bộ và xe thô sơ. Khi Q điều khiển xe ô tô đi đến Km 584 Quốc lộ 1A
thuộc xã T, huyện A (đoạn giao nhau với xã T) thì bất ngờ Q điều khiển xe ôtô
chuyển hướng rẽ phải đi vào đường liên xã theo hướng đến Ủy ban nhân dân xã
T, cùng lúc này em Hoàng Đức P cũng vừa đi đến. Do Q điều khiển xe chuyển
hướng, nhưng lại không quan sát kỹ nên xe ô tô của Q đã va chạm gây ra tai
nạn đối với xe máy điện do em P điều khiển, làm phần khung kim loại bảo vệ
bình hơi phía bên phải xe ô tô va chạm với xe máy điện của em P, làm xe máy
điện của em P bị cuốn vào gầm xe ô tô. Sau Khi xảy ra va chạm thì Q liền dừng
xe lại, xuống xe rồi đi vòng ra sau phía bên phụ xe ô tô để kiểm tra thì nhìn thấy
có một người nằm dưới gầm xe ô tô. Sau khi thấy em P bị tai nạn nằm trong tư
thế bị chèn ở phía trước của hàng bánh sau xe ô tô, Q đứng quan sát được
khoảng gần một phút, rồi lên xe cài số 1 để tiếp tục cho xe chạy tiến lên và xe ô
tô của Q đè qua đầu nạn nhân, làm cho nạn nhân bị vỡ sọ não và tử vong.
- Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào kết quả xét
hỏi, tranh tụng công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, lời khai của bị cáo và bào
chữa của luật sư cho bị cáo, cũng như lời trình bày của đại diện hợp pháp của
người bị hại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại và các
đương sự khác trong vụ án, Tòa đã đưa ra các Nhận định và tuyên bị cáo “Tội
giết người”.

b) Tình huống án lệ

Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy
bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết,
bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết.

4. Tình tiết, sự kiện pháp lý áp dụng án lệ

Khi án lệ 30/2020 có hiệu lực (25/02/2020), nếu có hành vi cố ý điều khiển


phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn thì áp dụng án lệ
30/2020 để xét xử về “Tội giết người” theo Điều 123 BLHS năm 2015.

You might also like