You are on page 1of 51

Bài số 1:

Xác định yếu tố lỗi trong các trường hợp sau:


a) Bác sĩ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì quá chủ quan và
tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc nhầm thuốc nhưng không hề hay biết. Sau khi uống thuốc
nói trên, chị B đã tử vong ngay sau đó (cái chết được xác định chính từ nguyên nhân uống nhầm thuốc).
b) Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, trong một lần nhậu đã tranh cãi dẫn đến đánh
nhau, sẵn có chai rượu trong tay, A đã đập thật mạnh, nhiều lần vào đầu của B, máu chảy rất nhiều và
A đi về bỏ mặc cho B nằm ở đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu (xác định nguyên nhân cái chết
là do bị chấn thương sọ não
và mất máu quá nhiều).

Bài số 2:
Ngày 09/01/2007, Trương Tam Phong (26 tuổi) đi xem máy về đến hẻm nhỏ gần nhà thì gặp
Trương Anh Tài (24 tuổi), Phong đã dừng xe nhường đường cho Tài qua trước. Nhưng khi đi ngang
qua, Tài đã sinh sự, chửi mắng Phong. Sau đó, Phong về kể cho em trai là Trương Quốc Khánh
(17 tuổi) nghe và rủ Khánh đi tìm Tài để “dằn mặt” mà không hề có mục đích giết chết Tài. Thấy
anh em Phong tìm đến, Tài đã bỏ chạy. Một lát sau, Tài nhặt được cây tre quay lại tìm anh em Phong
đánh và ẩu đả xảy ra. Đến khi Khánh chém Tài nhiều nhát làm Tài chảy máu nhiều thì Phong mới kêu
Khánh dừng tay và kéo em trai chạy về nhà, để mặc Tài nằm ở đó. Kết quả giám định Tài bị thương
tật 14% vĩnh viễn.
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên

Bài số 3:
Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng không được sự hài lòng của một số
chị em bên chồng nên vợ chồng C và N (Thành phố Phan thiết) luôn phải sống trong sự nhục mạ của
anh chị em. Trong đó có Nguyễn Hoàng P - người sống như vợ chồng với chị Lê thị Út là em gái của
anh C. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ chồng C và N ra khỏi nhà, trưa ngày 26-12-05, P tìm tới
gây sự, đánh N. Tức nước vỡ bờ, N đã đâm P một nhát dao vào ngực chết ngay sau đó. Ngày
29/5/ 2006 TAND tỉnh Bình thuận đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt N 2 năm tù về tội giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên.

Bài số 4:
Ông A kết hôn với bà B năm 1990 , do không có con nên nhận M làm con nuôi năm 2000 và được
pháp luật thừa nhận. Năm 2001 A đi công tác ở tỉnh H và kết hôn với cô P và cũng được UBND của
phường tại địa phương cho đăng ký kết hôn vì ông A nói rằng đã li hôn với bà B. Năm 2002 ông A và bà
P có một cô con gái riêng D. Năm 2003 bà B gửi đơn kiện P vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Tòa
án tỉnh H thụ lý đơn. Ngày 20 -10-2003 ông A bị tai nạn, trước khi chết đã di chúc miệng trước nhiều
người làm chứng để lại toàn bộ tài sản cho D, bà B không đồng ý và kiện ra tòa án. hãy xử lý tiình huống
trên (phân chia tài sản) biết tổng tài sản của ông A và bà B được định giá là 1 tỷ 200 triệu
+ TRẢ LỜI 1:
TS sẽ được chia như sau:
Ngày 20 -10-2003 ông A bị tai nạn, trước khi chết đã di chúc miệng trước nhiều người làm chứng để lại
toàn bộ tài sản cho D. Nhưng theo PL thì di chúc miệng của người chết phải được những người có mặt
làm chứng ghi chép laị , cùng ký tên hoặc điểm chỉ trong vòng 5 ngày thì di chúc đó mới có hiệu lực. Vì
vậy "di chúc miệng "đó không có hiệu lực pháp lý Và TS sẽ được chia theo PL.
Do ông A bị tai nạn khi trong tình trạng còn hôn nhân (kết hôn 2 lần và có đăng ký).
1.200.000.000đ : 3 = 400.000.000đ
TS sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất:
400.000.000đ : 4 = 100.000.000đ

+ TRẢ LỜI 2: Thứ nhất, tinh huống bài tập đặt ra sẽ không có trong thực tế từ năm 1990 đến nay. Vì
đăng ký Hôn nhân lần thứ hai là không thể đăng ký được. Nếu trước đó, có thể có.
Thứ hai, chỉ giải quyết phân chia tài sản có thể xảy ra như sau:
Vì di chúc miệng là hợp pháp nên có thể chia: theo đúng quy định của BLDS cho những trường
hợp không được thừa kế theo di chúc nhưng được thừa kế theo pháp luật như: Bố mẹ già hết tuổi lao
động, con chưa thành niên, con mất khả năng lao động,... Những này được hưởng 1 xuất bằnd 2/3 nếu
đem chia theo pháp luật.
Vì tình huống không nêu tuổi của người con nuôi và tình trạng của người này nên Bạn hãy chia
theo nguyên tắc trên.
Do vậy, D không thể thừa hưởng toàn bộ khối di sản trên.

Bài số 5:
Anh A dùng dây điện trần giăng xung quanh ruộng để bẫy chuột,và đã nõi rõ ý định với những
người xung quanh biết, ngoài ra anh A còn cắm biển cảnh báo nguy hiểm cấm vào, ban đêm thức canh
đến 24h rồi mới đi ngủ. Ngày 25-5 ,lúc 1h sáng anh B uống rượu say bước vào ruộng của anh A bị điện
giật chết ngay tại chỗ. Trong quá trình điều tra cơ quan pháp luật có 3 quan điểm
a. A phạm tội giết người
b. A phạm tội vô ý làm chết người
c. A không phạm tội
Cho biết quan điểm của mình và giải thích.

Tình huống trên cho thấy: Căng dây điện trần là vi phạm pháp luật, mặc dù có biển báo cấm.
Theo quy định của BLHS: A phạm tội cố ý gián tiếp giết người.
Vì: Hành vi của A là nguy hiểm cho xã hội-bị pháp luật cấm, A biết trước hậu quả có thể xảy ra nhưng
vẫn cố ý, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra.

Thứ nhất, tinh huống bài tập đặt ra sẽ không có trong thực tế từ năm 1990 đến nay. Vì đăng
ký Hôn nhân lần thứ hai là không thể đăng ký được. Nếu trước đó, có thể có.
Thứ hai, chỉ giải quyết phân chia tài sản có thể xảy ra như sau:
Vì di chúc miệng là hợp pháp nên có thể chia: theo đúng quy định của BLDS cho những trường
hợp không được thừa kế theo di chúc nhưng được thừa kế theo pháp luật như: Bố mẹ già hết tuổi lao
động, con chưa thành niên, con mất khả năng lao động,... Những này được hưởng 1 xuất bằnd 2/3 nếu
đem chia theo pháp luật.
Vì tình huống không nêu tuổi của người con nuôi và tình trạng của người này nên Bạn hãy chia
theo nguyên tắc trên.
Do vậy, D không thể thừa hưởng toàn bộ khối di sản trên.

Tình huống trên cho thấy: Căng dây điện trần là vi phạm pháp luật, mặc dù có biển báo cấm.
Theo quy định của BLHS: A phạm tội cố ý gián tiếp giết người.
Vì: Hành vi của A là nguy hiểm cho xã hội-bị pháp luật cấm, A biết trước hậu quả có thể xảy ra
nhưng vẫn cố ý, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra.

Bài số 6:
A là anh trai B. Lúc đầu A bán cho B một mảnh đất không làm hợp đồng. Về sau mảnh đất đó có
giá thì A đòi lại B mảnh đất đó. Hãy bình luận về sự việc trên.

Bài số 7:
Bác sĩ Thành sau khi khám bệnh cho chị Lan, vì quá chủ quan và tự tin về chuyên môn nên đã kê
toa và bốc thuốc nhầm nhưng không hề hay biết. Sau khi uống thuốc nói trên, chị Lan đã tử vong (cái
chết được xác định từ nguyên nhân uống nhầm thuốc).
Hãy xác định yếu tố lỗi và trách nhiệm mà bác sĩ Thành phải chịu?

Lỗi ở đây là lỗi vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp. Người phạm tội như
tình huống nêu trên do đã quá chủ quan và tự tin về chuyên môn nên đã kê nhầm thuốc. Quá tự tin ở đây
được hiểu là người phạm tội nhận biết được tính nguy hiểm về hậu quả nếu xảy ra và lẽ ra phải đảm bảo
các quy tắc nghề nghiệp đảm bảo an toàn tính mạng sức khỏe cho người chữa bệnh nhưng do quá tự tin
vào khả năng của mình nghĩ rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra nên đã bốc nhầm thuốc gây hậu quả
nghiêp trọng. Do đó lỗi ở đây là vô ý do quá tự tin.
Về trách nhiệm: Hậu quả chết người có nguyên nhân trực tiếp từ việc bốc nhầm thuốc nên tức là
đã xâm phạm đến tính mạnh của người khác. căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý có thể kết luận ông Thành
phạm Tội vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo khoản 1
Điều 99 Bộ Luật hình sự năm 1999.Tức là có thể chịu mức hình phạt tù từ một năm đến sáu năm.
Ngoài ra căn cứ khoản 3 Điều 9 ông Thành còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
từ một năm đến năm năm.

Bài số 8:
Anh NV (nhà trên đường Bùi Thị Xuân, Phường 1, Tân Bình, Thành phố H) có việc đi vắng.
Khuya 5/6/2005, Trần Văn P trèo lên lầu một, chui qua khung thông gió vào nhà anh NV. P xuống tầng
trệt bẻ khoá, mở cửa chính cho D, N là đồng bọn vào nhà. Chúng lấy trộm một xe MIO và một két sắt
(trong có tài sản trị giá 500 triệu đồng) mang về nhà P ăn chia. Tài sản trộm cắp đựơc đã bị bọn chúng
mang đi tiêu thu. Vơ P nghi ngờ nên đã báo công an phường H và cả 3 tên bị bắt, trong đó N sinh tháng 7
năm 1991. Tháng 4/2006, Toàn án thành phố H đã xét xử vụ án trên. Theo luật Hình sự năm 1999, hành
vi trên đây được quy định tại Khoản 4 điều 138:
“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đến tù
chung thân:
a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng “

1. Những tình tiết nào trong vụ án trên đựơc nêu ra sau đây thuộc về mặt khách quan của vi phạm pháp
luật:
c. P bẻ khoá mở cửa cho đồng bọn
d. Số tài sản trộm cắp đựơc
e. Nhà anh V mất trộm vào đêm 5/6/05
f. Tất cả đều đúng
g. Cả a và b đúng
2. N không phải chịu trách nhiệm hình sự vì
a. Là người chưa thành niên
b. Vì chưa đủ 14 tuổi
3. Toà đã tuyên phạt P 12 năm tù, D 7 năm tù, N được đưa vào trường giáo dưỡng. Hãy xác định loại tội
phạm mà P.D, N đã thực hiện
a. Không nghiêm trọng
b. Nghiêm trọng
c. Rất nghiêm trọng
d. Đặc biệt nghiêm trọng
4. Nếu trong trường hợp D đã phạm tội và đang trong thời gian hưởng án treo với thời gian thử thách là 3
năm, mới đựơc 1 năm, D đã phạm tội trong vụ án trên. Hãy tổng hợp hình phạt đối với D
a. 10 năm tù giam
b. 8 năm rưỡi tù giam
c. 9 năm tù giam
5. Gia đình ông A có tài sản trị giá 600 triệu VNĐ, có vợ là B, có C là con ruột đã có vơ và 1 con, ông A
có D là con nuôi đã có vợ, có anh ruột là E. Ngày 29/12/2005, ông A qua đời cùng với ông E và anh C
trong một tai nạn giao thông. Anh (chị) hãy phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của ông A:
a. B, con của C, D mỗi người 200 triệu
b. B, con của C, vợ của C mỗi người 150 triệu, D và vợ của D 150 triệu
c. B đựơc 400 triệu, Con của C và D mỗi người 100 triệu
d. B 300 triệu, con của C và D mỗi người 150 triệu

Bài số 9:
Ông H có bà vợ là T, ông H bị tai nạn mất mà không kịp viết di chúc và để lại tài sản chung của
hai vợ chồng là 320 triệu VND.Ngoài ra ông H còn có bà mẹ ruột là bà T và hai vợ chồng có 3 người con
chung là A, B, C.
Theo luật, bạn hãy chia số tiền của ông H để lại sao cho không gây sóng gió cho mấy người còn
lại trong gia đình ông H (T_T)

Bài số 10:
Anh Nguyễn Minh H làm việc tại công ty AB với hợp đồng lao động có thời hạn 2
năm từ tháng 10/1998 đến tháng 10/2000. Tháng 8/2000 anh H do bị tình nghi liên quan
đến một vụ trộm cắp tài sản của doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền quyết định bắt tạm
giam 2 tháng, sau đó bị gia hạn thêm 2 tháng nữa (đến tháng 12/2000). Trong khi đó, theo
như thoả thuận trong hợp đồng lao động, căn cứ vào Điều 36 Bộ luật lao động đến tháng
10/2000 Giám đốc công ty AB chấm dứt HĐLĐ với anh H và tuyển dụng người khác vào
làm thay vị trí đó. Tháng 12/2000, anh H được tha và được miễn truy cứu trách nhiệm hình
sự. Khi trở lại đơn vị làm việc, được biết sự việc anh H không đồng ý chấm dứt HĐLĐ và 121
Chương 9: Luật lao động cho rằng theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động trong thời gian người lao
động bị tạm giam thì HĐLĐ được tạm hoãn. Do đó công ty không được chấm dứt HĐLĐ phải nhận anh trở
lại làm việc, tiếp tục thực hiện HĐLĐ.
Anh (chị) cho biết ý kiến của mình về vụ việc trên?

Bài số 11:
Trong quyết định phân công công tác của Ban giám đốc tại doanh nghiệp nhà nước X có phân công
ông Nguyễn Văn A là phó giám đốc phụ trách công tác tổ chức, hành chính và được quyền ký hợp đồng lao
động có thời hạn đến 1 năm. Quyết định phân công công tác có chữ ký của Giám đốc và đóng dấu doanh
nghiệp. Sau đó ông A tiến hành ký hợp đồng lao động trong phạm vi được phân công.
Hỏi việc ký kết hợp đồng lao động nói trên có đúng thẩm quyền không? Tại sao?

Bài số 12:
Chị B làm việc tại công ty A, khi biết tin công ty C tổ chức tuyển dụng lao động, xét
các điều kiện tuyển dụng phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của mình, đồng thời
được hưởng mức lương cao hơn. Chị B nộp hồ sơ và làm các thủ tục cần thiết để tham gia
tuyển dụng. Sau khi kiểm tra, phỏng vấn, công ty C thông báo chị B đã trúng tuyển và hẹn
chị 10 ngày sau đến trụ sở công ty để ký HĐLĐ. Nhận được thông tin đó, chị B làm thủ tục
chấm dứt HĐLĐ với công ty A và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để làm việc ở công ty
C. Theo đúng hẹn chị B đến trụ sở làm việc của công ty C để ký HĐLĐ thì được công ty trả lời là công y
không có nhu cầu ký HĐLĐ nữa.
Trong trường hợp này, người lao động có thể khởi kiện và Toà án có thể thụ lý được
không? ý kiến của anh (chị) về vụ việc trên?

Bài số 13:
Trong trường hợp người sử dụng lao động đưa ra các yêu cầu tuyển dụng như phải có
hộ khẩu ở địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở, hoặc yếu cầu người lao động nộp văn
bằng chứng chỉ nhưng không cần thiết hoặc không liên quan đến công việc (chẳng hạn:
người lao động làm thợ may công nghiệp nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, bằng tốt
nghiệp PTTH, trong khi tuyển dụng người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến tay nghề của
người lao động). Do đó, dẫn đến việc người lao động giả mạo các yêu cầu nói trên để vào
làm việc. Khi phát hiện, người sử dụng lao động đã coi đây là lý do để chấm dứt HĐLĐ.
Anh (chị) cho biết ý kiến của mình về các trường hợp nói trên.

Bài số 14:
Công ty N khi ký HĐLĐ với người lao động trong doanh nghiệp đã có một số thỏa thuận như sau:
- Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không được phép đồng thời làm việc cho một doanh
nghiệp khác. Nếu vi phạm bị coi là lý do để chấm dứt HĐLĐ.
- Người lao động được doanh nghiệp đào tạo, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi
đơn phương chấm dứt phải báo trước ít nhất 90 ngày. Nếu vi phạm sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc và
phải bồi thường 1 tháng tiền lương, bồi thường chi phí đào tạo. 122

Bài số 15:
Chị B làm việc tại công ty A, khi biết tin công ty C tổ chức tuyển dụng lao động, xét
các điều kiện tuyển dụng phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của mình, đồng thời
được hưởng mức lương cao hơn. Chị B nộp hồ sơ và làm các thủ tục cần thiết để tham gia
tuyển dụng. Sau khi kiểm tra, phỏng vấn, công ty C thông báo chị B đã trúng tuyển và hẹn
chị 10 ngày sau đến trụ sở công ty để ký HĐLĐ. Nhận được thông tin đó, chị B làm thủ tục
chấm dứt HĐLĐ với công ty A và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để làm việc ở công ty
C. Theo đúng hẹn chị B đến trụ sở làm việc của công ty C để ký HĐLĐ thì được công ty trả lời là công y
không có nhu cầu ký HĐLĐ nữa.

Trong trường hợp này, người lao động có thể khởi kiện và Toà án có thể thụ lý được không? ý kiến
của anh (chị) về vụ việc trên?

Bài số 16:
Trong trường hợp người sử dụng lao động đưa ra các yêu cầu tuyển dụng như phải có
hộ khẩu ở địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở, hoặc yếu cầu người lao động nộp văn
bằng chứng chỉ nhưng không cần thiết hoặc không liên quan đến công việc (chẳng hạn:
người lao động làm thợ may công nghiệp nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, bằng tốt
nghiệp PTTH, trong khi tuyển dụng người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến tay nghề của
người lao động). Do đó, dẫn đến việc người lao động giả mạo các yêu cầu nói trên để vào
làm việc. Khi phát hiện, người sử dụng lao động đã coi đây là lý do để chấm dứt HĐLĐ.
Anh (chị) cho biết ý kiến của mình về các trường hợp nói trên.

Bài số 17:
Công ty N khi ký HĐLĐ với người lao động trong doanh nghiệp đã có một số thỏa thuận như sau:
- Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp không được phép đồng thời làm việc cho một doanh
nghiệp khác. Nếu vi phạm bị coi là lý do để chấm dứt HĐLĐ.
- Người lao động được doanh nghiệp đào tạo, làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt phải báo trước ít nhất 90 ngày. Nếu vi phạm sẽ
không được nhận trợ cấp thôi việc và phải bồi thường 1 tháng tiền lương, bồi thường chi phí đào tạo
- Người lao động giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp (từ phó phòng và tương đương trở lên) phải
nộp văn bằng chứng chỉ chuyên môn bản chính vào hồ sơ do công ty quản lý.
- Người lao động giữ vị trí liên quan đến bí mật công nghệ, kinh doanh của công ty khi chấm dứt HĐLĐ
không được làm việc cho các doanh nghiệp thuộc ngành nghề cạnh tranh với công ty. Nếu vi phạm sẽ
không được hưởng bảo hiểm xã hội trong toàn bộ thời gian làm việc ở công ty.
Theo anh (chị) các thoả thuận này có trái với các quy định của pháp luật lao động hay không?

Bài số 18:
Khi ông A chết, những người thân của ông A còn sống gồm: ông nội, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, vợ,
3 người con (A1: kỹ sư; A2: 20 tuổi, bị bại liệt; A3: Giáo viên), anh trai và em gái. (Di sản thừa kế ông A
để lại là 720 triệu đồng).
Tài sản của ông A sẽ được chia như thế nào trong các trường hợp sau:
1/ Ông A lập di chúc hợp pháp, để lại 1/2 tài sản cho: A1 và A3. Nhưng A3 đã chết trước ông A và ông A
không sửa lại di chúc.
2/ Giống trường hợp 1 nhưng A3 còn sống.
3/ Ông A lập di chúc để lại tài sản cho: bà ngoại, mẹ và em gái.

Tôi xin phép chia bài tập này như sau:


- Hàng thừa kế thứ 1: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ và 3 người con (6 người)
- Hàng thừa kế thứ 2 gồm: Ông nội, bà ngoại, anh trai và em gái (4 người).
Di sản thừa kế có: 720 triệu.
*TH1: Ông A để lại di chúc cho A1 và A3 mỗi người 1/2 di sản (di chúc hợp pháp)
A1=A3=720 : 2=360 triệu.
Nhưng: A3 chết trước ông A mà không có người thừa kế thế vị nên phần của A3 chia theo pháp luật.
- Cha đẻ=mẹ đẻ=vợ=A2=2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Vậy 1 suất thừa kế theo pháp luật =720 : 5=144 triệu.
2/3 suất thừa kế theo pháp luật=2/3x144=96 triệu.
Vậy cha đẻ=mẹ đẻ=vợ=A2=96 triệu
Số tiền còn thiếu là:96 triệu x4=384 triệu.
Số tiền này sẽ được khấu trừ từ A1 và A3.
Vậy số tiền còn lại của A1 và A3=360-192=168 triệu.
Nhưng do A3 chết trước ông A nên phần của A3 vô hiệu sẽ chia theo pháp luật.
- Những người hưởng thừa kế theo pháp luật gồm:
cha đẻ+mẹ đẻ+vợ+ A1+A2=168:5=33 triệu.
Vây số tiền mà mỗi người nhận được là:
Cha đẻ=mẹ đẻ=vợ=A2=96+=33=129 triệu
A1 được:168+33=201 triệu.
* TH2:Ông A để lại di chúc cho A1 và A3 mỗi người 1/2 di sản(di chúc hợp pháp)
A1=A3=720:2=360 triệu.
1 suất thừa kế theo pháp luật=720:6=120 triệu.
cha đẻ=mẹ đẻ=vợ=A2=120x2/3=80 triệu
Vậy phải trừ vào phần của A1 và A3.
A1=A3=360-160=200 triệu.
*TH3:Ông A lập di chúc để lại tài sản cho bà ngoại+ mẹ và em gái.
Bà ngoại=mẹ=em gái=720:3=240 triệu(chia theo di chúc).
Mà những người được kỷ phần bắt buộc gồm:cha đẻ+vợ+A2=2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
1 suất thừa kế theo pháp luật=720:6=120 triệu.
- Cha đẻ=vợ=A2=2/3x120=80 triệu.
Vậy số tiền này được lấy từ phần của Bà ngoại,mẹ và em gái.
- Bà ngoại=mẹ=em gái=240-80=160 triệu.
Vậy: Cha=vợ=A2=80 triệu.
Bà ngoại=em gái=mẹ=160 triệu

Bài số 19:
Ông A là công chức ngạch chuyên viên công tác tại sở GTVT tỉnh X, do công tác ông A thực hiện
hành vi vi phạm kỷ luật nên giám đốc sở GTVT đã ra quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối
với ông A. Anh (chị) hãy xác định
1. Hành vi của ông A, giám đốc sở GTVT có phải là sự thể hiện của các hình thức thực hiện quy phạm
luật hành chính không? Tại sao?
2. Quan hệ phát sinh có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính không, và thuộc nhóm nào?
3. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính đã thể hiện như thế nào?
4. Khi ra quyết định xử lý kỷ luật ông A, giám đốc sở GTVT phải hoán triệt những yêu cầu nào? Văn bản
được ban hành có phải là nguồn ở Luật hành chính không? Tại sao?

1. hành vi của ông A được coi là thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.
Vì ông đang áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
- Ông là người có thẩm quyền
- Ông căn cứ vào nghị định cưong chế hành chính để giải quyết việc ông
A sai phạm
2. Quan hệ trên thuộc quan hệ hành chính và thuộc nhóm cưỡng chế hành chính
3. Phương pháp điều chỉnh của pl hành chính thể hiện :
+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay ra các quy định bắt buộc dối với bên kia và kiểm tra
thực hiên chúng
+ Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị bên kia có quyền xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng
hay bác bỏ yêu cầu hay kiến nghị đó
+ Hoặc cả hai bên đêu có quyền hạn nhất định nhưng bên này qd điều gì thì hải được bên kia cho phép
hay phê chuẩn
4. Yêu cầu:
+ Theo đúng thủ tục do pháp luật quy đinh
+ Đúng nội dung mục đích của quy phạm được áp đụng
+ Trong thời hạn thời hiệu do pl quy định
- Văn bản ban hành không được coi là nguồn của luật hành chính vì van bản này chỉ áp dụng với trường
hợp của ông A không sd phổ biến. và văn bản chỉ áp dụng theo quy phạm plhc chứ không chứa qppl hành
chính.

Bài số 20:
Công ty cổ phần Company được thành lập năm 2005 dựa trên cơ sở vốn góp của A, B, C, D.
(Trong đó C làm giám đốc, C được đại diện pháp lý cho công ty Comany). 2/2006 C đại diện công ty ký
hợp đồng với E.
Tháng 6/2006 C và D bán toàn bộ cổ phần của mình trong công ty Comany cho A và B. 2/2007 cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể với công ty Company vì lí do không đủ thành viên
theo qui định.
Tháng 2/2007 thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng A và B không chấp nhận với lí do hợp đồng do
C ký. (Bây giờ C ra khỏi của công ty Company). Hơn nữa công ty đã bị buộc phải giải thể nên không thể
thực hiện lao động.
Hỏi việc từ chối thực hiện hợp đồng của A và B đúng hay sai. Giải thích?.
Theo vietnguyen thì chẳng có lý do gì để A, B được quyền trốn tránh cả, vì lúc C ký hợp đồng
trên danh nghĩa đại diện pháp lý của công ty và được quyền ký kết hợp đồng, do đó hợp đồng ràng buộc
nghĩa vụ pháp lý của công ty chứ không phải của C. Còn việc công ty giải thể thì sẽ giải quyết theo luật
phá sản. OK?

Bài số 21:
An, Bình, Chương, Dung cùng nhau thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh thủy sản với vốn
điều lệ 1 tỷ đồng. Trong đó, An góp 200 triệu tiền mặt, Bình góp một ô tô được các bên định giá là 200
triệu, Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh được các bên định giá là 500 triệu, Dung góp 100 triệu tiền
mặt.

Theo Điều lệ, Chương làm Chủ tịch HĐTV, Bình làm Giám đốc, An làm Phó giám đốc. Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau 1 năm hoạt động, giữa Bình và Chương xảy ra mâu thuẫn. Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người
có nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc
thay thế.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa của công ty
Phương Đông, lại là người đại diện theo pháp luật của công ty, Bình ký 1 hợp đồng vay 700 triệu với
công ty Trường Xuân (tổng gái trị tài sản của công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm
này là 1,3 tỷ) và khi công ty Trường Xuân chuyển số tiền trên cho công ty Phương Đông, Bình lập tức
chuyển số tiền vào tài khoản của mình.
Chương nộp đơn kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình hoàn trả lại số tiền 700 triệu và bồi thường các thiệt hại
đã gây ra cho công ty.
Công ty Trường Xuân kiện công ty Phương Đông ra tòa yêu cầu công ty Phương Đông hoàn trả 700 triệu
và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tòa Kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh thụ lý hồ sơ.
Câu hỏi
1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng hay sai? Vì sao?
2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực? vì sao?
3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?

1. Việc Chương cách chức B hay bổ nhiệm An là sai bởi luật quy định C phải thông qua quyết định của
Hội đồng thành viên biểu quyết tại cuộc họp hay lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Hợp đồng ko có hiệu lực vì Luật quy định tại đìêu 59: hợp đồng, giao dịch phải được HDTV chấp
thuận.
3. Do hợp đồng ko có hiệu lực nên An cũng như CT ko phải bồi thường thiệt hai, mà người có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho 2 công ty là Bình.

Bài số 22:
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Tháng 7/2003, Tâm (huyện Ea Súp, Đăk Lăk) bị bắt quả tang dùng ôtô vận chuyển trái phép 0,14
m3 gỗ cẩm lai. Anh ta bị xử phạt hành chính gần 4 triệu đồng, tịch thu toàn bộ gỗ. 5 tháng sau, Tâm tái
phạm, mua gần 0,2 m3 gỗ xẻ cẩm lai và 0,35 m3 ván sến vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột. Lần
này, kiểm lâm phục kích bắt quả tang. Tâm bị khởi tố điều tra, cho tại ngoại.
Theo Công an Buôn Ma Thuột, đủ cơ sở kết luận Tâm vi phạm các quy định về khai thác và bảo
vệ rừng, điều 175 Bộ luật Hình sự. Nhưng sau đó, cơ quan điều tra lại đề nghị VKS miễn trách nhiệm
hình sự với Tâm, căn cứ khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự. Theo đó, khi bị bắt giữ, đối tượng thành khẩn
khai báo, vận chuyển lâm sản trái phép chỉ nhằm mục đích mua về sửa chữa nhà. Hành vi của Tâm
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. VKS Buôn Ma Thuột căn cứ điều 25 Bộ luật Hình sự đã ra quyết
định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với Tâm do "phạm tội lần đầu, khai báo thật thà, thành khẩn, biết ăn
năn hối cải, hậu quả không lớn, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Số gỗ Tâm mua về sử dụng để làm
nhà nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự...".
Hãy cho biết việc giải quyết như vậy là đúng hay sai?
Khoản 1 điều 25 quy định, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nếu khi tiến hành điều
tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Trong vụ án này, hành vi mua - vận chuyển gỗ trái phép của Tâm đang bị
nhà nước nghiêm cấm. Ở đây không có sự chuyển biến của tình hình. Việc phạm tội lần đầu, thành khẩn
khai báo của Tâm là tình tiết giảm nhẹ chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt tại phiên tòa, chứ không
thể xem là căn cứ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Động cơ của Tâm mua bán - vận chuyển gỗ để làm
gì không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, không thể cho rằng chỉ vì để làm nhà mà không xử lý
hình sự. Hơn nữa, sau khi bị phạt hành chính, Tâm 2 lần mua hai loại gỗ khác nhau (cẩm lai, sến) vào
các thời điểm khác nhau để vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột.

Bài số 23:

Cách đây 9 năm, từ phản ánh của người dân, đội đặc nhiệm của Tổng cục Cảnh sát lập chuyên án
bắt quả tang cảnh sát giao thông Trạm 20 (Đồng Nai) ăn hối lộ. Khám xét trạm, đặc nhiệm thu gần 160
triệu đồng, hơn 160 chỉ vàng... 7 cảnh sát bị bắt giữ, khởi tố và đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản xã hội
chủ nghĩa. Kết quả điều tra cho thấy, đây là vụ mãi lộ có tổ chức, có sự thống nhất trên dưới trong nội bộ
trạm, kéo dài gần 2 năm với số tiền hàng trăm triệu đồng. VKS tỉnh Đồng Nai ra cáo trạng truy tố 5 bị
can, ngoài tội tham ô còn xác lập thêm tội lập quỹ trái phép.
Nhưng vụ mãi lộ này đã được chuyển xử lý nội bộ. Các ban ngành chức năng ở Đồng Nai thống
nhất, chuyển qua "xử lý hành chính nghiêm minh", vì cho rằng số tiền vi phạm không lớn. Các bị can đều
chưa có tiền án, tiền sự, có thành tích công tác, trong quá trình điều tra đã thật thà khai báo, nộp tiền khắc
phục hậu quả... Vụ án bị đình chỉ. Quá trình tố tụng bị dừng giữa chừng bởi các yếu tố "phi luật". Theo
pháp luật, trường hợp 5 bị can này không hề có căn cứ áp dụng để đình chỉ vụ án. Những cảnh sát trên bị
khai trừ Đảng, cách chức, giáng một cấp; đồng thời điều chuyển khỏi lực lượng cảnh sát giao thông.

Rất ít những vụ "lọt tội" bị xem xét lại như vụ cướp tài sản tại Đăk Lăk.

Việc đình chỉ là sai, theo tôi trong trường hợp trên cần truy tố các bị can về tội nhận hối lộ, vì đã
đủ các yếu tố cấu thành. Nếu cho rằng số tiền vi phạm không lớn thì... hết ý kiến (nếu theo quy định của
BLHS 1999)
BLHS 1999 có hiệu lực từ 01/07/2000. Tình huống 2 diễn ra cách đây 9 năm, tức là năm 1999.
Do vậy, không áp dụng BLHS 1999 mà áp dụng BLHS 1985. Thêm nữa, tình huống có nêu 1 chi tiết.
Đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa
Tội danh trên không được quy định trong BLHS 1999 mà được quy định trong BLHS 1985.

Thấy hai thanh niên đang trấn lột một học sinh, Nhân nhảy vào đánh hôi, lột nhẫn trên tay nạn
nhân. Cả ba cùng xông vào đánh nạn nhân, gây thương tích 15%. Tuy nhiên, VKS tỉnh chỉ truy tố 2 đối
tượng cầm đầu về tội cướp tài sản. Riêng Nhân được miễn trách nhiệm hình sự (theo điều 25 Bộ luật
Hình sự), đình chỉ bị can vì cho rằng "tham gia vụ án với vai trò thứ yếu, phạm tội lần đầu, đã bồi thường
thiệt hại...". Tháng 6/2004, TAND Đăk Lăk xét xử sơ thẩm đã kiến nghị VKSND Tối cao hủy quyết định
đình chỉ bị can của VKS tỉnh để xử lý hình sự với Nhân, bởi hành vi của người này đã đủ yếu tố cấu
thành tội danh cướp tài sản. VKS tỉnh đã quyết định không đúng khi cho rằng Nhân sau khi lột nhẫn của
học sinh đã giao cho người khác giữ là không có ý thức chiếm đoạt tài sản đến cùng. Mặt khác, điều 25
chỉ áp dụng để miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm
tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, chứ không phải xét về chuyển biến về ý
thức của người phạm tội như VKS Đăk Lăk viện dẫn.

Bài số 24:
Thấy hai thanh niên đang trấn lột một học sinh, Nhân nhảy vào đánh hôi, lột nhẫn trên tay nạn
nhân. Cả ba cùng xông vào đánh nạn nhân, gây thương tích 15%. Tuy nhiên, VKS tỉnh chỉ truy tố 2 đối
tượng cầm đầu về tội cướp tài sản. Riêng Nhân được miễn trách nhiệm hình sự (theo điều 25 Bộ luật
Hình sự), đình chỉ bị can vì cho rằng "tham gia vụ án với vai trò thứ yếu, phạm tội lần đầu, đã bồi thường
thiệt hại...". VKS tỉnh cho rằng Nhân sau khi lột nhẫn của học sinh đã giao cho người khác giữ là không
có ý thức chiếm đoạt tài sản đến cùng.
Hãy cho biết quyết định đình chỉ truy tố theo Điều 25 BLHS của VKS như vậy là đúng hay sai, tại
sao?
Theo quan điểm của tôi Quyết định đình chỉ là sai. Vì những hành vi của Nhân đã cấu thành tôi
"Cướp tài sản" VKS nhận định "tham gia vụ án với vai trò thứ yếu, phạm tội lần đầu, đã bồi thường thiệt
hại" để đình chỉ là sai, những nhận định trên chỉ coi là tình tiết giàm nhẹ trong việc quyết định hình phạt
thôi. Tuy nhiên ở đây cần xác định vai trò của Nhân trong vụ án đồng phạm giữ vai trò gì để quyết định
hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội.

Bài số 25:
Vào hồi 19h ngày 15/5/2007, tại đường Nguyễn Văn Cừ. Trần Hoàng Nam va chạm vào xe do
anh Nguyễn Mạnh Hùng (SN 5/6/1985) và Nguyễn Cường (SN 16/8/1987) điều khiển. Hùng, Cường đã
xô xát và đánh đập Nam gây thương tích. Trần Hoàng Nam có đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Xét có căn cứ
cơ quan điều tra thành phố đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn
Cường. Tại cơ quan điều tra Hùng và Cường thừa nhận đã đánh Nam, kết quả giám định kết luận nam bị
gãy xương cẳng trái, tỷ lệ thương tật là 15% vĩnh viễn. Sau khi có kết luận điều tra . Viện kiểm sát nhân
dân thành phố đã ra quyết định truy tố Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Cường.
Câu hỏi 1: Hãy xác định tội danh và điều khoản bộ luật hình sự cần áp dụng đối với Nguyễn
Mạnh Hùng và Nguyễn Cường.

Bài số 26:
Ngày 15/3/2008, lực lượng Bộ dội biên phòng phát hiện Trần Thị B đang vận chuyển trái phép 50
cây thuốc lá qua biên giới. Tại hiện trường, thấy biểu hiện của B không bình thường, tin chắc B còn giấu
một số gói thuốc lá trong người, các chiến sĩ Bộ đội biên phòng đã nhờ một chị bán hàng gần đó tiến
hành khám xét người Trần Thị B trước sự chứng kiến của lực lượng Bộ đội biên phòng và nhiều người
dân xung quanh. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, cho biết B bị áp dụng biện pháp xử lý gì? Và
khám xét Trần Thị B là đúng hay sai. Tại sao? Hãy xác định chủ thể, khách thể của vi phạm hành chính
trong trường hợp nêu trên?
Bài số 27:
Ngày 10/5/2008, đội kiểm tra của UBND Quận HK phát hiện công trình xây dựng nhà ông B
không có giấy phép xây dựng nên lập biên bản vi phạm và đình chỉ hành vi xây dựng. Ngày 19/5/2008
khi đến giao quyết định xử phạt cho ông B. đại diện UBND Quận phát hiện gia đình ông B đã hoàn thiện
công trình mặc dù đã được đoàn kiểm tra yêu cầu đình chỉ vi phạm. Ngày 25/5/2008 Chủ tịch UBND
Quận HK ra quyết định phạt ông B về hành vi vi phạm nói trên. Theo quy đinh của pháp luật hiện hành,
người có thẩm quyền cần xử lý như thế nào? Nêu văn cứ pháp lý?

Bài số 28:
Ngày 20/2/2008 thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Z phát hiện bà Phạm Minh B đã cho thợ xây lấn
chiếm ra mặt đường 0.5m theo chiều ngang căn nhà số 10, đường NTMK. Thành phố H. tỉnh Z. Bà B sẽ
bị áp dụng hình thức, biện pháp xử lý nào? Căn cứ pháp lý để áp dụng. Việc người có thẩm quyền lập
biên bản ghi nhận vi phạm hành chính của bà B có phải là sự thể hiện của hình thức quản lý hành chính
nhà nước không?Vì sao?

Bài số 29:
Hậu và Lan có con là Phát và Quân. Phát lấy vợ là Như sinh được 2 con là Quỳnh và Nhung (cả 2
đều chưa thành niên).

Năm 1996, Phát chết mất ngáp không kịp để lại di chúc.

Năm 2006, Hậu cũng lên đường. Hậu để lại di chúc cho 2 cháu Quỳnh và Nhung mỗi cháu 1/2 tài
sản của mình.

Biết tài sản của Phát và Như là 800 triệu. Tài sản của Hậu và Lan là 1,2 tỉ. Quân chưa đến tuổi
trưởng thành. Tiền mai táng Hậu là 20 triệu.

1) Chia tài sản.

2) Giả sử Phát và Hậu chết cùng lúc, chia thừa kế có ji khác không?

Bài làm:

1) Năm 1996 Phát chết --> mở thừa kế lần 1.


- Tài sản của Phát trong khối tài sản chung của Phát và Như là:
800/2 = 400 triệu.
- Phát chết không có di chúc nên tài sản của Phát được chia theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất của Phát bao gồm: Hậu, Lan, Như, Quỳnh, Nhung
--> Mỗi người sẽ được nhận phần thừa kế là:
400/5 = 80 triệu
- Vậy: + Tài sản của Hậu = tài sản của Lan và bằng: 1,2 tỉ/2 + 80triệu = 680 triệu.
+ Tài sản của Như là: 400 + 80 = 480 triệu.
+ Tài sản của Quỳnh = tài sản của Nhung và bằng: 80 triệu.
Năm 2006 Hậu chết --> mở thừa kế lần 2.
- Tiền mai táng cho Hậu là 20 triệu --> Tài sản của Hậu còn: 680 - 20 = 660 (triệu).
- Theo di chúc hợp pháp của Hậu thì Quỳnh và Nhung mỗi người được hưởng 1/2 tài sản.
--> Tài sản Quỳnh và Nhung được hưởng theo di chúc là: 660/2 = 330 (triệu).
- Hàng thừa kế thứ nhât của Hậu là Lan, Quân, Phát. Theo điều 669 thì những người này thuộc diện
được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Mỗi người sẽ được nhận phần tài sản là
2/3 của 1 suất.
--> Lan, Quân mỗi người sẽ được nhận: 2/3 x 660/3 = 146,67 (triệu).
- Số tiền trên sẽ được bù bằng tài sản của Quỳnh và Nhung, mỗi người chịu 1 nửa. --> Tài sản của
Quỳnh = tài sản của Nhung và bằng: 330 - 146,67x2/2 = 183,33 (triệu).
- Kết luận:
+ Tài sản của Lan là: 680 + 146,67 = 826,67 (triệu).
+ Tài sản của Quân là : 146,67 triệu.
+ Tài sản của Như là : 480 triệu.
+ Tài sản của Quỳnh bằng tài sản của Nhung: 183,33 triệu.

2) Hải và Phát chết cùng thời điểm --> Chỉ mởi 1 đợt chia thừa kế và 2 người không được nhận thừa kế
của nhau.
- Tài sản của Phát là: 400 triệu.
- Phát chết không có di chúc nên tài sản của Phát sẽ chia theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất hợp pháp của Phát gồm có: Lan, Như, Quỳnh, Nhung. Mỗi người sẽ được nhận
phần tài sản là: 400/4 = 100 (triệu).
- Tài sản của Hậu là : 600 - 20 = 580 (triệu).
- Theo di chúc hợp pháp của Hậu thì Quỳnh và Nhung mỗi người được hưởng 1/2 tài sản.
--> Tài sản Quỳnh và Nhung được hưởng theo di chúc là: 580/2 = 290 (triệu).
- Hàng thừa kế thứ nhât của Hậu là Lan, Quân, Phát. Theo điều 669 thì những người này thuộc diện được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Mỗi người sẽ được nhận phần tài sản là 2/3
của 1 suất.
--> Lan, Quân mỗi người sẽ được nhận: 2/3 x 580/3 = 128,89 (triệu).
- Số tiền trên sẽ được bù bằng tài sản của Quỳnh và Nhung, mỗi người chịu 1 nửa. --> Tài sản của Quỳnh
= tài sản của Nhung và bằng: 290 - 128,89x2/2 = 161,11 (triệu).
- Kêt luận:
+ Tài sản của Lan là: 600 + 100 + 128,89 = 828,89 (triệu).
+ Tài sản của Quân là : 128,89 triệu.
+ Tài sản của Như là : 400 + 100 = 500 (triệu).
+ Tài sản của Quỳnh bằng tài sản của Nhung: 161,11 triệu.

Bài số 30:

Anh Công An đã rút súng ra chĩa vào mọi người có thể bị truy tố về tội sử dụng súng trái phép, đe
doạ giết người, gây rối trật tự công cộng và trường hợp Bảo vệ quật ngã tước vũ khí trong quần anh ta có
được cho phép không ? khi anh ta là công an, trường hợp bắt khẩn cấp hay bắt quả tang ? MỜi mọi người
cùng xem theo:

Hai công an gây náo loạn vườn hoa Đà Lạt

Không mua đủ vé vào cổng, hai công an trong đoàn khách thăm quan rút súng uy hiếp bảo vệ
vườn hoa thành phố Đà Lạt. Hàng trăm người tới ngắm cảnh đã chứng kiến sự việc hoảng sợ, chạy dạt
nhiều nơi.

Vụ việc xảy ra chiều ngày 19/2 tại vườn hoa trung tâm thành phố Đà Lạt. Khi chiếc ôtô chở khách
tham quan dừng ở cổng vào khu vườn hoa, tài xế và trẻ em trong đoàn được miễn phí, 12 người lớn phải
mua vé vào cổng. Kiểm tra còn thiếu 2 vé, bảo vệ Bùi Nguyên Duy Vũ yêu cầu mua bổ sung thì 2 người
đàn ông (1 mặc quần soóc, 1 mặc đồ thể thao) trong đoàn "hợp lực" xô đẩy người đang làm nhiệm vụ,
vượt rào bước vào trong cổng giọng thách thức: "Tao không mua vé, làm gì được tao?". Bảo vệ Vũ mời
hai người ra ngoài, nhưng không được. Hai vị khách lớn tiếng chửi tục. Người mặc quần soóc đưa tay
vào túi ngực của người bên cạnh, rút khẩu súng ngắn chĩa vào bảo vệ Vũ uy hiếp: "Mày kêu ai thì kêu đi.
Ai xông tới đây, tao bắn ngay".

Thấy nguy hiểm, anh Vũ kêu to: "Bảo vệ ơi. Bọn gây rối dùng súng". 12 nhân viên bảo vệ của
vườn hoa chạy tới chỗ đồng nghiệp. Người đàn ông mặc quần soóc nắm cổ áo bảo vệ tên Đỗ Huy Hoàng,
nhấc bổng lên xuống nhiều lần. Anh Hoàng dùng dùi cui đánh nhiều lần vào người ông ta để thoát thân.
Thấy đám đông bảo vệ bao vây, người đàn ông mặc quần soóc cất súng vào túi quần. Ngay lúc đó, ông ta
bị đám đông xúm lại vật xuống đất, tước hung khí. Lúc này công an có mặt tại hiện trường. Sự việc diễn
biến gần 10 phút. Hàng trăm khách tham quan hoảng hốt, chạy dạt nhiều nơi.

Dù đưa ra 2 thẻ công an, hai người đàn ông vẫn bị mời về trụ sở Công an phường 8, Đà Lạt. Họ
được xác định là cán bộ Công an huyện Long Thành, Đồng Nai. Người mặc quần soóc tên Đặng Văn
Thời, đại úy thuộc Đội điều tra. Người mặc đồ thể thao là Phùng Văn Dũng, công tác ở Đội tham mưu
tổng hợp.

Bài số 31:

Vợ chồng Ông A và Bà B có 2 mẫu ruộng (7200 m2 đất). Họ có 3 người con trai A1, A2, A3 và
một người con nuôi là X. A1 có con gái, A2 có một con trai và một con gái. A3 và X chưa có con. Ông A
có 2 vợ lẽ là bà C và bà D. Ông A và Bà C có một người con gái là A4.

Câu hỏi :

a. Anh/chị hãy chia thừa kế theo pháp luật căn cứ vào các qui định của Bộ luật Hồng Đức trong trường
hợp :

+ Trường hợp 1: Ông A chết, A1 chết trước ông A.

+ Trường hợp 2: Cả ông A và Bà B chết cùng một thời điểm

b. Ruộng đất hương hỏa được sử dụng vào mục đích gì theo qui định của Bộ luật Hồng Đức? Ai sẽ là
người được thừa kế ruộng đất hương hỏa? Giải thích tại sao?

Bài số 32:
A thấy B đang ôm 1 chiếc balô nằm ngủ ở bến xe. A nghĩ trong đó có tiền nên lại gần rồi lén lút
lấy balô của B. Đi được 1 đoạn, A mở ra thì thấy trong đó có 3kg thuốc phiện. Ngay lúc đó thì A bị bắt.
Hỏi: A phạm tội gì? Thuộc giai đoạn phạm tội nào?
Câu hỏi phụ: Nếu A không bị bắt ngay thì sao?

Bài số 33:
A lang thang ở bến xe, thấy B đang nằm ngủ, lén lút lấy túi của B (trong túi có số tiền 2 triệu
đồng), B bật dậy giằng lại túi nhưng A vẫn giữ và đạp B hai phát vào bụng, rồi ôm túi tẩu thoát. A phạm
tôi gì? Giải thích?

Bài số 34:
A cãi nhau với B, vì quá tức giận, A đã đổ axit lên ô tô của B (trị giá ô tô là 450T) làm ô tô của B
thiệt hại khoảng 12T. Xác định tội danh cho A, giải thích

Bài số 35:
A cắt khóa vào nhà B định lấy trộm tiền, bị B fát hiện hô hoán bắt giữ, A bỏ chạy, xô B ngã bị
xây xát nhẹ. A fạm tội gì, tại sao?

Bài số 36:
A là Việt kiều Mỹ. A về Việt Nam đặt bom vào 1 ngôi chùa của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của
nước ngoài, nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Và đã bị phát hiện. Vậy A mắc tội gì? Tại sao?

Bài số 37:
A bán mật gấu cho B. B kiểm tra đúng là mật gấu thật thì đưa lại cho A. Trong khi B đếm tiền để
đưa cho A thì A đánh tráo mật lợn lấy mật gấu. B về nhà mới biết. Định tội cho A?

Bài số 38:
A và B là anh em con chú con bác. 2 người có tình cảm với nhau. Mặc dù bị gia đình quyết liệt
phản đối song A và B bỏ trốn và sống với nhau như vợ chồng. Hỏi A, B có phạm tội loạn luân không?

Bài số 39:
A, B, C rình trước cổng trg trung học để trấn xe. Tan học, chúng bám theo H (một học sinh lớp 6)
đến chỗ vắng chúng dùng con dao Thái Lan (đã chuẩn bị từ trước) kề vào cổ H buộc H phải trao xe cho
chúng. Hỏi A, B, C phạm tội gì?

Bài số 39:
Tình huống Luật Đất đai
Năm 2005, chị B trú tại huyện T tỉnh H được UBND huyện giao cho 200m2 đất đã được quy
hoạch thành khu dân cư. Năm 2004, UBND huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ
dân trong đó có mảnh đất của chị B, chị B đã nộp đủ số tiền lệ phí và tiền đền bù về đất. Đầu năm 2005,
chị B tiến hành làm nhà ở thì có người đến ngăn chặn lại và cho rằng đó là đất của họ. Chị B đã yêu cầu
UBND huyện T giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Chị hỏi rằng vụ việc của chị do cơ quan
nào giải quyết?

Bài số 40:
Anh A có mua một diện tích đất nông nghiệp là 300m2 trong tổng số 1800m2 đất nông nghiệp
của chị P năm 2001. Toàn bộ diện tích đất trên của chị P đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(sổ đỏ). Anh A hỏi rằng muốn tách “sổ đỏ” và chuyển thành đất ở có được không? Nếu được chuyển thì
anh A phải làm những nghĩa vụ tài chính gì?

Chị B đã được UBND huyện cấp GCNQ sử dụng đất. Vì vậy chị B có thể làm nhà trên mảnh đất
của mình.
Trường hợp bị một người đòi. chị B phải làm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ nhất: hoà giải tại UBND cấp xã.
Thứ hai: nếu hoà giải không có kết quả, chị B có thể yêu cầu toà án giải quyết.
Theo quy định tại điều 135, 136 luật đất đai năm 2003

Bài số 41:
Ông Nguyễn Văn Tâm, SN: 1941 là chủ sở hữu hợp pháp 7000 m2 đất tại xã Mỹ Yên, Huyện
Bến Lức, Tỉnh Long An theo Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất số QSDĐ/0204-LA do UBND
Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An cấp ngày 21 tháng 05 năm 1996.
Vừa qua, chính quyền xã Mỹ Yên chủ trương mở một con kênh thủy lợi đi ngang qua phần đất
của ông Tâm (đất hạng nhất hai vụ lúa) không những làm mất trắng của ông 1500 mét vuông đất mà hiện
tại vẫn còn đang nạo vét thêm. Đất sau khi bị nạo vét thì đem đổ đi nơi khác, làm thiệt hại nghiêm trọng
đến quyền lợi hợp pháp của ông.
Trước sự việc bị thu hồi đất trái pháp luật trên, ông Tâm đã làm đơn khiếu nại gửi UBND xã Mỹ
Yên. Theo biên bản làm việc giữa UBND xã Mỹ Yên và ông Tâm vào ngày 08/06/2007 vừa qua thì
UBND xã Mỹ Yên cũng đã thừa nhận việc cho đến thời điểm này, xã vẫn chưa trao bất kỳ một quyết
định thu hồi đất nào cho ông mà chỉ giải thích hết sức chung chung, không dựa trên bất cứ một cơ sở
pháp lý nào cả.
Theo các anh chị thì việc thu hồi đất trên có vi phạm pháp luật không? Tại sao? Ông Tâm có
quyền khởi kiện tại tòa án không? Cơ sở pháp lý của việc khởi kiện ? Nếu được quyền khởi kiện thì các
anh chị hãy tư vấn cho ông Tâm các bước cần thiết để có thể tiến hành các thủ tục khiếu kiện tại cơ quan
hành chính NN và tại tòa án theo đúng qui định của pháp luật?

Trả lời nhanh :


Đất đai là tài sản thuộc sở hữu NN, Đ200 BLDS. Vì thế khi có yêu cầu trưng dụng vì công ích sẽ
phải chấp hành, có đền bù theo các qui định của PL, Đ710 BLDS và Luật Đất đai (chưa học đến nên
không dẫn được điều khoản nào!).
Nhưng trường hợp trên đây, do UB xã không hề có các Quyết định thu hồi đất hợp lệ. Nên Ô Tâm
có thể khởi kiện HC hoặc khiếu nại HC lần 2 về hành vi trái PL của chính quyền xã, mục a K2 Đ2
PLTTGQVAHC hoặc K1 Đ1 Luật KNTC. Yêu cầu phục hồi nguyên trạng và kèm theo bồi thường thiệt
hại, Đ3 PLTTGQVAHC.
Chú ý :
• Cần có được biên bản giải quyết KN với UB xã, là yếu tố quan trọng cho việc KK hay KN sau
này, K2 Đ5 PLTTGQVAHC hoặc Đ40 Luật KNTC.
• Thời hiệu KK không quá 45 ngày kể từ ngày nhận biên bản giải quyết nói trên, mục c K2 Đ30
PL. Giả sử muốn KN lần 2 sẽ không thể khởi kiện đâu nhé!
Nếu sau này UB xã có đầy đủ các văn bản hợp lệ về việc trưng dụng này: Ô Tâm vẫn phải được
đền bù theo các qui định PL về đất đai, kể cả yêu cầu BTTH, nếu chứng minh được các tổn thất (vật chất,
tinh thần, thời gian,..) do hành vi vi phạm PL (chưa có QĐ thu hồi, đã thực hiện hành vi) của chính
quyền gây ra.
Sự việc đã gần 1 năm rồi, chắc không còn hiệu lực để giúp Ô Tâm.
Về thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính, như Thầy đã giảng trên lớp, cũng chỉ là "tương
đối" thôi. Có nhiều "cách" để "làm lại từ đầu nhé em" mà (trên thực tế em cũng đã từng làm rồi, cũng "lợi
hại" lắm hehehe)...

Bài số 42:
Theo ông M. (quận Thủ Đức, TP.HCM), dòng họ Dương nhà ông có một lối đi chung rộng chừng
bốn mét do ông nội để lại và sử dụng từ trước giải phóng. Năm 2003, ông B. bỗng nhiên làm hàng rào lấn
ra lối đi chung, chỉ chừa lại một phần ba con đường. Tranh chấp bắt đầu từ đó.
Tranh chấp được hòa giải hai lần vào năm 2003 nhưng đều không thành. Tại UBND phường Linh
Xuân, ông M. và những người đòi đất khẳng định đây là lối đi chung của các hộ trong thân tộc, ông B.
rào chắn như vậy khiến các hộ đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, ông B. lại nói con đường này thuộc quyền
sử dụng của mình. Bản thân ông đã chừa ra một mét đường đi. Nếu các hộ muốn mở rộng đường thì nên
yêu cầu một người khác là ông Đ. bỏ đất. Cuối năm 2003, UBND phường vận động ông B. dời hàng rào
vào một mét nhưng ông B. không chịu...
Sau khi hòa giải không thành, UBND phường không cấp biên bản hòa giải cho phía ông M.
Không có biên bản hòa giải, lại tưởng UBND phường sẽ hòa giải tiếp nên những người này chưa khiếu
nại lên UBND quận.
Chuyện chưa đâu vào đâu thì đột nhiên con trai ông B. được cấp “giấy hồng” vào năm 2004. Năm
2005, ông B. cũng được công nhận quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất, đồng thời được cấp
giấy phép xây dựng nhà. Những người đòi đất nộp đơn khiếu nại.
Đầu năm 2007, UBND quận Thủ Đức ban hành quyết định hủy giấy chứng nhận của ông B. và
con trai ông B. Theo cơ quan này, tuy UBND phường Linh Xuân xác nhận “đất không có tranh chấp”
nhưng trên thực tế, đất đang có tranh chấp và chưa được cơ quan thẩm quyền giải quyết. Việc cấp giấy
chứng nhận cho đất đang tranh chấp là sai phạm.
Không đồng ý, ông B đã kiện quyết định nêu trên của UBND quận Thủ Đức.
Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9-2007, TAND quận Thủ Đức đã tuyên hủy quyết định trên của
UBND quận Thủ Đức, đồng thời xác định các giấy chứng nhận của ông B và con ông B vẫn có giá trị.
Theo tòa này, biên bản hòa giải đã ghi nhận việc hòa giải bất thành. Nếu muốn tiếp tục khiếu nại,
những người đòi đất phải chủ động gửi đơn lên UBND quận.
Hỏi : Toà Sơ thẩm giải quyết như trên có phù hợp pháp luật hay không? Giải thích tại sao?

Bài số 43:
Giải quyết tình huống tranh chấp về thừa kế:

Bà Văn có 3 người con, sau một lần ốm nặng, bà đã lập di chúc để lại toàn bộ gia sản cho A-con
cả, với điều kiện ghi trong di chúc là A phải chăm sóc bà từ thời điểm lập di chúc đến khi bà qua đời.

Lúc lập di chúc có bà Văn, A-con cả và B- con thứ hai, C- con út không có mặt và cũng không
biết việc này.

Tuy nhiên, thực tế A không hề thực hiện việc chăm sóc bà.

Một thời gian sau bà đột ngột qua đời.

1. A đưa ra bản di chúc và khẳng định tài sản bà Văn để lại là của mình.
2. C không chấp nhận vì cho rằng A đã không chăm sóc bà như trong chúc thư đã ghi, mặt khác lúc lập di
chúc C không có mặt, không có người làm chứng cho bản di chúc và di chúc chưa được chứng thực.

Quan điểm của bạn về vụ việc trên? Hướng giải quyết?

Bài số 44:
Ông Nguyễn Quang T đang thi công xây dựng ngôi nhà ở 3 tầng của mình mà không có giấy phép
xây dựng. Cơ quan có thẩm quyền NN ở địa phương đã yêu cầu ông đình chỉ ngay việc xây dựng vì công
trình nằm trong hàng lang bảo vệ của đường điện cao thế 6KV, nhưng ông T vẫn tiếp tục cho thợ xây
dựng. UBND quận sở tại đã quyết định xử lý vi phạm HC đối với hành vi vi phạm này của ông T, lúc này
công trình đang đổ bê tông sàn tầng 2.
a. Hãy cho biết trng trường hợp này, theo PL xử lý VP HC do UBTVQH thong qua ngày 2/7/2002, ông T
có thể bị áp dụng những hình thức xử lý như nào? Tại sao ?
b. Trách nhiệm pháp lý đối với ông T sẽ có gì khác nếu có 2 người thợ xây dựng bị điện giật chết khi đổ
bê tông sàn tầng 3. Vì sao?

1. a. Ông T có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền vì đã có hành vi "xây dựng công trình nằm trong hàng
lang bảo vệ của đường điện cao thế 6KV" theo điểm b, K2, Đ14 PL xử lý vi phạm HC. Bên cạnh đó, ông
T còn bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (Đ18 PL xử lý vi phạm HC).
Không áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với ông T vì:
Cơ quan có thẩm quyền NN ở địa phương đã yêu cầu ông đình chỉ ngay việc xây dựng... nhưng
ông T vẫn tiếp tục cho xây dựng
(Đọc thêm Đ13 PL xử lý vi phạm HC quy định về hình thức xử phạt cảnh cáo để rõ hơn)

b. Nếu có 2 ng thợ xây bị điện giật chết thì ông T còn phải chịu TNDS bồi thường thiệt hại ngoài HĐ về
tính mạng cho 2 ng này. Ông T phải biết rằng căn nhà đang xây của ông là nằm trong vùng nguy hiểm, dễ
xảy ra hiện tượng phóng điện từ đường dây điện cao thế ngay gần đó. Ông T biết là có nguy hiểm nhưng
vẫn yêu cầu thợ xây tiếp tục xây dựng. Như vậy là đã có lỗi của ông T đối với thiệt hại về tính mạng xảy
ra. Thiệt hại xảy ra là do nguyên nhân từ việc ông T yêu cầu thợ xây làm việc trong điều kiện nguy hiểm
mà ko có dụng cụ bảo hộ chống hiện tượng phóng điện.

Bài số 45:
Ngày 20.5.2004 Nguyễn Văn H (sinh ngày 10.5.1988) đi xe dream chở bạn gái đi sinh nhật. Do
lạng lách nên lấn tái đường đi đâm vào xe máy ngược chiều làm cho chủ xe là chị C bị thương nặng, xe
máy hỏng hoàn toàn. Sau 1 tháng nằm viện, chị C chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản là: 79.900.000
VND.
a. Từ sự kiện trên có thể phát sinh các loại trách nhiệm pháp lý nào và cơ quan NN nào có thẩm quyền
quyết định các hình thức trách nhiệm pháp lý này ? Tại sao ?
b. Ai là người phải thực hiện các loại trách nhiệm pháp lý nếu được quyết định? Vì sao?./.

Vụ việc trên làm phát sinh 2 loại TN pháp lý là TNHS và TNDS.


Vào ngày gây ra tai nạn (20/5/2004), H đã 16tuổi 10 ngày. Vì H chưa đủ 18t nên chưa được phép
điều khiển xe máy. Do vậy việc H lái xe máy lạng lách và đâm vào chị C là đã phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, với tình tiết tăng nặng là không có giấy phép lái xe
theo quy định (điểm a, K2, Đ202 BLHS)
Bên cạnh đó, thiệt hại về tính mạng (chị C bị chết) và thiệt hại về tài sản (xe máy của chị C bị
hỏng) làm phát sinh TNDS về bồi thường thiệt hại ngoài HĐ. Để xác định ai sẽ phải chịu TN bồi thường
trong trường hợp này cần làm rõ 1 số tình tiết:
- Ai là chủ sở hữu chiếc xe Dream mà H lái ngày 20/5/2004? H lấy được xe ra bằng cách nào? (được chủ
sở hữu cho phép, do chủ sở hữu ko cất giữ xe cẩn thận, do H lén "mượn tạm"...) (vấn đề này đọc Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại ngoài HĐ sẽ rõ hơn)
- H có tài sản riêng hay không? (Phần này đọc Đ606 BLDS sẽ rõ ai sẽ phải chịu TN bồi thường)
Cơ quan NN có thẩm quyền xử lý vụ việc này là Toà án. Thông thường Toà án sẽ xem xét TNHS
đối với H trước, sau đó sẽ xém xét ai phải chịu TNDS. Nếu các tình tiết của việc bồi thường DS ko quá
phức tạp thì sẽ được quyết định ngay trong bản án HS, nếu không thì sẽ dc tách ra để xét xử thành 1 vụ
DS độc lập.

Bài số 46:
Anh Nguyễn Văn K được công ty MH tuyển dụng chính thức vào làm nhân viên bán hàng từ ngày
21/4/2005.
Anh K được công ty giao vốn bán hàng bằng hàng hóa,thiết bị với trị giá 100 triệu đồng. Anh K
cũng đã cam kết chịu trách nhiệm trước công ty về việc quản lý và sử dụng vốn đó, nếu làm thất thoát sẽ
phải bồi thường.
Sau khi nhận vốn,anh K đã giao hàng cho các đại lý trong đó có cửa hàng của ông N.Do quản lý
kinh doanh của hộ gia đình yếu kém,bị vỡ nợ nên ông N đã bỏ trốn. Ông N còn nợ anh K số tiền là 50
triệu đồng chưa thu hồi được.
Lãnh đạo công ty đã xử lý anh K bằng hình thức chuyển làm công việc khác với mức lương thấp
hơn và yêu cầu anh K phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thất thoát là 50 triệu đồng. Anh K cho rằng việc
ông N bỏ trốn là bất khả kháng nên không chấp nhận bồi thường.
Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy bình luận và đưa ra ý kiến của anh/chị đối với việc xử lý kỷ
luật lao động nêu trên?

Trong tình huống nêu trên có 2 vấn đề cần phân tích:


Thứ nhất là về trách nhiệm vật chất của anh K và thứ 2 là về việc xử lý kỷ luật anh K.
Đối với trách nhiệm vật chất của anh K, là việc anh K phải bồi thường cho công ty 50 triệu đồng,
theo mình là đúng quy định, bởi căn cứ vào Điều 90 của Bộ luật Lao động thì:
Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc
tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ
theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng
trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.
Hơn thế nữa, anh K cũng đã làm cam kết với công ty là chịu trách nhiệm trước công ty về việc
quản lý và sử dụng vốn đó,nếu làm thất thoát sẽ phải bồi thường. Do đó còn có thể căn cứ vào luật gốc là
Bộ luật Dân sự để xử lý.
Đối với việc anh K cho rằng việc ông N bỏ trốn là bất khả kháng nên không chấp nhận bồi thường
là không đúng quy định pháp luật, bởi trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ
luật Dân sự thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Theo
quy định này, sự kiện bất khả kháng được hiểu là các trường hợp thuộc về thiên nhiên như bão lụt, động
đất, dịch bệnh, địch họa....còn đối với các trường hợp khác phải được các bên thỏa thuận đưa vào trường
hợp bất khả kháng. Mặt khác, việc ông N bỏ trốn còn mang yếu tố con người, anh K cũng có thể thấy
được việc kinh doanh yếu kém của ông N trước đó và vẫn có thể phòng ngừa từ trước được.
Về vấn đề kỷ luật lao động anh A là chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn, công ty căn
cứ vào nội quy lao động của công ty để xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, do đó cần phải có nội quy
lao động để phân tích sâu hơn chứ không thể chỉ sử dụng cácc văn bản pháp luật. Tuy nhiên có một vấn
đề là tình huống không nêu ra thời hạn chuyển công việc khác, bởi theo quy định tại Điểm b Khoản 1
Điều 84 của Bộ luật lao động thì hình thức kỷ luật chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn có thời
hạn tối đa là sáu tháng chứ không thể lâu hơn, do đó nếu công ty chuyển anh K làm công việc khác có
mức lương thấp hơn không thời hạn thì việc kỷ luật đó của công ty là sai quy định của pháp luật.
Bạn có thể phân tích thêm về trình tự thủ tục, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất theo quy định tại Điều 86, 87, 91của Bộ luật lao động.

Điều 91
Trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 89 và Điều 90 được áp dụng
như quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Bộ luật này.
Điều 86
Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường
hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng.
Điều 87
1- Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi
của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào
chữa.
3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp
hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Bài số 47: Người con đang mang thai có được hưởng thừa kế?
"Chồng tôi mất không để lại di chúc. Khi chồng tôi chết, tôi đang mang thai cháu thứ hai được 3 tháng.
Xin cho hỏi theo quy định của pháp luật người con tôi đang mang thai có được hưởng thừa kế của chồng tôi hay
không?" (Hoàng Thương Huyền- Hoà Bình).
Theo quy định tại điểm a - Khoản 1 - Điều 676 - Bộ luật dân sự: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”, thì người con thứ hai mà bạn
đang mang thai là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản do chồng bạn để lại.
Tại Điều 638 - Bộ luật dân sự có quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào
thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ
quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Tại Khoản 1 - Điều 685 - Bộ luật dân sự về phần chia di sản theo pháp luật có quy định: “Khi
phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một
phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra,
được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng”.

Căn cứ vào các quy định trên, người con thứ hai của bạn đã thành thai trước khi chồng bạn chết,
nên người con này cũng sẽ được quyền hưởng di sản của chồng bạn, bằng với phần của các đồng thừa kế
cùng hàng khác, nếu cháu còn sống khi sinh ra.

Bài số 48:
Ong A đến UBND xã trình bày gia đình ông có người thân chết khi chôn trên phần đất của ông thì
Trưởng ấp lại không cho với lý do: “đất nằm trên quy hoạch khu công nghiệp và đã kê biên áp giá đền bù
rồi”(nhưng chưa công bố ra dân).
Với vai trò Chủ tịch UBND xã, đồng chí giải quyết như thế nào?
PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN
Về nguyên tắc, khi Nhà nước trưng dụng đất của dân để xây dựng công trình hoặc dự án nào thì
phải quyết định thu hồi quyền sử dụng đất và trả tiền đền bù trên diện tích và các loại cây cối, vật kiến
trúc… trên phần đất đó.
Đối với trường hợp này, Nhà nước chưa thực hiện các quy trình đó (chỉ mới áp giá đền bù) nên
quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc về người dân. Bên cạng đó khi trưng dụng đất xây dựng khu công
nghiệp, chủ trương của Nhà nước là kèm theo khu tái định cư để khi giải tỏa người dân có nơi khác sinh
sống ổn định, kể cả tính đến phương án di dời mồ mả. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc đền bù giải tỏa cho
việc thi công công trình sau này, sau khi đã tổ chức kê biên áp giá xong, chính quyền quy định hạn chế
việc thay đổi hiện trạng ban đầu.
Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Vận động gia đình ông A chọn đất của gia đình (nếu có) ngoài khu quy hoạch để chôn người
chết. Nếu gia đình không còn đất thì vận động ông A tìm đất của người thân hoặc dòng họ. Trong quá
trình tìm đất chôn người chết, ông A gặp khó khăn thì chính quyền có trách nhiệm hỗ trợ trong khâu
thuyết phục.
- Nếu phương án trên quá khó khăn và công trình cơ bản có khả năng kéo dài thời gian mới thực
hiện, chính quyền có thể giải quyết cho ông A chôn người thân trong khu quy hoạch nhưng không được
xây mả kiên cố để khi giải tỏa khâu bốc mộ được dễ dàng và tránh lãng phí cho gia đình và Nhà nước.

Bài số 49:
Khi đi xuống dân công tác, Chủ tịch xã thấy người cha đang đánh con (khoảng 8-10 tuổi) với hình
thức rất nhẫn tâm (treo con lên cây rồi châm lửa đốt bên dưới). Chủ tịch xã thấy vậy đến can ngăn thì
người cha đứa bé nạt rằng “Con tôi thì tôi có quyền đánh ông không được can thiệp vào”.
Trong hoàn cảnh đó, đồng chí xử lý ra sao?
PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Luật bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em ban hành năm 1991 khẳng định: trẻ em là hạnh phúc của
gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Luật có quy định:
- Điều 5: Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em…
- Điều 8: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự;
Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
- Điều 16: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi
dạy trẻ em dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
- Điều 13: Trẻ em có bổn phận:
Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn
kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm việc vừa sức mình…
- Điều 24: Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, kích động,
lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi phạm luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định
khác của luật này, thì tùy theo mức độ mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Kịp thời ngăn cản hành vi hành hạ trẻ em của người cha, đồng thời giáo dục người cha đó không được
dạy dỗ con bằng hành vi bạo lực như thế, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của con mình
và như vậy là vi phạm luật (Nêu 1 số quy định trong luật BV, CS, GD trẻ em). Sau đó Chủ tịch sẽ chỉ đạo
cho CB BVCSTE xã phối hợp với đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…) tiếp tục
theo dõi, giáo dục người cha đó để chuyển biến, thay đổi hành vi giáo dục con của người cha đó phải
chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ.
- Nếu người cha không chấp hành theo sự khuyên răn, giáo dục của chính quyền thì Chủ tịch UBND xã
chỉ đạo cho các ngành liên quan lập biên bản đưa ra dân cảnh cáo, nếu tái phạm sẽ xử lý đối với hình thức
cao hơn (xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự).

Bài số 50:
Sau khi hoàn thành lớp tập huấn 3 tháng ở Miền Trung về, khi vào cơ quan nhận công tác thì
đồng chí Phó chủ tịch UBND xã xin ý kiến Chủ tịch về phần tiền cho thuê mặt bằng sử dụng như thế
nào? (trong thời gian Chủ tịch đi công tác, đồng chí PCT xã có ký hợp đồng cho tư nhân thuê trên phần
đất công để mở dịch vụ karaoke).
Khi nghe trình bày vụ việc như vậy, đồng chí có ý kiến giải quyết ra sao?

* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:


Theo nguyên tắc khi Chủ tịch UBND xã đi công tác, hội họp, học tập nhiều ngày (quá 5 ngày) không trực
tiếp điều hành công việc thì phải ủy quyền cho đồng chí phó chủ tịch UBND xã điều hành công việc của
mình. Về nguyên tắc quản lý đất đai, nếu là đất công thì UBND xã không có thẩm quyền ký hợp đồng
cho thuê cho bất cứ cá nhân nào, mà thẩm quyền đó thuộc về UBND cấp huyện (trường hợp ký hợp đồng
cho thuê đất công đối với tổ chức thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh).
- Báo với đồng chí Phó CT UBND xã việc ký hợp đồng trên là sai thẩm quyền và sai quy chế làm việc:
+ Thẩm quyền đó thuộc UBND Huyện (như đã trình bày ở trên).
+ Theo quy chế làm việc, những việc quan trọng phải được sự thống nhất đa số UBND xã. Việc ký hợp
đồng đó (nếu là đúng) phải họp UBND xã bàn bạc, nếu được thống nhất (đa số) mới được triển khai.
- Mời đối tác ký hợp đồng trình bày sự việc trên là sai pháp luật để hủy hợp đồng.
- Tổ chức họp kiểm điểm đồng chí Phó CT về việc làm sai trái như đã nêu trên.

Bài số 51:
Nhân dịp cùng tham gia buổi sinh hoạt định kỳ của ấp văn hóa nghe người dân phản ánh trong ấp
có em B đang học lớp 8 đã bỏ học 3 ngày do điều kiện gia đình quá nghèo, cha mẹ buộc em phải nghỉ học
đi bán vé số phụ gia đình trong thu nhập.
Đứng trước tình cảnh đó, đồng chí có hướng giải quyết ra sao?
PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại
hóa hiện nay, sau khi cơ bản hoàn thành việc xóa mù, phổ cập tiểu học, chủ trương của Đảng là phải
nhanh chóng phổ cập THCS, cụ thể là ở Cần Giuộc phải hoàn thành kế hoạch vào năm 2005. Vì vậy việc
nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học đặc biệt là cấp tiểu học và THCS là công việc quan trọng
của Đảng và Nhà nước hiện nay.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Ngay hôm sau, chỉ đạo cho cán bộ chính quyền phối hợp với các đoàn thể, nhà trường đến nhà em B
nắm thực tế hoàn cảnh khó khăn của em để có hướng hỗ trợ, giúp đỡ, đồng thời vận động cha me và em
B sắp xếp trở lại lớp học, ít nhất phấn đấu học hết THCS để sau này thuận lợi cho em trong việc học nghề
hoặc có điều kiện học tiếp.
- Tạo điều kiện cho gia đình em B vay một số vốn (trong nguồn xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ việc làm…)
để chăn nuôi hoặc sản xuất, tạo thu nhập. Đối với em B, chính quyền có thể xuất một phần quỹ khuyến
học (nếu có) hoặc vận động mạnh thường quân hỗ trợ trong việc mua sách vở, quần áo… để giảm bớt
khó khăn cho cha mẹ em B.
- Đặt tình huống xấu nhất, em B không thể trở lại trường thì vận động gia đình cho em B học lớp phổ cập
THCS tổ chức vào ban đêm, để em hoàn thành chương trình trung
học cơ sở.

Bài số 52:
Khi tiến hành giải tỏa mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn cho xã A, còn khoảng 10% số
hộ không chịu giao đất (không dính đến nhà cửa và vật kiến trúc), trong đó có gia đình đồng chí Phó CT
UBND xã.
Đồng chí có biện pháp gì để giải quyết tình hình này cho công trình sớm được triển khai?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Trong quyết định số 883/2004.QĐ.UB ngày 01/04/2004 của UBND Tỉnh ban hành quy định về
vận động nhân dân cùng nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng các đường giao thông nông thôn trên địa bàn
tỉnh quy định: Điều 1:… vận động nhân dân tự nguyện đóng góp (tự giải tỏa, không bồi thương) đất
nông, lâm, ngư nghiệp, đất ở và tư giải tỏa vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… ở hai bên đường để giao mặt
bằng cho Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng các đường giao thông, phục vụ tốt yêu cầu đi lại của nhân
dân.
Điều 4: Được bồi thường theo quy định trong các trường hợp sau:
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường giao thông có ảnh hưởng đến nhà chính, mồ mả.
- Giải tỏa trắng khi mở rộng, nâng cấp đường giao thông.
- Toàn bộ thiệt hại khi mở đường giao thông mới.
Hơn nữa công trình này được sự thống nhất cao của nhân dân (đã có 90% hộ dân chịu giao đất
cho công trình), 10% hộ còn lại có lẽ nhìn vào thái độ, gia đình đồng chí Phó chủ tịch để thăm dò.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Găp riêng đồng chí Phó Chủ tịch để làm việc, trao đổi cho đồng chí Phó chủ tịch thấy rõ trách nhiệm
của mình là một cán bộ, lại là cán bộ lãnh đạo chính quyền của 1 địa phương nên phải có nhiệm vụ về
việc vận động, thuyết phục gia đình mình chấp nhận giao đất để làm công trình công cộng, trong đó có
phục vụ cả gia đình mình (có thể cho đồng chí PCT nghỉ phép 1 ngày trong thời gian thích hợp để về gia
đình vận động).
- Nếu đồng chí PCT làm hết trách nhiệm của mình trong việc thuyết phục nhưng gia đình vẫn không
chuyển biến, thì với tư cách thủ trưởng đồng chí Chủ tịch sắp xếp đến tận gia đình đồng chí PCT thuyết
phục lần cuối, trong đó nhấn mạnh: công trình đã được đa số nhân dân thống nhất, nếu gia đình không
đồng tình thì Nhà nước vẫn tiến hành thi công công trình, số hộ còn lại Nhà nước giải quyết bước tiếp
theo (kê biên giải tỏa trắng nhà cửa, đất đai…), lúc đó uy tín đồng chí PCT bị ảnh hưởng rất lớn.

Bài số 53:
Có người dân đến đặt vấn đề với Chủ tịch UBND xã rằng gia đình ông sẽ hiến cho xã khoảng 4.000m2
đất để xây dựng trường học nhưng với điều kiện khi nhà trường đi vào hoạt động, chính quyền cho phép
gia đình ông được buôn bán hàng cho các em học sinh trong khuôn viên trường.
Trong trường hợp này đồng chí giải quyết như thế nào?
ĐÁP ÁN:
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng phải tích cực quan tâm việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học để phục vụ việc học tập cho con em chúng ta. Vì vậy, Nhà nước luôn chủ trương đẩy
mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực nói riêng. Do đó việc nhân dân cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục
là việc làm luôn được khuyến khích và trân trọng.
* Cách giải quyết của đồng chí Chủ tịch UBND xã:
- Trước tiên, Chủ tịch UBND xã thay mặt chính quyền địa phương hoan nghênh người dân có thiện chí
hiến đất để xây dựng trường để tạo điều kiện cho con em trong xã có chỗ học tập tốt hơn, chính quyền và
nhân dân địa phương sẽ trân trọng sự đóng góp quý báu đó. Khi tiếp nhận chính quyền sẽ kiến nghị
UBND huyện và Tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng.
Song song đó Chủ tịch giải thích về điều kiện cho gia đình ông được buôn bán trong khuôn viên nhà
trường, thẩm quyền đó chính quyền không có quyền quyết định mà có quy định riêng, mong ông thông
cảm, không thể gắn kết 2 vấn đề thành một. Tuy nhiên nếu có điều kiện giúp đỡ và có chính sách ưu tiên
cho gia đình trong quyền hạn cho phép.

Bài số 54:
Nằm trong đoàn vận động sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, Chủ tịch UBND xã đến một gia đình
đông con (5 con gái) để thuyết phục vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, không đẻ nữa. Sau khi
nghe cán bộ vận động, bà vợ không nói gì nhưng ông chồng kiên quyết không chịu áp dụng các biện pháp
tránh thai. Theo đồng chí nên dùng giải pháp nào để thuyết phục, vận động gia đình đó?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Đất nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Một trong những nguyên
nhân chậm phát triển về kinh tế là dân số quá đông, trong khi tài nguyên đất nước lại hạn hẹp. Trong
những năm qua, chiến lược dân số KHHGĐ của nước ta thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp gia
đình có từ 1 – 2 con) đã giúp cho tỷ lệ sinh ngày càng giảm đã góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng
kinh tế của đất nước trong những năm gần đây.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Trước hết giải thích cho gia đình thấy được thực trạng gia đình đông con trong giai đoạn hiện nay là
không có lợi, dễ dẫn đến nghèo đói: Đông con người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (do phải sinh nhiều
lần), không có điều kiện sức khỏe, thời gian tham gia lao động, vợ chồng phải tốn nhiều công sức, tiền
bạc nuôi dạy con cái. Nếu nuôi dạy con cái không đầy đủ, con sẽ dễ sinh bệnh tật, suy dinh dưỡng, không
có điều kiện cho con học đến nơi, đến chốn… cuối cùng sẽ tiếp tục nghèo khó (có thể dẫn chứng thực tế
một vài gia đình nghèo khó vì đông con). Trong lúc gia đình chỉ có 1 – 2 con, cha mẹ sẽ có nhiều thời
gian lao động kiếm sống, tăng thu nhập để chăm sóc con đến nơi đến chốn, lo cho con cái học hành đỗ
đạt để giúp cho gia đình và xã hội. Cũng không nên đặt nặng vấn đề “có nếp, có tẻ”, bởi vì trai gái cũng
đều là con, là huyết thống chung của cha và mẹ, hơn nữa, nếu chăm sóc con kỹ càng, trở thành con ngoan
trò giỏi, thì trai hay gái đều hiếu thảo với cha mẹ.
- Trường hợp gia đình đã có 5 con nên vận động, thuyết phục họ không nên sinh con nữa, nếu còn trong
độ tuổi sinh đẻ thì vợ hoăc chồng nên áp dụng các biện pháp tránh thai, và tốt nhất là áp dụng phương
pháp đình sản (nam hoặc nữ) tùy theo sự nhận thức (thái độ) của vợ hoặc chồng.
- Tiếp tục chỉ đạo cho cán bộ dân số xã theo dõi, quản lý gia đình trên vào diện ưu tiên vận động
KHHGĐ trong thời gian sau này.

Bài số 55:
Trong cuộc họp gồm UBND xã, các đoàn thể để xét chọn đối tượng được nhận xe lăn cho người
tàn tật do huyện phân phối xuống, trong đó còn một trường hợp còn một số đại biểu không thống nhất
cấp xe lăn cho con ông A, lý do:”Mặc dù con ông A xứng đáng nhận xe vì bị liệt 2 chân, tuổi còn nhỏ
nhưng gia đình ông A không tốt, còn thiếu nợ thuế nông nghiệp Nhà nước, con trai ông A không có tật
thường gây rối trật tự xã hội”.
Vai trò chủ trì cuộc họp, đồng chí quyết định thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Chế độ ta là chế độ XHCN, là chế độ có tính nhân văn rất cao. Do đó việc quan tâm, chăm sóc
cho người khuyết tật là nhiệm vụ cao cả mà chính quyền các cấp phải thực hiện, để tạo điều kiện cho họ
hòa đồng vào xã hội, khắc phục bớt các khiếm khuyết của cơ thể họ đang mang.
* Cách giải quyết của UBND xã:
- Thuyết phục các đại biểu trong cuộc họp không nên lấy lý do gia đình ông A không tốt trong việc chấp
hành các chính sách, pháp luật để không cấp xe cho con ông A. Bởi đây là vấn đề mang tính nhân đạo,
mà đây là nhân đạo thì không kết hợp các yếu tố khác vào đây. Hơn nữa, đối tượng được xét cấp xe lăn
không có dính gì những hành vi không tốt của gia đình (còn nhỏ lại bị tật nguyền).
- Việc cấp xe lăn cho con ông A là đúng đối tượng, không sai nguyên tắc, phù hợp với tính nhân đạo
XHCN.
- Đây cũng là điều kiện cho chính quyền giáo dục ông A cải sửa lại những hành vi không tốt của gia đình
đối với xã hội.

Bài số 56:
Ngày 20/06/2004 vừa qua công an xã P bắt được 2 hộ dân dùng bình xuyệt điện để chích cá bắt thủy sản.
Công an ra quyết định phạt 700.000 đồng và tịch thu một cái xuồng vi phạm. Hai hộ dân làm đơn khiếu
nại Chủ tịch UBND xã P.
Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, sẽ giải quyết trường hợp trên ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Giả sử tình huống trên là có thật thì chủ tịch xã phải giải quyết đơn khiếu nại của 2 hộ dân trên
bằng biện pháp mời dân lên giải thích cho dân hiểu: Trường hợp dùng bình duyệt điện để chích bắt thủy
sản là hành vi vi phạm pháp luật tiêu diệt các nguồn lợi thủy sản tại địa phương và hậu quả của nó ra sao
cho dân hiểu. Trường hợp 2 hộ dân vi phạm trên nếu hậu quả nặng nhẹ đều vi phạm luật bảo vệ nguồn lợi
thủy sản và mức độ xử của pháp luật là nếu nhẹ thì xử phạt hành chính, nếu nặng có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc CA xã ra quyết định xử phạt 2 hộ dân trên là 700.000đồng và tịch thu một chiếc
xuồng vi phạm là không đúng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (điều 28) tuy nhiên cũng cần vận
động cho dân hiểu là mục đích xử phạt của CA chỉ nhằm mục đích mang tính răn đe ngăn chặn xuất phát
từ động cơ tốt là trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc xử
phạt trên vượt quá thẩm quyền cho phép của CA theo pháp luật quy định (pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002). Ơ đây chủ tịch xã cũng cần giám định lại trị giá của chiếc xuồng tịch thu nếu giá trị
dưới 500.000 đồng trở xuống thì có thể xử lý bằng cách chủ tịch xã ra quyết định sửa đổi việc xử phạt
hành chính cùa CA xã, áp dụng hình thức phạt 2 hộ dân trên mỗi hộ 1 quyết định phạt 500.000 đồng và
hình thức phạt bổ sung tịch thu chiếc xuồng vi phạm. Còn nếu giá trị chiếc xuồng vi phạm trên 500.000
đồng thì chủ tịch xã ra quyết định thu hồi quyết định xử phạt hành chính của CA xã trên, đồng thời giao
cán bộ tham mưu lập tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết.

Bài số 57:
Khi UBND xã ra một quyết định giải quyết hành chính đối với một người dân vi phạm pháp luật
tại địa phương. Người dân không chấp hành thì với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí làm gì với
trường hợp này?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Giả sử một người dân vi phạm pháp luật tại địa phương và đã được UBND xã ra quyết định giải
quyết hành chính rồi nhưng người dân không chấp hành quyết định hành chính đó, với vai trò là chủ tịch
xã anh sẽ cho bộ phận tham mưu của ngành mời người dân lên động viên giải thích, hướng dẫn cho người
dân nghe và hiểu rằng việc ra quyết định hành chính đó như thế nào là đúng và phù hợp với văn bản pháp
luật nhà nước, động viên, vận động người dân có trách nhiệm chấp hành quyết định (có thể trích đoạn
một số văn bản pháp luật có liên quan đến việc vi phạm trên đọc cho người dân hiểu) và khẳng định rằng
nghĩa vụ của người dân là trách nhiệm chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Giả sử người dân
có khiếu nại quyết định đó thì phải làm đơn và UBND xã có trách nhiệm ra quyết định giải quyết lần đầu
và khẳng định tính đúng sai của quyết định và quy định thời hạn chấp hành quyết định, còn nếu không có
đơn khiếu nại của dân mà chỉ có yếu tố không chấp hành quyết định thì sau nhiều biện pháp vận động,
làm việc không được thì UBND xã lập biên bản về việc người dân không chấp hành quyết định, đồng
thời ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo điều 67 pháp lệnh vi phạm hành chính).

Bài số 58:
Bà Trần đến UBND xã để gặp ông Chủ tịch xã tố cáo một cán bộ Uy ban xã có hành vi sai phạm
trong quản lý đất đai. Chủ tịch xã không tiếp bà, mà giao cho công an xã tiếp. Theo đồng chí với vai trò
Chủ tịch UBND xã giải quyết như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích trường hợp trên như thế nào cho dân
hiểu?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
Tiếp dân là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo để phát huy
quyền dân chủ của nhân dân. Việc chủ tịch xã không tiếp bà Trần mà giao cho CA xã tiếp là không đúng
pháp luật. Theo điều 74, 76 luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ: Chủ tịch UBND xã tiếp dân ít nhất một
tuần 1 ngày và có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp dân đến trình bày khiếu nại, tố
cáo, các kiến nghị phản ánh có liên quan đến việc khiếu nại tố cáo. Trong trường hợp này chủ tịch xã
phải tế nhị, mềm mỏng trực tiếp gặp bà Trần vì các khiếu nại tố cáo của bà có kiên quan đến cấp dưới
dưới quyền của mình sai phạm, nếu qua việc KNTC của bà Trần có liên quan đến cán bộ xã sai phạm
trong quản lý đất đai, cần có hình thức động viên vận động bà Trần cung cấp các thông tin cần thiết, để
xác minh làm rõ các vấn đề, nếu nhẹ thì xử lý cán bộ theo pháp lệnh cán bộ công chức, nếu có dấu hiệu
hình sự thì chuyển công an giải quyết. Tuy nhiên thông thường chủ tịch xã quá bận việc nên thường bố trí
cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp dân, riêng trường
hợp này chủ tịch xã trực tiếp gặp bà Trần làm rõ vấn đề rồi mới có kết luận và có hướng chỉ đạo giải
quyết.

Bài số 59:
Bà Bùi Thị Sen ở xã T có tranh chấp hàng ranh với nhà lân cận. Ong Chủ tịch UBND xã T ra
quyết định giải quyết đất đai. Bà Sen muốn làm khiếu nại quyết định đó lên cấp trên là UBND Huyện
nhưng có người khuyên bà Sen là không nên và chỉ nên gửi đơn kiện đến tòa án. Theo đồng chí trường
hợp trên của bà Sen với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí giải quyết ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
- Trường hợp khiếu nại của bà Sen nếu tranh chấp hàng ranh với người lân cận cần xác định rõ vai trò của
cấp xã giải quyết như thế nào nếu đơn khiếu nại của bà là giải quyết tranh chấp đất theo luật đất đai và
các văn bản dưới luật có quy định thẩm quyền giải quyết đất đai (ở tỉnh Long An có quyết định 1906 quy
định thẩm quyền giải quyết đất đai của UBND cấp xã chỉ giữ vai trò hòa giải giữa hai bên đương sự. Việc
hòa giải trên tại cấp xã rất quan trong nó là cơ sở để giải quyết sau này, việc hòa giải trên giữa hai bên do
hội đồng hòa giải cấp xã giải quyết chứ UBND xã không ra quyết định giải quyết đất đai, nếu hòa giải
không thành thì theo luật đất đai UBND xã lập tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết nếu 2 bên đương
sự chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất hoặc gửi hồ sơ về toà án nhân dân giải quyết nếu 1 trong 2 bên
đã được cấp giấy quyền sử dụng đất. Riêng tại điều 39 của luật KNTC trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
đã nhận được quyết định giải quyết việc khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý (trường hợp
này là UBND xã ra quyết định giải quyết hành chính) thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại tiếp theo là cấp trên chẳng hạn như UBND Huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính
tại tòa án theo quy định pháp luật.
Như vậy ví dụ trong trường hợp này nếu bà Sen có nhận quyết định giải quyết hành chính về đất đai của
xã, nếu bà Sen không đồng ý quyết định giải quyết đó của UBND xã và không muốn khiếu nại lên
UBND huyện bà có thể khởi kiện vụ án hành chánh theo quyết định giải quyết hành chánh tại tòa án cấp
huyện nơi bà cư trú để giải quyết theo trình tự tố tụng. Lưu ý còn riêng nếu có quyết định giải quyết hành
chánh của UBND Huyện thì không được khởi kiện ra tòa án.

Bài số 60:
Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng nhà trái phép dọc theo quốc lộ 50. vì xây dựng nhà không phép
nên ông Phó chủ tịch thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Bà
Nguyễn Thị An đã làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND thị trấn. Theo đồng chí trường hợp này với vai
trò là Chủ tịch đồng chí sẽ giải quyết ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng trái phép dọc theo QL 50, vì vậy xây dựng nhà không phép nên
ông Phó CT.UBND thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, bà An
đã làm đơn khiếu nại đến CT.UBND thị trấn việc xử phạt này. Vai trò là chủ tịch trước tiên anh sẽ nhận
đơn khiếu nại của bà A, cho cán bộ gửi thư mời bà đến trình bày sự việc đồng thời xem xét lại quyết định
đó có phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành hay không. Theo quy định của luật KNTC năm 1999
và pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì CT.UBND cấp xã, thị trấn là người có đủ thẩm
quyền ký các quyết định hành chính tại địa phương, cần giải thích cho dân rõ trong trường hợp người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó tức đồng chí Phó CT thị trấn được ủy quyền
ký thay (nếu có ủy quyền) và đồng chí Phó chủ tịch Thị trấn là người phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình theo điều 41 pháp lệnh xử lý hành chính năm 2002.
Trường hợp trên nếu đồng chí Chủ tịch thị trấn sau khi xem xét lại quyết định xử phạt buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép của bà An nếu phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và đủ
điều kiện cấp phó được ký nếu có ủy quyền thì quyết định trên hoàn toàn là đúng pháp luật. Còn nếu
không hội tụ đủ điều kiện trên thì đồng chí Chủ tịch sẽ giải thích cho bà An hiểu việc vi phạm của đương
sự và việc giải quyết vi phạm đó tức là đồng chí sẽ ra quyết định thu hồi lại quyết định trên: buộc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép, chuuyển về cơ quan chức năng giải quyết.

Bài số 61:
Khi đến UBND xã tố cáo cán bộ địa chính trong xã sai phạm vì có hành vi nhũng nhiễu tiêu cực.,
bà Mai không mang theo chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác theo yêu cầu của cán bộ tiếp dân.
Cán bộ tiếp dân mời bà ra về và trả lời là khiếu nại không đủ điều kiện. Bà Mai khóc lóc ầm ĩ tại UBND
xã. Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, đồng chí sẽ giải quyết trường hợp trên như thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
- Vai trò là chủ tịch xã trong việc này rất lớn, sau khi sự việc xảy ra tại trụ sở UBND xã đồng chí sẽ mời
đương sự ở lại để giải quyết sự việc bằng hình thức trực tiếp bằng hình thức trực tiếp tiếp bà và cũng cần
giải thích cho bà Mai rõ theo luật KNTC có quy định đầy đủ, chi tiết chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ tố
cáo người bị tố cáo. Vừa đảm bảo an toàn cho người tố cáo, vừa đảm bảo uy tín, danh dự, quyền, lợi ích
hợp pháp của người bị tố cáo. Việc cán bộ tiếp dân yêu cầu bà Mai xuất trình các loại giấy tờ tuỳ thân
khác khi bà đến UB tố cáo là phù hợp với quy định điều 78 của luật KNTC và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật KNTC. Bà Mai có quyền tố cáo việc sai phạm của cán bộ địa chính xã để thực hiện quyền dân
chủ của mình, nhưng đồng thời cũng phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan cho UB xã nơi có cán
bộ sai phạm, quản lý biết vì đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đối với cán bộ dưới
quyền sai phạm. Người đến KNTC tại nơi tiếp công dân phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, ví dụ như
CMND chẳng hạn, hoặc các thông tin khác có liên quan đến việc tố cáo. Mặt khác phải tuân thủ nội quy
nơi tiếp công dân và thực hiện theo hướng dẫn của người tiếp dân. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi hợp
pháp của công dân, thực hiện tốt QCDC cơ sở.
Trường hợp này chủ tịch xã phải hết sức mềm dẻo với bà Mai và chỉ đạo cán bộ tiếp dân có trách nhiệm
tiếp dân, lắng nghe bà Mai trình bày, và hướng dẫn bà cung cấp các thông tin về nhân thân của bà cho cơ
quan có thẩm quyền để thuận lợi cho việc liên hệ. Phối hợp với bà trong khi xem xét việc giải quyết tố
cáo của cán bộ sai phạm của xã nói trên.
Bài số 62:
Khi làm đường giao thông nông thôn UBND xã có quyết toán ngân sách là 20 triệu đồng. Tại
cuộc họp HĐND xã có cử tri thắc mắc là số tiền trên quyết toán không trung thực với công trình đã làm.
Lý do cử tri cho rằng: chất lượng của công trình chưa đảm bảo và số tiền thực chi không chính xác. Chủ
tịch UBND xã không cho cử tri phát biểu ý kiến hết mà cắt ngang cuộc họp để chuyển sang đề tài khác.
Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã cách giải quyết trên là đúng chưa?
Nếu là CT.UBND xã đ/c giải quyết như thế nào?
*PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Khi làm đường giao thông nông thôn UBND xã có quyết toán ngân sách là 20 triệu đồng. Tại
cuộc họp HĐND xã cử tri thắc mắc là số tiền trên quyết toán không trung thực với công trình đã làm lý
do: cử tri cho rằng chất lượng công trình không đảm bảo và số tiền thực chi làkhông chính xác, cử tri thắc
mắc chủ tịch xã không giải trình hết mà cắt ngang là không nên vì như vậy là trái với QCDC ở cơ sở. Cần
phải hiểu là Chủ tịch UBND xã nên cho cử tri phát biểu hết và giải thích việc phát biểu phải dân chủ tập
trung, thực hiện tốt QCDC cơ sở là: dân chủ, dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân kiểm tra bằng các thông tin
niêm yết tại cơ sở, niêm yết công khai các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp này nếu việc thắc
mắc cử tri có những chi tiết cần có thời gian kiểm tra lại để giải trình cho chính xác chủ tịch xã nên xin
lỗi cử tri và ghi nhận sự thắc mắc trên và có thể hẹn việc giải trình sự việc nêu trên tại cuộc họp khác.

Bài số 63:
Nếu ở khu dân cư đồng chí xuất hiện một người hành nghề bói toán có nhiều người ở nơi khác
đến xem, với cương vị là chủ tịch UBND xã, đồng chí sẽ giải quyết như thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
- Có xác định: hành nghề bói toán là việc làm mê tín dị đoan vi phạp pháp luật, Nhà nước cấm.
- Chủ tịch UBND xã xử lý như sau:
* Cần xem xét nhân thân của người hành nghề bói toán từ lâu hay mới, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế –
văn hóa – xã hội.
+ Nếu người đó có nhân thân tốt, mới hành nghề thì tùy theo con người cụ thể mà phân công cán bộ đến
gặp gỡ, trao đổi, tuyên truyền, thuyết phục cho họ hiểu, hứa không tái phạm (có ký cam kết).
+ Nếu đã được giáo dục, giúp đỡ nhiều lần mà vẫn tái phạm thì chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra lập
biên bản tại chổ, xử phạt hành chính, đồng thời giáo dục kiểm điểm trước quần chúng tại khu dân cư,
buộc họ thừa nhận hành vi sai trái của mình và hứa từ bỏ hành nghề bói toán.
+ Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì xử lý bằng pháp luật hình sự.
* Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể có biện pháp giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời
sống, xây dựng gia đình văn hóa.

Bài số 64:
Vào giờ nghỉ trưa tại nhà chủ tịch UBND xã, có một người nông dân đến tìm gặp đồng chí Chủ
tịch, đưa một lá đơn và xin trình bày thêm nội dung hoàn cảnh với mong muốn cho con trai mình tạm
hoãn lệnh thi hành gọi thanh niên nhập ngũ đợt này.
Theo đồng chí thì tình huống này, đồng chí chủ tịch UBND xã phải xử lý ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN
- Tình huống này đồng chí chủ tịch UBND xã không thể từ chối mà phải tiếp người nông dân đó tại nhà,
dù thời gian có thể rất ngắn.
Bởi vì với tính chất là chính quyền cấp cơ sở, nơi hằng ngày, hằng giờ trực tiếp tiếp xúc với người dân,
nên khi người dân có trình bày ý kiến của mình tại những nơi khác ngoài trụ sở UBND thì cũng cần lắng
nghe và tiếp nhận. Tuy nhiên phải hướng dẫn họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Tức là việc
này phải giải quyết cụ thể tại địa điểm tiếp công dân ở trụ sở UBND xã. Trình tự thủ tục giải quyết sự
việc này theo quy định pháp luật, theo nội quy, quy chế tiếp công dân ở xã đã được công khai rộng rãi
cho dân biết.
- Nội dung đơn và lời trình bày của nông dân này liên quan đến luật NVQS thì giải quyết theo luật
NVQS.
Trong trường hợp này thì chủ tịch UBND ghi nhận, đồng thời tiến hành công việc xác minh.
Nếu giả sử tình trạng nhập ngũ của con trai người nông dân đó vào thời điểm nhận quyết định gọi nhập
ngũ, nhưng không thể thi hành được do tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo hay một hoàn cảnh đặc biệt nào
khác. Nhân dân địa phương xem xét và có ý kiến đồng tình với trường hợp xin tạm hoãn thì Chủ tịch
UBND xã cũng không phải là người có thẩm quyền giải quyết trường hợp này (theo luật thì cấp có thẩm
quyền giải quyết việc tạm hoãn gọi nhập ngũ là UBND cấp huyện, quận, thị xã. Trong trường hợp giải
quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyết định của UBND huyện, quận, thị xã về việc gọi, hoãn gọi
công dân nhập ngũ và miễn nghĩa vụ quân sự, thì cấp có thẩm quyền giải quyết là UBND tỉnh, thành phố.
Hội đồng NVQS là bộ phận giúp UBND tổ chức thực hiện công tác NVQS ở địa phương).
Nếu giả sử đơn và lời trình bày giữa nông dân đó không nằm vào những trường hợp giả định trên thì Chủ
tịch UBND xã nhất thiết phải triển khai thực hiện các biện pháp trực tiếp hoặc phối hợp vận động, giải
thích cặn kẽ cho người nông dân đó thông. Mặt khác có kế hoạch cho các thành viên hội đồng NVQS xã,
nhất là các đoàn thể nhân dân tìm hiểu, giúp đỡ, động viên làm những việc có thể làm được để tạo điều
kiện cho con người nông dân nọ an tâm lên đường nhập ngũ.
* Tài liệu tham khảo trả lời:
- Dựa vào luật NVQS.
- Dựa vào NĐ 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
khiếu nại, tố cáo.

Bài số 65:
CÁC TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
* Tình huống 1: Tranh chấp đất lâm nghiệp
Bà Nguyễn Thị Hằng trú tại xã A tự ý trồng cây ngoài khu đất của mình, không làm thủ tục để
nhận phần đất đó (khi có chủ trương giao đất cho các hộ để làm đồi rừng, đã thông báo với bà Hằng
nhưng bà Hằng không đăng ký). UBND xã A giao số diện tích lấn chiếm đó cho ông Thắng. Trong thời
gian ông Thắng tiến hành cải tạo phần đất bà Hằng lấn chiếm thì bà Hằng có đơn kiện đòi lại phần đất lấn
chiếmvà đề nghị UBND xã A giải quyết.
- Giải pháp xử lý : Việc bà Hằng lấn đất đồi rừng để trồng cây lâm nghiệp là việc làm không đúng. Đến
khi UBND xã A thông báo và hướng dẫn làm thủ tục để hợp pháp phần đất đó nhưng bà không làm. Về
pháp lý, chứng tỏ bà không có nhu cầu, hơn nữa diện tích đó Nhà nước chưa thừa nhận gia đình bà Hằng
có quyền sử dụng. Sau đó UBND xã thu hồi và giao cho ông Thắng là đúng thẩm quyền vì diện tích này
UBND quản lý. Tuy nhiên khi trước khi giao đất cho ông Thắng UBND đã yêu cầu bà Hằng lên làm việc,
sau đó thiết lập hồ sơ thu hồi đất (có biên bản xác nhận tài sản có trên đất kèm theo) trên cơ sở đó khi
giao đất cho ông Thắng UBND xã đã yêu cầu bà Hằng thu hoạch thoả thuận với ông Thắng theo giá của
Nhà nước hoặc hai bên thoả thuận. Nếu bà Hằng không chấp nhận UBND huyện ra quyết định giao đất
cho ông Thắng kèm theo số tiền cây trồng tạm thu, nộp ngân sách Nhà nước

Bài số 66:
* Tình huống 2: Lấn chiếm đất tập thể
Tổ dân cư số 5 thuộc phường A tố cáo anh S. làm nhà lấn đất của ngõ 10 gây cản trở việc nâng cấp, cải
tạo đường đi của xóm. Yêu cầu anh S. phải tháo dỡ nhà, trả lại đất cho đường đi, anh S. đòi bồi thường
việc tháo dỡ nhà vì khi anh làm đã được Uỷ ban thị xã duyệt diện tích như hiện nay. Đề nghị Uỷ ban
nhân dân phường A giải quyết.
Giải pháp xử lý: - Nếu anh S. làm nhà trước khi có quy hoạch ngõ, được Uỷ ban nhân dân thị xã duyệt
diện tích xây dựng, và nếu được cấp cả phần đất đó để sử dụng làm đất ở thì nhà nước vẫn có quyền thu
hồi nhưng phải bồi thường (hỗ trợ tiền vật liệu, công xây dựng và tiền đền bù đất).
- Nếu quy hoạch ngõ có trước, việc anh S. lấn chiếm đất ngõ để làm nhà mà lại được Uỷ ban Nhân dân
thị xã duyệt diện tích xây dựng thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất. Có thể hỗ trợ tiền vật liệu, công
xây dựng (không đền bù đất).
Cả hai trường hợp nói trên Uỷ ban nhân dân phường chỉ có trách nhiệm làm rõ sự việc, làm đầy đủ thủ
tục đề nghị Uỷ ban nhân dân thị xã giải quyết.

Bài số 67:
* Tình huống 3: Tranh chấp lối đi
Từ năm 1970, gia đình ông Thụ vẫn sử dụng lối đi ra đường lớn thông qua khu vườn của
gia đình ông Hùng. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Hùng,
cơ quan nhà đất đã đo cả diện tích lối đi đó để cấp giấy chứng nhận quyền sử đất ở cho
ông Hùng. Gia đình ông Thụ không có lối đi đã làm đơn nhờ công an xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Dân sự quy định quyền về lối đi qua bất động
sản liên kề, theo đó “chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở
hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ bất động sản liền kề dành cho mình
một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng, người được yêu cầu có nghĩa vụ
đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền
kề”.
Quyền sử dụng của hộ ông Hùng là quyền đối vơí cả khu vườn trong đó có lối đi mà gia
đình ông Thụ đang sử dụng. Tuy nhiên, theo điều 280 Bộ luật Dân sự thì hộ ông Hùng
không thể vin vào giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân cấp để từ chối việc giành lối đi
cho gia đình ông Thụ. Uỷ ban nhân dân xã bàn bạc với 2 gia đình để có lối đi cho gia đình
ông Thụ. Nếu hoà giải không thành thì lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện giải
quyết.

Bài số 67:
*Tình huống 4: Một số hộ đòi chia lại đất cha ông
Xã A được uỷ nhiệm giao ruộng lâu dài (30 năm) đến hộ xã viên để sản xuất nông nghiệp. Khi giao, thôn
đã sắp xếp lại để mỗi hộ có ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng xa, ruộng gần. Một số hộ không đồng tình đã tự ý
canh tác trên phần đất của cha ông họ trước đây để lại. Phần đất này đã được hợp tác hoá từ những năm
1955 – 1956. Lãnh đạo thôn A báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: Đất cha ông là danh từ được hình thành trong chế độ phong kiến. Luật Đất đai quy định
đất đai thuộc sở hữu nhà nước, ở chế độ xã hội chủ nghĩa việc sở hữu nhà nước về đất đai còn đồng nghĩa
với sở hữu toàn dân. Vậy ai có ý định đòi đất cha ông đều là sai với pháp luật hiện hành. Từ ngày 10-12-
1980 (sau Hiến pháp 1980) mọi chủ sử dụng đất (kể cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) chỉ có quyền được
giao đất (bây giờ không chỉ hạn chế ở quyền này). Ai có nhu cầu được giao đất, ai không có nhu cầu hoặc
vi phạm thì thu hồi. Từ đó khẳng định một số hộ thôn A khi chia ruộng để sử dụng ổn định lâu dài đều tự
nhận ruộng cũ của gia đình trước đây là sai trái. Vì đất đai là tài sản chung nên khi phân chia sử dụng
phải đảm bảo tính công bằng về mặt pháp luật để mọi người tự giác chấp hành.

Bài số 69:
*Tình huống 5: Giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích
Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp xã Tân An ký hợp đồng cho hộ ông La sử dụng mảnh đất 200m 2
(đất 2 vụ lúa) để xây dựng xưởng sản xuất nông cụ cầm tay. Khi xây xong ông La lại mở cửa hiệu bán
hàng tạp hoá. Nhân dân trong xã bất bình làm đơn tố cáo đòi giải quyết.
Giải pháp xử lý : Theo quy định tại khoản 3 điều 23 luật đất đai năm 1993: Thẩm quyền giao đất để sử
dụng vào mục đích không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc Chính phủ. Ở đây hợp tác xã nông nghiệp Tân An đã giao đất trái
pháp luật, cần phải xử lý ban quản lý hợp tác xã và quy trách nhiệm cá nhân các thành viên trong ban
quản lý hợp tác xã.
Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, nếu khu đất hợp tác xã đã giao cho ông La làm xưởng phù hợp với
quy hoạch dân cư hoặc đất chuyên dùng thì yêu cầu ông La làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử dụng đất
và cấp GCNQSD đất. Nếu trái quy hoạch phải tháo dỡ trả lại mặt bằng đất 2 vụ lúa. Ban quản lý HTX
phải trả lại số tiền đã thu của ông La và phải chịu một phần chi phí cho việc tháo dỡ di chuyển công trình
do ban quản lý thỏa thuận với ông La.

Bài số 70:
*Tình huống 6: Không thi hành quyết định thu hồi đất quy hoạch.
Tháng 5 năm 1999, Uỷ ban nhân dân xã Thanh Bình chủ trương cho cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên
thôn, con đường nâng cấp đi qua vườn nhà ông Anh có 4 cây vải thiều lâu năm nằm trong khu đất sử
dụng hợp pháp của nhà ông. Thôn đã nhiều lần đến trao đổi và đưa ra giá đền bù bằng mức thu hoạch
bình quân của 4 cây này trong 3 năm. Ong không chấp nhận mà đòi mức thu hoạch trong 10 năm, với lý
do, bằng thời gian ấy năm mới trồng được cây khác thay thế và thu hoạch bằng 60-70% hiện tại. Lãnh
đạo thôn báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân giải quyết.
Giải pháp xử lý: Chuyển mục đích đất ở sang đất chuyên dùng phải lập hồ sơ, có thẩm định, có phương
án đền bù theo quy định hiện hành (sau khi có thiết kế và luận chứng kinh tế kỹ thuật). Nếu việc mở
đường là cần thiết phải lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.Quyết định phê duyệt dự án: do
huyện ở mức dưới 1 tỷ đồng. Phương án đền bù thiệt hại: do tỉnh. Nếu mức đền bằng mức của tỉnh mà
gia đình vẫn không nghe thì mới được cưỡng chế.Khi đó nếu các hộ không tuân thủ thì phải cưỡng chế.
(Dù được gia đình thoả thuận cho lấy đất mở đường chung vẫn phải làm hồ sơ và đền bù cây cối, công
trình kiến trúc có trên đất theo quy định).

Bài số 71:
CÁC TÌNH HUỐNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI.
* Tình huống 1: Gây rối an ninh trật tự.
Lâm đủ 15 tuổi, có hành vi vi phạm hành chánh về gây rối an ninh trật tự. Bộ phận giúp việc đề nghị Chủ
tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền 100.000đ. Đề
nghị chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử lý tình huống này.
Giải pháp xử lý:
- Lâm đủ 15 tuổi tức Lâm đang trong độ tuổi vị thành niên. Theo quy định tại điều 5 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính thì Lâm phải chịu trách nhiệm hành chính nếu hành vi gây rối trật tự an ninh của Lâm
được xác định là do lỗi cố ý. Vì điều 5 khoản 1 điểm a quy định:
- “Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do lỗi cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”.
- Bộ phận giúp việc đề nghị mức phạt tiền đối với Lâm là 100.000đ là trái với quy định tại khoản 1 điều 6
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ.
- Như vậy, nếu Lâm có hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý, thì để răn đe Lâm cũng như những người
khác, Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt Lâm 50.000 đ.

Bài số 72:
* Tình huống 2: Hoạt động mê tín, dị đoan
Được quần chúng cho biết, tại khu dân cư số 7, ông Lầu thường xuyên lên đồng cúng bái, xem bói, xem
số cho người trong xã và ngoài xã, gây ảnh hưởng xấu đối với đời sống văn hóa ở địa phương. Đề nghị
chính quyền (xã, phường, thị trấn) xử lý.
Giải pháp xử lý: Cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã cùng công an viên theo dõi để bắt quả tang việc hành nghề
mê tín dị đoan của ông Lầu.
- Tuỳ mức độ vi phạm của ông Lầu (căn cứ vào số tang vật thu được, số người bị ông Lầu lừa gạt bói
toán và lời khai của họ) Uỷ ban nhân dân xã có thể xử lý:
+ Yêu cầu ông Lầu và những người đến xem bói viết kiểm điểm về hành vi vi phạm của họ và nhận lỗi
trước Uỷ ban nhân dân xã. Ngoài ra còn yêu cầu ông Lầu kê khai cụ thể đã xem bói cho những ai, nhận
bao nhiêu tiền…
+ Buộc ông Lầu phải xin lỗi, nhận khuyết điểm trước nhân dân qua hệ thống truyền thanh của xã hoặc ở
hội nghị khu dân cư.
+ Thu toàn bộ dụng cụ hành nghề mê tín dị đoan của ông Lầu và xử phạt hành chính (phạt tiền) vì lợi
dụng tự do tín ngưỡng để làm trái với pháp luật. Nếu còn tái diễn thì ủy ban nhân dân xã sẽ lập hồ sơ đề
nghị truy tố.
- Thông báo trên hệ thống truyền thanh hoăc hội nghị khu dân cư để nhân dân trong xã biết.

Bài số 73:
* Tình huống 3: Đánh bạc.
Theo tin quần chúng cho biết, tối nay tại nhà ông K có đánh bạc, sát phạt lẫn nhau. Nhận được tin này,
với cương vị chủ tịch ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) ông (bà) xử lý như thế nào?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, trưởng công an xã và công an viên bí mật tiếp cận theo dõi, nếu
thấy việc đánh bạc (tổ tôm, phỏm, xóc đĩa ăn tiền) thì tìm mọi biện pháp bắt quả tang, giữ và thu các tang
vật: bài, các dụng cụ khác, tiền và yêu cầu mọi người ngồi nguyên tại chỗ (nếu có con bạc trốn chạy thì
lập tức cho người bắt giữ).
+ Lập biên bản, yêu cầu mọi người ký.
+ Nếu việc đánh bạc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhắc nhở, phê bình giáo dục; nghiêm
trọng hơn thì xử lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền để họ thực hiện nếp sống văn
minh. Nếu việc đánh bạc nói trên có hệ thống và nghiêm trọng thì lập biên bản tịch thu tang vật chuyển
đến công an huyện để hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố trước pháp luật.

Bài số 74:
* Tình huống 4: Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.
Xã Q có ngôi đền lớn, được Bộ văn hóa – thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa. Trong đền có
nhiều cổ vật quý: tượng, hoành phi, câu đối, bình sứ… do quản lý không chặt, kẻ gian vào lấy cắp nhiều
cổ vật. Chủ tịch UBND xã hãy nêu phương án xử lý?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Báo công an huyện và có biện pháp tổ chức điều tra truy tìm thủ phạm ngay.
- Phát động quần chúng nhân dân trong xã đã lấy cổ vật về thờ tại nhà tự nguyện trả lại cho đền.
- Giao cho ban văn hóa xã kết hợp với lực lượng bảo vệ cùng với Mặt trận, Hội người cao tuổi, Hội phật
giáo (nếu có), lên kế hoạch quản lý tổ chức việc thờ cúng, nếu việc tôn tạo thì quyên góp tiền để sửa, tôn
tạo (tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra).
- Những trường hợp không trả lại các đồ thờ đã lấy của đền mà bị phát hiện, UBND xã quyết định cho
lực lượng bảo vệ thu hồi và xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan huyện truy tìm những vật bị bán đi nơi khác.
- Giao cho ban văn hoá xã thảo và công bố quy định về lễ và tổ chức những ngày hội hàng năm.
- Tất cả những biện pháp trên được công bố trên đài truyền thanh của xã hoặc hội nghị khu vực dân cư.

Bài số 75:
*Tình huống 5: Sử dụng ma tuý.
Theo tin quần chúng cho biết, mấy ngày gần đây có một số thanh niên tụ tập tại điểm H để tiêm chích ma
túy. Chủ tịch UBND xã xử lý tình huống này như thế nào?
Giải pháp xử lý : cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Phân công phó chủ tịch ủy ban nhân dân, trưởng công an xã và một số công an viên theo dõi, xác minh
rõ đối tượng và những hành vi tiêm chích sử dụng ma túy ở mức độ nào.
- Tổ chức kiểm tra, lập biên bản về những hành vi đó. Tùy mức độ có thể xử lý như sau:
+ Nếu đây là những đối tượng mới lần đầu có hành vi tiêm chích (chưa phải là những con nghiện) thì cho
các đối tượng viết kiểm điểm nêu rõ những sai trái, hứa sửa chữa. Sau đó, chủ tịch UBND xã quyết định
các biện pháp giáo dục tại xã. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các đoàn thể quẩn chúng và
gia đình để giáo dục tại xã có kết quả. Chấm dứt ngay việc tiêm chích để không dẫn đến nghiện ngập.
+ Nếu là những đối tượng nghiện, đã được chính quyền xã (phường, thị trấn) giáo dục nhiều lần mà vẫn
không sửa thì chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ đề nghị chủ tịch UBND
huyện giao cho ngành chức năng làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện của tỉnh (nếu chưa thành niên thì
đưa vào trường dưỡng giáo).

3- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH


Bài số 76:
* Tình huống 1: Thủ tục mai táng người không rõ tung tích
Xã B được giao quản lý 4 km đường sông. Trong những ngày nước lũ, bà con nhân dân đã phát hiện 1
xác người chết đuối không rõ tung tích trôi dạt vào bờ thuộc địa phận xã B quản lý. Nhân dân đã vớt xác
người chết đuối lên bờ. Với trách nhiệm là chủ tịch UBND xã giải quyết trường hợp trên như thế nào?
Giải pháp xử lý:
- Điều 31 Nghị định 83 về đăng ký hộ tích quy định: sau khi nhận được tin báo Uỷ ban nhân dân xã hoặc
cơ quan công an lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Biên bản phải có chữ ký
của người phát hiện, đại diện công an, ủy ban nhân dân xã và 2 người làm chứng; sau đó thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân thích của người chết).
- Trong thời hạn 72 ngày nếu không tìm được người thân của nạn nhân và được phép của cơ quan công
an có thẩm quyền thì tiến hành đăng ký khai tử, mai táng, nhưng phải lưu giữ hình ảnh, dấu tích, đồ vật
của người chết.

Bài số 77:
* Tình huống 2 : Thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
Buổi sáng khi ra mở cửa, ông B phát hiện một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang nằm khóc bên cạnh gốc cây
ven đường. Sau khi chăm sóc cho đứa trẻ ông B đã báo cáo cho UBND xã biết. Với trách nhiệm là chủ
tịch xã ông (bà) giải quyết trường hợp này như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 21 Nghị định 83 về đăng ký hộ tịch quy định:
- Trước hết phải lập biên bản, xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, rồi tìm người hoặc tổ chức nhận
nuôi dưỡng đứa trẻ đó.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó.
- Trong thời hạn 30 ngày nếu không tìm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó thì phải làm thủ tục khai sinh cho
đứa trẻ đó tại ủy ban nhân dân xã nơi đã lập biên bản phát hiện đứa trẻ bỏ rơi.

Bài số 78:
* Tình huống 3 : khiếu kiện đông người.
Có một số quần chúng nghe theo phần tử xấu kích động, đã tập trung trước trụ sở ủy ban nhân dân xã
(phường, thị trấn) đưa yêu sách. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) hãy cho biết cách xử lý?
Giải pháp xử lý:
- Không để xảy ra đụng độ, xô xát.
- Bảo vệ an toàn tính mạng cán bộ, tài sản, tài liệu của Đảng và chính quyền xã.
- Báo cáo ngay thường trực huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và xin chỉ thị. Liên lạc với các cơ quan bảo
vệ pháp luật, các đơn vị quân đội, dân quân chuẩn bị các phương án cần thiết.
- Cử cán bộ có trách nhiệm tiếp xúc với đám đông để tìm hiểu, giải thích về những yêu sách của dân.
- Đáp ứng ngay một số yêu sách, để làm dịu tình hình nếu xét thấy những yêu sách không vi phạm pháp
luật, không xâm hại đến quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể, công dân.
- Tìm cách cô lập, tách các phần tử chủ mưu để có đối sách riêng, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
đối với một vài phần tử có hành động quá khích.
- Không tạo nên những nguyên cớ để kẻ xấu lợi dụng kích động làm căng thẳng thêm tình hình.

Bài số 79:
* Tình huống 4: Hoạt động thông tin, tuyên truyền trái pháp luật.
Cần xử lý như thế nào nếu nhận được tin có truyền đơn, khẩu hiệu phản động ở địa phương?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp như sau:
- Kiểm tra ngay nguồn tin để xác định sự việc, nếu nguồn tin là thực thì kiểm tra nguồn tin để biết được
dụng ý của kẻ xấu.
- Hội ý nhanh trong các cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã để có phương án tối ưu. Nhanh chóng thu hồi truyền
đơn, khẩu hiệu (đối với các loại khẩu hiệu lớn viết ở tường nhà, cổng làng thì dùng các tấm phản giấy che
lại để bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra).
- Lập biên bản vụ việc để phục vụ công tác điều tra sau này.
- Nắm bắt dư luận của quần chúng. Điều tra đối tượng rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động. Khi phát
hiện thấy đối tượng cụ thể thì tiếp tục làm rõ mục tiêu và nội dung chúng in ấn.
- Sau khi giải quyết xong, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng ổn định tình hình.
Chú ý phát hiện những phản ứng tiêu cực khác và khả năng xảy ra những vụ việc tiêu cực phức tạp hơn.
- Báo cáo ngay với ủy ban nhân dân huyện.

Bài số 80:
* Tình huống 5: Xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản.
Quy ước khu dân cư số 5 xã B đã được hội nghị khu dân cư nhất trí thông qua. Khi trình ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt, phòng tư pháp huyện thẩm định trước khi trình chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê
duyệt, đã phát hiện có một điều trái với pháp luật. Là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, ông (bà) giải quyết
như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 16, quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-
CP ngày 11 tháng 05 năm 1998 của Chính phủ ghi: “Thôn, làng, ấp, bản xây dựng hương ước quy ước về
việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với
quy định của pháp luật…”.
Như vậy: - Quy ước khu dân cư số 5 có nội dung sai phải được xây dựng lại.
- Trước khi xây dựng lại quy ước ủy ban nhân dân xã tiến hành họp kiểm điểm, xác định trách nhiệm của
tập thể ủy ban nhân dân vì đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình.
- Việc sửa đổi, bổ sung quy ước:
+ Họp nhóm soạn thảo nêu rõ nội dung sai và lý do, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Thông báo việc này với dân.
+ Hoàn chỉnh lại quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ – KINH TE


Bài số 81:
* Tình huống 1: Tự ý không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thôn Trung Lương chỉ nộp 80% thuế nông nghiệp vụ mùa năm 2000. nguyên nhân từ năm 1995 Nhà
nước đã lấy đất trên diện tích đồng Đầm để đắp đê, do vậy dân không canh tác được nhưng vẫn giao chỉ
tiêu thuế. Thôn Trung Lương đã nhiều lần đề nghị không được giải quyết nay bớt lại 20% thuế phải nộp
để gây sức ép đòi xã phải giải quyết.
Giải pháp xử lý: việc Nhà nước lấy đất đồng Đầm để đắp đê (đất đồng đầm là một dạng đất nông nghiệp)
nhưng không làm thủ tục lấy đất theo quy định của Luật đất đai, nên cơ quan thuế không thực hiện được
việc miễn thuế sử dụng đất (chưa có cơ sở pháp lý để miễn thuế). Cho nên đất bị phá hủy mặt bằng mà
các hộ có đất vẫn phải chịu thuế. Việc làm trên của cơ quan sử dụng đất đắp đê là thiếu trách nhiệm và vi
phạm luật đất đai. Để giải quyết vấn đề nêu trên các hộ thôn Trung Lương cần có đơn kiến nghị với lãnh
đạo thôn, ủy ban nhân dân xã và cơ quan thuế để giải quyết. Trong khi chưa được giải quyết cơ quan thuế
có thể lập biên bản ghi nhận lý do chính đáng này chờ cấp có thẩm quyền giải quyết. Việc lãnh đạo thôn
Trung Lương tự ý bớt lại 20% sản lượng thuế phải nộp để gây sức ép yêu cầu ủy ban nhân dân xã giải
quyết là chưa nắm vững pháp luật.

Bài số 82:
* Tình huống 2: Bồi thường thiệt hại do vi phạm chế độ sử dụng đất.
Gia đình ông A và gia đình bà B là láng giềng liền kề, ông A đã cho xây dựng một bức tường tại ranh
giới giữa hai gia đình. Thời gian trước 2 gia đình sống hòa thuận với nhau. Tháng 10-1998 do mâu thuẫn
giữa 2 gia đình, bà B cho đào một con hào sát chân tường rào nhà ông A, ít ngày sau toàn bộ bức tường
nhà ông A bị đổ. Mâu thuẫn giữa 2 gia đình càng tăng. Biết tin ban tư pháp đến để tiến hành hòa giải (sau
khi tổ hòa giải của khu đã tiến hành hòa giải nhưng không thành) và nhận được các yêu cầu của 2 người
như sau:
- Ong A yêu cầu bà B phải bồi thường toàn bộ chi phí xây tường rào.
- Bà B cho rằng bà có quyền đào hào trên phần đất nhà mình, việc bức tường đổ là do ông A xây móng
không đảm bảo. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã giải quyết sự việc trên như thế nào?
Giải pháp xử lý: phân tích sự việc và xử lý như sau:
- Đối với ông A: ông A yêu cầu bà B phải bồi thường toàn bộ chi phí xây dựng bức tường ngăn cách giữa
2 gia đình là đúng, vì bà B đã vi phạm quy định tại điều 273 Bộ luật dân sự về nghĩa vụ đảm bảo an toàn
đối với công trình xây dựng liền kề.
- Đối với bà B: lý do mà bà đưa ra không phù hợp vì trong quá trình đào hào bà B có nghĩa vụ bảo đảm
an toàn cho bức tường rào nhà ông A. bà B đã đào hào sát ranh giới, không đảm bảo khoảng cách an toàn
đối với mốc giới gây đổ tường nhà ông A.

Bài số 83:
* Tình huống 3: Tranh chấp tiền đền bù tài sản.
Uy ban nhân dân xã Quang Trung quy hoạch khu đất để xây dựng trung tâm văn hóa xã trong đó phải di
dời 3 hộ, cả 3 hộ đã xây nhà kiên cố (tường gạch, mái bê tông cốt thép). Uỷ ban nhân dân xã Quang
Trung tính giá đền bù của nhà cấp 4. cả 3 hộ không đồng tình làm đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải
quyết.
Giải pháp xử lý: Theo quy định về xây dựng, nhà xây tường gạch, mái bê tông cốt sắt ít nhất được xếp ở
dạng nhà cấp 3. Như vậy, Uỷ ban nhân dân xã Quang Trung tính toán đền bù cho 3 hộ phải di chuyển
thuộc loại nhà cấp 4 là không đúng. Các hộ làm đơn đòi tính lại giá đền bù là đúng với các quy định hiện
hành. Uỷ ban nhân dân xã Quang Trung phải tính đúng, đền bù cho những hộ di dời.

Bài số 84:
* Tình huống 4 : Bồi thường thiệt hại trong hoạt động y tế.
Chị Suốt ở xã Liên Sơn tự nguyện thực hiện phẩu thuật để triệt sản. Sau khi phẩu thuật sức khỏe của chị
bị yếu và phải đi viện điều trị. Chị đề nghị bệnh viện phải bồi thường vì chị cho rằng bệnh viện đã thực
hiện sai các biện pháp kỹ thuật làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chị. Tuy chưa có kết luận của Hội đồng y
khoa nhưng bệnh viện huyện vẫn bồi thường chị 3 triệu đồng, mặc dù sức khoẻ của chị đã ổn định.
Nhưng nhiều năm chị Suốt vẫn làm đơn khiếu nại về việc kể trên, chị còn không nộp thuế kinh doanh vì
lý do sức khỏe kém do phẩu thuật. Chị đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: để giải quyết vụ việc trên bắt buộc phải có kết luận của hội đồng giám định y khoa để
xác định có thật sự bệnh viện làm sai các biện pháp kỹ thuật trong khi triệt sản hay không và nếu sai thì
ảnh hưởng tới sức khỏe của chị Suốt như thế nào (tỷ lệ % tổn hại sức khỏe) để trên cơ sở đó xác định
được mức bồi thường thiệt hại.
Việc chị Suốt lấy lý do sức khỏe yếu do phẩu thuật để không nộp thuế kinh doanh là sai, hai việc này
không liên quan đến nhau. Nghĩa vụ của người tham gia việc kinh doanh là phải nộp thuế cho Nhà nước.
Trong trường hợp trên, chị Suốt phải viết đơn yêu cầu tòa án giải quyết chứ không phải là Uỷ ban nhân
dân xã vì đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
(Nếu việc phẩu thuật triệt sản sai các biện pháp kỹ thuật).

Bài số 85:
* Tình huống 5: Trợ cấp sinh đẻ và nuôi con trong hoạt động dân số – kế hoạch hóa gia đình.
Chị Ngần thôn Mùi xã Vân Cầu đến trạm xá xã thực hiện biện pháp tránh thai, được các y, bác sĩ giúp đỡ
đúng quy trình kỹ thuật. Một năm sau chị mang thai nhưng không dám dùng các biện pháp kỹ thuật để
nạo, phá thai. Sau khi sinh con (con thứ 3) chị làm đơn khiếu nại trạm xá và đề nghị bồi dưỡng sinh đẻ,
trợ cấp nuôi con chị và chị không chịu phạt. Vì chị cho rằng nguyên nhân do trạm xá gây nên.
Giải pháp xử lý: Việc chị Mùi mang thai sau khi đã sử dụng các biện pháp tránh thai có thể có nguyên
nhân từ 2 phía: trách nhiệm của trạm xá xã Vân Cầu và bản thân chị Mùi cũng phải tự xem xét. Việc chị
Mùi đòi được bồi dưỡng sinh đẻ và trợ cấp nuôi con là không đúng quy định. Mặt khác chị phải chịu
trách nhiệm và phải chịu phạt theo nghị quyết số 41 của Nghị định tỉnh Hà Bắc cũ và gần đây là sửa đổi
bổ sung quy định nói trên.

5- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ – HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


Bài số 86:
* Tình huống 1: Tranh chấp quyền thừa kế đất đai theo di chúc.
Bà Mẫn ở một mình, trước khi chết bà viết di chúc để lại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình cho ông
Hòa là con rể, vì bà cho rằng vợ chồng ông Hòa có công phụng dưỡng bà. Lúc bà sắp qua đời, ông Nhâm
con trai của bà mới về, cùng ông Hòa chăm sóc bà và lo tang khi bà mất. Ong Nhâm không đồng ý
chuyển quyền sử dụng đất cho ông Hòa theo di chúc của bà Mẫn. Hai ông đều có đơn đề nghị Uỷ ban
nhân dân xã giải quyết quyền thừa kế.
Giải pháp xử lý: Quyền thừa kế về đất đai được quy định tại luật đất đai năm 1993 và Luật dân sự Việt
Nam. Song do đất có những đặc điểm riêng, vì đất đai là sở hữu của nhà nước (khác với tài sản khác). Do
đó trong luật đất đai, đất đai có quyền thừa kế về sử dụng (đặc biệt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và làm muối). Tuy có thể cùng hàng thừa kế nhưng có người không được hưởng
quyền thừa kế về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối nếu họ không làm nghề
nông, không có hộ khẩu ở nơi có đất hoặc có đất nhưng đã quá hạn điền (quá 5 mẫu 4). Đối với đất ở
được gắn với bất động sản liền kề nên đất thổ cư được xác nhận là tài sản chung của hộ. Toàn bộ tài sản
lâm lộc gắn với giá trị đất đai của bà Mẫn là tài sản được chia đều cho cho cùng hàng thừa kế. Vì thế,
việc bà Mẫn ghi di chúc để lại quyền sử dụng đất cho ông Hòa (vợ ông Hòa là con gái bà Mẫn) là phù
hợp với pháp luật. Nếu ông Nhâm tranh chấp về tài sản có trên đất thì mới được xét xử theo luật định.
Còn ông Nhâm không đồng ý với mẹ về di chúc chuyển quyền sử dụng đất ở cho con gái và con rể là
không đúng.

Bài số 87:
* Tình huống 2: Tranh chấp quyền thừa kế đất đai theo luật.
Ong Phố sinh được 2 người con trai là anh Hùng và Tiến. Anh Hùng là con cả khi lập gia đình ông Phố
mua đất cho ở riêng, anh Tiến ở với ông Phố. Khi mất ông phố không để lại di chúc. Do đời sống khó
khăn anh Tiến bán ½ diện tích đất nói trên nhưng anh Hùng không cho bán. Hai anh em mâu thuẫn với
nhau, đề nghị xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: anh Hùng khi xây dựng gia đình đã được bố mua đất cho ở riêng, từ đó đất thổ cư của
anh Hùng gắn liền với tài sản là của riêng vợ chồng anh Hùng. Còn anh Tiến ở với bố mẹ trên phần đất
thổ cư cũ, sau này do thực tế cuộc sống kể cả ông Phố lúc còn sống cũng như ông Phố mất, việc anh Tiến
bán toàn bộ cơ ngơi hoặc một phần là thuộc quyền định đoạt của ông Phố hoặc anh Tiến. Tuy nhiên, nếu
ông Hùng có đơn chính thức đòi quyền chia thừa kế di sản của bố thì Uỷ ban nhân dân xã làm trọng tài
hòa giải, nếu 2 bên không thỏa thuận được sẽ hướng dẫn ra tòa xét xử bằng một bản án dân sự.

Bài số 88:
Câu 2 : Khi đi xuống dân công tác, Chủ tịch xã thấy người cha đang đánh con (khoảng 8-10 tuổi) với
hình thức rất nhẫn tâm (treo con lên cây rồi châm lửa đốt bên dưới). Chủ tịch xã thấy vậy đến can ngăn
thì người cha đứa bé nạt rằng “Con tôi thì tôi có quyền đánh ông không được can thiệp vào”.
Trong hoàn cảnh đó, đồng chí xử lý ra sao?
PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Luật bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em ban hành năm 1991 khẳng định: trẻ em là hạnh phúc của gia
đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Luật có quy định:
- Điều 5: Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em…
- Điều 8: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự;
Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
- Điều 16: Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi
dạy trẻ em dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
- Điều 13: Trẻ em có bổn phận:
Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn
kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm việc vừa sức mình…
- Điều 24: Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, kích động,
lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi phạm luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định
khác của luật này, thì tùy theo mức độ mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Kịp thời ngăn cản hành vi hành hạ trẻ em của người cha, đồng thời giáo dục người cha đó không được
dạy dỗ con bằng hành vi bạo lực như thế, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của con mình
và như vậy là vi phạm luật (Nêu 1 số quy định trong luật BV, CS, GD trẻ em). Sau đó Chủ tịch sẽ chỉ đạo
cho CB BVCSTE xã phối hợp với đoàn thể (như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…) tiếp tục
theo dõi, giáo dục người cha đó để chuyển biến, thay đổi hành vi giáo dục con của người cha đó phải
chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ.
- Nếu người cha không chấp hành theo sự khuyên răn, giáo dục của chính quyền thì Chủ tịch UBND xã
chỉ đạo cho các ngành liên quan lập biên bản đưa ra dân cảnh cáo, nếu tái phạm sẽ xử lý đối với hình thức
cao hơn (xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự).

Bài số 89:
Câu 3 : Sau khi hoàn thành lớp tập huấn 3 tháng ở Miền Trung về, khi vào cơ quan nhận công tác thì
đồng chí Phó chủ tịch UBND xã xin ý kiến Chủ tịch về phần tiền cho thuê mặt bằng sử dụng như thế
nào? (trong thời gian Chủ tịch đi công tác, đồng chí PCT xã có ký hợp đồng cho tư nhân thuê trên phần
đất công để mở dịch vụ karaoke).
Khi nghe trình bày vụ việc như vậy, đồng chí có ý kiến giải quyết ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Theo nguyên tắc khi Chủ tịch UBND xã đi công tác, hội họp, học tập nhiều ngày (quá 5 ngày) không trực
tiếp điều hành công việc thì phải ủy quyền cho đồng chí phó chủ tịch UBND xã điều hành công việc của
mình. Về nguyên tắc quản lý đất đai, nếu là đất công thì UBND xã không có thẩm quyền ký hợp đồng
cho thuê cho bất cứ cá nhân nào, mà thẩm quyền đó thuộc về UBND cấp huyện (trường hợp ký hợp đồng
cho thuê đất công đối với tổ chức thì thẩm quyền thuộc UBND tỉnh).
- Báo với đồng chí Phó CT UBND xã việc ký hợp đồng trên là sai thẩm quyền và sai quy chế làm việc:
+ Thẩm quyền đó thuộc UBND Huyện (như đã trình bày ở trên).
+ Theo quy chế làm việc, những việc quan trọng phải được sự thống nhất đa số UBND xã. Việc ký hợp
đồng đó (nếu là đúng) phải họp UBND xã bàn bạc, nếu được thống nhất (đa số) mới được triển khai.
- Mời đối tác ký hợp đồng trình bày sự việc trên là sai pháp luật để hủy hợp đồng.
- Tổ chức họp kiểm điểm đồng chí Phó CT về việc làm sai trái như đã nêu trên.

Bài số 90:
Câu 4 : Nhân dịp cùng tham gia buổi sinh hoạt định kỳ của ấp văn hóa nghe người dân phản ánh trong ấp
có em B đang học lớp 8 đã bỏ học 3 ngày do điều kiện gia đình quá nghèo, cha mẹ buộc em phải nghỉ học
đi bán vé số phụ gia đình trong thu nhập.
Đứng trước tình cảnh đó, đồng chí có hướng giải quyết ra sao?
PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Nhằm nâng cao trình độ dân trí của nhân dân và phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện
nay, sau khi cơ bản hoàn thành việc xóa mù, phổ cập tiểu học, chủ trương của Đảng là phải nhanh chóng
phổ cập THCS, cụ thể là ở Cần Giuộc phải hoàn thành kế hoạch vào năm 2005. Vì vậy việc nâng cao chất
lượng giảng dạy ở các cấp học đặc biệt là cấp tiểu học và THCS là công việc quan trọng của Đảng và
Nhà nước hiện nay.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Ngay hôm sau, chỉ đạo cho cán bộ chính quyền phối hợp với các đoàn thể, nhà trường đến nhà em B
nắm thực tế hoàn cảnh khó khăn của em để có hướng hỗ trợ, giúp đỡ, đồng thời vận động cha me và em
B sắp xếp trở lại lớp học, ít nhất phấn đấu học hết THCS để sau này thuận lợi cho em trong việc học nghề
hoặc có điều kiện học tiếp.
- Tạo điều kiện cho gia đình em B vay một số vốn (trong nguồn xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ việc làm…)
để chăn nuôi hoặc sản xuất, tạo thu nhập. Đối với em B, chính quyền có thể xuất một phần quỹ khuyến
học (nếu có) hoặc vận động mạnh thường quân hỗ trợ trong việc mua sách vở, quần áo… để giảm bớt
khó khăn cho cha mẹ em B.
- Đặt tình huống xấu nhất, em B không thể trở lại trường thì vận động gia đình cho em B học lớp phổ cập
THCS tổ chức vào ban đêm, để em hoàn thành chương trình trung học cơ sở.

Bài số 91:
Câu 5 : Khi tiến hành giải tỏa mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn cho xã A, còn khoảng 10%
số hộ không chịu giao đất (không dính đến nhà cửa và vật kiến trúc), trong đó có gia đình đồng chí Phó
CT UBND xã.
Đồng chí có biện pháp gì để giải quyết tình hình này cho công trình sớm được triển khai?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Trong quyết định số 883/2004.QĐ.UB ngày 01/04/2004 của UBND Tỉnh ban hành quy định về vận động
nhân dân cùng nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng các đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh quy
định: Điều 1:… vận động nhân dân tự nguyện đóng góp (tự giải tỏa, không bồi thương) đất nông, lâm,
ngư nghiệp, đất ở và tư giải tỏa vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… ở hai bên đường để giao mặt bằng cho
Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng các đường giao thông, phục vụ tốt yêu cầu đi lại của nhân dân.
Điều 4: Được bồi thường theo quy định trong các trường hợp sau:
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường giao thông có ảnh hưởng đến nhà chính, mồ mả.
- Giải tỏa trắng khi mở rộng, nâng cấp đường giao thông.
- Toàn bộ thiệt hại khi mở đường giao thông mới.
Hơn nữa công trình này được sự thống nhất cao của nhân dân (đã có 90% hộ dân chịu giao đất cho công
trình), 10% hộ còn lại có lẽ nhìn vào thái độ, gia đình đồng chí Phó chủ tịch để thăm dò.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Găp riêng đồng chí Phó Chủ tịch để làm việc, trao đổi cho đồng chí Phó chủ tịch thấy rõ trách nhiệm
của mình là một cán bộ, lại là cán bộ lãnh đạo chính quyền của 1 địa phương nên phải có nhiệm vụ về
việc vận động, thuyết phục gia đình mình chấp nhận giao đất để làm công trình công cộng, trong đó có
phục vụ cả gia đình mình (có thể cho đồng chí PCT nghỉ phép 1 ngày trong thời gian thích hợp để về gia
đình vận động).
- Nếu đồng chí PCT làm hết trách nhiệm của mình trong việc thuyết phục nhưng gia đình vẫn không
chuyển biến, thì với tư cách thủ trưởng đồng chí Chủ tịch sắp xếp đến tận gia đình đồng chí PCT thuyết
phục lần cuối, trong đó nhấn mạnh: công trình đã được đa số nhân dân thống nhất, nếu gia đình không
đồng tình thì Nhà nước vẫn tiến hành thi công công trình, số hộ còn lại Nhà nước giải quyết bước tiếp
theo (kê biên giải tỏa trắng nhà cửa, đất đai…), lúc đó uy tín đồng chí PCT bị ảnh hưởng rất lớn.

Bài số 92:
Câu 6 : Có người dân đến đặt vấn đề với Chủ tịch UBND xã rằng gia đình ông sẽ hiến cho xã khoảng
4.000m2 đất để xây dựng trường học nhưng với điều kiện khi nhà trường đi vào hoạt động, chính quyền
cho phép gia đình ông được buôn bán hàng cho các em học sinh trong khuôn viên trường.
Trong trường hợp này đồng chí giải quyết như thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng phải tích cực quan tâm việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học để phục vụ việc học tập cho con em chúng ta. Vì vậy, Nhà nước luôn chủ trương đẩy
mạnh xã hội hóa trên lĩnh vực nói riêng. Do đó việc nhân dân cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục
là việc làm luôn được khuyến khích và trân trọng.
* Cách giải quyết của đồng chí Chủ tịch UBND xã:
- Trước tiên, Chủ tịch UBND xã thay mặt chính quyền địa phương hoan nghênh người dân có thiện chí
hiến đất để xây dựng trường để tạo điều kiện cho con em trong xã có chỗ học tập tốt hơn, chính quyền và
nhân dân địa phương sẽ trân trọng sự đóng góp quý báu đó. Khi tiếp nhận chính quyền sẽ kiến nghị
UBND huyện và Tỉnh có hình thức khen thưởng xứng đáng.
Song song đó Chủ tịch giải thích về điều kiện cho gia đình ông được buôn bán trong khuôn viên nhà
trường, thẩm quyền đó chính quyền không có quyền quyết định mà có quy định riêng, mong ông thông
cảm, không thể gắn kết 2 vấn đề thành một. Tuy nhiên nếu có điều kiện giúp đỡ và có chính sách ưu tiên
cho gia đình trong quyền hạn cho phép.

Bài số 93:
Câu 7 : Nằm trong đoàn vận động sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, Chủ tịch UBND xã đến một gia đình
đông con (5 con gái) để thuyết phục vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai, không đẻ nữa. Sau khi
nghe cán bộ vận động, bà vợ không nói gì nhưng ông chồng kiên quyết không chịu áp dụng các biện pháp
tránh thai. Theo đồng chí nên dùng giải pháp nào để thuyết phục, vận động gia đình đó?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Đất nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Một trong những nguyên nhân
chậm phát triển về kinh tế là dân số quá đông, trong khi tài nguyên đất nước lại hạn hẹp. Trong những
năm qua, chiến lược dân số KHHGĐ của nước ta thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp gia đình có
từ 1 – 2 con) đã giúp cho tỷ lệ sinh ngày càng giảm đã góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế
của đất nước trong những năm gần đây.
* Cách giải quyết của Chủ tịch UBND xã:
- Trước hết giải thích cho gia đình thấy được thực trạng gia đình đông con trong giai đoạn hiện nay là
không có lợi, dễ dẫn đến nghèo đói: Đông con người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (do phải sinh nhiều
lần), không có điều kiện sức khỏe, thời gian tham gia lao động, vợ chồng phải tốn nhiều công sức, tiền
bạc nuôi dạy con cái. Nếu nuôi dạy con cái không đầy đủ, con sẽ dễ sinh bệnh tật, suy dinh dưỡng, không
có điều kiện cho con học đến nơi, đến chốn… cuối cùng sẽ tiếp tục nghèo khó (có thể dẫn chứng thực tế
một vài gia đình nghèo khó vì đông con). Trong lúc gia đình chỉ có 1 – 2 con, cha mẹ sẽ có nhiều thời
gian lao động kiếm sống, tăng thu nhập để chăm sóc con đến nơi đến chốn, lo cho con cái học hành đỗ
đạt để giúp cho gia đình và xã hội. Cũng không nên đặt nặng vấn đề “có nếp, có tẻ”, bởi vì trai gái cũng
đều là con, là huyết thống chung của cha và mẹ, hơn nữa, nếu chăm sóc con kỹ càng, trở thành con ngoan
trò giỏi, thì trai hay gái đều hiếu thảo với cha mẹ.
- Trường hợp gia đình đã có 5 con nên vận động, thuyết phục họ không nên sinh con nữa, nếu còn trong
độ tuổi sinh đẻ thì vợ hoăc chồng nên áp dụng các biện pháp tránh thai, và tốt nhất là áp dụng phương
pháp đình sản (nam hoặc nữ) tùy theo sự nhận thức (thái độ) của vợ hoặc chồng.
- Tiếp tục chỉ đạo cho cán bộ dân số xã theo dõi, quản lý gia đình trên vào diện ưu tiên vận động
KHHGĐ trong thời gian sau này.

Bài số 94:
Câu 8 : Trong cuộc họp gồm UBND xã, các đoàn thể để xét chọn đối tượng được nhận xe lăn cho người
tàn tật do huyện phân phối xuống, trong đó còn một trường hợp còn một số đại biểu không thống nhất
cấp xe lăn cho con ông A, lý do:”Mặc dù con ông A xứng đáng nhận xe vì bị liệt 2 chân, tuổi còn nhỏ
nhưng gia đình ông A không tốt, còn thiếu nợ thuế nông nghiệp Nhà nước, con trai ông A không có tật
thường gây rối trật tự xã hội”.
Vai trò chủ trì cuộc họp, đồng chí quyết định thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Chế độ ta là chế độ XHCN, là chế độ có tính nhân văn rất cao. Do đó việc quan tâm, chăm sóc cho người
khuyết tật là nhiệm vụ cao cả mà chính quyền các cấp phải thực hiện, để tạo điều kiện cho họ hòa đồng
vào xã hội, khắc phục bớt các khiếm khuyết của cơ thể họ đang mang.
* Cách giải quyết của UBND xã:
- Thuyết phục các đại biểu trong cuộc họp không nên lấy lý do gia đình ông A không tốt trong việc chấp
hành các chính sách, pháp luật để không cấp xe cho con ông A. Bởi đây là vấn đề mang tính nhân đạo,
mà đây là nhân đạo thì không kết hợp các yếu tố khác vào đây. Hơn nữa, đối tượng được xét cấp xe lăn
không có dính gì những hành vi không tốt của gia đình (còn nhỏ lại bị tật nguyền).
- Việc cấp xe lăn cho con ông A là đúng đối tượng, không sai nguyên tắc, phù hợp với tính nhân đạo
XHCN.
- Đây cũng là điều kiện cho chính quyền giáo dục ông A cải sửa lại những hành vi không tốt của gia đình
đối với xã hội.

Bài số 95:
Câu 9 : Ngày 20/06/2004 vừa qua công an xã P bắt được 2 hộ dân dùng bình xuyệt điện để chích cá bắt
thủy sản. Công an ra quyết định phạt 700.000 đồng và tịch thu một cái xuồng vi phạm. Hai hộ dân làm
đơn khiếu nại Chủ tịch UBND xã P.
Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, sẽ giải quyết trường hợp trên ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Giả sử tình huống trên là có thật thì chủ tịch xã phải giải quyết đơn khiếu nại của 2 hộ dân trên bằng biện
pháp mời dân lên giải thích cho dân hiểu: Trường hợp dùng bình duyệt điện để chích bắt thủy sản là hành
vi vi phạm pháp luật tiêu diệt các nguồn lợi thủy sản tại địa phương và hậu quả của nó ra sao cho dân
hiểu. Trường hợp 2 hộ dân vi phạm trên nếu hậu quả nặng nhẹ đều vi phạm luật bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và mức độ xử của pháp luật là nếu nhẹ thì xử phạt hành chính, nếu nặng có thể truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc CA xã ra quyết định xử phạt 2 hộ dân trên là 700.000đồng và tịch thu một chiếc xuồng vi
phạm là không đúng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (điều 28) tuy nhiên cũng cần vận động cho
dân hiểu là mục đích xử phạt của CA chỉ nhằm mục đích mang tính răn đe ngăn chặn xuất phát từ động
cơ tốt là trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc xử phạt trên
vượt quá thẩm quyền cho phép của CA theo pháp luật quy định (pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002). Ơ đây chủ tịch xã cũng cần giám định lại trị giá của chiếc xuồng tịch thu nếu giá trị dưới 500.000
đồng trở xuống thì có thể xử lý bằng cách chủ tịch xã ra quyết định sửa đổi việc xử phạt hành chính cùa
CA xã, áp dụng hình thức phạt 2 hộ dân trên mỗi hộ 1 quyết định phạt 500.000 đồng và hình thức phạt bổ
sung tịch thu chiếc xuồng vi phạm. Còn nếu giá trị chiếc xuồng vi phạm trên 500.000 đồng thì chủ tịch xã
ra quyết định thu hồi quyết định xử phạt hành chính của CA xã trên, đồng thời giao cán bộ tham mưu lập
tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết.

Bài số 96:
Câu 10 : Khi UBND xã ra một quyết định giải quyết hành chính đối với một người dân vi phạm pháp luật
tại địa phương. Người dân không chấp hành thì với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí làm gì với
trường hợp này?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Giả sử một người dân vi phạm pháp luật tại địa phương và đã được UBND xã ra quyết định giải quyết
hành chính rồi nhưng người dân không chấp hành quyết định hành chính đó, với vai trò là chủ tịch xã anh
sẽ cho bộ phận tham mưu của ngành mời người dân lên động viên giải thích, hướng dẫn cho người dân
nghe và hiểu rằng việc ra quyết định hành chính đó như thế nào là đúng và phù hợp với văn bản pháp luật
nhà nước, động viên, vận động người dân có trách nhiệm chấp hành quyết định (có thể trích đoạn một số
văn bản pháp luật có liên quan đến việc vi phạm trên đọc cho người dân hiểu) và khẳng định rằng nghĩa
vụ của người dân là trách nhiệm chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Giả sử người dân có
khiếu nại quyết định đó thì phải làm đơn và UBND xã có trách nhiệm ra quyết định giải quyết lần đầu và
khẳng định tính đúng sai của quyết định và quy định thời hạn chấp hành quyết định, còn nếu không có
đơn khiếu nại của dân mà chỉ có yếu tố không chấp hành quyết định thì sau nhiều biện pháp vận động,
làm việc không được thì UBND xã lập biên bản về việc người dân không chấp hành quyết định, đồng
thời ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo điều 67 pháp lệnh vi phạm hành chính).

Bài số 97:
Câu 11 : Bà Trần đến UBND xã để gặp ông Chủ tịch xã tố cáo một cán bộ Uy ban xã có hành vi sai phạm
trong quản lý đất đai. Chủ tịch xã không tiếp bà, mà giao cho công an xã tiếp. Theo đồng chí với vai trò
Chủ tịch UBND xã giải quyết như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích trường hợp trên như thế nào cho dân
hiểu?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
Tiếp dân là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo để phát huy quyền dân
chủ của nhân dân. Việc chủ tịch xã không tiếp bà Trần mà giao cho CA xã tiếp là không đúng pháp luật.
Theo điều 74, 76 luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ: Chủ tịch UBND xã tiếp dân ít nhất một tuần 1 ngày
và có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, các kiến
nghị phản ánh có liên quan đến việc khiếu nại tố cáo. Trong trường hợp này chủ tịch xã phải tế nhị, mềm
mỏng trực tiếp gặp bà Trần vì các khiếu nại tố cáo của bà có kiên quan đến cấp dưới dưới quyền của
mình sai phạm, nếu qua việc KNTC của bà Trần có liên quan đến cán bộ xã sai phạm trong quản lý đất
đai, cần có hình thức động viên vận động bà Trần cung cấp các thông tin cần thiết, để xác minh làm rõ
các vấn đề, nếu nhẹ thì xử lý cán bộ theo pháp lệnh cán bộ công chức, nếu có dấu hiệu hình sự thì chuyển
công an giải quyết. Tuy nhiên thông thường chủ tịch xã quá bận việc nên thường bố trí cán bộ có phẩm
chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp dân, riêng trường hợp này chủ
tịch xã trực tiếp gặp bà Trần làm rõ vấn đề rồi mới có kết luận và có hướng chỉ đạo giải quyết.

Bài số 98:
Câu 12 : Bà Bùi Thị Sen ở xã T có tranh chấp hàng ranh với nhà lân cận. Ong Chủ tịch UBND xã T ra
quyết định giải quyết đất đai. Bà Sen muốn làm khiếu nại quyết định đó lên cấp trên là UBND Huyện
nhưng có người khuyên bà Sen là không nên và chỉ nên gửi đơn kiện đến tòa án. Theo đồng chí trường
hợp trên của bà Sen với vai trò là Chủ tịch UBND xã đồng chí giải quyết ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
- Trường hợp khiếu nại của bà Sen nếu tranh chấp hàng ranh với người lân cận cần xác định rõ vai trò của
cấp xã giải quyết như thế nào nếu đơn khiếu nại của bà là giải quyết tranh chấp đất theo luật đất đai và
các văn bản dưới luật có quy định thẩm quyền giải quyết đất đai (ở tỉnh Long An có quyết định 1906 quy
định thẩm quyền giải quyết đất đai của UBND cấp xã chỉ giữ vai trò hòa giải giữa hai bên đương sự. Việc
hòa giải trên tại cấp xã rất quan trong nó là cơ sở để giải quyết sau này, việc hòa giải trên giữa hai bên do
hội đồng hòa giải cấp xã giải quyết chứ UBND xã không ra quyết định giải quyết đất đai, nếu hòa giải
không thành thì theo luật đất đai UBND xã lập tờ trình gửi về UBND Huyện giải quyết nếu 2 bên đương
sự chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất hoặc gửi hồ sơ về toà án nhân dân giải quyết nếu 1 trong 2 bên
đã được cấp giấy quyền sử dụng đất. Riêng tại điều 39 của luật KNTC trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
đã nhận được quyết định giải quyết việc khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý (trường hợp
này là UBND xã ra quyết định giải quyết hành chính) thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại tiếp theo là cấp trên chẳng hạn như UBND Huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính
tại tòa án theo quy định pháp luật.
Như vậy ví dụ trong trường hợp này nếu bà Sen có nhận quyết định giải quyết hành chính về đất đai của
xã, nếu bà Sen không đồng ý quyết định giải quyết đó của UBND xã và không muốn khiếu nại lên
UBND huyện bà có thể khởi kiện vụ án hành chánh theo quyết định giải quyết hành chánh tại tòa án cấp
huyện nơi bà cư trú để giải quyết theo trình tự tố tụng. Lưu ý còn riêng nếu có quyết định giải quyết hành
chánh của UBND Huyện thì không được khởi kiện ra tòa án.

Bài số 99:
Câu 13 : Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng nhà trái phép dọc theo quốc lộ 50. vì xây dựng nhà không phép
nên ông Phó chủ tịch thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Bà
Nguyễn Thị An đã làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND thị trấn. Theo đồng chí trường hợp này với vai
trò là Chủ tịch đồng chí sẽ giải quyết ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
Hộ bà Nguyễn Thị An xây dựng trái phép dọc theo QL 50, vì vậy xây dựng nhà không phép nên ông Phó
CT.UBND thị trấn đã ra quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, bà An đã làm
đơn khiếu nại đến CT.UBND thị trấn việc xử phạt này. Vai trò là chủ tịch trước tiên anh sẽ nhận đơn
khiếu nại của bà A, cho cán bộ gửi thư mời bà đến trình bày sự việc đồng thời xem xét lại quyết định đó
có phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành hay không. Theo quy định của luật KNTC năm 1999 và
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì CT.UBND cấp xã, thị trấn là người có đủ thẩm quyền
ký các quyết định hành chính tại địa phương, cần giải thích cho dân rõ trong trường hợp người có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó tức đồng chí Phó CT thị trấn được ủy quyền ký
thay (nếu có ủy quyền) và đồng chí Phó chủ tịch Thị trấn là người phải chịu trách nhiệm về quyết định
của mình theo điều 41 pháp lệnh xử lý hành chính năm 2002.
Trường hợp trên nếu đồng chí Chủ tịch thị trấn sau khi xem xét lại quyết định xử phạt buộc tháo dỡ công
trình xây dựng trái phép của bà An nếu phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và đủ điều kiện
cấp phó được ký nếu có ủy quyền thì quyết định trên hoàn toàn là đúng pháp luật. Còn nếu không hội tụ
đủ điều kiện trên thì đồng chí Chủ tịch sẽ giải thích cho bà An hiểu việc vi phạm của đương sự và việc
giải quyết vi phạm đó tức là đồng chí sẽ ra quyết định thu hồi lại quyết định trên: buộc tháo dỡ công trình
xây dựng trái phép, chuuyển về cơ quan chức năng giải quyết.

Bài số 100:
Câu 14 : Khi đến UBND xã tố cáo cán bộ địa chính trong xã sai phạm vì có hành vi nhũng nhiễu tiêu
cực., bà Mai không mang theo chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác theo yêu cầu của cán bộ
tiếp dân. Cán bộ tiếp dân mời bà ra về và trả lời là khiếu nại không đủ điều kiện. Bà Mai khóc lóc ầm ĩ tại
UBND xã. Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã, đồng chí sẽ giải quyết trường hợp trên như
thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
- Vai trò là chủ tịch xã trong việc này rất lớn, sau khi sự việc xảy ra tại trụ sở UBND xã đồng chí sẽ mời
đương sự ở lại để giải quyết sự việc bằng hình thức trực tiếp bằng hình thức trực tiếp tiếp bà và cũng cần
giải thích cho bà Mai rõ theo luật KNTC có quy định đầy đủ, chi tiết chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ tố
cáo người bị tố cáo. Vừa đảm bảo an toàn cho người tố cáo, vừa đảm bảo uy tín, danh dự, quyền, lợi ích
hợp pháp của người bị tố cáo. Việc cán bộ tiếp dân yêu cầu bà Mai xuất trình các loại giấy tờ tuỳ thân
khác khi bà đến UB tố cáo là phù hợp với quy định điều 78 của luật KNTC và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật KNTC. Bà Mai có quyền tố cáo việc sai phạm của cán bộ địa chính xã để thực hiện quyền dân
chủ của mình, nhưng đồng thời cũng phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan cho UB xã nơi có cán
bộ sai phạm, quản lý biết vì đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đối với cán bộ dưới
quyền sai phạm. Người đến KNTC tại nơi tiếp công dân phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, ví dụ như
CMND chẳng hạn, hoặc các thông tin khác có liên quan đến việc tố cáo. Mặt khác phải tuân thủ nội quy
nơi tiếp công dân và thực hiện theo hướng dẫn của người tiếp dân. Tuy nhiên để bảo vệ quyền và lợi hợp
pháp của công dân, thực hiện tốt QCDC cơ sở. Trường hợp này chủ tịch xã phải hết sức mềm dẻo với bà
Mai và chỉ đạo cán bộ tiếp dân có trách nhiệm tiếp dân, lắng nghe bà Mai trình bày, và hướng dẫn bà
cung cấp các thông tin về nhân thân của bà cho cơ quan có thẩm quyền để thuận lợi cho việc liên hệ. Phối
hợp với bà trong khi xem xét việc giải quyết tố cáo của cán bộ sai phạm của xã nói trên.

Bài số 101:
Câu 15 : Khi làm đường giao thông nông thôn UBND xã có quyết toán ngân sách là 20 triệu đồng. Tại
cuộc họp HĐND xã có cử tri thắc mắc là số tiền trên quyết toán không trung thực với công trình đã làm.
Lý do cử tri cho rằng: chất lượng của công trình chưa đảm bảo và số tiền thực chi không chính xác. Chủ
tịch UBND xã không cho cử tri phát biểu ý kiến hết mà cắt ngang cuộc họp để chuyển sang đề tài khác.
Theo đồng chí với vai trò là Chủ tịch UBND xã cách giải quyết trên là đúng chưa? Nếu là CT.UBND xã
đ/c giải quyết như thế nào?
*PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN:
Khi làm đường giao thông nông thôn UBND xã có quyết toán ngân sách là 20 triệu đồng. Tại cuộc họp
HĐND xã cử tri thắc mắc là số tiền trên quyết toán không trung thực với công trình đã làm lý do: cử tri
cho rằng chất lượng công trình không đảm bảo và số tiền thực chi làkhông chính xác, cử tri thắc mắc chủ
tịch xã không giải trình hết mà cắt ngang là không nên vì như vậy là trái với QCDC ở cơ sở. Cần phải
hiểu là Chủ tịch UBND xã nên cho cử tri phát biểu hết và giải thích việc phát biểu phải dân chủ tập trung,
thực hiện tốt QCDC cơ sở là: dân chủ, dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân kiểm tra bằng các thông tin niêm
yết tại cơ sở, niêm yết công khai các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp này nếu việc thắc mắc
cử tri có những chi tiết cần có thời gian kiểm tra lại để giải trình cho chính xác chủ tịch xã nên xin lỗi cử
tri và ghi nhận sự thắc mắc trên và có thể hẹn việc giải trình sự việc nêu trên tại cuộc họp khác.
Bài số 102:
Câu 18 : Nếu ở khu dân cư đồng chí xuất hiện một người hành nghề bói toán có nhiều người ở nơi khác
đến xem, với cương vị là chủ tịch UBND xã, đồng chí sẽ giải quyết như thế nào?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN :
- Có xác định: hành nghề bói toán là việc làm mê tín dị đoan vi phạp pháp luật, Nhà nước cấm.
- Chủ tịch UBND xã xử lý như sau:
* Cần xem xét nhân thân của người hành nghề bói toán từ lâu hay mới, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế –
văn hóa – xã hội.
+ Nếu người đó có nhân thân tốt, mới hành nghề thì tùy theo con người cụ thể mà phân công cán bộ đến
gặp gỡ, trao đổi, tuyên truyền, thuyết phục cho họ hiểu, hứa không tái phạm (có ký cam kết).
+ Nếu đã được giáo dục, giúp đỡ nhiều lần mà vẫn tái phạm thì chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra lập
biên bản tại chổ, xử phạt hành chính, đồng thời giáo dục kiểm điểm trước quần chúng tại khu dân cư,
buộc họ thừa nhận hành vi sai trái của mình và hứa từ bỏ hành nghề bói toán.
+ Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì xử lý bằng pháp luật hình sự.
* Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể có biện pháp giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời
sống, xây dựng gia đình văn hóa.

Bài số 103:
Câu 20 : Vào giờ nghỉ trưa tại nhà chủ tịch UBND xã, có một người nông dân đến tìm gặp đồng chí Chủ
tịch, đưa một lá đơn và xin trình bày thêm nội dung hoàn cảnh với mong muốn cho con trai mình tạm
hoãn lệnh thi hành gọi thanh niên nhập ngũ đợt này.
Theo đồng chí thì tình huống này, đồng chí chủ tịch UBND xã phải xử lý ra sao?
* PHẦN TRẢ LỜI CƠ BẢN
- Tình huống này đồng chí chủ tịch UBND xã không thể từ chối mà phải tiếp người nông dân đó tại nhà,
dù thời gian có thể rất ngắn.
Bởi vì với tính chất là chính quyền cấp cơ sở, nơi hằng ngày, hằng giờ trực tiếp tiếp xúc với người dân,
nên khi người dân có trình bày ý kiến của mình tại những nơi khác ngoài trụ sở UBND thì cũng cần lắng
nghe và tiếp nhận. Tuy nhiên phải hướng dẫn họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Tức là việc
này phải giải quyết cụ thể tại địa điểm tiếp công dân ở trụ sở UBND xã. Trình tự thủ tục giải quyết sự
việc này theo quy định pháp luật, theo nội quy, quy chế tiếp công dân ở xã đã được công khai rộng rãi
cho dân biết.
- Nội dung đơn và lời trình bày của nông dân này liên quan đến luật NVQS thì giải quyết theo luật
NVQS.
Trong trường hợp này thì chủ tịch UBND ghi nhận, đồng thời tiến hành công việc xác minh.
Nếu giả sử tình trạng nhập ngũ của con trai người nông dân đó vào thời điểm nhận quyết định gọi nhập
ngũ, nhưng không thể thi hành được do tai nạn hoặc bệnh hiểm nghèo hay một hoàn cảnh đặc biệt nào
khác. Nhân dân địa phương xem xét và có ý kiến đồng tình với trường hợp xin tạm hoãn thì Chủ tịch
UBND xã cũng không phải là người có thẩm quyền giải quyết trường hợp này (theo luật thì cấp có thẩm
quyền giải quyết việc tạm hoãn gọi nhập ngũ là UBND cấp huyện, quận, thị xã. Trong trường hợp giải
quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyết định của UBND huyện, quận, thị xã về việc gọi, hoãn gọi
công dân nhập ngũ và miễn nghĩa vụ quân sự, thì cấp có thẩm quyền giải quyết là UBND tỉnh, thành phố.
Hội đồng NVQS là bộ phận giúp UBND tổ chức thực hiện công tác NVQS ở địa phương).
Nếu giả sử đơn và lời trình bày giữa nông dân đó không nằm vào những trường hợp giả định trên thì Chủ
tịch UBND xã nhất thiết phải triển khai thực hiện các biện pháp trực tiếp hoặc phối hợp vận động, giải
thích cặn kẽ cho người nông dân đó thông. Mặt khác có kế hoạch cho các thành viên hội đồng NVQS xã,
nhất là các đoàn thể nhân dân tìm hiểu, giúp đỡ, động viên làm những việc có thể làm được để tạo điều
kiện cho con người nông dân nọ an tâm lên đường nhập ngũ.
* Tài liệu tham khảo trả lời:
- Dựa vào luật NVQS.
- Dựa vào NĐ 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
khiếu nại, tố cáo.

1-CÁC TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.


Bài số 104:
* Tình huống 1: Tranh chấp đất lâm nghiệp
Bà Nguyễn Thị Hằng trú tại xã A tự ý trồng cây ngoài khu đất của mình, không làm thủ tục để nhận phần
đất đó (khi có chủ trương giao đất cho các hộ để làm đồi rừng, đã thông báo với bà Hằng nhưng bà Hằng
không đăng ký). UBND xã A giao số diện tích lấn chiếm đó cho ông Thắng. Trong thời gian ông Thắng
tiến hành cải tạo phần đất bà Hằng lấn chiếm thì bà Hằng có đơn kiện đòi lại phần đất lấn chiếmvà đề
nghị UBND xã A giải quyết.
- Giải pháp xử lý : Việc bà Hằng lấn đất đồi rừng để trồng cây lâm nghiệp là việc làm không đúng. Đến
khi UBND xã A thông báo và hướng dẫn làm thủ tục để hợp pháp phần đất đó nhưng bà không làm. Về
pháp lý, chứng tỏ bà không có nhu cầu, hơn nữa diện tích đó Nhà nước chưa thừa nhận gia đình bà Hằng
có quyền sử dụng. Sau đó UBND xã thu hồi và giao cho ông Thắng là đúng thẩm quyền vì diện tích này
UBND quản lý. Tuy nhiên khi trước khi giao đất cho ông Thắng UBND đã yêu cầu bà Hằng lên làm việc,
sau đó thiết lập hồ sơ thu hồi đất (có biên bản xác nhận tài sản có trên đất kèm theo) trên cơ sở đó khi
giao đất cho ông Thắng UBND xã đã yêu cầu bà Hằng thu hoạch thoả thuận với ông Thắng theo giá của
Nhà nước hoặc hai bên thoả thuận. Nếu bà Hằng không chấp nhận UBND huyện ra quyết định giao đất
cho ông Thắng kèm theo số tiền cây trồng tạm thu, nộp ngân sách Nhà nước

Bài số 105:
* Tình huống 2: Lấn chiếm đất tập thể
Tổ dân cư số 5 thuộc phường A tố cáo anh S. làm nhà lấn đất của ngõ 10 gây cản trở việc nâng cấp, cải
tạo đường đi của xóm. Yêu cầu anh S. phải tháo dỡ nhà, trả lại đất cho đường đi, anh S. đòi bồi thường
việc tháo dỡ nhà vì khi anh làm đã được Uỷ ban thị xã duyệt diện tích như hiện nay. Đề nghị Uỷ ban
nhân dân phường A giải quyết.
Giải pháp xử lý: - Nếu anh S. làm nhà trước khi có quy hoạch ngõ, được Uỷ ban nhân dân thị xã duyệt
diện tích xây dựng, và nếu được cấp cả phần đất đó để sử dụng làm đất ở thì nhà nước vẫn có quyền thu
hồi nhưng phải bồi thường (hỗ trợ tiền vật liệu, công xây dựng và tiền đền bù đất).
- Nếu quy hoạch ngõ có trước, việc anh S. lấn chiếm đất ngõ để làm nhà mà lại được Uỷ ban Nhân dân
thị xã duyệt diện tích xây dựng thì Nhà nước vẫn có quyền thu hồi đất. Có thể hỗ trợ tiền vật liệu, công
xây dựng (không đền bù đất).
Cả hai trường hợp nói trên Uỷ ban nhân dân phường chỉ có trách nhiệm làm rõ sự việc, làm đầy đủ thủ
tục đề nghị Uỷ ban nhân dân thị xã giải quyết.
Bài số 106:
* Tình huống 3: Tranh chấp lối đi
Từ năm 1970, gia đình ông Thụ vẫn sử dụng lối đi ra đường lớn thông qua khu vườn của gia đình ông
Hùng. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho gia đình ông Hùng, cơ quan nhà đất đã đo cả
diện tích lối đi đó để cấp giấy chứng nhận quyền sử đất ở cho ông Hùng. Gia đình ông Thụ không có lối
đi đã làm đơn nhờ công an xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Dân sự quy định quyền về lối đi qua bất động sản liên kề,
theo đó “chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi
ra, có quyền yêu cầu chủ bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường
công cộng, người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho
chủ sở hữu bất động sản liền kề”.
Quyền sử dụng của hộ ông Hùng là quyền đối vơí cả khu vườn trong đó có lối đi mà gia đình ông Thụ
đang sử dụng. Tuy nhiên, theo điều 280 Bộ luật Dân sự thì hộ ông Hùng không thể vin vào giấy chứng
nhận do Uỷ ban nhân dân cấp để từ chối việc giành lối đi cho gia đình ông Thụ. Uỷ ban nhân dân xã bàn
bạc với 2 gia đình để có lối đi cho gia đình ông Thụ. Nếu hoà giải không thành thì lập hồ sơ đề nghị Uỷ
ban nhân dân huyện giải quyết.

Bài số 107:
*Tình huống 4: Một số hộ đòi chia lại đất cha ông
Xã A được uỷ nhiệm giao ruộng lâu dài (30 năm) đến hộ xã viên để sản xuất nông nghiệp. Khi giao, thôn
đã sắp xếp lại để mỗi hộ có ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng xa, ruộng gần. Một số hộ không đồng tình đã tự ý
canh tác trên phần đất của cha ông họ trước đây để lại. Phần đất này đã được hợp tác hoá từ những năm
1955 – 1956. Lãnh đạo thôn A báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: Đất cha ông là danh từ được hình thành trong chế độ phong kiến. Luật Đất đai quy định
đất đai thuộc sở hữu nhà nước, ở chế độ xã hội chủ nghĩa việc sở hữu nhà nước về đất đai còn đồng nghĩa
với sở hữu toàn dân. Vậy ai có ý định đòi đất cha ông đều là sai với pháp luật hiện hành. Từ ngày 10-12-
1980 (sau Hiến pháp 1980) mọi chủ sử dụng đất (kể cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình) chỉ có quyền được
giao đất (bây giờ không chỉ hạn chế ở quyền này). Ai có nhu cầu được giao đất, ai không có nhu cầu hoặc
vi phạm thì thu hồi. Từ đó khẳng định một số hộ thôn A khi chia ruộng để sử dụng ổn định lâu dài đều tự
nhận ruộng cũ của gia đình trước đây là sai trái. Vì đất đai là tài sản chung nên khi phân chia sử dụng
phải đảm bảo tính công bằng về mặt pháp luật để mọi người tự giác chấp hành.

Bài số 108:
*Tình huống 5: Giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích
Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp xã Tân An ký hợp đồng cho hộ ông La sử dụng mảnh đất 200m 2
(đất 2 vụ lúa) để xây dựng xưởng sản xuất nông cụ cầm tay. Khi xây xong ông La lại mở cửa hiệu bán
hàng tạp hoá. Nhân dân trong xã bất bình làm đơn tố cáo đòi giải quyết.
Giải pháp xử lý : Theo quy định tại khoản 3 điều 23 luật đất đai năm 1993: Thẩm quyền giao đất để sử
dụng vào mục đích không phải sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc Chính phủ. Ở đây hợp tác xã nông nghiệp Tân An đã giao đất trái
pháp luật, cần phải xử lý ban quản lý hợp tác xã và quy trách nhiệm cá nhân các thành viên trong ban
quản lý hợp tác xã.
Căn cứ vào quy hoạch được duyệt, nếu khu đất hợp tác xã đã giao cho ông La làm xưởng phù hợp với
quy hoạch dân cư hoặc đất chuyên dùng thì yêu cầu ông La làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử dụng đất
và cấp GCNQSD đất. Nếu trái quy hoạch phải tháo dỡ trả lại mặt bằng đất 2 vụ lúa. Ban quản lý HTX
phải trả lại số tiền đã thu của ông La và phải chịu một phần chi phí cho việc tháo dỡ di chuyển công trình
do ban quản lý thỏa thuận với ông La.

Bài số 109:
*Tình huống 6: Không thi hành quyết định thu hồi đất quy hoạch.
Tháng 5 năm 1999, Uỷ ban nhân dân xã Thanh Bình chủ trương cho cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên
thôn, con đường nâng cấp đi qua vườn nhà ông Anh có 4 cây vải thiều lâu năm nằm trong khu đất sử
dụng hợp pháp của nhà ông. Thôn đã nhiều lần đến trao đổi và đưa ra giá đền bù bằng mức thu hoạch
bình quân của 4 cây này trong 3 năm. Ong không chấp nhận mà đòi mức thu hoạch trong 10 năm, với lý
do, bằng thời gian ấy năm mới trồng được cây khác thay thế và thu hoạch bằng 60-70% hiện tại. Lãnh
đạo thôn báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân giải quyết.
Giải pháp xử lý: Chuyển mục đích đất ở sang đất chuyên dùng phải lập hồ sơ, có thẩm định, có phương
án đền bù theo quy định hiện hành (sau khi có thiết kế và luận chứng kinh tế kỹ thuật). Nếu việc mở
đường là cần thiết phải lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.Quyết định phê duyệt dự án: do
huyện ở mức dưới 1 tỷ đồng. Phương án đền bù thiệt hại: do tỉnh. Nếu mức đền bằng mức của tỉnh mà
gia đình vẫn không nghe thì mới được cưỡng chế.Khi đó nếu các hộ không tuân thủ thì phải cưỡng chế.
(Dù được gia đình thoả thuận cho lấy đất mở đường chung vẫn phải làm hồ sơ và đền bù cây cối, công
trình kiến trúc có trên đất theo quy định).

2- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI.


Bài số 110:
* Tình huống 1: Gây rối an ninh trật tự.
Lâm đủ 15 tuổi, có hành vi vi phạm hành chánh về gây rối an ninh trật tự. Bộ phận giúp việc đề nghị Chủ
tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền 100.000đ. Đề
nghị chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử lý tình huống này.
Giải pháp xử lý:
- Lâm đủ 15 tuổi tức Lâm đang trong độ tuổi vị thành niên. Theo quy định tại điều 5 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính thì Lâm phải chịu trách nhiệm hành chính nếu hành vi gây rối trật tự an ninh của Lâm
được xác định là do lỗi cố ý. Vì điều 5 khoản 1 điểm a quy định:
- “Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do lỗi cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”.
- Bộ phận giúp việc đề nghị mức phạt tiền đối với Lâm là 100.000đ là trái với quy định tại khoản 1 điều 6
pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ.
- Như vậy, nếu Lâm có hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý, thì để răn đe Lâm cũng như những người
khác, Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt Lâm 50.000 đ.

Bài số 111:
* Tình huống 2: Hoạt động mê tín, dị đoanĐược quần chúng cho biết, tại khu dân cư số 7, ông Lầu
thường xuyên lên đồng cúng bái, xem bói, xem số cho người trong xã và ngoài xã, gây ảnh hưởng xấu
đối với đời sống văn hóa ở địa phương. Đề nghị chính quyền (xã, phường, thị trấn) xử lý.
Giải pháp xử lý: Cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã cùng công an viên theo dõi để bắt quả tang việc hành nghề
mê tín dị đoan của ông Lầu.
- Tuỳ mức độ vi phạm của ông Lầu (căn cứ vào số tang vật thu được, số người bị ông Lầu lừa gạt bói
toán và lời khai của họ) Uỷ ban nhân dân xã có thể xử lý:
+ Yêu cầu ông Lầu và những người đến xem bói viết kiểm điểm về hành vi vi phạm của họ và nhận lỗi
trước Uỷ ban nhân dân xã. Ngoài ra còn yêu cầu ông Lầu kê khai cụ thể đã xem bói cho những ai, nhận
bao nhiêu tiền…
+ Buộc ông Lầu phải xin lỗi, nhận khuyết điểm trước nhân dân qua hệ thống truyền thanh của xã hoặc ở
hội nghị khu dân cư.
+ Thu toàn bộ dụng cụ hành nghề mê tín dị đoan của ông Lầu và xử phạt hành chính (phạt tiền) vì lợi
dụng tự do tín ngưỡng để làm trái với pháp luật. Nếu còn tái diễn thì ủy ban nhân dân xã sẽ lập hồ sơ đề
nghị truy tố.
- Thông báo trên hệ thống truyền thanh hoăc hội nghị khu dân cư để nhân dân trong xã biết.

Bài số 112:
* Tình huống 3: Đánh bạc.
Theo tin quần chúng cho biết, tối nay tại nhà ông K có đánh bạc, sát phạt lẫn nhau. Nhận được tin này,
với cương vị chủ tịch ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn) ông (bà) xử lý như thế nào?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Giao cho phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, trưởng công an xã và công an viên bí mật tiếp cận theo dõi, nếu
thấy việc đánh bạc (tổ tôm, phỏm, xóc đĩa ăn tiền) thì tìm mọi biện pháp bắt quả tang, giữ và thu các tang
vật: bài, các dụng cụ khác, tiền và yêu cầu mọi người ngồi nguyên tại chỗ (nếu có con bạc trốn chạy thì
lập tức cho người bắt giữ).
+ Lập biên bản, yêu cầu mọi người ký.
+ Nếu việc đánh bạc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhắc nhở, phê bình giáo dục; nghiêm
trọng hơn thì xử lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền để họ thực hiện nếp sống văn
minh. Nếu việc đánh bạc nói trên có hệ thống và nghiêm trọng thì lập biên bản tịch thu tang vật chuyển
đến công an huyện để hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố trước pháp luật.

Bài số 113:
* Tình huống 4: Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa.
Xã Q có ngôi đền lớn, được Bộ văn hóa – thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa. Trong đền có
nhiều cổ vật quý: tượng, hoành phi, câu đối, bình sứ… do quản lý không chặt, kẻ gian vào lấy cắp nhiều
cổ vật. Chủ tịch UBND xã hãy nêu phương án xử lý?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Báo công an huyện và có biện pháp tổ chức điều tra truy tìm thủ phạm ngay.
- Phát động quần chúng nhân dân trong xã đã lấy cổ vật về thờ tại nhà tự nguyện trả lại cho đền.
- Giao cho ban văn hóa xã kết hợp với lực lượng bảo vệ cùng với Mặt trận, Hội người cao tuổi, Hội phật
giáo (nếu có), lên kế hoạch quản lý tổ chức việc thờ cúng, nếu việc tôn tạo thì quyên góp tiền để sửa, tôn
tạo (tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra).
- Những trường hợp không trả lại các đồ thờ đã lấy của đền mà bị phát hiện, UBND xã quyết định cho
lực lượng bảo vệ thu hồi và xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan huyện truy tìm những vật bị bán đi nơi khác.
- Giao cho ban văn hoá xã thảo và công bố quy định về lễ và tổ chức những ngày hội hàng năm.
-Tất cả những biện pháp trên được công bố trên đài truyền thanh của xã hoặc hội nghị khu vực dân cư.

Bài số 114:
*Tình huống 5: Sử dụng ma tuý.
Theo tin quần chúng cho biết, mấy ngày gần đây có một số thanh niên tụ tập tại điểm H để tiêm chích ma
túy. Chủ tịch UBND xã xử lý tình huống này như thế nào?
Giải pháp xử lý : cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
- Phân công phó chủ tịch ủy ban nhân dân, trưởng công an xã và một số công an viên theo dõi, xác minh
rõ đối tượng và những hành vi tiêm chích sử dụng ma túy ở mức độ nào.
- Tổ chức kiểm tra, lập biên bản về những hành vi đó. Tùy mức độ có thể xử lý như sau:
+ Nếu đây là những đối tượng mới lần đầu có hành vi tiêm chích (chưa phải là những con nghiện) thì cho
các đối tượng viết kiểm điểm nêu rõ những sai trái, hứa sửa chữa. Sau đó, chủ tịch UBND xã quyết định
các biện pháp giáo dục tại xã. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các đoàn thể quẩn chúng và
gia đình để giáo dục tại xã có kết quả. Chấm dứt ngay việc tiêm chích để không dẫn đến nghiện ngập.
+ Nếu là những đối tượng nghiện, đã được chính quyền xã (phường, thị trấn) giáo dục nhiều lần mà vẫn
không sửa thì chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ đề nghị chủ tịch UBND
huyện giao cho ngành chức năng làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện của tỉnh (nếu chưa thành niên thì
đưa vào trường dưỡng giáo).

3- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH


Bài số 115:
* Tình huống 1: Thủ tục mai táng người không rõ tung tích
Xã B được giao quản lý 4 km đường sông. Trong những ngày nước lũ, bà con nhân dân đã phát hiện 1
xác người chết đuối không rõ tung tích trôi dạt vào bờ thuộc địa phận xã B quản lý. Nhân dân đã vớt xác
người chết đuối lên bờ. Với trách nhiệm là chủ tịch UBND xã giải quyết trường hợp trên như thế nào?
Giải pháp xử lý:
- Điều 31 Nghị định 83 về đăng ký hộ tích quy định: sau khi nhận được tin báo Uỷ ban nhân dân xã hoặc
cơ quan công an lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Biên bản phải có chữ ký
của người phát hiện, đại diện công an, ủy ban nhân dân xã và 2 người làm chứng; sau đó thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân thích của người chết).
- Trong thời hạn 72 ngày nếu không tìm được người thân của nạn nhân và được phép của cơ quan công
an có thẩm quyền thì tiến hành đăng ký khai tử, mai táng, nhưng phải lưu giữ hình ảnh, dấu tích, đồ vật
của người chết.

Bài số 116:
* Tình huống 2: Thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
Buổi sáng khi ra mở cửa, ông B phát hiện một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang nằm khóc bên cạnh gốc cây
ven đường. Sau khi chăm sóc cho đứa trẻ ông B đã báo cáo cho UBND xã biết. Với trách nhiệm là chủ
tịch xã ông (bà) giải quyết trường hợp này như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 21 Nghị định 83 về đăng ký hộ tịch quy định:
- Trước hết phải lập biên bản, xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, rồi tìm người hoặc tổ chức nhận
nuôi dưỡng đứa trẻ đó.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó.
- Trong thời hạn 30 ngày nếu không tìm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó thì phải làm thủ tục khai sinh cho
đứa trẻ đó tại ủy ban nhân dân xã nơi đã lập biên bản phát hiện đứa trẻ bỏ rơi.

Bài số 117:
* Tình huống 3 : khiếu kiện đông người.
Có một số quần chúng nghe theo phần tử xấu kích động, đã tập trung trước trụ sở ủy ban nhân dân xã
(phường, thị trấn) đưa yêu sách. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) hãy cho biết cách xử lý?
Giải pháp xử lý:
- Không để xảy ra đụng độ, xô xát.
- Bảo vệ an toàn tính mạng cán bộ, tài sản, tài liệu của Đảng và chính quyền xã.
- Báo cáo ngay thường trực huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và xin chỉ thị. Liên lạc với các cơ quan bảo
vệ pháp luật, các đơn vị quân đội, dân quân chuẩn bị các phương án cần thiết.
- Cử cán bộ có trách nhiệm tiếp xúc với đám đông để tìm hiểu, giải thích về những yêu sách của dân.
- Đáp ứng ngay một số yêu sách, để làm dịu tình hình nếu xét thấy những yêu sách không vi phạm pháp
luật, không xâm hại đến quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể, công dân.
- Tìm cách cô lập, tách các phần tử chủ mưu để có đối sách riêng, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
đối với một vài phần tử có hành động quá khích.
- Không tạo nên những nguyên cớ để kẻ xấu lợi dụng kích động làm căng thẳng thêm tình hình.

Bài số 118:
* Tình huống 4: Hoạt động thông tin, tuyên truyền trái pháp luật.
Cần xử lý như thế nào nếu nhận được tin có truyền đơn, khẩu hiệu phản động ở địa phương?
Giải pháp xử lý: cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp như sau:
- Kiểm tra ngay nguồn tin để xác định sự việc, nếu nguồn tin là thực thì kiểm tra nguồn tin để biết được
dụng ý của kẻ xấu.
- Hội ý nhanh trong các cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã để có phương án tối ưu. Nhanh chóng thu hồi truyền
đơn, khẩu hiệu (đối với các loại khẩu hiệu lớn viết ở tường nhà, cổng làng thì dùng các tấm phản giấy che
lại để bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra).
- Lập biên bản vụ việc để phục vụ công tác điều tra sau này.
- Nắm bắt dư luận của quần chúng. Điều tra đối tượng rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động. Khi phát
hiện thấy đối tượng cụ thể thì tiếp tục làm rõ mục tiêu và nội dung chúng in ấn.
- Sau khi giải quyết xong, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng ổn định tình hình.
Chú ý phát hiện những phản ứng tiêu cực khác và khả năng xảy ra những vụ việc tiêu cực phức tạp hơn.
- Báo cáo ngay với ủy ban nhân dân huyện.

Bài số 119:
* Tình huống 5: Xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản.
Quy ước khu dân cư số 5 xã B đã được hội nghị khu dân cư nhất trí thông qua. Khi trình ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt, phòng tư pháp huyện thẩm định trước khi trình chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê
duyệt, đã phát hiện có một điều trái với pháp luật. Là chủ tịch ủy ban nhân dân xã, ông (bà) giải quyết
như thế nào?
Giải pháp xử lý: Điều 16, quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-
CP ngày 11 tháng 05 năm 1998 của Chính phủ ghi: “Thôn, làng, ấp, bản xây dựng hương ước quy ước về
việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với
quy định của pháp luật…”.
Như vậy: - Quy ước khu dân cư số 5 có nội dung sai phải được xây dựng lại.
- Trước khi xây dựng lại quy ước ủy ban nhân dân xã tiến hành họp kiểm điểm, xác định trách nhiệm của
tập thể ủy ban nhân dân vì đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình.
- Việc sửa đổi, bổ sung quy ước:
+ Họp nhóm soạn thảo nêu rõ nội dung sai và lý do, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Thông báo việc này với dân.
+ Hoàn chỉnh lại quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ – KINH TẾ


Bài số 120:

Bài số 121:

Bài số 122:
Bài số 123:
Bài số 124:
* Tình huống 5: Trợ cấp sinh đẻ và nuôi con trong hoạt động dân số – kế hoạch hóa gia đình.
Chị Ngần thôn Mùi xã Vân Cầu đến trạm xá xã thực hiện biện pháp tránh thai, được các y, bác sĩ giúp đỡ
đúng quy trình kỹ thuật. Một năm sau chị mang thai nhưng không dám dùng các biện pháp kỹ thuật để
nạo, phá thai. Sau khi sinh con (con thứ 3) chị làm đơn khiếu nại trạm xá và đề nghị bồi dưỡng sinh đẻ,
trợ cấp nuôi con chị và chị không chịu phạt. Vì chị cho rằng nguyên nhân do trạm xá gây nên.
Giải pháp xử lý: Việc chị Mùi mang thai sau khi đã sử dụng các biện pháp tránh thai có thể có nguyên
nhân từ 2 phía: trách nhiệm của trạm xá xã Vân Cầu và bản thân chị Mùi cũng phải tự xem xét. Việc chị
Mùi đòi được bồi dưỡng sinh đẻ và trợ cấp nuôi con là không đúng quy định. Mặt khác chị phải chịu
trách nhiệm và phải chịu phạt theo nghị quyết số 41 của Nghị định tỉnh Hà Bắc cũ và gần đây là sửa đổi
bổ sung quy định nói trên.

5- CÁC TÌNH HUỐNG VỀ THỪA KẾ – HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


Bài số 125:
* Tình huống 1: Tranh chấp quyền thừa kế đất đai theo di chúc.
Bà Mẫn ở một mình, trước khi chết bà viết di chúc để lại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình cho ông
Hòa là con rể, vì bà cho rằng vợ chồng ông Hòa có công phụng dưỡng bà. Lúc bà sắp qua đời, ông Nhâm
con trai của bà mới về, cùng ông Hòa chăm sóc bà và lo tang khi bà mất. Ong Nhâm không đồng ý
chuyển quyền sử dụng đất cho ông Hòa theo di chúc của bà Mẫn. Hai ông đều có đơn đề nghị Uỷ ban
nhân dân xã giải quyết quyền thừa kế.
Giải pháp xử lý: Quyền thừa kế về đất đai được quy định tại luật đất đai năm 1993 và Luật dân sự Việt
Nam. Song do đất có những đặc điểm riêng, vì đất đai là sở hữu của nhà nước (khác với tài sản khác). Do
đó trong luật đất đai, đất đai có quyền thừa kế về sử dụng (đặc biệt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và làm muối). Tuy có thể cùng hàng thừa kế nhưng có người không được hưởng
quyền thừa kế về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối nếu họ không làm nghề
nông, không có hộ khẩu ở nơi có đất hoặc có đất nhưng đã quá hạn điền (quá 5 mẫu 4). Đối với đất ở
được gắn với bất động sản liền kề nên đất thổ cư được xác nhận là tài sản chung của hộ. Toàn bộ tài sản
lâm lộc gắn với giá trị đất đai của bà Mẫn là tài sản được chia đều cho cho cùng hàng thừa kế. Vì thế,
việc bà Mẫn ghi di chúc để lại quyền sử dụng đất cho ông Hòa (vợ ông Hòa là con gái bà Mẫn) là phù
hợp với pháp luật. Nếu ông Nhâm tranh chấp về tài sản có trên đất thì mới được xét xử theo luật định.
Còn ông Nhâm không đồng ý với mẹ về di chúc chuyển quyền sử dụng đất ở cho con gái và con rể là
không đúng.

Bài số 126:
* Tình huống 2: Tranh chấp quyền thừa kế đất đai theo luật.
Ong Phố sinh được 2 người con trai là anh Hùng và Tiến. Anh Hùng là con cả khi lập gia đình ông Phố
mua đất cho ở riêng, anh Tiến ở với ông Phố. Khi mất ông phố không để lại di chúc. Do đời sống khó
khăn anh Tiến bán ½ diện tích đất nói trên nhưng anh Hùng không cho bán. Hai anh em mâu thuẫn với
nhau, đề nghị xã giải quyết.
Giải pháp xử lý: anh Hùng khi xây dựng gia đình đã được bố mua đất cho ở riêng, từ đó đất thổ cư của
anh Hùng gắn liền với tài sản là của riêng vợ chồng anh Hùng. Còn anh Tiến ở với bố mẹ trên phần đất
thổ cư cũ, sau này do thực tế cuộc sống kể cả ông Phố lúc còn sống cũng như ông Phố mất, việc anh Tiến
bán toàn bộ cơ ngơi hoặc một phần là thuộc quyền định đoạt của ông Phố hoặc anh Tiến. Tuy nhiên, nếu
ông Hùng có đơn chính thức đòi quyền chia thừa kế di sản của bố thì Uỷ ban nhân dân xã làm trọng tài
hòa giải, nếu 2 bên không thỏa thuận được sẽ hướng dẫn ra tòa xét xử bằng một bản án dân sự.

You might also like