You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

Câu 1: Anh (Chị) hãy nêu khái niệm tài sản, phân biệt quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân.

Câu 2: Anh (Chị) hãy nêu các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật dân sự, lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp.

Câu 3: (5 điểm): Anh(Chị) hãy nêu khái niệm về quyền thừa kế, làm rõ nội dung các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quyền thừa kế.

Câu 4: Anh(Chị) hãy nêu hậu quả pháp lý trong trường hợp người đại diện thực hiện
hành vi không có quyền đại diện.

Câu 5: Anh(chị) hãy nêu các nguyên tắc áp dụng của Luật dân sự. Trình bày ý nghĩa và
chức năng của nguyên tắc thiện chí, trung thực.

Câu 6: Anh(chị) hãy so sách quyền nhân thân và quyền tài sản. Lấy ví dụ minh họa về
quyền nhân thân và quyền tài sản.

Câu 7: Anh(chị) hãy nêu khái niệm, đặc điểm của quyền nhân thân và quyền tài sản.

Câu 8: Anh(chị) hãy so sánh chế định quyền giám hộ và quyền đại diện theo pháp luật

Câu 9: Anh(chị) hãy nêu khái niệm quyền sở hữu. Phân tích nội dung của quyền sở hữu,
quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

Câu 10: Anh(chị) hãy phân tích mối liên hệ giữa luật dân sự với luật hôn nhân và gia
đình, luật thương mại.

Câu 11: Anh(Chị) hãy cho biết quan hệ pháp luật dân sự là gì? Hãy nêu nội dung và đặc
điểm về nội dung của quan hệ pháp luật dân sự.

Câu 12: Anh(chị) hãy phân tích khái niệm, ý nghĩa của của các loại thời hiệu. Cho ví dụ
về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Câu 13: Anh(chị) nêu và phân tích các nguyên tắc bồi thường thiện hại, lấy ví dụ minh
họa.
Câu 14: Anh(chị) hãy phân tích điều kiện và hậu quả pháp lí của quyết định tuyên bố mất
tích và quyết định tuyên bố chết.

Câu 15: Anh (chị) nêu khái niệm quan hệ pháp luật dân sự. Phân loại quan hệ pháp luật
dân sự.

Câu 16: Anh(chị) hãy nêu khái niệm pháp nhân, phân tích các điều kiện của pháp nhân.

Câu 17: Nêu khái niệm và phân loại nguồn của Luật dân sự.

Câu 18: Nêu các điều kiện để một di chúc có hiệu lực, cho ví dụ minh họa.

Câu 19: Bài tập tình huống

Nhà bà A có khu đất liền kề nhà bà H. Trước khi xây dựng nhà, bà A đã thuê công
ty đến đo đạc, thiết kế và hoàn tất các thủ tục xin phép xây dựng. Do diện tích hạn chế
nên bà A xây hết phần diện tích thuộc quyền sử dụng. Khi xây đến tầng 2, nhà bà H phản
đối với lý do cửa sổ nhà bà A mở nhìn sang phần đất nhà bà, Khi mở cửa sổ sẽ lấn sang
phần ngõ đi riêng của nhà bà H. Bà A cho rằng hồ sơ xây dựng nhà đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật, nên lý lẽ bà H đưa ra không
thuyết phục. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Nếu được phân công giải quyết vụ
việc trên anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?

Câu 20: Bài tập tình huống

Một tối đi đường, ông A nhặt được chiếc túi, trong đó có 01 máy tính xách tay, 05
triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân của ông B nhưng không rõ địa chỉ. Ông A đã liên hệ
với cán bộ xã để thông báo cho người bị mất biết đến nhận, đồng thời mang tiền, máy
tính về nhà; giao máy tính cho con trai là M sử dụng, do vô tình M đã làm đổ chai nước
dẫn đến chập điện và hỏng máy tính. Ba ngày sau, ông B đến nhà ông A xin nhận lại tài
sản vì hôm đó do say rượu lên đánh rơi mà không biết. Ông A đồng ý trả lại 5 triệu và
giấy tờ tùy thân cho ông B, riêng máy tính do đã chập điện và hỏng lên ông A xin phép
ông B thứ lỗi và chấp nhận đền bù 03 triệu đồng. Ông B không đồng ý vì máy tính đó
ông mới mua giá 12 triệu đồng, ít nhất ông A phải bồi thường 8 triệu, do không thống
nhất được mức bồi thường nên hai bên đã lời qua tiếng lại gây mâu thuẫn, tranh chấp.
Trên cơ sở nội dung vụ việc anh(chị) hãy giải quyết mâu thuẫn theo quy định của pháp
luật dân sự.
Câu 21: Bài tập tình huống

Ông A bị bệnh qua đời mà không để lại di chúc. Tài sản của ông gồm 1 ngôi nhà
200 triệu, 1 xe máy 50 triệu + 200 triệu tiền mặt. Người thân của ông gồm: bố đẻ, vợ, 2
con đẻ và 1 cháu ruột. Anh(chị) hãy áp dụng BLDS 2015 để chia tài sản thừa kế trong
trường hợp trên.

Câu 22: Bài tập tình huống

Ông A và bà B là vợ chồng, 2 người có tài sản chung là 600 triệu. Bà B có tài sản
riêng là 180 triệu. Họ có 3 người con, C (20tuổi) đã trưởng thành, có khả năng lao động;
D, E (14 tuổi) chưa có khả năng lao động. Bà B chết, di chúc hợp pháp cho M 100 triệu;
hội người nghèo 200 triệu. Anh(chị) hãy tính thừa kế của những người trong gia đình bà
B?

Câu 23: Bài tập tình huống

Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh năm 1976 và D sinh
năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có con là F,G,H. Vợ chồng D không có
tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A - B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D1/3
tài sản của bà. Tháng 10/2016, D chết. Tháng 01/2017, bà B chết. Anh (chị) hãy chia di
sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỷ đồng. Biết
rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống.

Câu 24: Bài tập tình huống

A, B kết hôn năm 1950 có 4 con chung C,D,E,F. Vào năm 1957, A có 3 con chung
với T là H,K,P. Năm 2017, A, C qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời
điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con G,N. Sau khi A qua đời để di chúc lại cho C ½ di
sản, cho B,T mỗi người ¼ di sản. Sau khi A qua đời B kiện đến tòa xin được hưởng di
sản của A. Tòa xác định tài sản chung A,B =720 triệu , A,T= 960 triệu. Anh (chị) chia
thừa kế trong trường hợp trên?

Câu 25: Bài tập tình huống

A là người chuyên buôn trâu. Hôm đó, A giao cho K - người làm thuê đưa 5 con
trâu đến lò mổ của B (B mua trâu của A). Đang đi trên đường, do chiếc ô tô của T bấm
còi quá lớn, một con trâu tự dưng vùng bỏ chạy. K hô hoán mọi người giúp mình đuổi bắt
con trâu. Do nhiều người la hét náo loạn, con trâu hoá điên, liên tiếp đâm, húc, gây
thương tích cho 3 người đang đi trên đường.
Trên cơ sở quy định pháp luật dân sự trong trường hợp súc vật gây thiệt hại,
anh(chị) hãy cho biết ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con trâu gây ra?
Câu 26: Bài tập tình huống
Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số
tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột của ông.
Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng 20 tuổi, là con của ông với
vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc. Ngoài ra,
ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chết),
nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không
nhắc đến Hải. Giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết. Anh(chị) hãy chia thừa kế theo
nội dung tình huống trên.

Câu 27: Bài tập tình huống


A và B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau. A xây dựng nhà trước B, để
xác định ranh giới, A đã trồng một cây nhãn vào giữa ranh giới hai nhà làm mốc giới. Khi
B xây dựng nhà đã làm cửa số đối diện với của sổ nhà A và mái che cửa sổ (ô văng) nhô
sang phần đất của nhà A. Muốn thoát nước thải từ nhà B ra nơi quy định buộc phải đi qua
phần đất của nhà A.
Anh(Chị) hãy xác định các vấn đề sau:
a) B có quyền yêu cầu A chặt cây nhãn không?
b) Nếu B chấp nhận cây nhãn làm mốc giới chung thì quyền của các bên đối với
cây nhãn như thế nào?
c) A có quyền yêu cầu B phải làm gì đối với cửa sổ và mái che cửa sổ?
d) Việc lắp đặt ống thoát nước thải của nhà B phải làm như thế nào cho hợp pháp ?
HẾT

You might also like