You are on page 1of 5

BÀI THẢO LUẬN, CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

MÔN PHÁP LÝ ĐẠI CƯƠNG

Tháng 4/ 2021
Giảng viên: TS. Nguyễn Đức Vinh

1. Yêu cầu:
- Sinh viên chia nhóm (lớp trưởng phụ trách việc chia nhóm, một nhóm
không quá 10 sinh viên), sinh viên chuẩn bị bài thảo luận ở nhà;
- Sinh viên trình bày bài và thảo luận tại lớp vào các buổi học thứ 5 và buổi
học thứ 12;
- Các nhóm bốc thăm việc trình bày bài theo thứ tự
- Trình bày và thảo luận sẽ được công điểm chuyên cần, giữa kì và điểm
danh
2. Câu hỏi
2.1. Nghiên cứu và trình bày tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam?
2.2. Nghiên cứu và trình bày hình thức văn bản quy phạm pháp luật Việt
Nam? ( gồm cơ quan ban hành, tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật,
theo giá trị thứ bật…)
2.3. Câu hỏi và bài tập tình huống

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bài 2.3.1: Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác hiện nay tại Việt
Nam? Cho ví dụ để phân biệt rõ cơ quan nhà nước và cơ quan của tổ chức xã
hội có giống nhau không?
Bài 2.3.2: Anh/chị hiểu như thế nào về khẩu hiệu nhà nước “của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân” hiện nay tại Việt Nam?
Bài 2.3.3: Chế độ chính trị là gì? Anh/chị hiểu như thế nào về nhà nước và hệ
thống chính trị hiện nay tại Việt Nam?
Bài 2.3.4: Quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam với Nhà nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay như thế nào?
Bài 2.3.5: Làm thế nào để nâng cao ý thức pháp luật nói chúng và ý thức chấp
hành pháp luật hiện nay của người dân Việt Nam? Có phải cứ tăng nặng các
hình phạt/mức phạt sẽ giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật?

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

A. QUYỀN NHÂN THÂN

Bài 2.3.6: Quyền nhân thân là gì? Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện nay,
cá nhân có những quyền nhân thân nào?
Bài 2.3.7: Khi sinh Hận, bố em đi làm xa, bỏ mặc mẹ con em, mẹ em buồn
chán, đặt tên con là Hận và cho mang họ của mẹ. Khi đi học, do bị bạn bè trêu
chọc nên nhiều lần em về xin mẹ được đặt tên khác. Lúc này bố em cũng đã trở

1
về nhận lỗi và đoàn tụ gia đình, nên bố mẹ em cũng muốn đổi họ của em từ họ
của mẹ sang họ của bố và đổi tên khác dễ nghe hơn cho con gái. Xin hỏi em có
được thay đổi họ, tên không? Pháp luật dân sự quy định về vấn đề này như thế
nào?
Bài 2.3.8: Anh A là người nghiện ma tuý và phá tán tài sản gia đình. Theo yêu
cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Toà án tuyên bố anh A bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự và chỉ định chị B là vợ của anh A làm người đại
diện hợp pháp cho anh A. Sau khi anh A bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự, mọi chuyện liên quan đến việc mua bán, quản lý tài sản trong
gia đình đều do B đảm nhiệm. Nhân một hôm chị B đi vắng, cháu C con của
anh A và chị B sốt nặng. Trong lúc không có tiền và không thể vay mượn của
ai được nên anh A đã bán chiếc xe đạp của mình cho M để lấy tiền mua thuốc
trị bệnh cho C. Khi trở về, chị B cho rằng anh A bán xe như vậy là quá rẻ. Chị
yêu cầu M trả lại xe với lý do anh A đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự, mọi giao dịch liên quan đến tài sản của anh A đều phải do chị
đại diện xác lập, thực hiện.
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy giải quyết tranh
chấp nói trên giữa các bên liên quan và giải thích vì sao?

B. CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN – QUYỀN SỞ HỮU

Bài 2.3.9: Bà A. ra chợ mua cá của bà B. Sau khi lựa xong, bà A. đồng ý mua
con cá với giá 50.000 đồng và nhờ bà B làm thịt con cá như thường lệ, bà A.
cầm tiền ngồi chờ. Tới chừng mổ bụng cá thì chuyện bất ngờ xảy ra: trong
bụng cá có chiếc nhẫn vàng. Hỏi: nhẫn ấy thuộc về ai?
Bài 2.3.10: Toà án nhân dân cấp huyện vừa xử sơ thẩm tuyên cho ông A. và bà
B. ly hôn. Trên đường về nhà, ông A. mua 05 tờ vé số, mỗi vé trúng 1,5 tỷ
đồng. Hay tin ông A. trúng số, bà B. bè đến đòi chia số tiền trúng số đó. Hỏi:
bà B. có được khoản tiền nào không? Tại sao?
Bài 2.3.11: Sáng sớm, anh Bình thấy trong sân nhà mình có một chiếc áo
veston còn mới nhưng không biết là của ai. Anh Bình đã đem chiếc áo đi hỏi
hết các nhà trong phố xung quanh nhà mình nhưng không ai nhận. Mùa đông
năm đó, nhân ông Hoàn là chú của anh Bình từ quê ra, anh Bình đã bán rẻ cho
chú anh chiếc áo nói trên. Ông Hoàn mặc áo đó đi bộ dạo phố thì anh Nhật hát
hiện và đòi chiếc áo. Theo anh Nhật, chiếc áo này anh mua từ Anh Quốc giá
2.500 Euro có hoá đơn chứng từ rõ ràng, anh mới chỉ mặc được một lần.
Khoảng 3 tháng trước, anh giặt phơi trên sân thượng thì bị gió thổi bay mất.
Lâu nay anh vẫn dò hỏi nhưng không tìm lại được Tưởng áo đã bị kẻ trộm lấy
mất, nên anh không dò hỏi nữa. Nay thấy ông Hoàn mặc áo nên anh đòi ông
Hoàn hải trả lại áo cho anh. Ông Hoàn cho rằng ông mua áo từ Bình, anh Nhật
muốn lấy áo thì gặp Bình mà đòi, chứ ông không biết. Hơn nữa, chiếc áo trên
bị bay mất rất lâu, anh Nhật mất mà không tìm nữa thì coi như từ bỏ quyền sở
hữu. Vì thế ông không đồng ý trả lại áo. Hãy cho biết:
1. Lập luận của ông Hoàn đúng hay sai? Tại sao?
2. Chiếc áo trên được xác định là vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu
hay vật bị đánh rơi? Tại sao?

2
3. Theo anh (chị) tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Tại sao?

C. CHẾ ĐỊNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Bài 2.3.12: Ông A gửi cho Tổng kho B 10.000 thùng dầu DO và dặn bên B là
khi nào có ai muốn mua dầu DO thì bên B báo lại dùm. Hôm sau, khách hàng
C gặp bên để hỏi mua dầu DO. B tự ý ký hợp đồng bán số dầu trên cho bên C
với giá cao hơn và báo cho A biết về việc mình đã bán số dầu trên cho bên C,
thay vì phải báo trước cho bên A và để bên A quyết định. Nhận được thông
báo của bên B, bên A rất bất ngờ, chưa thể phản ứng gì ngay. Ngay chiều hôm
đó, giá dầu DO đã tăng giá đột ngột, vượt quá giá mà B đã ký hợp đồng bán
cho bên C (mặc dù giá này là rất cao và rất hời nếu tính vào lúc ký hợp đồng).
Ngay lập tức bên A gọi điện báo với B là không được bán số dầu nói trên.
Anh (chị) hãy xác định hướng giải quyết khi xảy ra các trường hợp sau:
1. B chưa giao số dầu nói trên cho bên mua, nhưng đã nhận tiền của bên
mua. Khi B mang tiền đến giao lại cho A thì A không nhận. C đòi B phải
giao số dầu đã cam kết bán trong hợp đồng.
2. B đã giao dầu cho C rồi, nhưng C chưa trả tiền mua dầu. Nay A muốn đòi
huỷ bỏ hợp đồng đã ký giữa B và C, đồng thời lấy lại số dầu của mình thì
có được không? Tại sao?
Bài 2.3.13. A (19 tuổi) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hung cảm
(lúc tỉnh táo bình thường, lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường
làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy những lúc tỉnh táo A vẫn như người
bình thường. Một hôm A dem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán
cho B với giá 20 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A
khắp nơi nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa
phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để
lấy tiền di chơi. Hỏi tại sao A làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì
và dường như không biết chuyện gì xảy ra. Hãy xác định hướng giải quyết các
tình huống sau:
1. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do Hợp đồng giao kết với người mất
năng lực hành vi dân sự thì có được không? Tại sao?
2. Các anh (chị) hãy tư vấn cho A đòi lại chiếc xe từ B
3. Theo anh (chị) trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và vẫn
còn hiệu lực pháp luật không? Cơ sở pháp lý?
Bài 2.3.14: Ngày 15/6/216, gia đình ông Hồng có đám giỗ nên sang mượn của
ông Nam một chiếc quạt đứng (quạt cây) phục vụ cho việc tổ chức ăn uống.
Đây là một chiếc quạt cổ nên có những hoa văn rất đẹp đẽ được khắc rên đó.
Trước khi giao quạt cho ông Hồng, ông Nam đã dặn rất cẩn thận rằng chiếc
quạt cổ thời Pháp nên chỉ chạy được điện 110V bà bảo ông Hồng phải dùng bộ
chuyển nguồn. Khi mang qạt về nhà, mọi người đều rất thích thú vì chiếc quạt
lạ mắt. Buổi trưa, khi gia đình tổ chức tiệc ăn uống thì con trai ông Hồng đã
cắm chiếc quạt cây ông Hồng mượn của ông Nam để phục vụ việc ăn uống. Do
không được nhắc nhở đổi nguồn điện nên anh đã cắm trực tiếp vào nguồn điện
220V làm chiếc quạt bị cháy. Sau buổi hôm đó, ông Hồng có sang trình bày sự

3
việc và xin ông Nam cho mình được mua một chiếc quạt cây mới thay thế hoặc
dền tiền, nhưng ông Nam không đồng ý vì chiếc quạt cây của ông là chiếc quạt
cổ nên rất quý nên yêu cầu ông Hồng phải mang chiếc quạt của ông đi sửa. Tuy
nhiên, vì chiếc quạt của ông Nam là quạt cổ nên trên thị trường không ai có thể
sửa được chiếc quạt này. Hỏi:
1. Hãy chỉ ra căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên và xác
định nghĩa vị nào là nghĩa vụ bị chấm dứt, thời điểm chấm dứt?
2. Nếu ông Nam chấp nhận cho ông Hồng mua một chiếc quạt cây khác
thay thế thì việc ông Hồng giao chiếc quạt cây mới là thực hiện nghĩa vụ
gì?
3. Khi chiếc quạt không thể sửa được thì ông Hồng hay con trai ông Hồng
phải chị trách nhiệm với ông Nam?
4. Loại trách nhiệm được nêu ờ câu c là loại trách nhiệm gì?

B CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VÀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Bài 2.3.15: Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi
dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề
nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ
đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những
người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy
cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức
năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét
vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập
đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối
với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết
được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia
X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của
quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho
biết:
1. Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước
luật biển 1982 hay không? Tại sao?
2. Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị
quyết do Hội đồng bảo an thông qua?
Bài 2.3.16: A và B đề là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam.
Trong lần du lịch sang Belarus, A gây tai nạn giao thông dẫn đến thương tích
cho B. B được chuyển về bệnhviện ở Việt Nam để điều trị, sau ki điều trị xong
B khởi kiện A ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường chi phí điều trị y
tế.
Hỏi:
1. Đây có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không? Giải thích?
2. Xác định phạm vi quan hệ dân sự

HẾT

4
5

You might also like