You are on page 1of 7

BÀI TẬP 5:

Câu 1: Quyền sỡ hữu có bao nhiêu quyền ?


- 3 Quyền:
- Quyền chiếm hữu
- Quyền định đoạt
- Quyền sử dụng
Câu 2: Ông A – GĐ công ty vận tải X giao xe cho nhân viên là B chở hàng từ SG ra
VT, thời hạn 3 ngày. Trong thời hạn này, B là người chiếm hữu chiếc xe theo Điều
187 hay 188.
- Theo Điều 187
Câu 3: Chủ thể có quyền định đoạt tài sản phải có NLHVDS đầy đủ đúng hay sai?
- Sai. Chỉ cần có NLHVDS là được ko cần phải là đầy đủ
- CSPL: Điều 193
Câu 4: A là chủ sỡ hữu hợp pháp một món đồ cổ từ thời nhà Nguyễn truyền lại. Hỏi
giả sử A bán cho B (A đầy đủ nlhvds) thì có được không ? (Điều 196).
- Tùy trường hợp
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 196 thì ưu tiên cho Nhà nước nhưng nếu B là cá nhân
có quyền ưu tiên mua thì A có thể bán cho B
Câu 5: A đi tắm biển ở VT thì nhặt được một chiếc nhẫn kim cương trị giá một tỷ
đồng. A có thể xác lập quyền sỡ hữu chiếc nhẫn hay không?. Nếu có thì theo Điều
228, 229, 230?
- Theo cả 3 Điều đều được. Tuy nhiên nên ưu tiên sử dụng Điều 228 “sau một năm
kể từ ngày thông báo công khai mà không xác thực được chủ sỡ hữu tài sản là
động sản thì quyền sỡ hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản”
- Áp dụng Điều 228 để bảo vệ quyền lợi của người nhặt được.
Câu 6: A vô tình nhặt được tờ tiền trị giá 500k trên đường đi học về. Đây là chiếm
hữu có căn cứ pháp luật hay không có căn cứ pháp luật? Ngay tình hay không ngay
tình? (Điều 165,180, 181).
Note: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật gồm: Ngay tình và không ngay tình
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
- Chiếm hữu không ngay tình (Điều 181)
- Vì bản thân biết là nhặt được tức là biết mình không phải chủ sỡ hữu mà vẫn lấy
Câu 7: A đến tiệm cầm đồ của B bán sợi dây chuyền trị giá 50% giá thị trường. A
nói với B do con mình đi cấp cứu cần tiền gấp nên bán giá rẻ. B tin lời A nên mua.
Nhưng ba ngày sau thì bị cơ quan công an xử lý vì đây là hàng A ăn trộm. B chiếm
hữu sợi dây chuyền có căn cứ hay không có căn cứ pháp luật? Ngay tình hay không
ngay tình?
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật do A ăn trộm rồi đem bán chứ A không có
phải là chủ sỡ hữu. Như vậy, mua đồ từ người không phải chủ sở hữu là chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật.
- Chiếm hữu không ngay tình. Vì bà B mua đồ giá rẻ so với giá trị ban đầu, pháp
luật quy định phải biết nó là đồ có thể bị ăn cắp đem bán lại nhưng bà B vẫn mua
khi bản thân hành nghề cầm đồ.
Câu 8: A là chủ sỡ hữu một căn hộ một chung cư ở HN. Sau đó A cho B thuê và bỏ
vào miền Nam sinh sống. Giao cho con mình là C ở HN thu tiền hàng tháng. Một
thời gian sau A chết, B cũng chết. Con B là M tiếp tục sinh sống tại nhà này. 35 năm
sau, C muốn khởi kiện đòi lại nhà vì ba năm nay yêu cầu M trả nhà nhưng không
trả. (M vẫn trả tiền hàng tháng cho C). Tòa án xét xử sơ thẩm dựa vào Điều 236
cùng với việc M có sửa sang lại căn nhà, đồng thời không có tồn tại hợp đồng cho
thuê nhà bằng văn bản giữa A và B, C và M. Nên tuyên bố căn nhà thuộc quyền sỡ
hữu của M. Hỏi Tòa án cấp sơ thẩm đúng hay sai?
- M sỡ hữu căn nhà là có căn cứ hợp pháp do M có trả tiền thuê nhà hợp pháp, có
hợp đồng thuê nhà hợp pháp (hợp đồng lời nói nhưng hợp pháp theo Khoản 2
Điều 129).
- Nhưng M không ngay tình. Bản thân thuê nhà thì phải biết nhà vốn không thuộc
về mình.
- Tòa sai và phải xử trả lại nhà cho C.

BÀI TẬP 6:
Câu 1: Đọc slide phần quyền khác đối với tài sản và cho biết hướng giải quyết đối
với các TH sau:
1.1.A, B, C, D là hàng xóm trong 1 hẻm cụt. A đầu hẻm, D cuối hẻm. Lộ giới hẻm
4m. Mọi người ra vào hẻm thoải mái. Một hôm A xây dựng 1 cái bếp lấn ra giữa
hẻm cản trở việc đi lại của mọi người, khiến mn khó khăn vào nhà nên yêu cầu A
phá vỡ bếp. Nhưng A không đồng ý và cho rằng mình có quyền xây dựng trên đất
mình. Theo giấy tờ phần đất này thực sự của A, từ trước đến nay để mọi người qua
lại thoải mái. Nay A muốn lấy lại thì có phù hợp với Điều 248?
- Bất động sản hưởng quyền: B,C,D
- Bất động sản chịu hưởng quyền: A
- Hẻm 4m, lấn 2m thì vẫn còn 2m để đi lại được. Tức là đất của A thì A phải hy
sinh cho người khác đi lại nhưng phải ở mức độ hợp lý. Việc còn dư 2m vẫn để
mn đi lại được do đó A không nhất thiết phải phá vỡ cái bếp.
1.2.D muốn mắc đường dây tải điện từ đầu hẻm vào trong nhà và đi ngang nhà A, B,
C. Người lắp ráp yêu cầu chiều cao tối thiểu cách nhà A, B, C là 2m. D đồng ý
nhưng ABC không chịu vì cho rằng dây điện có thể đứt bất chợt gây nguy hiểm cho
họ. Việc ABC phản đối có phù hợp với Điều 255 ko?
- Việc ABC phản đối có phù hợp với Điều 255 do nguyên tắc mắc dây phải tối thiểu 3m
chứ không phải 2m nên họ cảm thấy ko an toàn và có quyền phản đối.
- TH anh D mắc trên 3m thì lúc này ABC không có quyền phản đối vì anh D đã thực hiện
đúng với quy định tại Điều 255 rồi.
1.3. A cho B thuê một S đất = 8000m vuông, trong đó có một hồ nước 5000m vuông.
B sẽ được khai thác quyền bề mặt đối với hồ nước này theo điều 267 hay không?
- B có quyền khai thác đối với hồ nước theo Điều 267
Câu 2: Quán karaoke bị cháy làm chết 30 người thì có phải là tình thế cấp thiết theo
Điều 171 không?
- Không phải tình thế cấp thiết
- Tình thế cấp thiết là phải hy sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích lớn, trong tình huống trên
không có dữ liệu cho thấy hy sinh gì để cứu 30 người kia
- TH như có công an tới phá cửa đập bể cửa để cứu 30 người kia thì được gọi là tình
thế cấp thiết (hy sinh cánh cửa)
Câu 3: Đọc slide các hình thức sở hữu và cho biết: Đất đai, tài nguyên H2O, khoáng
sản thuộc sở hữu nhà nước đúng không? Tiền thuế do dân đóng thuộc sở hữu NN
đúng không?
- Không có khái niệm sở hữu nhà nước
- Căn cứ ĐIều 197 Đất đai, tài nguyên H2O, khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân
- Tiền thuế do dân đóng là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý

Câu 4: Có mấy loại sở hữu chung? Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu theo phần
hay sở hữu hợp nhất?
- Có 2 loại sở hữu chung: Theo phần và hợp nhất
- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất
- Sở hữu chung của anh em, của bạn bè là sở hữu chung theo phần (góp vốn với
nhau)
Câu 5: A và B là 2 anh em, góp vốn mua xe tải 2 tỷ để kinh doanh. A góp 1,5 tỷ. B
góp 500tr. Mỗi tháng lợi nhuận giả sở là 20tr thì A nhận 150 triệu, B 50tr. Sau 1
tháng xe hư, tiền sửa chữa giả sử 200 tr và A cho rằng mình góp vốn nhiều hơn lúc
mua xe nên góp ít hơn lúc sửa xe thì có được không? (Điều 216 đến 218).
- Không phù hợp. A góp nhiều thì A ăn nhiều cũng lỗ nhiều

*BÀI TẬP: CHIA TÀI SẢN VỢ CHỒNG – chia đôi ra


TH 1: A và B là vc hợp pháp, có tài sản chung là 4 tỷ. Sau đó A và B ly hôn, sau đó
A chết. Cho biết di sản A để lại là bao nhiêu? (tức là tài sản riêng của A?)
 A để lại 2 tỷ.
TH 2: A và B là vc hợp pháp, có tài sản chung là 4 tỷ. Sau đó A và B ly hôn. Sau đó
A lấy vợ khác là C và tạo lập tài sản chung với C là 3 tỷ, sau đó A chết thì di sản của
A là bao nhiêu?
 A ly hôn B thì chia đôi A có 2tỷ
 A vs C chia đôi thì A 1tỷ5
 Như vậy A có 3tỷ5
TH 3: A và B là vc hợp pháp, có tài sản chung là 4 tỷ. Trong thời gian này A sống
ngoại tình với C và tạo lập tài sản riêng với A là 6 tỷ. Sau đó A chết thì di sản của A
là bao nhiêu?
 A lấy 4 tỷ tạo lập thêm thành 6 tỷ = Tổng cộng là10 tỷ
 A và B là vc hợp pháp nên chia đôi = 5 tỷ
TH 4: A và B là vc hợp pháp, có tài sản chung là 4 tỷ. Trong thời gian này A sống
ngoại tình với C và tạo lập tài sản chung với C là 6 tỷ. A chết thì di sản là bao
nhiêu?
 Nếu không quan hệ của A và C là sở hữu chung theo pheo phần thì ko chia đôi.
 Giả sử phần đóng góp của A và C trong khối tài sản chung là như nhau thì khi đó
A và C mới được chia đôi.
 A và C chia đôi: A 3 tỷ
 A và B chưa ly hôn: tài sản của A 3 tỷ + 4 tỷ = 7 tỷ
 Khi đó chia đôi giữa A và B là : 3 tỷ5

BÀI TẬP 7:
Câu 1: A và B vào vườn Nam Cát Tiên sau đó bị kiểm lâm bắt được. Tang vật thu
được là 2 con thỏ, 2 con nai và 1 con cọp. Hỏi để bảo vệ quyền sở hữu trong tình
huống này có thể áp dụng luật hành chính hay luật dân sự hay luật hình sự.
- Có thể áp dụng được cả 3 ngành luật: Hành chính, hình sự, dân sự
- Hành chính: xử phạt vi phạm hành chính
- Hình sự: nếu là bắt thú quý hiếm => Ở tù
- Dân sự: Bồi thường thiệt hại giá trị các con thú
Câu 2: Có mấy biện pháp bảo vệ quyền sở hữu?
- 4 biện pháp:
- Kiện đòi tài sản
- Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm
- Đòi bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu hoàn trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật hoặc
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Câu 3: Có mấy điều kiện để áp dụng kiện đòi tài sản?
- 3 điều kiện:
- Vật đặc định: là những vật có thể phân biệt với các vật khác bằng những đặc điểm
như màu sắc, ký hiệu, mã số, vv
Ví dụ: xe máy của mình, laptop riêng của mình, vv
- Nguyên đơn phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc người chiếm hữu hợp pháp
- Bị đơn là người đang thực tế chiếm hữu vật nhưng việc chiếm hữu là bất hợp pháp
Câu 4: Đọc Điều 166, 167 và 168. Trả lời các tình huống trong slide liên quan việc
bán lap top. Dữ liệu chung cả 4 TH: Người chiếm hữu tài sản cuối cùng là người
ngay tình.
Note: Hợp đồng mua – bán: Là hợp đồng có đền bù
Hợp đồng tặng – cho: Là hợp đồng không có đền bù
Note: Ngay tình => Áp dụng Điều 167,168
Không ngay tình => Áp dụng Điều 166
TH 1: A là chủ sở hữu laptop. B trộm laptop của A đem bán cho C.
- Nguyên đơn: A (người đòi lại động sản)
- Bị đơn: C (người hiện đang giữ động sản)
- Laptop là động sản không phải đăng ký sở hữu (1)
- C có được laptop thông qua hợp đồng mua – bán (là hợp đồng có đền bù) (2)
- Laptop bị lấy trộm để bán, người bán ko có quyền định đoạt với laptop (3)
- Từ 1,2,3 => A có quyền đòi lại laptop. Áp dụng ĐIều 167 phần thuộc HĐ có đền

TH 2: A là chủ sở hữu laptop. A cho B mượn laptop nhưng C trộm latop đó từ B và
bán cho D
- Nguyên đơn: A hoặc B (do B chiếm hữu hợp pháp là mượn nên có quyền đòi)
- Bị đơn: D (người hiện đang giữ động sản)
- Laptop là động sản không phải đăng ký sở hữu (1)
- D có được laptop thông qua hợp đồng mua – bán (là hợp đồng có đền bù) (2)
- Laptop bị lấy trộm để bán, người bán ko có quyền định đoạt với laptop (3)
- Từ 1,2,3 => A hoặc B có quyền đòi lại laptop. Áp dụng Điều 167
TH 3: A là chủ sở hữu laptop. A cho B mượn laptop nhưng B đem bán cho C
- Nguyên đơn: A
- Bị đơn: B hoặc C
- Laptop là động sản không phải đăng ký sở hữu (1)
- C có được laptop thông qua hợp đồng mua – bán (là hợp đồng có đền bù) (2)
- Laptop không bị trộm (3)
- Từ 1,2,3 => A không có quyền đòi lại laptop từ C. Không thỏa đk Điều 167
- Trong TH này A không có quyền kiện đòi tài sản đối với C
-
- Nhưng TH này thì có một vụ kiện khác: Yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nguyên đơn: A
- Bị đơn: B
- A cho B mượn mà B làm mất thì B phải bồi thường.
-
- Giả sử C biết B mượn laptop của A bán cho mình mà C vẫn mua
- Lúc này C không ngay tình
- Áp dụng Điều 166.
TH 4: A là chủ sở hữu laptop. A cho B mượn laptop nhưng B đem tặng cho C.
- Nguyên đơn: A
- Bị đơn: C
- Laptop là động sản không phải đăng ký sở hữu (1)
- C có được laptop thông qua hợp đồng tặng cho (hợp đồng ko đền bù) (2)
- Từ 1,2 => A có quyền đòi lại laptop từ C. Áp dụng Điều 167 thuộc phần HĐ
không có đền bù.
Câu 5: Trả lời bài tập bán nhà 1973 (trong slide)
Năm 1973 cụ Cậy bán cho cụ Ba căn nhà số 02, ĐBP là căn nhà lợp tranh, quây lưới
thép để cụ Ba làm nơi đỗ xe khách. Năm 1976 cụ Ba cho tập thể khu vực 6 dùng nhà
này làm trường mẫu giáo và nơi hội họp. Năm 1978 cụ Ba chết, gia đình vì hoàn
cảnh khó khăn nên đi ở nơi khác. Năm 1986, ông Đạo (đại diện khu 6) ký tên bán
nhà của cụ Ba cho ông Cung giá 10.000đ, để lấy tiền xây nhà mẫu giáo khác. Năm
1995, ông Cung bán nhà cho ông Vĩnh, HĐ được công chứng. Năm 2002, ông Vĩnh
được cấp giấy chứng nhận quyền SH nhà ở và quyền SD đất ở. Sau đó, con cụ Ba
tranh chấp nhà đất với ông Vĩnh. Hỏi con cụ Ba đòi lại được không?
- Ông Vĩnh mua là ngay tình
- Áp dụng Điều 168 do ngay tình BĐS nhưng trừ TH được quy định tại khoản 2
Điều 133
- Theo K2 Điều 133 nên không đòi lại được (do giao dịch từ người không có quyền
đình đoạt nhưng đã thành và người mua ngay tình) nhưng áp dụng K3 ĐIều 133
có thể kiện
- Có thể kiện cơ quan hành nghề công chứng đã công chứng HĐ của ông Vĩnh và
Cung.
Câu 6: Cho 1 ví dụ không quá 3 câu đối với Điều 169 và Điều 170
- Điều 169
Ví dụ: Nhà A xây dựng làm bể tường nhà B. B có thể yêu cầu chấm dứt hành vi đó
- Điều 170:
Ví dụ: A cho B mượn máy tính, B làm mất thì B phải bồi thường
Câu 7: A bỗng nhiên nhận được chuyển khoản 200tr đồng mà không biết người
chuyển. A đi hỏi những người mà A nghĩ có thể chuyển cho A nhưng họ không
chuyển số tiền này. Hai ngày sau A định rút tiền này để sài. Ngày thứ 3, ngân hàng
liên lạc đây là chuyển khoản nhầm. Hỏi A chiếm hữu số tiền trên là được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật hay chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật ? A
có phải hoàn trả số tiền trên theo Đ 581,582,583 hay không?
- TH A không biết ai chuyển, A hỏi bố mẹ vì nghĩ mọi khi ba mẹ vẫn chuyển cho
mình thì được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật tại thời điểm đó.
- TH A đã biết không có ai quen biết chuyển cho mình mà vẫn rút ra sài thì pháp
luật buộc A phải biết mình đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không
ngay tình.
- Nhân vật A trong tình huống trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không
ngay tình. Buộc A phải trả lại cho ngân hàng. A xài hết tiền để trả thì phải nghĩ
cách trả (vay, mượn ai khác mà trả).

You might also like