You are on page 1of 4

BÀI TẬP PHẦN TÀI SẢN - NHÓM: - NHÓM 14.

Thành viên: Trần Quang Huân


Võ Nhật Tín
Trần Tô Nguyễn Dương
Lê Mỹ Ly
Dương Gia Định
Phạm Thị Thảo (Leader)
- Dựa vào quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền sở hữu
tài sản xử lý các tình huống sau:

1. Ngày 28/10/2020, A đào đất trồng cây phát hiện 10 lượng vàng. A có được sở hữu
10 lượng vàng này không? Vì sao? Giải quyết tình huống theo pháp luật. Biết rằng: 1
lượng vàng trị giá 55 triệu đồng.
Gợi ý: Xác định tình huống xác lập quyền sở hữu tài sản thuộc trường hợp nào? Căn
cứ qui định PL để giải quyết tình huống.

Trả lời:
* Trường hợp 1: Nếu xác định được chủ sở hữu của 10 lượng vàng thì A không có
quyền được sở hữu 10 lượng vàng này.

* Trường hợp 2: Nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì:

- Sau khi xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm
được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu, thì A có
quyền sở hữu một phần tài sản trong 10 lượng vàng đã tìm thấy. Vì 10 lượng vàng
là vật được tìm thấy không phải di tích lịch sử, văn hoá có giá trị lớn hơn 10 lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Giải quyết: A được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước qui
định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Lượng giá trị mà A được hưởng là:

14.900.0 50% x (10 x 55.000.000 -14.900.000) = 282.450.000 (VND).

- Tương đương với 5 lượng vàng và 7.450.000 VND.

2. Ngày 28/10/2020, B là nhân viên tạp vụ của Công ty, trong lúc dọn dẹp phát hiện 1
cái điện thoại iphone, trị giá 35 triệu đồng. Xử lý và xác lập quyền sở hữu điện thoại
iphone theo pháp luật. Hỏi:
- Căn cứ quy định về quyền sở hữu tài sản, trong thời gian chờ chủ sở hữu đến
nhận lại chiếc điện thoại, B có quyền gì đối với chiếc điện thoại này? Giải thích
Gợi ý: Các quyền liên quan đến tài sản như: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt.
- B có được sở hữu chiếc điện thoại này không? Vì sao?
Gợi ý: Xác định tình huống xác lập quyền sở hữu tài sản thuộc trường hợp nào? Căn
cứ qui định PL để giải quyết tình huống.

Trả lời:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu có căn cứ
pháp luật nên được pháp luật thừa nhận thuộc trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô
chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn,
giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015,
quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, căn cứ quy định về quyền sở hữu tài sản thì B có quyền chiếm hữu .

- Quyền sở hữu tài sản của anh B thuộc quyền chiếm hữu bất hợp pháp và không ngay tình.
Bời vì trong lúc dọn dẹp thì B phát hiện ra 1 cái iphone trị giá 35 triệu đồng. Mà chiếm hữu
không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình
không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Nên anh B không có quyền sở hữu chiếc
điện thoại này.

- Căn cứ vào quy định pháp luật thì anh B phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND
cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà
nhận lại.

- Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở
hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về anh B.

3. Một hôm có một con dê đi lạc vào vườn nhà ông A. Hỏi:
- Căn cứ quy định về quyền sở hữu tài sản, trong thời gian chờ chủ sở hữu đến
nhận lại con dê, A có quyền gì đối với con dê này?
- A có được sở hữu con dê này không? Vì sao? Ông A phải làm gì trong trường
hợp này theo quy định của pháp luật.
Gợi ý: Tương tự như trên.
Trả lời
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu có căn cứ
pháp luật nên được pháp luật thừa nhận thuộc trường hợp Người phát hiện và giữ gia súc,
gia cầm,vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này,
quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, căn cứ quy định về quyền sở hữu tài sản thì A có quyền chiếm hữu có căn cứ
pháp luật.

- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc Đ231 BLDS 2015

 Sau 6 tháng, nếu là là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là 1
năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
=> Gia súc bị thất lạc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc
sở hữu của ông A.
 Nếu trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà có người
đến nhận
=> Trả lại cho chủ sở hữu, nếu gia súc có sinh con thì ông A được hưởng một
nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại
nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
- Trong trường hợp này: Ông A phải nuôi giữ và báo cho UBND xã,
phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà
nhận lại.

4. Một hai con gà (1 con trống + 1 con mái) đi lạc vào vườn nhà ông A. Ông A phải
làm gì trong trường hợp này. Giả sử trong quá trình nuôi giữ, do dịch cúm gia cầm
nên 1 con đã bị chết. Ông A có phải bồi thường cho chủ sở hữu không? Vì sao?
Trả lời:

- Trong trường hợp này ông A phải nuôi giữ 2 con gà và thông báo ngay cho Ủy ban
nhân dân xã để thông báo cho người chủ sở hữu biết để nhận lại.

Bởi căn cứ vào Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: Người bắt được gia
súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư
trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

-Giả sử trong quá trình nuôi giữ, do dịch cúm gia cầm nên 1 con gà đã bị chết.

Thì ông A không phải bồi thường cho chủ sở hữa. Vì theo Điều 232 BLDS 2015 về
xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc có quy định về việc người bắt được
gia cầm phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm. Ở đây là chết do
dịch bệnh như vậy ông A hông phải bồi thường cho chủ sở hữu.

5. Do xây nhà nên ba tôi có gửi nhà ông tôi tấm gỗ hương giữ giùm, nhưng ông tôi đã
lấy tấm gỗ hương đưa cho thợ mộc làm thành cái bàn. Vậy cái bàn đó thuộc sở hữu
của ai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến Đ227 BLDS 2015
Chế biến tài sản là làm thay đổi một vật có những tính , tác dụng nhất định theo bản chất tự
nhiên thành một vật khác (thường được gọi là hàng hoá) có những tính năng, tác dụng hoàn
toàn mới. Chế biến thường là một quy trình công nghệ có áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm
chế biến những nguyên vật liệu thô thành tài sản phục vụ nhu cầu của con người.
- Đối tượng của việc chế biến phải là động sản mà tấm gỗ hương là động sản.

- Tóm lại : Cái bàn đó thuộc sở hữu của ba tôi vì cái bàn đó được làm từ tấm gỗ
hương của ba tôi và vì ông tôi chỉ là người được giao tài sản mà người được giao tài
sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao nên cái bàn đó thuộc sở
hữu của ba tôi.

You might also like