You are on page 1of 2

Trường hợp a.

+ Thanh tra thuế đã thực hiện đúng khi xử phạt doanh nghiệp vì họ được trao
quyền xử phạt, doanh nghiệp X sai khi đã vi phạm khi chậm nộp thuế thu nhập.
Thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật.

+ Doanh nghiệp X chưa thực hiện đúng pháp luật vì nộp chậm thuế thu nhập
doanh nghiệp.

- Trường hợp b.

+ Ông B thực hiện đúng. Vì: pháp luật quy định mọi người dân có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan nhà nước nếu có nghi vấn làm sai pháp luật.

+ UBND huyện A đã sai kgi thu hồi đất của nhà ông B trái pháp luật.

- Trường hợp c. Anh D thực hiện đúng pháp luật, vì: người dân có quyền tự do
tromg việc lựa chọn và kinh doanh mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh
doanh.

- Trường hợp d. Người sử dụng lao động đã thực hiện sai pháp luật. vì: họ đã
không đưa ra lí do cụ thể mà đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao
động.
Câu 2:

- Trường hợp a. Chủ thể A đã tự giác thực hiện pháp luật, chủ động đăng kí
khám nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo
nhập ngũ.

- Trường hợp b. Gia đình T đã tự giác thực hiện pháp luật, chủ động nộp thuế
đúng kì hạn.

- Trường hợp c. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc chưa tự
giác thực hiện pháp luật, thường xuyên bị nhắc nhở việc chậm nộp thuế.

- Trường hợp d. K đã tự giác thực hiện pháp luật, khi nhìn người hàng xóm
thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng K đã báo cho cơ quan chức
năng biết.
3)

 Trường hợp a. Việc chị T khiếu nại chủ tịch uỷ ban nhân dân phường vì không
cấp giấy khai sinh cho con chị với lí do chị là mẹ đơn thân => Chị T Sử dụng pháp
luật
- Trường hợp b. Chủ tịch uỷ ban nhân dân quận N ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với anh D vi hành vi lấn chiếm đất công. => Chủ tịch ủy ban
nhân dân N đã Áp dụng pháp luật

- Trường hợp c. Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. => Công ty của anh
P đã tuân thủ pháp luật

- Trường hợp d. H từ chối sử dụng ma tuý khi bị bạn bè rủ rê. => H đã Tuân thủ
pháp luật

5)

 Tình huống a.

- Em sẽ nói với bạn: việc làm này là sai. Vì:

+ Theo luật di sản văn hoá quy định rõ trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, phát huy di
sản văn hoá không chỉ thuộc về ngành văn hoá mà là trách nhiệm chung của
mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.

+ Theo quy định của Luật thì mọi tổ chức, cá nhân đều có các quyền và nghĩa vụ
như sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; tham quan, nghiên cứu dị sản văn hóa;
tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị dị sản văn hóa; thông báo kịp thời địa điểm
phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; ngăn chặn hoặc để nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyển ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại,
chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

- Tình huống b. Em sẽ khuyên các bạn nên dừng lại vì hành vi đua xe trái phép
là hành vi nghiêm cấm được quy định trong khoản 6 điều 8 Luật giao thông
đường bộ 2008: Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh
võng và hành vi đó còn có thể bị xử phạt từ 1.000 000 đồng lên đến 10.000.000;
đồng thời, phân tích cho các bạn hiểu hành vi đua xe có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng, sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

Tình huống c. Em sẽ kín đáo báo cho người bị hại hoặc những người trên xe biết
để cùng ngăn chặn hành vi ăn cắp.

You might also like