You are on page 1of 3

MB: Có một câu nói rất hay: ”Ai cũng có thể thành công và hầu hết mọi người

đều biết mình cần phải làm gì để


đến được thành công. Sự khác biệt duy nhất của hai nhóm người thành công và không thành công chính là một
nhóm có thể ngồi xuống để bắt tay vào làm, còn một nhóm cứ nhìn vào những gì cần làm và trì hoãn”
TB:
(+) Biểu hiện :

 Thường hay chần chừ không làm việc, mặc cho hạn chót đang cận kề, một số người lập kế hoạch
cho công việc nhưng các công việc ấy cứ liên tục bị đình trệ và hoãn lại thời gian thực hiện. Một ví
dụ cụ thể là lướt web cả đêm trong khi vẫn còn bài tập phải nộp trong ngày mai.
 Lưu lại một công việc nào đó trên danh sách những việc cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay
cả khi biết nó rất quan trọng nhưng đến khi bắt tay thực sự vào làm thì mọi thứ cũng đã rối tinh lên,
vượt quá tầm kiểm soát hình thái công việc đã chuyển sang trạng thái khác.

 Dành phần lớn thời gian, thậm chí cả ngày chỉ để làm những việc ko quan trọng nnhất như game,....
làm lấn át toàn bộ quỹ thời gian. Đến khi hoàn thành công việc gần cuối cùng thì cảm thấy mình đã
làm được một số việc hữu ích nhưng thực tế đó không phải là những việc thực sự cần xử lý và
công việc trọng tâm vẫn chưa được triển khai thực hiện.
 Chậm deadline khiến cv bị tích tụ ko hoàn thành

(+) Nguyên nhân:


- Sự trì hoãn bắt đầu từ sự lười biếng vì khi có tính lười biếng cùng với tư tưởng “có trễ xíu chắc
cũng không sao” một số người để mọi việc vào một thời điểm khác để thực hiện, Nhiều người
không nghĩ đã tới lúc cần phải hành động trong khi thực sự thì thời điểm đó đã tới. Biểu hiện qua
kiểu "bình chân như vại", chờ cho "nước đến chân rồi mới nhảy", Hoặc làm việc theo kiểu
"bức hổ nhảy tường" để tạo kỳ tích, họ để lại công việc đến thời điểm cuối cùng sẽ tạo ra kết quả
tốt hơn
- Sự trì hoãn cũng xuất phát từ nỗi sợ hãi, lo âu khi bắt đầu thực hiện một công việc được giao. Tác giả Susan
Jeffers trong cuốn Cảm nhận nỗi sợ hãi và hành động bằng mọi giá cho rằng sai lầm lớn nhất mà đa số mọi
người thường mắc phải là chờ đợi. Họ hy vọng cảm giác sợ hãi sẽ dần lắng xuống hay biến mất trước khi họ
sẵn sàng hành động. Trên thực tế những người như vậy sẽ phải chờ đợi mãi. Nhiều người hoài nghi năng lực
của mình, liệu mình có đủ sức để làm việc đó, họ sợ thất bại, sợ hỏng việc
- Sự cầu toàn, theo chủ nghĩa hoàn hảo hướng đến sự hoàn mỹ. Với một số người thì khi bắt đầu công việc bây
giờ, thì sẽ không thể hoàn thành nó cho tới khi đạt được một mức độ hoàn hảo nhất định. Trong tác phẩm Đôi
mắt của nhà văn Nam Cao có nhắc đến chi tiết nhân vật Hoàng là một nhà văn đàn anh nhưng khi được nhân
vật Độ hỏi tại sao lâu rồi mà chưa viết được một tác phẩm nào thì anh ta trả lời là tại vì chưa kiếm được một cái
bàn nào cho ra hồn.
- Thiếu những mục tiêu rõ ràng trong công việc và không đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng về nhiệm vụ được giao.
Thói quen tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, nổi hứng, bốc đồng trong công việc thiếu những trải
nghiệm thực tế nên khi nhận những công việc sẽ không thể nào “lường” hết những tình huống
phát sinh gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành kế hoạch Một số người nhận thấy công việc khó
nên ngán ngại, không muốn bắt tay vào họ để lại công việc đến thời điểm cuối cùng sẽ tạo ra kết
quả tốt hơn hực hiện, họ mong có được điều mình muốn mà không nhất thiết phải tốn quá nhiều
công sức, và lúc nào cũng có lối tắt cả trong công việc lẫn đời sống hàng ngày "Ăn như rồng
cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa".

- Ảnh hưởng từ môi trường xã hội bên ngoài, sự trì hoãn từ phía người khác, William James nhận thấy rằng tâm
trí của con người không thể tập trung vào bất kỳ sự vật nào quá vài giây, chính xác hơn, họ không thể làm vậy
nếu không có sự tập luyện bài bản[3
- Nhiều bạn trẻ, năng động nhiệt huyết nên được nhiều người tin tưởng giao phó nhiều đầu việc
trong cùng một lúc khiến cá nhân chưa thể tìm ra phương án giải quyết hiệu quả trong thời gian
ngắn, không thể “ba đầu sáu tay” để hoàn thành đúng hạn
- Nhiều người nghĩ công việc họ làm không phứ tạp lắm và không dành nhiều thời gian quan tâm. Khi bắt tay vào
làm việc thì họ mới nhận ra cần phải nỗ lực nhiều hơn họ tưởng. Một số người khi thấy việc dễ dẫn đến việc
quá chủ quan trong tính chất công việc, và điều gì quá dễ dàng vô hình trung cũng bị trì hoãn do tính chủ quan
của mỗi người do đó thiếu sự ưu tiên, đầu tư, dành thời gian thích hợp để xử lý thỏa đáng dẫn đến không công
việc nào hoàn thành đúng tiến độ hoặc hoàn thành một cách trọn vẹn, còn dở dang. Những công việc cấp
bách, xảy đến đột ngột đa phần là những công việc không quan trọng vì nó không nằm trong kế hoạch công
việc, khi bắt tay vào giải quyết các công việc cấp bách thì thường chúng sẽ làm tốn nhiều thời gian do chưa có
sự chuẩn bị để giải quyết những công việc này. Trong khi đó công việc quan trọng đang làm ít nhiều bị trì hoãn
và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cũng như thời gian hoàn thành công việc. Ngoài ra do
khả năng quyết định kém nên một số người không thể quyết định được cần làm gì và sẽ phải trì hoãn mọi việc
nếu có dâu hiệu đi lệch hướng hoặc vuột khỏi tầm kiểm soát.
- Khi có cảm giác bị ép buộc phải làm việc, thì sự hưng phấn sẽ giảm sút đi và không có nhiều
động lực để thôi thúc họ háo hức bắt đầu công việc
(+) Tác hại
Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời sống
- Trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý đặc biệt là sự hao hụt
trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ trích, phê bình của xã hội khi không đáp ứng các trách nhiệm, cam
kết về tiến độ hoàn thành công việc. Những cảm xúc này kết hợp với nhau và có thể thúc đẩy sự trì hoãn hơn
nữa. Nhiều người mắc bệnh trì hoãn thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi hạn
hoàn thành công việc đã cận kề, cảm thấy cắn dứt và sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành vừa
kịp hạn.
- Nó sẽ trở thành một rắc rối khi cản trở hoạt động bình thường không diễn ra suôn sẽ, trôi chảy theo ý muốn, và
khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra [3] Việc trì hoãn một cách triền miên này sẽ làm
cho họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự tin cậy, tin tưởng, của others và thành kiến cho rằng những nhiệm
vụ trễ nải này do sự lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong
công việc hay là người không có tham vọng thiếu chí tiến thủ. [5]
- Sự trì hoãn chi phối không nhỏ đến công việc, nghề nghiệp của một số người và thậm chí nó khiến các nỗ lực
của họ quay về điểm xuất phát. Hoặc do thói quen trì hoãn mà những công việc quan trọng đang làm ít nhiều bị
đình trệ, bỏ bê điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cũng như thời gian hoàn thành công việc,
thậm chí là để trôi việc, sót việc, quên việc. Những lần trì hoãn có thể ngăn cản việc thực hiện những điều thực
sự thiết yếu với sự thành công của mỗi cá nhân. Quan điểm sống tiêu diêu, thư thái, thường xuyên trì hoãn mọi
việc tiềm ẩn các tác động tiêu cực sự thành công của cá nhân. [13].
- Việc chần chừ không chỉ làm giảm mức độ hoàn thành công việc, mà còn ảnh hưởng tới thu nhập cá nhân.
Hậu quả của thói trì hoãn là công việc cấp bách, dồn lại thì lại trở nên quá tải, không thể giải quyết hiệu quả
điều này dẫn đến nhiều sai sót hoặc không đáp ứng được chất lượng và kết quả là thất bại. Linda Stone cho
rằng: "Bận rộn và được kết nối cho chúng ta cảm giác tồn tại. Nhưng hậu quả là chúng ta sẽ trở nên căng
thẳng, bó buộc và không làm tròn nhiệm vụ" Một cuộc khảo sát do H&R Block thực hiện cho thấy việc chần
chừ đến phút cuối cùng mới kê khai thuế khiến mọi người thiệt hại trung bình 400 USD . "Càng chần chừ thì
rắc rối càng tăng thêm, và ta là người phải trả giá" (Rory Vaden)[14] và "Nếu bạn cứ chần chừ, không thực sự bắt
tay vào công việc thì chắc chắn công việc sẽ không bao giờ được hoàn tất" (người Yoruba)[15]
- Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với
công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những
mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong
mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh, làm mất đi những quyết định nhanh chóng. "Sự trì hoãn phá hủy
ước mơ của ta duyên dáng hơn mọi xung lực khác nằm trong tầm kiểm soát. Nó đánh cắp của ta những đam
mê cháy bỏng nhất và chẵng để lại gì ngoài hàng đống những lời bao biện đáng thất vọng" (Rory Vaden), là
một trong những điều kiện của Quy luật ý chí giảm dần tức là sự quyết tâm sẽ giảm dần theo thời gian [16]. "Sự
trì hoãn và tự nuông chiều bản thân không khác gì những tay chủ nợ rồi sẽ đến đòi bạn trả lãi" (Rory Vaden)[17].
- Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử
lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như
muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết
đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các
bạn nhé!
(+) Dẫn chứng:
-
Câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đua giữa thỏ và rùa, thỏ không tăng tốc về đích ngay, thỏ có thể dễ dàng làm điều
đó nhưng nó vẫn không làm, nó chờ đến khi rùa gần về đích mới nỗ lực thì đã quá trễ
-

You might also like