You are on page 1of 4

Bài Luận Thuyết Phục Mọi Người Từ Bỏ Thói Quen Lãng Phí Thời Gian.

Mở bài:
Doanh nhân, nhà báo, nhà văn người Mỹ - Harvey MacKay đã từng nói rằng:
“Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có
thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn
đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại”. Thật vậy, thời gian là vô cùng
quý báu và quan trọng, chúng ta không nên đã nó trôi qua một cách lãng phí và
vô nghĩa. (Trần Linh Khuê)
Thế nhưng hiện nay, chúng ta thường dành rất nhiều thời gian cho những thói
quen xấu mà không hề nhận ra chúng đang làm mất đi một phần quý báu của
cuộc đời mình. Thói quen này không chỉ lãng phí thời gian mà còn gây ra nhiều
tác hại cho cuộc sống của chúng ta, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả
thành công trong công việc.Nếu để lâu dần thì thói quen này sẽ như một chiếc
hố bào mòn tuổi trẻ, thanh xuân của ta, chính vì vậy ta cần phải chấm dứt thói
xấu này ngay lập tức để không phải tiếc nuối hay hối hận về bất kì điều gì.
(Nguyễn Hồng Ngọc)

Thân bài:
Vậy chúng ta đã hiểu như thế nào là thói quen lãng phí thời gian? Lãng phí
thời gian là một cụm từ mà chúng ta sử dụng để chỉ việc ai đó dành quá nhiều
thời gian cho một công việc hay nhiệm vụ không quan trọng, không có tính khả
thi cao hoặc có thể khiến cho công việc gặp nhiều khó khăn hơn. Khi chúng ta
không sử dụng thời gian một cách hiệu quả, không chỉ dẫn đến việc không hoàn
thành công việc mà còn tạo ra cảm giác căng thẳng và bất mãn. Đối diện với
lãng phí thời gian, chúng ta thường rơi vào thói quen xấu và các hành vi không
có ích. Việc dành quá nhiều thời gian vào các hoạt động không quan trọng có
thể gây ra mất cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Thêm vào đó, nó
phân tán sự tập trung bằng cách làm nhiều việc cùng một lúc cũng là một yếu tố
chính góp phần vào lãng phí thời gian. Không quản lý thời gian một cách thông
minh cũng là nguyên nhân chính của lãng phí thời gian. Khi không có kế hoạch
cụ thể hoặc ưu tiên rõ ràng, chúng ta dễ dàng rơi vào tình trạng làm việc không
cần thiết hoặc không ưu tiên. Điều này làm cho chúng ta tiêu tốn năng lượng và
tâm trí vào những việc không đem lại giá trị thực sự. Hơn nữa, lãng phí thời
gian còn gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe và trạng thái tinh thần. Khi
chúng ta cảm thấy áp lực từ việc phải hoàn thành nhiều công việc trong thời
gian ngắn mà không có kế hoạch cụ thể, căng thẳng và lo lắng có thể gia tăng.
Đây là một trong những nguyên do dẫn đến rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, và thậm
chí là vấn đề về tâm lý như lo âu hoặc trầm cảm. (Phạm Nguyễn Ngọc Trân ).
Lãng phí thời gian có thể diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống
hàng ngày. Có một số biểu hiện phổ biến của thói quen lãng phí thời gian như
thường xuyên trì hoãn hoặc lười biếng khi bắt đầu một công việc nào đó, không
tập trung vào công việc đang làm, dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động
không mang lại giá trị thực sự điển hình là việc lướt web, xem video, chơi game
trên điện thoại di động hoặc máy tính quá lâu . Thậm chí việc chúng ta làm việc
mà không có mục đích cụ thể rõ ràng thì chính chúng ta cũng đang phí thời gian
vào những thứ vô giá trị ,.... Tuy là hành động nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc , sức khỏe và tinh thần của mỗi chúng ta
( Lê Đình Trung ).

Khi chúng ta để thời gian trôi qua một cách vô ích, vô nghĩa, lãng phí, cũng
đồng nghĩa với việc chúng ta đang lãng phí tài nguyên của đất nước như: điện,
nước, nhu yếu phẩm,… Mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong đời
sống của con người, bởi nó là cầu nối giúp kết nối mọi người và làm việc. Tuy
nhiên, khi chúng ta sử dụng quá nhiều nhưng với mục đích vô ích, không mang
lại ý nghĩa như: xem tivi, phim ảnh, chơi game,… quá nhiều, điều đó sẽ dẫn đến
lãng phí tài nguyên điện. Bởi những món đồ điện tử đều phải cần đến điện năng
để có thể tiếp tục hoạt động. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của bản thân. Chẳng hạn như lãng phí thời gian vào những trang mạng
xã hội vô bổ, sẽ khiến thị lực và thính lực của chúng ta dần kém đi. Bộ não ít
hoạt động, suy nghĩ cũng sĩ khiến chúng ta hoạt động một cách chậm chạp, ì
ạch, nặng nề. Vậy nên, lãng phí thời gian cũng chính là lãng phí sức khỏe của
mình, khi ta gặp vấn đề sức khỏe ta mới có thể cảm nhận được sự quan trọng
của thời gian và chăm sóc bản thân. (Đặng Cao Hà Linh)
Lãng phí thời gian còn khiến ta mất đi những mối quan hệ xã hội. Khi ta sử
dụng thời gian một cách vô ích, vào những việc làm vô bổ sẽ khiến ta mất cơ
hội để có thể tiếp xúc, gặp gỡ những người ưu tú, tốt bụng. Mối quan hệ mới
không có, thêm vào đó những mối quan hệ cũ dần mất đi, điều đó sẽ khiến ta
chìm trong cô độc, tiêu cực. Có thể nói, hậu quả lớn nhất mà lãng phí thời gian
mang lại đó chính là đánh mất đi bản thân mình, mất đi những niềm khao khát,
ước mơ, hy vọng ban đầu và vốn có của chính bản thân. Khi ta lãng phí thời
gian vào những việc vô bổ, không biết sắp xếp thời gian sẽ khiến bản thân
không còn đủ thời gian để thực hiện ước mơ của mình. Thời gian cứ âm thầm
trôi, đến khi bạn bất chợt nhìn lại, thứ bạn thấy chỉ là những tiếc nuối, những
dang dở, những thứ mà mình là đánh mất, bỏ lỡ. Khi ấy, mọi ước mơ và thành
công chỉ mãi mãi là điều ao ước, ước muốn mà bạn không thể chạm tới bởi sự
lãng phí thời gian của mình.“Thời gian chỉ dịu dàng với ai dịu dàng với nó.” –
Anatole France. (Nguyễn Thị Minh Thư)

Từ bỏ được thói quen lãng phí thời gian chính là từ bỏ thói quen vô cùng độc
hại, góp phần vào công cuộc phát triển bản thân một cách toàn diện về mặt thể
chất lẫn tinh thần. Làm quen với lối sống có giờ giấc khoa học giúp ta tận dụng
được toàn bộ thời gian vào những việc có ích cho bản thân như học tập, làm
việc, đạt được hiệu suất như mong muốn, đẩy bản thân tiến xa hơn và dành
được những thành tựu to lớn trong cuộc sống. Ngoài ra, việc biết cách quản lý
thời gian còn giúp ta cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Hiện nay, tỷ lệ giới
trẻ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần và đột quỵ phần lớn liên hệ trực
tiếp đến việc họ sử dụng thời gian một cách vô tội vạ vào những việc vô bổ,
chưa thể quản lý tốt thời gian khiến giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, không khoa
học. Khi biết cách làm chủ lịch trình sinh hoạt của bản thân, sức khỏe cũng sẽ
được nâng cao khi ta sống vào đúng trật tự, khuôn khổ đã đề ra, đưa ta vào một
lối sống có nề nếp đúng đắn, trở thành con người “thần trí vẹn toàn”. (Võ
Hoàng Lương Uyên)
Việc từ bỏ thói quen lãng phí thời gian giúp chúng ta cải thiện chất lượng cuộc
sống. Khi đó chúng ta có thời gian dành cho bản thân, gia đình và mọi người
xung quanh, nó giúp các mối quan hệ trở nên thân thiết hơn và có cơ hội để làm
quen và gặp được những người mới. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dành thời
gian cho việc thư giãn, rèn luyện sức khoẻ và phát triển bản thân trở nên dễ
dàng hơn khi không vùi đầu vào những thói quen lãng phí thời gian. Khi chúng
ta đã biết được cách quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả thì nó giúp ta giảm
căng thẳng, thoải mái và tận hưởng cuộc sống hơn. Việc đối diện với những áp
lực và sự lo lắng mà việc lãng phí thời gian mang lại sẽ không còn nữa mà thay
vào đó chính tinh thần được cải thiện và tăng cường sức khoẻ tinh thần. Cuối
cùng là việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sử
dụng nó để có thể phát triển bản thân. Bằng cách tập trung vào những mục tiêu
và hoạt động quan trọng, ta có thể phát triển kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
sống và trải nghiệm mới. Điều này là giúp chúng ta tiến xa hơn về học tập, sự
nghiệp và cuộc sống (Lê Cường Thịnh)

Benjamin Franklin từng nói ''Dễ ngăn cản thói quen xấu hình thành hơn là
loại bỏ nó''. Vậy phải làm sao mới có thể từ bỏ một thói quen xấu? Điều đó vô
cùng khó khăn hơn hết thói quen lãng phí thời gian lại càng là một thói quen
khó bỏ. Trước hết chúng ta phải có một ý thức quý trọng, coi trọng thời gian của
bản thân, dù là từng giây từng phút cuộc đời vì nó đều rất đáng giá. Nếu chỉ có
ý thức quý trọng thời gian thì vẫn chưa đủ vì còn cần phải có một kế hoạch kĩ
càng cho từng ngày, chúng ta sống mà không biết ngày mai muốn làm gì thì
điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên chán nản với cuộc sống. Vì vậy hãy tập lên kế
hoạch cho từng ngày của mình và chúng ta còn cần phải tuân thủ nghiêm túc
theo kế hoạch đã đề ra. (Trần Thị Trúc Phương)
Chỉ có thật sự quý trọng thời gian và một kế hoạch quản lí sắp xếp khoa học
hợp lí như vậy mới có thể từng bước thoát ra khỏi sự ràng buộc từ thói quen xấu
gây nên cho mỗi chúng ta. Mỗi người đều có thể có cho mình những cách riêng
khác nhau để quản lí thời gian nhưng tựu trung đều phải xuất phát từ cái cốt lõi
điển hình là sự trân trọng thời gian và tư duy quản lí thời gian hiệu quả. Tựa như
cách mà chủ tịch Hồ Chí Minh dù là một vị lãnh tụ bận trăm công nghìn việc
nước việc dân nhưng luôn coi trọng thời gian của bản thân và cả của nhân dân
không bao giờ để ai phải chờ đợi, phục vụ hay huyền thoại đầu tư Warren
Buffett luôn xem trọng thời gian, duy trì và tuân thủ một cách nghiêm túc những
nguyên tắc thời gian trong mục tiêu và kế hoạch công việc. (Trần Lê Mai Thy)

Kết bài :
“Thói quen ban đầu chỉ là sợi tơ của mang nhện, sau sẽ là sợi dây cáp”. Nếu
phụ thuộc quá nhiều vào thói quen thì một ngày không xa nó sẽ thành “một ông
chủ khó tính” và chi phối cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế, việc từ bỏ thói
quen xấu là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm và kiên nhẫn,
nhưng những nỗ lực này đều xứng đáng khi mà chúng ta trở nên tự do hơn và có
nhiều cơ hội phát triển bản thân mình tốt hơn. (Nguyễn Thị Ngọc Trân)
Từ những phân tích và làm rõ từ các phần trên, ta như đã hiểu thêm được phần
nào về bản chất và tác hại của việc lãng phí thời gian. Vì vậy, hy vọng rằng mỗi
người trong chúng ta sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn trong việc sử dụng
quỹ thời gian của bản thân mình để sau này không phải nuối tiếc vì những
chuyện đã qua. Thời gian ngắn ngủi là thế đấy nhưng khi ta biết trân trọng nó, ta
sẽ dần sống chậm lại giữa thế gian vội vã, cảm nhận được nhiều niềm vui bé
nhỏ trong mỗi dư vị cuộc sống hằng ngày, cố gắng phấn đấu không từ bỏ vì mục
tiêu của bản thân và xã hội khiến cho cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa, muôn
màu và đẹp đẽ hơn rất nhiều. (Ngô Khánh Linh)

You might also like