You are on page 1of 2

Đã bao lần bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản trước những gian nan thử thách

trong cuộc sống nhưng vẫn cố gắng vì sợ mọi cơ hội


sẽ vụt tắt mất? Đã bao lần bạn đắn đo suy nghĩ mình nên dừng lại nghỉ ngơi hay tiếp tục bước đi để tiến về phía trước? Trước
những câu hỏi ấy, trong khi Marai Sandor cho rằng “Đôi khi cần phải thư giãn trong cuộc đời” (Lời cỏ cây) thì Robin Sharma với
quan niệm “Đời ngắn đừng ngủ dài” đã nhắn nhủ: “Nếu không dùng mỗi ngày để thực hiện dù chỉ là một điều nào đó để ghi dấu
ấn, để đẩy xa tầm nhìn, để tỏa sáng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội”. Hai ý kiến ấy đã đặt ra một dấu hỏi lớn giữa làm việc vả nghỉ ngơi
hợp lí: Phải làm sao để vừa có cho mình một phút giây thoải mái vừa không phí hoài tháng ngày ý nghĩa của cuộc đời?

Ai trong mỗi chúng ta đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc, một số người phấn đấu vì điều đó. Thế nhưng, hành trình đi đến
thành công không phải một con đường bằng phẳng mà đầy những chông gai, khó khăn, thử thách. Vì lẽ ấy, Marai Sandor khuyên
rằng “Đôi khi cần phải thư giãn trong cuộc đời”. Điều ấy hẳn hoàn toàn xác đáng bởi sau khoảng thời gian làm việc miệt mài,
chăm chỉ, thỉnh thoảng ta cần phải chừa cho mình một khoảng lặng để thư giãn, nghỉ ngơi để phục hồi và bảo dưỡng tinh thần. Ấy
nhưng, đối với tác giả của cuốn sách “Đời ngắn đừng ngủ dài” thì “Nếu không dùng mỗi ngày để thực hiện dù chỉ là một điều nào
đó để ghi dấu ấn, để đẩy xa tầm nhìn, để tỏa sáng, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội”. Câu nói ấy đã đặt ra một giả thiết rằng “nếu” ta
không cố gắng mỗi ngày để làm một việc gì đó, để trau dồi và phát triển bản thân “thì” ta sẽ phí hoài thời gian, những ngày tháng
tốt đẹp và cả những cơ hội trước mắt. Bất cứ việc gì ta cố gắng thực hiện, dù nhỏ hay lớn, cũng rất cần thiết để khẳng định sự tồn
tại của bản thân trước cuộc đời. Hai ý kiến trên tưởng chừng như trái ngược, mâu thuẫn nhưng thực ra lại bổ sung và làm đầy cho
nhau với mục đích khuyên con người cần biết cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí nhằm mang lại cho ta kết quả tốt
nhất, cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

Vậy câu hỏi đặt ra rằng: Tại sao con người lại cần những khoảng lặng để thư giãn?

Không chỉ cứ làm việc chăm chỉ mới có thể tăng năng suất, hiệu quả công việc. Việc nghỉ ngơi, thử giãn hợp lí cũng góp phần rất
lớn đến thành công của mỗi người. Vào năm 2016, Thụy Điển – một trong những quốc gia tiên tiến bậc nhất châu Âu, đã áp dụng
chính sách rút ngắn thời gian làm việc của người dân ở đầy từ tám tiếng một ngày còn sáu tiếng với mức thù lao vẫn được giữ
nguyên. Tưởng chừng đây là một việc làm hết mực vô lí nhưng chính sách ấy đã đem tới một kết quả bất ngờ khi người lao động
làm việc với hiệu quả cao hơn và năng suất làm việc không hề suy giảm. Bỏi lẽ, việc nghỉ ngơi hợp lí và chú trọng vào thời gian thư
giãn giúp con người phục hồi năng lượng sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Đồng thời, khoảng lặng cho chính bản thân mình
còn có thể tái tạo lại sức lao động, cải thiện sự sáng tạo, tư duy, khiến cho con người ta có một tinh thần thoải mái, giải tỏa được
nhưng căng thẳng trước đó.

Khi con người ở trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, tức nghĩa ta không cần chịu đựng bất kì áp lực hay những trách nhiệm tập
thể, xã hội. Đó là khoảng thời gian được tận dụng dành cho thú vui, sở thích, đam mê của bản thân. Thành thật cho phép bản
thân được thư giãn sau những giờ làm việc miệt mài là cách để cảm ơn cũng như trân trọng, yêu thương chính mình. Dành
khoảng lặng của bản thân bên cạnh gia đình, người thân, bạn bè chính là liều thuốc tinh thần hiệu quả nhất, đem lại cho ta một
cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

Việc thư giãn hợp lí là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả và năng suốt công việc. Tuy nhiên, chớ nhầm lẫn thời gian nghỉ
ngơi để tái tạo năng lượng, chuẩn bị cho hành trình tiếp theo với sự buông thả, thoái thác, trốn tránh trách nhiệm. Vào thời gian
rảnh rỗi của mình, tôi thường cố gắng học một điều gì đó nhẹ nhàng mà mới mẻ. Có thể là đọc một cuốn sách, học cách nấu một
món ăn mới, hoặc một vài kĩ năng máy tính... Không cầu kì, không nặng nhọc nhưng lại vô cùng hữu ích. Tôi cho rằng khoảng thời
gian được tự do, tránh xa được những áp lực chính là thời điểm tốt nhất để ta tự trau dồi cho bản thân kỹ năng kiến thức mà ta
chưa có cơ hội học hỏi trong những tháng ngày bận rộn. Khi ấy, thư giãn là để cân bằng cuộc sống, là bước chuẩn bị, khơi nguồn
cảm hứng sáng tạo trên hành trình tỏa sáng tiếp theo. Nếu bạn đã quá mệt mỏi trước cuộc sống đầy bộn bề thì còn chần chừ gì
mà không tự thưởng cho mình một khoảng thời gian để thư giãn, có lẽ bạn sẽ phải dành cho Marai Sandor lời cảm ơn chân thành
vì đã đưa ra một lời khuyên hữu ích biết nhường nào.

Việc nghỉ ngơi và thư giãn chỉ thực sự có hiệu quả trong công việc nếu con người biết thực hiện đúng cách. Muốn đạt được thành
công, tận dụng mọi cơ hội theo Robin Sharma thì ta cần phải nỗi lực trong từng khoảnh khắc. Vì sao lại như thế?

Brian Tracy có một câu nói thế này: “Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. Tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian”. Hai
chữ “thời gian” quả thật quý giá biết bao.Thứ tài nguyên quý giá ấy là hữu hạn. Sự hữu hạn ấy đối với mỗi người lại khác nhau. Ta
không thể mua bán, không thể để dành mà chỉ có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Trong một xã hội mà chỉ cần một cái nháy
mắt, bao nhiêu khám phá mới của con người lại xuất hiện, thì thời gian dường như còn đáng quý hơn bao giờ hết. Mỗi một giây
một phút ta ngưng trệ thì người khác đã nhanh chóng vượt qua. Chính vì thế đừng để thời gian trôi qua một cách lãng phí, tận
dụng thứ tài nguyên ấy để học tập, trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu trên đường đua cuộc sống đầy khác nghiệt.
Đừng cố gắng đặt ra những mục tiêu quá vĩ đại, to lớn. Một ngày bạn chẳng cần phải một bước vót lên tầng cao nhất của tòa nhà
mang tên “thành công”. Chỉ cần từng bước, từng nấc thang một. Mỗi việc chúng ta làm dù nhỏ nhất đều giúp ta tranh thủ cơ hội
cho chính mình. Tạo dựng nền tảng từ những gì cơ bản nhất cũng chính là hành động cho thấy bạn đang cố gắng mỗi ngày. Hãy
nhìn vào tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc học ngoại ngữ để thấy được tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh
khắc. Người thông thạo mười thứ tiếng mà không cần phải học qua bất kì trường lớp đào tạo chính quy nào. Thời gian đầu hành
trình bôn ba ở nước ngoài, Bác thường gặp gỡ và học tiếng từ những người xung quanh. Thậm chí, vào những năm 70 tuổi, Bác
còn ghi từ vựng lên bao thuốc lá. Mỗi lần hút một điếu, Người lại nhẩm nhớ khoảng 10 từ, rơi rụng lắm thì 5-7 từ. Bác không
những tranh thủ thời gian ngay từ khi còn trẻ mà đến khi về già, Người vẫn quý trọng từng giây từng phút, từng khoảnh khắc để
trau dồi, tiến bộ. Giờ đây, ngay chính lúc này, thiết nghĩ mỗi người nên tự hỏi chính mình: Nếu không phải hôm nay, thì khi nào
mới thực sự bắt đầu? Nếu không phải hôm nay, thì khi nào mới thực sự cố gắng? Nếu không phải hôm nay, thì còn phải chờ đến
bao giờ nữa? Có lẽ đã đến lúc, chúng ta nên đi tìm câu trả lời cho chính mình, đã đến lúc “ghi dấu ấn” của bản thân và để bắt đầu
một hành trình tỏa sáng.

Cả hai tác giả, Marai Sandor và Robin Sharma đều có những nhận xét đúng đắn về quan niện tận dụng thời gian hợp lí và làm thế
nào để có một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa. Tưởng chừng như đối lập nhau hoàn toàn, nhưng khi soi chiếu với nhau, hai quan
niệm trên là sự bổ sung cần thiết. Một cuộc đời hạnh phúc là khi ta biết cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Biết khi
nào cần cố gắng hết mình và khi nào cần sống chậm lại. Việc thư giãn đúng cách sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc. Đồng thời,
sau quá trình cống hiến miệt mài, đối diện với những thử thách, tận dụng cơ hội ta sẽ biết quý trọng khoảng lặng, thời gian tự do
của bản thân, đảm bảo chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cân bằng thời gian, làm việc hết mình – nghỉ ngơi hợp lí là
điều mà ai có được chắc chắn sẽ trở thành người thành công và hạnh phúc. Vậy bạn đã là người thành công và hạnh phúc hay
chưa?

Có lẽ việc cân bằng và sử dụng thời gian hợp lí sẽ là một trong những bài học đắt giá nhất với tôi và có thể, cả bạn nữa! Từng là
một người sống vội, tôi luôn đặt ra cho mình áp lực và yêu cầu phải hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Đã có thời điểm, kết
quả sau một quá trình học tập và rèn luyện của tôi gần như hoàn hảo. Nhưng rồi chỉ giây phút sau, khi nhìn nhận lại hiện thực,
mới bất chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều điều. Đó là khoảng thời gian dành cho gia đình, cho bản thân, cho những điều thực sự ý
nghĩa trong cuộc sống. Nếu bạn cũng giống như bản thân tôi ở quá khứ, cũng đang chênh vênh giữa cán cân thời gian thì hãy cố
gắng tháo giỡ nút thắt trong lòng. Hãy để thời gian dành cho công việc và bản thân trong phạm vi ranh giới vừa đủ, cố gắng học
cách sắp xếp thời, dung hòa thời gian thư giãn, học tập và làm việc hợp lí. Hiểu được giá trị của thời gian nhưng cũng đừng vì thế
mà cảm thấy áp lực. Khi đã biết tranh thủ thời gian trau dồi bản thân song song với việc cân bằng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp
lí bạn sẽ thấy được cuộc đời của ta trọn vẹn và ý nghĩa biết nhường nào.

Hai nhận định của Marai Sandor và Robin Sharma đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc dung hòa, sắp xếp thời
gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để có được một cuộc sống thành công, hạnh phúc. Quá trình cân bằng ấy có lẽ không hề dễ dàng
đối với một số người, nhưng đôi khi chính cái “khó” của đời mới có thể giúp ta trưởng thành và vững vàng hơn trên chặng đường
phía trước. Nếu biết trăm năm là hữu hạn, hà cớ gì ta không sống thật sâu và trân trọng từng giây phút ý nghĩa trong cuộc đời? Có
lẽ sau này nhìn lại ta mới biết mình thực đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi làm chủ được thứ tài nguyên đang quý nhất mang tên
thời gian.

You might also like