You are on page 1of 2

Bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống.

Dàn ý

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Giải thích

- Ý chí: Khả năng tự xác định điều mong muốn và vượt qua trở ngại để tới đích. Người có ý chí là người biết mục đích của bản
thân, nỗ lực, biết đối diện với những khó khăn để đạt được điều mình mong muốn.

-> Ý chí con người trong cuộc sống là một sức mạnh to lớn và là chìa khóa dẫn con người đến thành công.

2. Bàn luận

a. Ý chí giúp con người vượt qua khó khăn đạt được thành công, chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời

- Cuộc đời là

- D/C: Khoa học kĩ thuật, phi hành gia chinh phục vũ trụ

b. Giúp con người sống cuộc sống của bản thân, không phụ thuộc vào các yếu tố ngoại lai

- Andrew Lafief

c. Ý chí không chỉ là sức mạnh cho riêng bản thân mình mà còn tạo nên giá trị cho cộng đồng

- D/C: Bác Hồ

3. Mở rộng

Bài làm

Trong “Homo Sapiens - Lược sử loài người”, tác giả Yuval Noah Harari đã đề cập: 70000 năm trước, người tinh khôn vẫn chỉ là
loài động vật tầm thường kiếm ăn ở một góc nhỏ châu Phi. Trong thiên niên kỉ tiếp theo, chúng đã tự biến mình thành chủ hành
tinh. Điều gì thực sự đã khiến con người ta trở nên vĩ đại, trường tồn từ thuở hồng hoang cho tới thời đại của những sự đột
phá? Phải chăng câu trả lời không gì khác là nhờ ý chí tiềm ẩn bên trong mỗi con người – thứ sức mạnh lớn lao khiến ta có được
quyền năng tựa thần linh, quyền năng của sự sáng tạo và chinh phục.

Nhắc tới “Ý chí”, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng được nghe qua một vài câu nói kinh điển như “Cái người đời
thiếu là ý chí chứ không phải sức mạnh” (Victor Hugo), hay “Không có tài năng nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ” (Balzac).
Nhưng “ý chí” thực sự là gì thì không phải ai cũng nghĩ đến. Ý chí, là khả năng tự xác định được ước mơ, khát vọng, điều mình
mong muốn và nỗ lực vượt qua trở ngại, khó khăn để tới được vạch đích cuộc đời. Nói cách khác, chừng nào bạn chưa biết
được mục đích của bản thân, chưa tự thân nỗ lực, không dám đối diện với thử thanh, gian truân thì chừng đó bạn vẫn chưa là
người sở hữu sức mạnh diệu kì mang tên “Ý chí”. Không phải ngẫu nhiên mà khả năng ấy lại được đề cao vô cùng trong cuộc
sống. Tôi cho rằng ý chí nghị lực đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi người. Đó là sức mạnh khiến ta vượt qua
những giới hạn của bạn thân, chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời, sống một cách ý nghĩa và thậm chí tạo nên giá trị thiết
thực, bền vững cho cộng đồng.

Sức mạnh của ý chí nghị lực trong cuộc sống trước hết phải nói đến là việc giúp con người chiến thắng các thử thách, vượt qua
“bẫy đời” (chữ dùng của Trịnh Công Sơn) và chinh phục những giới hạn mới, đạt được thành tựu vĩ đại. Ai trong chúng ta ở cái
tuổi trưởng thành đều biết rằng cuộc đời không phải là một con đường thẳng trải đầy hoa hồng và tràn ngập ánh triêu dương
sáng rọi. Đó là một con đường với nhiều ngã rẽ, những chông gai gập ghềnh, đầy vũ bão phong ba. Vì lẽ ấy, một tinh thần thép
và ý chí mạnh mẽ là điều không thể thiếu trên hành trình chinh phục cái đích của cuộc đời. Ý chí không đơn thuần tiếp thêm
động lực giúp con người vượt qua gian truân để sống một cuộc đời bình thường. Mà giúp ta chinh phục thử thách để đạt được
những mục tiêu to lớn. Thử ngẫm mà xem, sức mạnh khiến những người Campuchia cổ đại có thể xây dựng được nên được một
tạo tác siêu phàm như Angkor Wat là gì nếu không phải là ý chí. Hay nếu không nhờ quyết tâm cao độ, nghị lực phi thường thì
làm sao con người hiện đại cứ phải gồng mình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, cố gắng khám phá, chinh phục Mặt trăng, Sao Hỏa
rồi cả vũ trụ bao la sau cả ngàn lần thất bại? Có thể bạn sẽ cho rằng tài năng mới là mấu chốt quan trọng trong thành công của
mỗi người. Nhưng theo tôi, nếu không có ý chí mạnh mẽ và khát khao chinh phục ước mơ, những thành tựu lớn lao mà con
người đạt được giờ đây sẽ chỉ được tóm gọn trong một cuốn sách mang tên “….”.

Cuộc sống của con người giống như biểu đồ đầy biến thiên, lên xuống thất thường. Có những lúc thần may mắn mỉm cười với ta
nhưng có những ngày chẳng biết sao lại đen đủi thế. Có lúc ta đang ở đỉnh cao hạnh phúc thì hôm sau lại tụt xuống hố sâu của
sự tuyệt vọng. Những lúc ấy, thiết nghĩ mỗi người cần cho mình một ý chí mạnh mẽ để tự làm chủ cuộc sống của chính mà và
sống một cuộc đời an yên. Người nào có ý chí, người đó biết mình muốn điều gì và cái gì là cần thiết cho hành trình thực hiện
mục đích đó. Họ thường không bất ngờ trước những quy luật bất biến của cuộc sống từ đó làm chủ được những suy nghĩ, hành
động, tỉnh táo để đưa ra quyết định sáng suốt, không để bản thân trở thành cái đuôi cứ luôn bị kéo theo vòng xoáy cuộc đời.
Lấy ví dụ, người có ý chí quyết tâm sẽ không coi việc may mắn trúng số, hay việc được người khác giúp đỡ, chu cấp là hơn
người, là chiến thắng đáng để tự hào. Đối với họ, ước mơ, khát vọng vẫn là trên hết. Chừng nào chưa đạt được mục đích cuối
cùng, mục đích sâu xa và bền vững thì những yếu tố ngoại cảnh khác dù có tốt đẹp như thế nào cùng lắm cũng chỉ là một
phương tiện giúp ta tiến gần hơn với đích đến cuộc đời.

Nếu sức mạnh ý chí chỉ dừng lại ở việc đem đến giúp con người ta đạt được mục đích và sống cuộc đời của riêng mình ngẫm ra
thì thực không có gì lớn lao cho lắm. Một ý chí mạnh mẽ, vĩ đại không chỉ là sức mạnh nội tại giúp con người đạt đến đỉnh cao
cuộc đời mà còn góp phần tạo nên những giá trị bền vững, ý nghĩa cho tập thể, cộng đồng. Còn nhớ cách đây hơn một trăm
năm, khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ có gì ngoài một ý chí quyết tâm và niềm tin vững chãi vào tương lai? Dù
biết con đường phía trước là bao nhiêu khó khăn, thử thách, chông gai, nhưng con người vĩ đại với ý chí vĩ đại vẫn quyết định
chịu thiệt về phần mình để đổi lấy cả một tương lai xán lạn cho dân tộc. Đối với Bác, đích đến của đời mình không phải là những
thứ vật chất phồn hoa tầm thường mà là tự do lâu dài của thế hệ đời sau. Thế mới thấy, sức mạnh của ý chí tỉ lệ thuận với giá trị
tốt đẹp mà khát vọng của con người mang lại. Mục đích càng cao thượng, bền vững, càng vĩ đại thì sức mạnh ấy càng lớn lao.
Ngược lại, những mục đích hèn tiện, xấu xa, mang tính nhất thời thì sức mạnh của ý chí cũng như ngọn lửa trước gió – có thể bị
dập tắt bất cứ lúc nào. Vì lẽ ấy, nếu muốn khai phá hết tiềm năng sức mạnh của ý chí, vượt qua giới hạn của bản thân, hãy đạt
mục đích của bản thân song song với khát vọng xây dựng cộng đồng rồi bạn sẽ thấy mình có thể làm được những việc ý nghĩa
biết nhường nào.

Ở cái tuổi này, khi đã ý thức được những mục tiêu gần trước mắt, ý chí tôi có lúc bị lung lay trước những câu hỏi như “Liệu mình
có làm được không?”, “Nhỡ như thất bại thì sao?”,… Và rồi sau đó, tôi nhận ra rằng, “trong mỗi chúng ta có một gã khổng lồ phi
thường đang say ngủ” (Tony Robbin). Mỗi chúng ta đều được tạo hóa ban cho sự thông minh, tài năng không giống nhau. Và
nhiệm vụ của chúng ta giờ đây chính là tin vào bản thân, nỗ lực rèn luyện và xác định cho mình đích đến của cuộc đời. Chỉ khi
nhận thức được sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống, ta mới có thể hoàn thiện được bản thân, tìm thấy giá trị thật sự
và chinh phục được đỉnh cao của cõi tồn tại. Việc rèn luyện ý chí bền vững có thể không phải là điều dễ dàng. Trước thăng trầm
của cuộc sống, sẽ có lúc ta cảm thấy chán nản, yếu đuối. Mỗi lần như thế hãy nghĩ đến câu nói nổi tiếng của Steve Jobs “Stay
hungry. Stay foolish” (Tạm dịch: Hãy cứ khát khao. Hãy cứ dại khờ). Hãy để những thất bại, vấp ngã làm bàn đạp, động lực, kinh
nghiệm để rèn luyện ý chí và là một phần không thể thiếu của sự thành công.

Một ý chí sắt đá, một tinh thần cầu tiến, luôn nỗ lực cố gắng là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa thành công trong cuộc
đời mỗi con người. Thế nhưng, ý chí thôi là đã đủ? Ranh giới giữa nỗ lực theo đuổi ước mơ và ngu muội chạy theo những điều
hão huyền là rất mong manh. Đôi khi tôi tự hỏi rằng: Vậy có đúng không thay vì kiên trì theo đuổi mục tiêu, đôi khi ta nên lựa
chọn thay đổi để thàn công?

You might also like