You are on page 1of 9

Tổng hợp bài viết FB

Cách ứng dụng Active Recall và Spaced Repetition

1. Dùng Flashcard
 1 mặt ghi khái niệm/ từ mới/ kiến thức
 1 mặt ghi giải thích/ ví dụ/ đáp án
 Nên dùng cho những thứ chưa hiểu, khó và quan trọng
 Dùng SR: ôn lại ngắt quãng
 Hộp dễ nhớ
 Hộp dễ quên
 Hôp rất dễ quên
2. Mindmapping
 Đóng tài liệu lại
 Vẽ bản đồ lại
 Ôn tập ngắt quãng: che đi phần đáp án và đoán
3. Luyện đặt câu hỏi
 Đặt mình vào vai người hỏi, ra đề để tự đặt
 Ghi câu trả lời bên cạnh
 SR
4. Nói thành tiếng như đang thuyết trình, đi lại

CÁCH GIÚP NÃO HỌC GẤP 4 LẦN VÀ NGHỈ NGƠI GẤP 2 LẦN BÌNH THƯỜNG CỦA
NHÀ THẦN KINH HỌC NGƯỜI NHẬT BẢN
Thời gian đọc: 6 phút.
Bài dịch thuộc về group Đại Học Đừng Học Đại, vui lòng không mang đi nơi khác!
Nếu bạn muốn hoàn thành khối lượng gấp 4 lần người bình thường và tận hưởng thời
gian rảnh rỗi gấp 2 lần mỗi ngày thì hãy đọc bài viết dưới đây:
Khi nói đến việc làm thế nào để giữ cho não bộ hoạt động với hiệu suất cao, nhất định
không thể tách rời đặc điểm tâm lý là “sự tập trung”. Toàn bộ bài viết đều dựa trên đặc
điểm này, từ đó giới thiệu một phương pháp quản lý thời gian rất có hiệu quả là tuân theo
nhịp điệu của bộ não - quy luật “sự tập trung”.
Câu trả lời của tôi ở bài viết này là chắt lọc từ nội dung cốt lõi của cuốn sách <Why Elites
Are Time-Control>, sắp xếp những lý thuyết chuyên môn dài dòng phức tạp trong cuốn
sách gốc và giải thích chúng theo cách dễ hiểu nhất. Tôi hy vọng nó có thể mang lại cho
bạn một số cảm hứng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, tác giả cuốn sách này là một nhà thần kinh học nổi tiếng của Nhật Bản, cuốn
sách là thành quả sau 10 năm đúc kết của ông. Thói quen sử dụng thời gian hàng ngày
trong 10 năm qua đã trở thành cách sống của ông, đó là “Làm gấp 4 lần khối lượng công
việc của người khác và tận hưởng thời gian giải trí gấp 2 lần”. Chức năng bộ não của
chúng ta là như nhau, vì vậy cá nhân tôi nghĩ rằng bản chất của chúng vẫn còn rất nhiều.
Đây là câu trả lời cho vấn đề:
Trước hết, chúng ta phải thống nhất rằng mục đích của việc làm cho não bộ hoạt động với
hiệu suất cao là để nâng cao hiệu quả công việc, có nhiều thời gian rảnh hơn để đầu tư
cho bản thân. Vừa sống vừa làm việc, chúng ta “vì hạnh phúc” mà giữ cho não bộ hoạt
động với hiệu suất cao.
1/ Phân bố thời gian trong ngày dựa vào “sự tập trung”:
- Buổi sáng:
Bộ não chúng ta mạnh nhất khi thức dậy vào buổi sáng, lúc này não bộ sẽ không cảm thấy
mệt mỏi. Sau một đêm nghỉ ngơi, nó sẽ ở trạng thái rất ngăn nắp, giống như “bàn làm việc
sau khi dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng không tì vết” vậy. Đây là khoảng thời gian chúng ta có
thể làm việc rất hiệu quả.
Thời gian đại não hoạt động tốt nhất trong ngày của chúng ta là khoảng 2 - 3 giờ
sau khi ngủ dậy.
Thời điểm vàng của trí não vô cùng quý giá, dậy sớm chính là “chìa khóa” để tận dụng tốt
khoảng thời gian này. Trong cuốn sách <Why Elites Are Time-Control>, tác giả đã chia sẻ
"thủ thuật thức dậy siêu dễ" của mình, đó là: đi tắm, mở rèm khi ngủ, mở mắt trong khoảng
5 phút sau khi thức dậy, tập thể dục nhịp nhàng, và ăn sáng cẩn thận.
Mặc dù có 24 giờ một ngày, nhưng giá trị của mỗi khoảng thời gian là khác nhau. Một giờ
vào buổi sáng có giá trị gấp bốn lần một giờ vào buổi tối . Vì vậy, để đạt hiệu quả cao
nhất và tạo ra khối lượng công việc lớn nhất, chúng ta nên đặt “những công việc cần sự
tập trung” vào buổi sáng.
Trên đây là những phương pháp sử dụng thời gian buổi sáng đối với đặc điểm tập trung
của não bộ. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả thời gian làm việc vào buổi
chiều? Nó phụ thuộc chủ yếu vào việc liệu bạn có thể khôi phục lại sự tập trung của não
bộ hay không.
- Buổi chiều:
Thời gian buổi chiều có thể chia thành hai phần: "Thời gian nghỉ trưa" và "thời gian làm
việc". Mỗi khoảng thời gian có một phương pháp quản lý độc đáo riêng, nếu được sử dụng
đúng cách, bạn có thể làm việc hiệu quả và đồng thời tạo ra nhiều thời gian rảnh hơn.
Việc sử dụng “thời gian nghỉ trưa” là điều quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả làm việc
buổi chiều. Bởi “serotonin” - một chất có trong não bộ liên quan mật thiết đến “trạng thái
thư giãn” và việc “trở lại trạng thái bình thường” sẽ được tiết ra trong khoảng thời gian này.
Nếu “serotonin” tiết ra không đủ, con người sẽ trở nên bồn chồn hoặc dễ tức giận, họ sẽ
không có hứng thú để làm bất cứ điều gì. Vì vậy, làm thế nào để kích thích sự điều
tiết “serotonin” chính là chìa khóa. Phương pháp rất đơn giản, đó là tắm nắng, tập thể
dục nhịp nhàng và nhai kỹ. Ví dụ:
Ra ngoài ăn trưa có thể thực hiện đồng thời ba phương pháp trên: bước ra khỏi công ty, đi
bộ khoảng 5 phút để tìm một nhà hàng yêu thích, và tắm nắng trong quá trình này. Đi bộ
cũng là một bài tập nhịp nhàng. Ngồi xuống và ăn bữa trưa của bạn một cách chậm rãi,
vậy là bạn đã nhai kỹ.
Chuỗi quá trình này hoàn toàn có thể tăng cường sự điều tiết của “serotonin”. Tiếp theo
là một giấc ngủ ngắn khoảng 20 - 30 phút. Mặc dù chỉ ngủ 20 30 phút, nhưng khi thức dậy,
bạn sẽ thấy rằng thể chất, tinh thần và sự tập trung của bạn được phục hồi đáng kể, lúc
này bạn không chỉ làm việc không mệt mỏi mà còn rất hiệu quả.
Khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ chiều là lúc con người mệt mỏi nhất, cơn buồn ngủ
sau bữa trưa và sự mệt mỏi do làm việc cường độ cao sẽ bùng phát ở thời điểm này. Do
đó, khoảng thời gian này là khoảng thời gian làm việc kém hiệu quả nhất trong ngày. Để
đạt được hiệu suất cao, chúng ta có thể điều chỉnh theo quy luật về “sự tập trung” - “quy
tắc 15 · 45 · 90” .
Ví dụ: Biên phiên dịch đòi hỏi sự tập trung cao độ, dù có ép mình 15 phút cũng đã là giới
hạn rồi, nên 15 phút có thể coi là đơn vị thời gian ở trạng thái tập trung cao độ. Ở trường
học, mỗi tiết học cơ bản sẽ kéo dài 45 phút, vì với học sinh “sự chú ý chỉ có thể kéo dài
liên tục trong 45 phút”. Ở các trường trung học và tiểu học, một số giáo viên muốn thu hút
sự chú ý của trẻ sẽ kể cho chúng nghe những câu chuyện ngoài lề hoặc chuyện cười cứ
sau 15 phút trong lớp để trẻ thư giãn. Gấp đôi 45 phút là độ dài của một trận bóng, 90 phút
có thể được cho là giới hạn của sự tập trung liên tục đối với người lớn. Lấy 45 phút là một
phần, sau đó dùng 15 phút để giải lao có lợi hơn cho việc tiếp tục tập trung.
Chỉ cần bạn học cách sử dụng linh hoạt “quy tắc 15 · 45 · 90”, bạn có thể “lướt” theo quy
luật của não bộ rồi. Nếu bạn làm việc theo quy luật, hiệu quả công việc tương ứng sẽ
được cải thiện hơn rất nhiều.
Ở đây được thêm vào một trạng thái tập trung cao độ, được gọi là "dòng chảy", trong đó
con người làm việc trôi chảy như dòng nước. Để đi vào trạng thái này, chúng ta phải tránh
bị phân tâm bởi những thứ gây mất tập trung.
Có hai loại phân tâm chính trong nhận thức của chúng ta:

 Sao nhãng do các vật thể lạ gây ra:

Hãy tưởng tượng về bàn làm việc của một người sạch sẽ và gọn gàng, với một bàn làm
việc ngổn ngang tài liệu, văn phòng phẩm và sách. Cái nào làm việc hiệu quả hơn?
Phương pháp loại trừ:
Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một khi sự tập trung bị gián đoạn, phải mất ít nhất 15
phút để trở lại trạng thái ban đầu. Đơn giản, nếu bạn tìm đồ 3 lần một ngày, bạn sẽ mất ít
nhất 45 phút. Vì vậy, việc tổ chức kỹ lưỡng môi trường làm việc và máy tính để chúng luôn
sạch sẽ, gọn gàng là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng tập trung.

 Mất tập trung do suy nghĩ:

Với một số bạn đang ở nơi làm việc, tất cả các loại suy nghĩ phân tâm sẽ xuất hiện trong
đầu. Ví dụ:
"Đúng rồi! Hôm nay có một văn kiện phải giao cho khách hàng”
"Bụng có hơi đói rồi. Trưa nay nên ăn gì nhỉ?".
Phương pháp loại trừ:
Không chỉ ảnh hưởng đến sự tập trung mà những suy nghĩ phân tâm còn có thể làm gián
đoạn công việc hiện tại của chúng ta. Có thể chỉ là một thoáng mất tập trung trong một
giây, nhưng chúng ta phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung ban đầu.
Một số người nghĩ rằng phiền nhiễu là không thể kiểm soát và không thể loại bỏ hoàn toàn
chúng. Nhưng thực tế không phải như vậy, phương pháp loại bỏ hoàn toàn những suy
nghĩ làm mất tập trung rất đơn giản. Cũng giống như những ví dụ được liệt kê ở trên,
những suy nghĩ mất tập trung về cơ bản liên quan đến "lịch trình", "những việc cần làm" và
những việc khác chưa quyết định hoặc đã hoàn thành. Hãy viết chúng ra giấy, đưa
chúng vào danh sách "Lịch biểu" hoặc "TO DO" và chúng sẽ không ảnh hưởng đến
suy nghĩ của chúng ta nữa.
Ngoài hai điểm trên, nếu chúng ta có thể tạo cho mình một môi trường làm việc “không bị
quấy rầy” thì mới có thể tập trung cao độ vào công việc và phát huy tối đa hiệu quả. Bởi vì
khi mọi người không tập trung cao độ vào một công việc, các cuộc trò chuyện hoặc tin
nhắn điện thoại di động của người khác có thể làm gián đoạn sự tập trung, và phải mất ít
nhất 15 phút để khôi phục lại trạng thái trước đó. Trong giờ làm việc buổi sáng, nếu chúng
ta bị gián đoạn 2 hoặc 3 lần, thì chúng ta sẽ mất từ 30 đến 45 phút thời gian làm việc.
2/ Tạo thời gian để “khởi động lại” sự tập trung:
Về phương pháp xem thời gian:
Đầu tiên, chúng ta cần thay đổi quan điểm về thời gian, tức là xem dòng chảy của thời
gian là “hai chiều” và sử dụng phương pháp quản lý thời gian “hai chiều” để xem thời gian
trong ngày.
Trục hoành là "thời gian", trục tung là "sự tập trung" và “thời gian tập trung” được
tính bằng diện tích khu vực được tạo ra.
Ở đây, “thời gian tập trung” tương đương với việc duy trì “hiệu quả công việc” khi não bộ
hoạt động với hiệu suất cao. Ở "trạng thái hai chiều":
Khối lượng công việc (Hiệu quả công việc / Thời gian tập trung) = Sự tập trung *
Thời gian.
Vì vậy, nếu bạn làm công việc đòi hỏi sự tập trung trong khoảng thời gian tập trung cao độ
thì “diện tích” của khối lượng công việc sẽ rất lớn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể
nâng cao khả năng tập trung và nắm bắt nhịp điệu của công việc?
Có hai cách:

 Liều thuốc đặc biệt - Ngủ:

Sức tập trung của chúng ta có giới hạn. Thực sự rất khó để tăng sức tập trung từ 100 lên
120, nhưng việc tăng sức tập trung đã giảm xuống 5 lên đến 70 khi mệt mỏi vẫn tương đối
dễ dàng. Tại sao có thể nói như vậy? Bởi vì chỉ cần thêm thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
đúng lúc, sức tập trung có thể được khôi phục. Do đó, diện tích của khu vực "thời gian tập
trung" thu được bởi "sự tập trung × thời gian" sẽ tiếp tục mở rộng.
Và cách chữa đơn giản nhất để cải thiện khả năng tập trung là "ngủ". Tuy nhiên, nếu mọi
người rút ngắn thời gian ngủ, nhất là khi ngủ ít hơn 6 tiếng, sự tập trung vào ngày hôm sau
sẽ giảm đi đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc trong ngày
thứ hai và đi vào một vòng luẩn quẩn.
Vì vậy, dù có chuyện gì xảy ra, để duy trì trạng thái đầu óc minh mẫn trong ngày, không
nên cắt giảm thời gian ngủ, và cần ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày.

 Liều thuốc đặc trị - Thể dục nhịp điệu:

Tập thể dục nhịp điệu không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn mà còn giúp khởi động
lại sức tập trung của bạn, cho phép bạn tập trung cao độ vào buổi chiều hoặc ban đêm. Nó
còn giữ cho bộ não của bạn hoạt động với hiệu suất cao cao và hoàn thành những công
việc cần thiết cho não bộ.
Trong quá trình tập aerobic, tâm trí sẽ thúc đẩy bài tiết một chất gọi là BDNF (brain-origin
neurotrophic factor, yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não). BDNF có vai trò
sống còn đối với sự tăng trưởng, phát triển và hoạt động bình thường của các tế bào thần
kinh. Ngoài ra, não còn tiết ra chất dẫn truyền thần kinh gọi là “dopamine”, chất này có
thể làm tăng hứng thú của con người và khiến con người cảm thấy vui vẻ.
Vì vậy, tập thể dục vừa phải và vừa sức là sự điều chỉnh cân bằng cho cơ thể và não
bộ. Nó không chỉ có thể cải thiện sự tập trung của con người mà còn cải thiện các chức
năng khác nhau của não như trí nhớ, khả năng tư duy và khả năng thực hiện công việc.
Tất nhiên, tình trạng thể chất của mỗi người là khác nhau, và khối lượng bài tập mà cá
nhân có thể chịu đựng được đương nhiên cũng khác nhau. Vì vậy nếu bạn muốn tìm được
lượng bài tập phù hợp để phục hồi sự tập trung của mình, bạn phải cố gắng . Hãy thử các
hình thức tập thể dục khác nhau, thời lượng tập thể dục khác nhau để tìm ra cách nào phù
hợp nhất với bạn.
Tổng kết lại, sau khi hiểu và áp dụng phương pháp kiểm soát “sự tập trung”, chúng ta có
thể thiết lập một thói quen hàng ngày để não bộ có thể duy trì hoạt động ổn định và đạt
hiệu suất cao. Dần dần, có thể có được nhiều “thời gian rảnh rỗi”, một “cơ thể và tinh thần
khỏe mạnh hơn”, và “não bộ tốt nhất”.
* Ngày hoàn hảo nhất được thiết kế theo các nguyên tắc của khoa học não bộ:
7:00 - 9:00 Đầu tư cho bản thân | Thời gian vàng của trí não.
9:00 - 12:00 Thời gian tập trung | Xử lý "Công việc cần tập trung".
12:00 - 13:00 Ăn trưa | Kích thích "serotonin" để phục hồi sự tập trung, ra ngoài ăn, tắm
nắng và nhai thật kỹ.
13:00 - 16:00 Làm những việc ít yêu cầu tập trung | Ngủ trưa (20-30 phút), thay đổi nơi
làm việc, họp xen kẽ, v.v. để đạt được mục đích chung là bắt đầu lại sự tập trung.
16:00 - 18:00 Thời gian làm việc nước rút cuối cùng | Đặt thời hạn cho công việc của mỗi
ngày/ Do hiệu ứng nồng độ cao "norepinephrine", chúng ta có thể đạt được đỉnh của
vòng quay “làm việc tập trung” mới.
18:00 - 19:00 Tập thể dục nhịp điệu | Hoàn thành việc "khởi động lại" sự tập trung của não
bộ.
19:00 - 21:00 Đầu tư cho bản thân| Thời gian quan trọng thứ hai trong ngày của bộ não.
21:00 - 23:00 Thời gian thư giãn | Điều tiết ra "Oxytocin".
23:00 - 7:00 Đảm bảo ngủ từ 7 đến 8 tiếng | Tiết ra "melatonin".
Tất nhiên, quy tắc làm việc và nghỉ ngơi của mỗi người là khác nhau. "Thời gian biểu hoàn
hảo nhất" trên đây là kết quả rút ra của tác giả dựa trên các nguyên tắc của khoa học não
bộ, mang tính chất tham khảo cho mọi người. Sau tất cả, mỗi người đều cần có ý thức duy
trì quy luật và nhịp sống, điều này rất tốt cho cả cơ thể và não bộ chúng ta.
Nếu bạn nghĩ rằng nội dung này truyền cảm hứng cho bạn, hãy chia sẻ nó để nhiều người
có thể đọc nha ~ Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và ủng hộ ~
BÍ QUYẾT HỌC TẬP VÀ ÔN THI CHO 1 KỲ ĐẠT TOÀN A CỦA MÌNH
Đạt điểm tuyệt đối 1 môn đã khó nhưng nếu như bạn muốn đạt điểm A tất cả các
môn trong 1 kỳ thì phải làm thế nào và bắt đầu từ đâu? Dưới đây là bí quyết của mình. Hy
vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Bạn muốn vượt qua bài kiểm tra sắp tới và đạt điểm cao nhất có thể nhưng không muốn
phải thức trắng nhiều đêm? Hãy để mình mách nước cho bạn nhé! Có rất nhiều phương
pháp học tập hứa hẹn mang đến hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng nhưng không phải
phương pháp nào cũng có thể ứng dụng phù hợp với bạn. Việc nhồi nhét kiến thức hay
đọc đi đọc lại sách hay đánh dấu mục cần ghi nhớ trong sách một cách tính chiến lược chỉ
phát huy tác dụng trong thời gian ngắn và rồi bạn sẽ quên sạch chúng chỉ sau vài ngày, vài
tuần.
Nếu bạn muốn ghi nhớ lâu dài mọi thứ bạn đã học, hãy học cách sử dụng hai phương
pháp học và ôn thi đã được kiểm chứng - active recall (chủ động gợi nhớ) và spaced
repetition (lặp lại cách quãng) ngay hôm nay! Với hai phương pháp này, trí nhớ của bạn
sẽ không phai nhạt theo thời gian mà chúng sẽ được củng cố một cách chủ động bằng
cách nhắc lại có chiến thuật. Cụ thể thế nào thì trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng
dẫn bạn cách kết hợp hai kỹ thuật này vào thói quen học tập của bản thân nhé!
1. ACTIVE RECALL (CHỦ ĐỘNG GỢI NHỚ) LÀ GÌ?
Chủ động gợi nhớ là một chiến lược học tập đòi hỏi bạn phải “gọi lại” kiến thức, thông tin
để cải thiện khả năng ghi nhớ, và hiểu. Phương pháp này rất được học sinh và sinh viên
ưa chuộng sử dụng nhằm mục đích ôn thi. Tuy nhiên, nó cũng có thể ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác.
Phương pháp này đối lập với các phương pháp ôn tập thụ động. Trong khi người học thụ
động chỉ tiếp thu kiến thức bằng việc đọc hoặc nghe thông tin và mong đợi rằng bản thân
sẽ ghi nhớ chúng thì người học chủ động tích cực tham gia vào quá trình học tập thông
qua chủ động suy nghĩ, luyện tập, thực hành để hiểu tài liệu một cách sâu sắc hơn và nhớ
tốt hơn. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo rằng thông tin đã học có cơ hội lưu lại trong trí
nhớ dài hạn của bản thân và sẵn sàng “đem ra” sử dụng khi thi.
2. SPACED REPETITION (LẶP LẠI CÁCH QUÃNG) LÀ GÌ?
Lặp lại cách quãng là một kỹ thuật học tập mà người học ghi nhớ kiến thức dài hạn bằng
cách tăng khoảng thời gian giữa các lần ôn tập. Phương pháp này giúp bộ não của bạn
ghi nhớ nhiều thông tin hơn vì nó làm mới kiến thức của bạn và buộc bạn phải sử dụng
khả năng ghi nhớ một cách chủ động.
Ví dụ: Sau khi học một từ vựng mới, bạn cần lặp lại từ đó sau một giờ, sau 1 ngày, sau 2
ngày cho đến khi nó nằm trong bộ nhớ dài hạn của bạn. Khoảng thời gian giữa những lần
ôn lại từ vựng đó sẽ tăng lên sau mỗi lần bạn ghi nhớ chính xác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự lặp lại cách nhau là một cách hiệu quả để học nhiều loại
thông tin khác nhau. Nó có thể được áp dụng cho bất kỳ hình thức giáo dục nào từ việc
giúp trẻ nhỏ học đánh vần đến giúp sinh viên đại học học ngoại ngữ. Lặp lại cách quãng
thường được kết hợp với phương pháp chủ động gợi nhớ.
Có không ít bạn học sinh, sinh viên vẫn hay ôn tập bằng cách nhẩm đi nhẩm lại thông tin
một cách liên tục. Đây là một kỹ thuật ghi nhớ phổ biến nhưng kém hiệu quả và rất nhanh
quên. Mặt khác, việc lặp lại thông tin trong các khoảng thời gian cách nhau tuy khó, và đòi
hỏi nỗ lực lớn hơn nhưng sẽ nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn trong dài hạn.
Phương pháp Lặp lại cách quãng có từ năm 1885, khi Hermann Ebbinghaus, một nhà tâm
lý học thực nghiệm nổi tiếng người Đức, công bố nghiên cứu đột phá của ông về trí nhớ có
tên "Trí nhớ: Đóng góp cho Tâm lý học Thực nghiệm". Dù ra đời đã lâu nhưng khám phá
của ông vẫn được sử dụng rộng rãi và được đánh giá cao ngày nay. Theo nghiên cứu của
Ebbinghaus, khi chúng ta cố gắng nhớ nhiều thông tin cùng một lúc, chúng ta có xu hướng
quên dần chúng theo thời gian nếu thông tin đó không được đem thực hành hoặc ứng
dụng vào thực tế. Tốc độ lãng quên diễn ra thường mô tả như một đường cong nên được
gọi là Đường cong của sự lãng quên (The forgetting curve). Đường cong này cho thấy
sự “rơi rụng” thông tin đáng kinh ngạc trong 24 giờ đầu tiên, tiếp theo là những đợt suy
giảm trí nhớ chậm hơn vào những ngày sau đó.
Dựa trên lý thuyết này, để ghi nhớ bất kỳ thông tin nào trong não một cách lâu dài, chúng
ta cần phải “làm mới” nó định kỳ. Ngay cả những thông tin quen thuộc nhất cũng sẽ bị lãng
quên nếu không gặp hoặc làm mới trong một thời gian dài.
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ÁP DỤNG HAI PHƯƠNG PHÁP NÀY TRONG HỌC TẬP?
Để đạt hiệu quả tối đa khi học tập và ôn luyện kiến thức, bạn nên áp dụng kết hợp cả Lặp
lại cách quãng và Chủ động gợi nhớ thông qua các chiến lược dưới đây:
3.1. Flashcards
Thay vì viết các ghi chú truyền thống, bạn có thể thử tạo các thẻ nhớ (còn được gọi là
“flashcard”) từ các slide bài giảng của mình. Phương pháp Leitner hay Hệ thống Leitner là
một cách học tập vô cùng hiệu quả để ghi nhớ thông tin thông qua thẻ nhớ. Đây là phương
pháp được phát kiến bởi nhà báo khoa học người Đức Sebastian Leitner vào những năm
1970s. Đây là một cách thực hiện đơn giản của nguyên tắc lặp lại cách nhau, trong đó các
thẻ được xem xét theo các khoảng thời gian tăng dần.
Hãy chuẩn bị ba hộp thẻ ghi nhớ chứa các câu hỏi và câu trả lời về một chủ đề mà bạn
muốn tìm hiểu và sắp xếp, dãn nhãn chúng dựa theo mức độ mà bạn quen thuộc với
thông tin đó:

 Hộp 1: Những thông tin bạn chưa nhớ


 Hộp 2: Những thông tin bạn nhớ nhưng không chắc chắn
 Hộp 3: Những thông tin bạn đã nắm chắc

Sau khi đặt một số thẻ ghi nhớ vào Hộp 1, hãy học và cố ghi nhớ các khái niệm được đề
cập trong các thẻ ghi chú đó. Nếu thành công, bạn hãy chuyển những thẻ đó sang Hộp 2
để hai ngày sau ôn lại. Nếu khi đó, bạn vẫn nhớ lại các khái niệm trong thẻ ở Hộp 2, thì
hãy chuyển các thẻ đó sang Hộp 3 - đây là Hộp chứa các thẻ chỉ cần ôn tập một lần một
tuần. Ngược lại, nếu bạn không nhớ thông tin thẻ ở Hộp 2, bạn sẽ phải chuyển các thẻ đó
về Hộp 1 để ôn luyện mỗi ngày.
Bằng cách thực hiện kỹ thuật này, học sinh, sinh viên có thể nắm rõ được đâu là kiến thức
mình đã nằm lòng và đâu là kiến thức mình còn yếu. Từ đó, bạn có thể phân bổ thời gian
và tập trung năng lượng nhiều hơn cho những mảng kiến thức mà bạn chưa nắm rõ. Đây
chính là cách học tập thông minh và ôn tập hiệu quả cho các kỳ thi.
Cần lưu ý rằng thẻ nhớ không phải là một phương pháp ôn tập hiệu quả cho những bạn
mong muốn nhồi nhét kiến thức vào phút cuối! Hãy bắt đầu sử dụng phương pháp này ít
nhất 3-5 ngày trước khi kiểm tra hoặc tốt hơn hết là bạn hãy làm thẻ nhớ ngay khi vừa học
một chủ đề trên lớp.
Nếu bạn không muốn tốn giấy mực vào làm thẻ nhớ thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng
các ứng dụng và trang web tạo thẻ nhớ ảo như Anki, Quizlet, Brainscape và
Mnemosyne Project để có thể dễ dàng xem lại mọi lúc, mọi nơi.
3.2. Đọc chủ động
Đọc tài liệu là một phần quan trọng trong việc học. Việc chỉ đọc đi đọc lại một chương, một
cuốn sách không phải là cách hiệu quả để hiểu và ghi nhớ kiến thức, nhưng sự chủ động
và tích cực tham gia vào quá trình đọc thì có. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều học sinh, sinh
viên chưa biết cách đọc sao cho đúng. Một trong những cách tiếp cận việc đọc hiệu quả
nhất đó chính là áp dụng mô hình ‘SQ3R’. Đây là viết tắt 5 bước diễn ra quá trình nghiên
cứu tài liệu: khảo sát (“Survey”), hỏi (Questions), đọc (“Read”), đọc thuộc lòng (“Recite”) và
đánh giá (“Review”).
Khảo sát: Đọc lướt nhanh văn bản để có cái nhìn tổng thể. Hãy chú ý các thông tin sau:
Tiêu đề và Đề mục
Biểu đồ, đồ thị, hình ảnh, câu hỏi, phần chữ in đậm hoặc in nghiêng
Giới thiệu và kết luận
Câu đầu tiên và câu cuối cùng trong đoạn văn
Chú thích
Câu hỏi: Ghi lại các câu hỏi mà bạn có thể có sau khi đọc qua tài liệu. Đặt câu hỏi không
chỉ khiến bạn tập trung hơn mà còn hiểu hơn về mục đích của việc đọc. Bạn nên chuyển
các hình ảnh, tiêu đề thành câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? Tại sao?
Đọc: Lúc này bạn cần đọc một cách tập trung để chủ động tìm kiếm câu trả lời cho các
câu hỏi của bạn. Đừng quên chi chú và làm nổi bật các ý chính trong văn bản.
Đọc thuộc lòng: Đây là bước mà bạn cần trình bày lại kiến thức đã học bằng ý hiểu của
bản thân dưới dạng viết hoặc nói. Việc này sẽ giúp đưa thông tin vào trí nhớ dài hạn của
bạn.
Đánh giá: Sau khi đọc toàn bộ bài tập, hãy xem lại các câu trả lời, ghi chú của bạn và tự
kiểm tra thông tin xem có chính xác chưa. Đánh giá là một quá trình liên tục. Do đó, đừng
quên ôn luyện các kiến thức bạn học ở trên hàng tuần và tự kiểm tra để củng cố khả năng
ghi nhớ chúng.
3.3. Sử dụng công cụ trực quan
Bất kể bạn đang học loại thông tin nào, hãy thử sử dụng công cụ trực quan để giúp bạn
hiểu tài liệu kỹ hơn. Ví dụ về các công cụ trực quan bao gồm biểu đồ Venn, hình vẽ phác
thảo, hình ảnh, bản đồ tư duy, biểu đồ hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn xem thông tin một cách
trực quan. Các giáo cụ trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho một vấn đề
hoặc bài học trở nên rõ ràng, dễ hình dung và dễ nhớ hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách lấy ra một tờ giấy trắng và nhớ lại tất cả các từ khóa, các điểm
đáng lưu ý trong chương bạn đang học bằng cách tạo ra hình ảnh minh họa cho chúng.
Sau đó, bạn nên so sánh với tài liệu gốc để xem mình đã bỏ lỡ những kiến thức gì để kịp
thời điều chỉnh. Sau vài giờ hoặc vài ngày, bạn nên dành thời gian xem lại các biểu đồ
hoặc bản đồ để ôn luyện. Bạn có thể ôn tập bằng cách chủ động che đi các phần thông tin
mà bạn đang cố nhớ, đoán chúng và mở ra kiểm tra xem bạn có nhớ chính xác hay không.
Quá trình này buộc bạn phải nhớ lại thông tin và tạo các kết nối thần kinh mới để “ghi” lại
những thông tin đó.
3.4. Đặt câu hỏi

 Sử dụng ngân hàng câu hỏi có sẵn đáp án để tự kiểm tra kiến thức

Cách tiết kiệm thời gian để thực hành Chủ động gợi nhớ đó chính là tận dụng những
nguồn câu hỏi đề thi có sẵn. Để có thể phát huy tác dụng tốt nhất thì những câu hỏi này
nên có độ khó vừa đủ và tăng dần theo khối lượng kiến thức bạn có. Ví dụ: bạn có thể sử
dụng ngân hàng câu hỏi trực tuyến do trường đại học hoặc giảng viên cung cấp. Những
người tốt nhất sử dụng những sinh viên đã vượt qua kỳ thi để viết ra các câu hỏi mà họ
nhận được và viết ra lời giải thích khi kiến thức mới trong não của họ.

 Sử dụng các câu hỏi tự tạo

Để làm được điều này, bạn cần cố gắng suy nghĩ giống như giảng viên của mình để dự
đoán các câu hỏi kiểm tra có thể gặp phải trong đề thi và luyện tập trả lời chúng dưới dạng
lời nói hoặc dưới dạng viết. Quá trình này sẽ khuyến khích học sinh xử lý tài liệu sâu hơn
và tạo thêm dấu ấn để não bộ ghi nhớ thông tin. Do đó, phương pháp này vừa có thể cải
thiện điểm kiểm tra vừa nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.
Sau khi bạn có một bộ câu hỏi và câu trả lời, hãy áp dụng Lặp lại cách quãng bằng cách
giãn cách ngày ôn tập để thực hành trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra mà không cần bất kỳ
sự trợ giúp nào từ tài liệu hoặc các gợi ý có sẵn.
Tóm lại, Ghi nhớ chủ động và Lặp lại cách quãng là những phương pháp học tập hiệu quả
có thể giúp bạn “lưu trữ” kiến thức lâu dài. Nếu bạn muốn tích hợp các kỹ thuật này vào
quá trình học tập và chuẩn bị cho đợt kiểm tra của mình, thì hãy cân nhắc thử nghiệm tất
cả các chiến lược được liệt kê ở trên và quyết định xem cách nào phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn may mắn trong kỳ thi!
Lưu ý: Bài viết dựa trên quan điểm, trải nghiệm và kiến thức của mình về active recall (chủ
động gợi nhớ) và spaced repetition (lặp lại cách quãng). Các bạn hãy tự tìm hiểu thêm và
áp dụng sao cho phù hợp với bản thân nhé!

You might also like