You are on page 1of 2

Điều 170 LĐĐ:

Khoản 1: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định
về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình
công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
VD: Gia đình ông X sử dụng 1.000m2 đất nông nghiệp. Diện tích khu đất này đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không có thời hạn sử dụng đất). Gia
đình ông đã sử dụng đúng mục đích duy nhất là sản xuất nông nghiệp.

Khoản 2: Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;
thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
VD: A mua lại mảnh đất có GCNQSDĐ, và đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy
định pháp luật. Vì thế A phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ
như Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng; Nộp hồ sơ đăng ký sang tên; Thực hiện
nghĩa vụ tài chính:..

Khoản 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
VD: Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước cho phép chuyển mục đích

Ông A có thửa đất với tổng diện tích là 200m2 đã được cấp giấy 100m2 đất ở, 100m2
đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư, sử dụng ổn định từ năm
1995, phù hợp quy hoạch.Ông A làm đơn xin chuyển 100m2 đất vườn thành đất ở và
được Nhà nước đồng ý và diện tích ông A xin chuyển mục đích nằm trong hạn mức
giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương.

Số tiền ông A phải nộp cho Nhà nước biết Giá đất theo bảng giá nhà nước cho đất ở
và đất vườn (đất nn) tương ứng vị trí Nhà ông A lần lượt là 1,0 triệu/1 m2 đất ở và 0,1
triệu/1 m2 đất nn.

Căn cứ Điều 5 nghị định 45/2014/NĐ-CP

P = 100 m2 x (1,0 tr – 0,1 tr) x 50 % = 45 triệu.

Khoản 4: Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.


- Đối với đất vùng núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác: làm ruộng bậc thang, đào hố
vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng biện pháp nông – lâm kết hợp.
+ Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước.

- Đối với đồng bằng:


+ Có kế hoạch quản lí chặt chẽ và mở rộng diện tích đất.
+ Tiến hành thâm canh, canh tác hợp lí, tránh làm đất bị thoái hóa bạc màu.
+ Chống ô nhiễm đất do chất hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp.

Khoản 5: Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại
đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
VD: Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản đã thải ra
một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các hoạt
động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu và theo
kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng Thái Nguyên đều bị ô nhiễm
nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa bàn.

Khoản 6: Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng
đất.

VD: Bà B thuê đội đào móng nhà, trong lúc làm việc, họ phát hiện một số tượng và
tiền cổ. Họ đã thống nhất là sẽ tìm người mua để cùng chia nhau hưởng giá trị bán
được này. Vậy họ có vi phạm pháp luật không?
=> Theo quy định hiện hành, tại điều 229, Bộ luật dân sự 2015 quy định thì khi
phát hiện ra tượng cổ, tiền cổ. Bà B và nhóm thợ - Công dân phải có trách nhiệm
thông báo ngay với chính quyền địa phương để có phương án bảo vệ và phối hợp xử
lý.

Việc bà B và nhóm thợ mang về nhà, không thông báo và giao nộp số tượng và tiền
cổ cho cơ quan quản lý nhà nước là UBND Xã/ Phường là sai các quy định hiện hành.
Nếu sau này bị phát hiện, tùy theo mức độ liên quan đến vật tìm thấy mà bà có thể bị
xử phạt vi phạm theo pháp luật.

Khoản 7: Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn
sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

VD: Mảnh đất nông nghiệp của gia đình ông X có thời hạn sử dụng đến ngày
21/04/2022. Khi đó ông X có xin để được tiếp tục gia hạn nhưng không được sự đồng
ý của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, ông X có nghĩa vụ trao trả mảnh đất nông
nghiệp đó lại cho nhà nước.

Câu hỏi
1. Người sử dụng đất không có quyền nào?
A. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất
đai của mình
B. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất
C. Được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức
D. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai
=>Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013

2. Chỉ có các chủ thể sử dụng đất được nhà nước giao đất thì mới phải nộp thuế đất.
=> Nhận định này sai. Vì theo quy định của pháp lệnh về thuế nhà, đất thì tổ chức, cá
nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế -khi
chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở phải nộp thuế đất.

You might also like