You are on page 1of 6

1.

Khái niệm tài sản


- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

a, Vật
 Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có
thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật
chỉ có ý  nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được
con người kiểm soát và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con
người.Không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi
là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi
là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Ô-xi còn ở dạng không khí trong tự nhiên thì chưa thể được coi là
vật, vì chưa thể đưa vào giao dịch dân sự. Chỉ khi được nén vào bình, tức
là con người có thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu
dân sự và được coi là vật.

 Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều
kiện sau:

+Là bộ phận của thế giới vật chất

+ Con người chiếm hữu được

+ Mang lại lợi ích cho chủ thể

+ Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai

b,Tiền

-Theo Mác  thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế
giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại
hàng hóa khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ
sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
- Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được
pháp luật thừa nhận,  mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ thanh toán
đa năng, là công cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị.

c, Giấy tờ có giá

 -Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao
được trong giao lưu dân sự. Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một
chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. Nội dung thể hiện
trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị
quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. giấy tờ có giá có tính
thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển
nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là
vô hiệu.

-Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, hối phiếu,
séc, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định
của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.

d, Quyền tài sản

 Quyền tài sản theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 thì
quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác. Quyền là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể và được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được
pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và
yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất
cho mình. Xét theo ý nghĩa này, quyền sở hữu (vật quyền) cũng là một loại
tài sản.

2. Phân loại tài sản

a, Theo tính chất dịch chuyển và mối quan hệ của tài sản
-Động sản: Động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc di dời từ nơi này
sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên tính năng,
công dụng.

VD: tiền, giấy tờ có giá, sách, bút, ti vi, tủ lạnh…

-Bất động sản: Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật
ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn
với mảnh đất.

VD: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản
gắn liền với nhà, công trình xây dựng và các loại tài sản khác do pháp luật
quy định

b, Theo tính hiện hữu của tài sản vào thời điểm giao dịch

-Tài sản hiện có: Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác
lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác
lập giao dịch.

VD:  Ông A có cửa hàng máy tính và bán máy tính cho ông B, thì máy tính
được gọi là tài sản hiện có, được tồn tại trước thời điểm xác lập giao dịch.

-Tài sản hình thành trong tương lai:

+ Tài sản chưa hình thành

+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau
thời điểm xác lập giao dịch.

VD: Anh A ký hợp đồng mua bán nhà ở chung cư với anh B trong khi đó,
căn hộ đó chưa được hoàn thiện thì căn hộ chung cư này được gọi là tài
sản hình thành trong tương lai.

c, Theo nguồn gốc hình thành của tài sản

-Hoa lợi: Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
VD: Khi cây ra hoa, quả thì hoa, quả là hoa lợi.

-Lợi tức: Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản

VD: Cho thuê căn nhà với giá 1 triệu đồng thì 1 triệu đồng là lợi tức.

d, Theo mức độ độc lập của tài sản

-Vật chính: vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính
năng.

-Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật
chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

VD: máy ảnh là vật chính, vỏ máy ảnh là vật phụ; máy quạt là vật chính,
mô-tơ của quạt là vật phụ,…

e, Theo sự phân chia vật

-Vật chia được: là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính
năng sử dụng ban đầu.

VD: Xăng, dầu, gạo,…

-Vật không chia được: là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được
tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

VD: Giường, tủ, đồng hồ, xe máy, tủ lạnh,…

f, Theo tính chất bảo toàn của vật

-Vật tiêu hao: là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ
được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

VD: xà phòng qua một lần sử dụng bị giảm trọng lượng; xi măng, vôi qua
sử dụng sẽ biến thành vật khác hay thực phẩm qua sử dụng sẽ mất đi,…
-Vật không tiêu hao: là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn
giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

VD: Ngôi nhà, xe máy, ô tô,…

g, Theo khả năng phân biệt vật

-Vật cùng loại: là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

VD: gạo, muối, xăng là vật cùng loại, xi măng của một nhà máy sản xuất có
cùng chất lượng…

-Vật đặc định: là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, vị trí, đặc tính.

VD: các loại đồ cổ quý hiếm, bức tranh cổ của danh họa nổi tiếng,…

h, Theo tính đồng bộ của vật

-Vật đồng bộ: là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với
nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận
hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử
dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

VD: bộ tranh tứ quý, bộ quần áo, bộ bàn ghế…

-Vật không đồng bộ:  là vật có phần hoặc các phần, các bộ phận không ăn
khớp nhau, không liên hệ hoặc liên hệ kém với nhau hợp thành một vật
không chỉnh thể, có giá trị sử dụng kém hoặc không sử dụng được.

VD:  vỏ tivi gắn nhãn hiệu Nhật Bản, nhưng các linh kiện, phụ tùng, các
mảng tích hợp bán dẫn lại là của Trung Quốc...

You might also like