You are on page 1of 4

TÀI SẢN & CHIẾM HỮU

Tài sản
- Dưới góc độ pháp lý, tài sản là những thứ có giá trị.
- Định nghĩa: Điều 105 (mang tính liệt kê)
- Đặc trưng:
+ Trị giá thành tiền (bộ phận con người ko đc tính bằng tiền)
+ Có giá trị sử dụng
+ Có thể chiếm hữu, kiểm soát bởi con người
+ Không bị PL loại trừ dưới tư cách tài sản (các công trình đc xây dựng trái
phép,...)
- Điều 105:
+ Vật: không có định nghĩa cụ thể vì quá đa dạng
+ Quyền tài sản: là tài sản vô hình (điều 115), nhận dạng được (sổ hồng,
hợp đồng vay,...), biết được thời điểm kết thúc, chủ sở hữu đc PL bảo vệ.
+ Tiền: tách riêng với vật vì cách sử dụng tiền khác vật, giá trị của vật dựa
vào bản chất của nó bằng nhiều đơn vị khác nhau, còn tiền thì đc quy ước
bằng mệnh giá; chủ thể tạo ra tiền chỉ có 1, trong khi vật thì có nhiều chủ
thể; quyền của chủ sở hữu đối với tiền thì bị giới hạn (làm hư tiền thì sẽ bị
phạt) còn đối với vật thì đc toàn quyền sở hữu
+ Giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, chi phiếu...; do 1 số chủ thể có thẩm
quyền ban hành, quyền của chủ sở hữu giấy tờ có giá rộng hơn tiền.

- Phân loại tài sản: Điều 107


+ BĐS do bản chất (ko di dời đc): khoản a
+ BĐS do tính chất vật lý - pháp lý: khoản b (sau khi tháo dỡ, di dời thì sẽ
thay đổi tính chất pháp lý của công trình đó)
+ BĐS do tính chất vật lý - công dụng: phục vụ để khai thác nhà, đất, công
trình xdung và gắn liền vào nhà, đất, công trình xdung thì mới đc gọi là
BĐS: khoản c
+ BĐS do quy ước: khoản d (VD: điều 5 luật kinh doanh BĐS)
- Dựa vào tính hiện hữu: Điều 108
+ Tài sản hiện có: đã hình thành và đã xác lập quyền sở hữu
+ Tài sản hình thành trong tương lai: hoặc là tài sản chưa hình thành hoặc
là chưa xác lập quyền sở hữu (xác lập sau thời điểm giao dịch)
- Căn cứ nguồn gốc của tài sản: Điều 109
+ Tài sản gốc: sinh ra tài sản khác
+ Hoa lợi, lợi tức: đc sinh ra từ tài sản khác
Hoa lợi Lợi tức
Là kết quả từ quá trình tự nhiên. VD: Là khoản lợi thu đc từ việc khai thác
trứng từ con gà, quả từ câ tự nhiên. VD: tiền thu đc từ việc cho
thuê nhà
- Phân biệt sản phẩm và hoa lợi: dựa vào tài sản gốc, sản phẩm đc làm ra từ sp
gốc, còn hoa lợi thì do sp gốc làm ra
- Phân biệt lợi tức và thu nhập: Xe đem cho thuê → Tiền cho thuê xe là lợi tức
>< Mình lái xe đi chở hàng và kiếm được tiền → Tiền đó là thu nhập
- Phân loại vật:
+ Điều 110: nếu ko có vật phụ thì việc khai thác vật chính sẽ khó khăn hơn,
nhưng vật chính vẫn có thể tồn tại độc lập; vật phụ tồn tại độc lập —> vô
nghĩa; khoản 3: khi chuyển giao vật chính thì phải giao cả vật phụ
- Phân biệt vật phụ và phụ tùng: vật phụ giúp cho việc khai thác vật chính dễ
hơn, phụ tùng giúp nâng giá trị vật chính
- Điều 111: một số vật chia đc khi chia đến 1 mức nào đó thì trở thành vật
không chia đc
- Điều 112: vật tiêu hao và vật ko tiêu hao; vật tiêu hao có thể chuyển thành
vật ko tiêu hao (vd: quyển vở ban đầu là vật tiêu hao, nhưng ghi chép rồi lật ra
xem lại nhiều lần thì là vật ko tiêu hao). Lưu ý khoản 1 vật tiêu hao chỉ có thể
là đối tượng của hợp đồng cho vay, ko thể là đối tượng của hợp đồng cho
thuê/mượn vì ko thể giữ đc tính chất ban đầu
- Điều 113: vật cùng loại là vật có thể thay thế cho nhau; vật đặc định
- Điều 114: Vật đồng bộ

Chiếm hữu
- Phân biệt chiếm hữu và quyền chiếm hữu
- Quyền chiếm hữu là sự cho phép của PL trong việc nắm giữ, chi phối tài sản
- Chiếm hữu là 1 tình trạng thực tế xảy ra trong xh, đôi khi chủ sở hữu ko nắm
giữ tài sản của mình mà do người khác nắm giữ

1. Khái niệm
- Điều 179: chiếm hữu phải đáp ứng đủ 2 điều kiện khách quan và chủ quan
- Về yếu tố khách quan:
+ Nắm giữ, chi phối trực tiếp/gián tiếp
- Về yếu tố chủ quan:
+ Xử sự như một chủ thể có quyền đối với tài sản (“như” khác với “là” vì
trên thực tế thì ko chắc tài sản có thuộc về người này hay ko)

2. Hiệu lực của chiếm hữu


2.1 Đc suy đoán là có quyền đối với tài sản
- Để đc suy đoán thì phải đáp ứng điều kiện:
+ Ngay tình (Điều 180, khoản 1 Điều 184): kiểm tra nhận thức của người
chiếm hữu xem họ có biết là mình có căn cứ PL về việc chiếm hữu.
Có trường hợp PL yêu cầu người nắm giữ PHẢI nhận thức đc
Điều kiện ngay tình cũng đc suy đoán.
+ Liên tục (Điều 182): ko bị gián đoạn, chỉ gián đoạn khi có tranh chấp về
quyền đối với tài sản hoặc bán án/quyết định về tranh chấp đó.
Chiếm hữu liên tục buộc phải chứng minh, ko suy đoán
+ Công khai (Điều 183):
Chiếm hữu công khai buộc phải chứng minh, ko suy đoán
=> Từ 3 yếu tố trên là căn cứu để suy đoán về tình trạng và quyền của người
chiếm hữu (Điều 184)

2.2 Đc sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản đó, xác lập quyền sở hữu
- Để hưởng hoa lợi, lợi tức thì phải đáp ứng 3 điều kiện ngay tình, liên tục,
công khai (khoản 3 điều 184) nhưng phải theo quy định của luật.
- Điều 131: GDDS vô hiệu thì bên ngay tình ko phải trả lại hoa lợi, lợi tức
- Điều 228: Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định
được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản
đó thuộc về người phát hiện tài sản.
- Điều 236:

2.3 Khi có tranh chấp với chủ sở hữu, thì quyền lợi của người chiếm hữu đc xử
lý như thế nào?
- Điều 167: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu từ người chiếm hữu ngay tình
- Người chiếm hữu đc hưởng hoa lợi, lợi tức (Điều 581)
- Đc thanh toán các chi phí (Điều 583)
=> Người chiếm hữu đc bảo vệ

3. Bảo vệ chiếm hữu khi chiếm hữu bị xâm phạm


- Điều 185: ko đòi hỏi người chiếm hữu phải ngay tình, công khai, liên tục
VD: A trộm đt từ người khác, B trộm đt từ A thì A ko phải chứng minh ngay
tình, công khai, liên tục mà đt sẽ đc trả lại cho A.

You might also like