You are on page 1of 163

Môn học: DÂN SỰ 1

VẤN ĐỀ 1: KHÁI LUẬN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM


VẤN ĐỀ 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VẤN ĐỀ 3: CÁ NHÂN - CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VẤN ĐỀ 4: PHÁP NHÂN - CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VẤN ĐỀ 5: ĐẠI DIỆN
VẤN ĐỀ 6: GIAO DỊCH DÂN SỰ
VẤN ĐỀ 7: THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
VẤN ĐỀ 8: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI
VỚI TÀI SẢN
VẤN ĐỀ 9: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TS
BẰNG LUẬT DÂN SỰ

3/11/24 LV 1
Môn học: DÂN SỰ 1
VẤN ĐỀ 10: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
VẤN ĐỀ 11: THỪA KẾ THEO DI CHÚC
VẤN ĐỀ 12: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ THANH TOÁN, PHÂN
CHIA DI SẢN THỪA KẾ.

3/11/24 LV 2
Môn học: DÂN SỰ 1

PHẦN 2

QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN


KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

3/11/24 LV 3
VẤN ĐỀ 8:

KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ


QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

3/11/24 LV 4
NỘI DUNG

I. TÀI SẢN VÀ CHIẾM HỮU TÀI SẢN


II. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
III.QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

3/11/24 LV 5
I. TÀI SẢN VÀ CHIẾM HỮU TÀI SẢN

1. Khái niệm tài sản


2. Phân loại tài sản, phân loại vật
3. Chiếm hữu tài sản

3/11/24 LV 6
1. Khái niệm tài sản

Tài sản là những lợi ích vật chất thỏa


mãn nhu cầu của con người.

3/11/24 LV 7
1. Khái niệm tài sản (tt)

Điều 105 BLDS 2015 quy định:


Tài sản là: vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản.

3/11/24 LV 8
1. Khái niệm tài sản (tt)

- Vật: Là một phạm trù pháp lý để chỉ một bộ


phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được
nhu cầu của con người và con người có khả
năng chiếm hữu, làm chủ vật đó.

3/11/24 LV 9
1. Khái niệm tài sản (tt)

- Tiền: là vật mang giá trị đặc biệt do nhà nước


phát hành có chức năng thanh toán, lưu thông,
cất giữ.
- Tiền - do các quốc gia, vùng lãnh thổ phát hành
một cách hợp pháp.

3/11/24 LV 10
1. Khái niệm tài sản (tt)

- Giấy tờ có giá: Là loại giấy tờ được quy ước


một giá trị nhất định, có thể được sử dụng làm
phương tiện thanh toán chung, có thể dùng để
thay thế tiền trong lưu thông, thanh toán.

3/11/24 LV 11
1. Khái niệm tài sản (tt)

- Quyền tài sản: Điều 115 BLDS quy định:


Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền
tài sản khác.

3/11/24 LV 12
2. Phân loại tài sản, phân loại vật

-Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử


dụng, tài sản được chia làm hai loại:
Bất động sản và động sản (Điều 107
BLDS).

3/11/24 LV 13
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào thời điểm tài sản hình thành


và thời điểm xác lập giao dịch, tài sản được
chia làm hai loại:
Tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai (Điều 108 BLDS).

3/11/24 LV 14
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vật


được chia làm hai loại:
+ Hoa lợi
+ Lợi tức
(Điều 109 BLDS).

3/11/24 LV 15
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào tính chất độc lập của vật, vật


được chia làm hai loại:
+ Vật chính
+ Vật phụ
(Điều 110 BLDS).

3/11/24 LV 16
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng


của vật sau khi phân chia, vật được chia
làm hai loại:
+ Vật chia được
+ Vật không chia được
(Điều 111 BLDS).
3/11/24 LV 17
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào tính ổn định về giá trị và công


dụng của vật trong quá trình sử dụng, vật
được chia làm hai loại:
+ Vật tiêu hao
+ Vật không tiêu hao
(Điều 112 BLDS).
3/11/24 LV 18
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào tính cá biệt của vật, vật được


chia làm hai loại:
+ Vật đặc định
+ Vật cùng loại
(Điều 113 BLDS).

3/11/24 LV 19
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

- Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho


một chức năng chung, vật được phân
thành:
+ Vật đồng bộ (Điều 114 BLDS).

3/11/24 LV 20
2. Phân loại tài sản, phân loại vật (tt)

Lưu ý: Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật,


vật được chia làm:
+ Vật cấm lưu thông
+ Vật hạn chế lưu thông
+ Vật tự do lưu thông.

3/11/24 LV 21
3. Chiếm hữu tài sản

Chiếm hữu
- Khái niệm
- Phân loại
- Bảo vệ.

3/11/24 LV 22
3. Chiếm hữu
3.1. Khái niệm: Đ 179
Chiếm hữu là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp
như chủ thể có quyền đối với
tài sản.
3/11/24 LV 23
3.2. Phân loại

3.2.1. Chiếm hữu của chủ sở hữu và của


người không phải là chủ sở hữu
3.2.2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
3.2.3. Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu
không ngay tình
3/11/24 LV 24
3.2. Phân loại (tt)

3.2.1. Chiếm hữu của chủ sở hữu và


chiếm hữu của người không phải
chủ sở hữu

3/11/24 LV 25
3.2. Phân loại (tt)

Căn cứ vào việc tài sản do ai chiếm


hữu:
a. Chiếm hữu của chủ sở hữu
b. Chiếm hữu của người không phải chủ
sở hữu

3/11/24 LV 26
Lưu ý:
Việc chiếm hữu của người không phải
là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập
quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại
các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và
236 của BLDS.

3/11/24 LV 27
3.2. Phân loại (tt)

3.2.2. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật


và chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật

3/11/24 LV 28
3.2. Phân loại (tt)
a. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật - K1 Đ 165
Là việc chiếm hữu phù hợp với quy định pháp luật, cụ thể là:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn,
giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của
Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị
thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy
định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
3/11/24 LV 29
3.2. Phân loại (tt)
b. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật – K2
Đ 165

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp


với quy định tại khoản 1 Điều 165 là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

3/11/24 LV 30
3.2. Phân loại (tt)

3.2.3. Chiếm hữu ngay tình và chiếm


hữu không ngay tình (căn cứ theo ý
chí)

3/11/24 LV 31
a. Chiếm hữu ngay tình – Đ180

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu


mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
hữu.

3/11/24 LV 32
b. Chiếm hữu không ngay tình – Đ181

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm


hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình không có quyền đối với tài
sản đang chiếm hữu.

3/11/24 LV 33
Ý nghĩa của việc phân biệt chiếm hữu ngay tình
và chiếm hữu không ngay tình
+ Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ
trong một số trường hợp khi giao dịch dân sự vô hiệu
(Điều 133 BLDS)
+ Người ngay tình có thể được xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu – Đ 236
+ Người chiếm hữu tài sản ngay tình có quyền yêu cầu
chủ sở hữu,... thanh toán những chi phí cần thiết mà họ
đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị tài sản trong
những trường hợp nhất định – Đ 583
+ ....

3/11/24 LV 34
Lưu ý: Chiếm hữu liên tục – Đ182

- không có tranh chấp về quyền đv ts


- có tranh chấp nhưng chưa được giải
quyết = BA, QĐ có hiệu lực pl.
- tài sản được giao cho người khác chiếm
hữu (vẫn liên tục).
3/11/24 LV 35
Lưu ý: Chiếm hữu công khai– Đ183

- minh bạch, không giấu giếm


- tài sản được sử dụng theo tính năng,
công dụng
- người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như
tài sản của chính mình.
3/11/24 LV 36
Lưu ý: Suy đoán về tình trạng và quyền của người
chiếm hữu – Đ184
- Người chiếm hữu được suy đoán là ngay
tình – cho rằng không ngay tình thì phải
chứng minh.
- có tranh chấp về quyền đối với tài sản –
người chiếm hữu được suy đoán là người
có quyền.
3/11/24 LV 37
Lưu ý: Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu –
Đ184

- Chiếm hữu (không có căn cứ pháp luật)


Đ 236:
+ ngay tình + liên tục + công khai
- 10 năm – động sản, 30 năm - BĐS à Chủ
sở hữu, trừ th luật qđ khác.

3/11/24 LV 38
3.3. Bảo vệ sự chiếm hữu – Đ 185

- Tự bảo vệ
- Yêu cầu TA, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác bảo vệ

3/11/24 LV 39
3.3. Bảo vệ sự chiếm hữu (tt)

- Các phương thức:


+ buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
+ khôi phục tình trạng ban đầu
+ trả lại tài sản
+ bồi thường thiệt hại

3/11/24 LV 40
II. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu tài sản
2. Nội dung quyền sở hữu
3. Giới hạn quyền sở hữu
4. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
5. Thời điểm xác lập quyền sở hữu và vấn đề chịu rủi ro về
tài sản
6. Các hình thức sở hữu (toàn dân, riêng và chung).

3/11/24 LV 41
1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
tài sản
1.1. Khái niệm sở hữu:

Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các


quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.

3/11/24 LV 42
1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
tài sản
Quan hệ sở hữu: là quan hệ giữa
người với người trong quá trình chiếm hữu
những của cải, vật chất trong xã hội, chỉ rõ
những của cải, vật chất đó thuộc về ai và
do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
3/11/24 LV 43
1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu tài sản

Đặc điểm của quan hệ sở hữu:


+ Quan hệ sở hữu là quan hệ mang tính khách
quan
+ Quan hệ sở hữu tồn tại dưới nhiều hình thức
khác nhau
+ Các quan hệ sở hữu luôn luôn thay đổi

3/11/24 LV 44
1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là chế


định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản được pháp luật quy định.

3/11/24 LV 45
1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

Hiểu theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu là


khả năng xử sự của chủ sở hữu trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các
loại tài sản theo quy định của luật.

3/11/24 LV 46
1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu - một quan hệ pháp luật dân sự:


+ Chủ thể của quyền sở hữu:

à là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự


về sở hữu.
“Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ
3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt tài sản” .

3/11/24 LV 47
1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

+ Khách thể của quyền sở hữu:

à là lợi ích mà các chủ thể tham gia quan hệ


pháp luật dân sự về sở hữu hướng tới, cụ thể
hơn đó chính là tài sản theo quy định của
BLDS.

3/11/24 LV 48
1.2. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

+ Nội dung của quyền sở hữu:

à gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử


dụng và quyền định đoạt tài sản.

3/11/24 LV 49
2. Nội dung của quyền sở hữu

- Quyền chiếm hữu


- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt

3/11/24 LV 50
2.1. Quyền chiếm hữu – Đ 186 - 188
2.1.1. Khái niệm:

Là quyền của chủ thể nắm giữ, chi phối tài


sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

3/11/24 LV 51
2.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

- Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu – Đ 186

+ được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của


mình để nắm giữ, chi phối tài sản của
mình
+ không trái pháp luật, đạo đức xã hội
3/11/24 LV 52
2.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

- Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu


ủy quyền quản lý tài sản – Đ 187

+ thực hiện việc chiếm hữu trong phạm vi, theo


cách thức, thời hạn do CSH xác định
+ không thể trở thành CSH theo Đ 236 (thời hiệu)

3/11/24 LV 53
2.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
- Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông
qua giao dịch DS – Đ 188 (không chuyển quyền sở
hữu)
+ chiếm hữu phù hợp với mục đích, nội dung của giao
dịch
+ có quyền sử dụng
+ được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng cho người
khác nếu CSH đồng ý
+ không thể trở thành CSH theo Đ 236 (thời hiệu)

3/11/24 LV 54
2.2. Quyền sử dụng
2.2.1. Khái niệm – Đ189

Quyền sử dụng là quyền khai thác công


dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Lưu ý: Quyền sử dụng có thể được chuyển


giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật.

3/11/24 LV 55
2.2. Quyền sử dụng
2.2.2. Nội dung – Đ190
a. Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Theo ý chí của
mình – không gây thiệt hại, làm ảnh hưởng lợi ích qg, dt,
lợi ích cc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

b. Quyền sử dụng của người không phải là


CSH – theo thỏa thuận với CSH hoặc theo qđpl.
3/11/24 LV 56
2.3. Quyền định đoạt

2.3.1. Khái niệm: Đ 192

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao


quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

3/11/24 LV 57
2.3. Quyền định đoạt

2.3.2. Nội dung – Đ 193


- do người có năng lực hành vi dân sự thực
hiện không trái quy định của pháp luật.
- tuân thủ trình tự, thủ tục nếu pháp luật có
quy định.

3/11/24 LV 58
2.3. Quyền định đoạt
2.3.2. Nội dung – Đ 194, 195
- QĐĐ của CSH: bán, trao đổi, tặng cho, cho vay,
để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu
hủy hoặc thực hiện các hình thức khác phù hợp
với qđpl.
- QĐĐ của người không phải CSH: theo ủy
quyền của CSH hoặc theo quy định của luật.
3/11/24 LV 59
2.3. Quyền định đoạt
2.3.3. Hạn chế quyền định đoạt – Đ 196
- do luật định
-Tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa – Nhà nước
được ưu tiên mua
- PL quy định quyền ưu tiên mua cho cá nhân,
pháp nhân thì khi bán tài sản, CSH phải tuân thủ.

3/11/24 LV 60
3. Giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đv ts
3.1. TH xảy ra tình thế cấp thiết – Đ 171
3.2. Bảo vệ môi trường – Đ 172
3.3. Tôn trọng, bảo đảm trật tự an toàn cc – Đ 173
3.4. Tôn trọng quy tắc xây dựng – Đ 174
3.5. Ranh giới giữa các BĐS – Đ 175
3.6. Mốc giới ngăn cách các BĐS – Đ 176
3.7. Bảo đảm an toàn khi cây cối, công trình có nguy cơ
gây hại – Đ 177
3.8.
3/11/24Trổ cửa nhìn
LV sang BĐS liền kề - Đ 178 61
4. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu

4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu


– Đ 221 (8 t.h)
4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở
hữu – Đ 237 (8 t.h)

3/11/24 LV 62
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.1. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có


được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ - Điều 222.

3/11/24 LV 63
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.2. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng - Điều


223.

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng


mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng
chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp
luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

3/11/24 LV 64
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.3. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
- Điều 224.

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu


đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy
định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi,
lợi tức đó.

3/11/24 LV 65
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.4. Xác lập quyền sở hữu trong

trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến


- Điều 225, 226, 227.

3/11/24 LV 66
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.5. Được thừa kế - Đ 234.


+ theo di chúc
+ theo pháp luật

3/11/24 LV 67
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.6. Theo điều kiện do pháp luật quy định:


+ Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được chủ sở hữu - Điều 228.
+ Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị
vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy - Điều 229.
+ Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác
đánh rơi, bỏ quên - Điều 230.

3/11/24 LV 68
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.6. Theo điều kiện do pháp luật quy định (tt):


+ Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc - Điều
231.
+ Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc - Điều
232.
+ Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước -
Điều 233.

3/11/24 LV 69
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.7. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm


hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật -
Điều 236.
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10
năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành
chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3/11/24 LV 70
4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu – Đ 221

4.1.8. Trường hợp khác do luật quy định


- Điều 235.
Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3/11/24 LV 71
4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu – Đ 237
4.2.1. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu
của mình cho người khác - Điều 238.

- mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, …


- để thừa kế
.

3/11/24 LV 72
4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu – Đ 237
4.2.2. Từ bỏ quyền sở hữu - Điều 239.

- tuyên bố công khai


- thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
- đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể
gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi
trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo
quy định của pháp luật.

3/11/24 LV 73
4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu – Đ 237

4.2.3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị


tiêu hủy – Đ 242
4.2.4. Tài sản bị xử lý để thực hiện
nghĩa vụ của CSH – Đ 241

3/11/24 LV 74
4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu – Đ 237

4.2.5. Tài sản bị trưng mua – Đ 243


4.2.6. Tài sản bị tịch thu – Đ 244
4.2.7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu
cho người khác theo qđ BLDS: Đ 228- 233,
236.
4.2.8. Th khác do luật qđ
3/11/24 LV 75
5. Thời điểm xác lập quyền sở hữu và vấn đề
chịu rủi ro về tài sản

5.1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu


5.2. Chịu rủi ro về tài sản

3/11/24 LV 76
5.1 Thời điểm xác lập quyền sở hữu – Đ 161

+ theo quy định của Bộ luật DS, luật khác có liên


quan;
+ th luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa
thuận của các bên;
+ th luật không quy định và các bên không có thỏa
thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được
chuyển giao.

3/11/24 LV 77
6.1 Thời điểm xác lập quyền sở hữu – Đ 161
+ Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm
bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ
chiếm hữu tài sản.
Lưu ý: Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao
mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc
về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
3/11/24 LV 78
5.2. Chịu rủi ro về tài sản – Đ 162

Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản


thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.

3/11/24 LV 79
5.2. Chịu rủi ro về tài sản – Đ 162

Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu
rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ
trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản
hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.

3/11/24 LV 80
6. Các hình thức sở hữu

BLDS 2015 quy định 3 hình thức sở


hữu:
- toàn dân
- riêng
- chung
3/11/24 LV 81
6. Các hình thức sở hữu (tt)
So sánh với Điều 172 BLDS 2005: Trên cơ sở chế độ
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các
hình thức sở hữu bao gồm:
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tập thể
Sở hữu tư nhân
Sở hữu chung
Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3/11/24 LV 82
6.1. SỞ HỮU TOÀN DÂN

1. Khái niệm sở hữu toàn dân và quyền


sở hữu toàn dân

+ Sở hữu toàn dân là phạm trù kinh tế


chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trình
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài sản
thuộc sở hữu toàn dân.

3/11/24 LV 83
6.1. SỞ HỮU TOÀN DÂN

+ Quyền sở hữu toàn dân:


-Theo nghĩa khách quan: là tổng hợp những quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về xác lập, chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt và bảo vệ tài sản thuộc sở
hữu toàn dân.
-Theo nghĩa chủ quan: là khả năng xử sự của Nhà
nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản thuộc sở hữu toàn dân.
3/11/24 LV 84
6.1. SỞ HỮU TOÀN DÂN
+ Quyền sở hữu toàn dân –Một quan hệ pháp luật DS
- Chủ thể là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc
sở hữu toàn dân – Đ 198)
- Khách thể: Tài sản – Đ 197 (đất đai, tài nguyên nước, khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác, tài sản khác do NN đầu tư, quản lý,…)
- Nội dung: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản thuộc shtd

3/11/24 LV 85
6.1. SỞ HỮU TOÀN DÂN
2. Các căn cứ để xác lập quyền sở hữu toàn dân

- Kế thừa của nhà nước trước


- Quốc hữu hóa
- Tịch thu, trưng thu, trưng mua
- Một số trường hợp vật vô chủ; vật bị chôn giấu,
chìm đắm; vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; ...
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu toàn dân.
- Thu thuế
-Nhận viện trợ
-….

3/11/24 LV 86
6.1. SỞ HỮU TOÀN DÂN

3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản


thuộc sở hữu toàn dân
-Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm
vi, theo trình tự do pháp luật quy định (Đ 199
– 204)
- Nhà nước đại diện
- Chính phủ thống nhất quản lý
3/11/24 LV 87
6.2. SỞ HỮU RIÊNG

1. Khái niệm sở hữu riêng


K1 Đ205 BLDS quy định:
Sở hữu riêng là sở hữu của một
cá nhân hoặc một pháp nhân.

3/11/24 LV 88
6.2. SỞ HỮU RIÊNG

2. Căn cứ xác lập sở hữu riêng


Tiền lương, tiền công, thu nhập hợp pháp
khác như lợi nhuận do sản xuất, kinh
doanh; hoa lợi; tiền trúng xổ số; tài sản
được tặng cho, thừa kế;…
à Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng
không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
3/11/24 LV 89
6.2. SỞ HỮU RIÊNG

3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài


sản thuộc sở hữu riêng – Đ 206
- Chủ sở hữu có quyền ch, sd, đđ
- Mục đích: nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng, sản xuất, kinh doanh và mục
đích khác không trái pháp luật.
3/11/24 LV 90
6.2. SỞ HỮU RIÊNG

3. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản


thuộc sở hữu riêng (tt)
- Giới hạn: Không được gây thiệt hại
hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác.
3/11/24 LV 91
6.3. SỞ HỮU CHUNG
1 Khái niệm, đặc điểm và căn cứ xác
lập:
- Khái niệm sở hữu chung

Điều 207 BLDS quy định: Sở hữu


chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối
với tài sản.

3/11/24 LV 92
6.3. SỞ HỮU CHUNG

-Đặc điểm:
+ Khách thể có tính thống nhất
+Tồn tại nhiều chủ sở hữu, có tư cách độc
lập
+ Các quyền năng của chủ sở hữu thống
nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà
không phải chỉ riêng phần giá trị tài sản của
mỗi người

3/11/24 LV 93
6.3. SỞ HỮU CHUNG

- Căn cứ xác lập sở hữu chung: Đ208


Quyền sở hữu chung được xác lập:
- theo thỏa thuận
- theo quy định của pháp luật
- theo tập quán.

3/11/24 LV 94
6.3. SỞ HỮU CHUNG

2. Các loại sở hữu chung:


2.1. Sở hữu chung theo phần:
- Khái niệm:
Điều 209 BLDS quy định: Sở hữu chung
theo phần là sở hữu chung mà trong đó
phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu
được xác định đối với tài sản chung.
3/11/24 LV 95
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
chung theo phần
- Mỗi CSH có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung
tương ứng với phần qsh của mình, trừ th có thỏa thuận
khác. – K2 Đ 209
- Quản lý ts chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ tt khác
hoặc pl có qđ khác – Đ 216.
- Mỗi CSH khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ ts chung tương ứng với phần qsh của mình, trừ tt
khác hoặc pl có qđ khác – K1 Đ 217.
- Mỗi CSH có quyền định đoạt phần QSH của mình

3/11/24 LV 96
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
chung theo phần (tt)
- Mỗi CSH có quyền định đoạt phần QSH của mình –
K1 Đ 218
- Quyền ưu tiên mua: K3 Đ 218
+ Thông báo bán cho CSH chung khác – ĐS (1
tháng), BĐS (3tháng) – Văn bản + ĐK bán giống với
việc bán cho người khác.
+ Vi phạm: trong t.hạn 3 tháng- CSH chung yêu cầu
TA chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người
mua, bên có lỗi gây t.hại phải bồi thường.

3/11/24 LV 97
6.3. SỞ HỮU CHUNG

2.2. Sở hữu chung hợp nhất:


+ Khái niệm:
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà
trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu chung không được xác định đối với tài
sản chung.

3/11/24 LV 98
6.3. SỞ HỮU CHUNG

+ Sở hữu chung hợp nhất bao gồm:

- Sở hữu chung hợp nhất có thể phân


chia: VD: Đ 213 (vợ chồng).
- Sở hữu chung hợp nhất không phân
chia: VD: Đ 211 (cộng đồng), Đ 214
(trong nhà chung cư).

3/11/24 LV 99
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
chung hợp nhất.
+ Các CSH có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với
tài sản thuộc sở hữu chung. K2 Đ210
+ Quản lý ts chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ tt
khác hoặc pl có qđ khác – Đ 216.
+ Các CSH có quyền ngang nhau trong việc khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung,
trừ th có tt khác. – K2 Đ 217
+ Định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo qđ của pháp
luật – K2 Đ 218.

3/11/24 LV 100
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Cách thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu
chung hợp nhất.
+ Các CSH có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với
tài sản thuộc sở hữu chung. K2 Đ210
+ Quản lý ts chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ tt
khác hoặc pl có qđ khác – Đ 216.
+ Các CSH có quyền ngang nhau trong việc khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung,
trừ th có tt khác. – K2 Đ 217
+ Định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo qđ của pháp
luật – K2 Đ 218.

3/11/24 LV 101
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Lưu ý:
+ Tài sản chung là BĐS: một trong các CSH từ bỏ
phần quyền sh của mình hoặc chết mà không có người
thừa kế - thuộc NN (SHC của cộng đồng thì thuộc sở
hữu chung của CSHC còn lại)
+ Tài sản chung là ĐS: một trong các CSH từ bỏ
phần quyền sh của mình hoặc chết mà không có người
thừa kế - thuộc sở hữu chung của CSHC còn lại.
+ Tất cả các CSH từ bỏ qsh tài sản chung – Đ 228
(tài sản vô chủ, không xác định được CSH)

3/11/24 LV 102
6.3. SỞ HỮU CHUNG
- Lưu ý: Sở hữu chung hỗn hợp (Đ 215)

Là sở hữu đối với tài sản do các CSH thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh
thu lợi nhuận.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo Đ


209 (theo phần) và các quy định pháp luật có liên quan.

3/11/24 LV 103
6.3. SỞ HỮU CHUNG

3. Chấm dứt sở hữu chung – Đ 220


-Tài sản chung đã được chia – Đ 219
- Một trong số các CSHC được hưởng toàn bộ tài
sản chung.
-Tài sản chung không còn.
-Trường hợp khác theo quy định của luật.

3/11/24 LV 104
III. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

1.Khái niệm và các loại quyền khác đv tài


sản.
2.Quyền đối với bất động sản liền kề
3.Quyền hưởng dụng
4.Quyền bề mặt

3/11/24 LV 105
III. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

1.Khái niệm và các loại quyền khác đv tài sản.


1.1. Khái niệm:
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ
thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác. - K1Đ159

3/11/24 LV 106
III. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

1.2. Các loại quyền khác đv tài sản.

a) Quyền đối với bất động sản liền kề; Đ


245 - 256
b) Quyền hưởng dụng; Đ 257-266
c) Quyền bề mặt. Đ 267 - 273
3/11/24 LV 107
2. Quyền đối với bất động sản liền kề
2.1. Khái niệm – Đ245
2.2. Căn cứ xác lập – Đ 246
2.3. Hiệu lực – Đ 247
2.4. Nguyên tắc xác lập – Đ 248
2.5. Nội dung – Đ250 - 255
2.6. Chấm dứt – Đ 256
3/11/24 LV 108
2. Quyền đối với bất động sản liền kề
2.1. Khái niệm – Đ245
Là quyền được thực hiện trên một bất động sản
(gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm
phục vụ cho việc khai thác một bất động sản
khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là
bất động sản hưởng quyền).

3/11/24 LV 109
2. Quyền đối với bất động sản liền kề
2.2. Căn cứ xác lập – Đ246
- Do địa thế tự nhiên
- Theo quy định của luật
- Theo thỏa thuận
- Theo di chúc

3/11/24 LV 110
2. Quyền đối với bất động sản liền kề
2.3. Hiệu lực – Đ247
- Có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và
được chuyển giao khi bất động sản được chuyển
giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác.

3/11/24 LV 111
2. Quyền đối với bất động sản liền kề

2.4. Nguyên tắc thực hiện – Đ248


- Theo thỏa thuận
- Không có thỏa thuận thì thực hiện:
+ Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng
quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng
quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
+ Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng
quyền;
+ Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực
hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
3/11/24 LV 112
2. Quyền đối với bất động sản liền kề

2.5. Nội dung – Đ250 – 255


1) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa
- Điều 250.
2) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải -
Điều 251.
3) Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề -
Điều 252.
4) Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác - Điều
253.
5) Quyền về lối đi qua - Điều 254.
6) Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất
động sản khác - Điều 255.
3/11/24 LV 113
2. Quyền đối với bất động sản liền kề

2.6. Chấm dứt – Đ256


1) Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu
hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;
2) Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm
phát sinh nhu cầu hưởng quyền;
3) Theo thỏa thuận của các bên;
4) Trường hợp khác theo quy định của luật.

3/11/24 LV 114
3. Quyền hưởng dụng
3.1. Khái niệm – Đ257
3.2. Căn cứ xác lập – Đ 258
3.3. Hiệu lực – Đ 259
3.4. Thời hạn– Đ 260
3.5. Quyền và nghĩa vụ – Đ261 - 264
3.6.Chấm dứt và hoàn trả tài sản–265-266
3/11/24 LV 115
3. Quyền hưởng dụng
3.1. Khái niệm – Đ257
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể
được khai thác công dụng và hưởng hoa
lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của chủ thể khác trong một thời hạn
nhất định.
3/11/24 LV 116
3. Quyền hưởng dụng

3.2. Căn cứ xác lập – Đ258


- Theo quy định của luật
- Theo thỏa thuận
- Theo di chúc

3/11/24 LV 117
3. Quyền hưởng dụng
3.3. Hiệu lực – Đ259
- được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao
tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
luật liên quan có quy định khácTheo thỏa thuận
- có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3/11/24 LV 118
3. Quyền hưởng dụng
3.4. Thời hạn – Đ260
- do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định
- tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu
tiên (cá nhân)
- đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30
năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
- Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng
dụng trong thời hạn trên.
3/11/24 LV 119
3. Quyền hưởng dụng
3.5. Quyền và nghĩa vụ – Đ261 - 264
a. Người hưởng dụng
b. Chủ sở hữu tài sản

3/11/24 LV 120
3. Quyền hưởng dụng
a. Người hưởng dụng
-Quyền: 261
+ Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử
dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng
dụng;
+ Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa
chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263
BLDS; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở
hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn
trả chi phí.
+ Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
3/11/24 LV 121
3. Quyền hưởng dụng
a. Người hưởng dụng
-Quyền: (tt) Đ264
+ Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi,
lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.

+ Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến


kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi,
lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa
lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó
được quyền hưởng dụng.
3/11/24 LV 122
3. Quyền hưởng dụng
a. Người hưởng dụng
-Nghĩa vụ: Đ262
+ Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật
có quy định.
+ Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của
tài sản.
+ Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc
sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc
phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập
quán về bảo quản tài sản.
+ Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
3/11/24 LV 123
3. Quyền hưởng dụng
b. Chủ sở hữu tài sản – Đ 263
- Quyền:
+ Định đoạt tài sản nhưng không được làm
thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác
lập.
+ Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng
trong trường hợp người hưởng dụng vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
3/11/24 LV 124
3. Quyền hưởng dụng
b. Chủ sở hữu tài sản – Đ 263
- Nghĩa vụ:
+ Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó
khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người hưởng dụng.
+ Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm
không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử
dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài
sản.

3/11/24 LV 125
3. Quyền hưởng dụng
3.6. Chấm dứt và hoàn trả tài sản –
Đ265 - 266
a. Chấm dứt
b. Hoàn trả tài sản

3/11/24 LV 126
3. Quyền hưởng dụng
a. Chấm dứt
1) Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;
2) Theo thỏa thuận của các bên;
3) Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là
đối tượng của quyền hưởng dụng;
4) Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện
quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định;
5) Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không
còn;
6) Theo quyết định của Tòa án;
7) Căn cứ khác theo quy định của luật.
3/11/24 LV 127
3. Quyền hưởng dụng
b. Hoàn trả tài sản
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm
dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3/11/24 LV 128
4. Quyền bề mặt
4.1. Khái niệm – Đ267
4.2. Căn cứ xác lập – Đ 268
4.3. Hiệu lực – Đ 269
4.4. Thời hạn– Đ 270
4.5. Nội dung – Đ271
4.6.Chấm dứt và xử lý tài sản–Đ 272-273
3/11/24 LV 129
4. Quyền bề mặt
4.1. Khái niệm – Đ267
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể
đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không
gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà
quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể
khác.
3/11/24 LV 130
4. Quyền bề mặt
4.2. Căn cứ xác lập – Đ268
- Theo quy định của luật
- Theo thỏa thuận
- Theo di chúc

3/11/24 LV 131
4. Quyền bề mặt
4.3. Hiệu lực – Đ269
- có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng
đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không
gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể
có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác.
- có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3/11/24 LV 132
4. Quyền bề mặt

4.4. Thời hạn – Đ270


- được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc
di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng
đất.
- Trường hợp thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn
của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất
cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia
biết trước ít nhất là 06 tháng.

3/11/24 LV 133
4. Quyền bề mặt

4.5. Nội dung – Đ271


- có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất
thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng
công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái
với quy định của Bộ luật DS, pháp luật về đất đai, xây
dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
3/11/24 LV 134
4. Quyền bề mặt

4.5. Nội dung – Đ271


+ Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với
tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1
Điều này.
+ Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao
một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển
giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện
và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề
mặt được chuyển giao.

3/11/24 LV 135
4. Quyền bề mặt
4.6. Chấm dứt và xử lý tài sản – Đ272 - 273
- Chấm dứt:
1) Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết;
2) Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử
dụng đất là một;
3) Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình;
4) Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo
quy định của Luật đất đai;
5) Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của
luật.

3/11/24 LV 136
4. Quyền bề mặt

4.6. Chấm dứt và xử lý tài sản – Đ272 - 273


- Xử lý tài sản:

Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề


mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất
cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3/11/24 LV 137
4. Quyền bề mặt
Xử lý tài sản (tt):
+ Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở
hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Nếu không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm
dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có
quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm
dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không
nhận tài sản đó.
+ Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận
tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề
mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.
3/11/24 LV 138
VẤN ĐỀ 9:

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU,


QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN
BẰNG LUẬT DÂN SỰ

3/11/24 LV 139
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI
VỚI TÀI SẢN BẰNG LUẬT DÂN SỰ

1. Khái niệm và đặc điểm của việc bảo vệ quyền


sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng luật dân
sự.
2. Các biện pháp bảo vệ
3. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bằng luật dân sự.

3/11/24 LV 140
1. Khái niệm và đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đv ts bằng luật dân sự
1.1 Khái niệm
Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản là việc Nhà nước, chủ sở hữu, chủ
thể có quyền khác đối với tài sản áp dụng
các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền
của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản khi các quyền này bị xâm phạm.

3/11/24 LV 141
1. Khái niệm và đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đv ts bằng luật dân sự
1.1 Khái niệm
Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
bằng luật dân sự là việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản tự mình bảo vệ hoặc thông qua Tòa
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác:
+ đòi lại tài sản đang bị người khác chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật
+ yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sh, qkđvts
+ yêu cầu bồi thường thiệt hại

3/11/24 LV 142
1.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản bằng luật dân sự

Thứ nhất, các biện pháp để bảo vệ


quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản được áp dụng rộng rãi hơn so với
các biện pháp khác (hình sự, hành
chính).

3/11/24 LV 143
1.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản bằng luật dân sự

Thứ hai, các biện pháp để bảo vệ


quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự chủ
động cho chủ thể bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm của mình.

3/11/24 LV 144
1.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản bằng luật dân sự

Cuối cùng, các biện pháp để bảo


vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản tạo điều kiện khắc phục những
thiệt hại về lợi ích vật chất cho các chủ
thể bị xâm phạm.

3/11/24 LV 145
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bằng luật dân sự - Đ 164

2.1. Tự bảo vệ
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ
người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình
bằng những biện pháp không trái với quy định
của pháp luật.

3/11/24 LV 146
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bằng luật dân sự - Đ 164
2.2. Yêu cầu Tòa án, cơ quan NN có thẩm
quyền khác bảo vệ
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có
quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác bảo vệ bằng cách sử dụng các phương thức:
+ buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả
lại tài sản
+ chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
+ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3/11/24 LV 147
3. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản bằng luật dân sự

3.1. Đòi lại tài sản (Kiện vật quyền)


3.2. Đòi lại tài sản do được lợi không có căn cứ
pháp luật
3.3. Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản.
3.4. Đòi bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)
3/11/24 LV 148
3.1 Đòi lại tài sản từ người chiếm hữu,
sử dụng không có căn cứ pháp luật
a. Khái niệm
Đòi lại tài sản là phương thức bảo vệ
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản, theo đó, chủ sở hữu, chủ thể có
quyền khác đối với tài sản có quyền
yêu cầu người có hành vi xâm phạm
những quyền trên phải trả lại tài sản.
.
3/11/24 LV 149
b. Các điều kiện đòi lại tài sản:

Thứ nhất, tài sản được đòi lại phải


xác định được (là vật thì phải đặc
định) và đang còn tồn tại trên thực
tế.

3/11/24 LV 150
b. Các điều kiện đòi lại tài sản:

Thứ hai, bên đòi lại tài sản phải


là chủ sở hữu hoặc chủ thể có
quyền khác đối với tài sản.

3/11/24 LV 151
b. Các điều kiện đòi lại tài sản:

Cuối cùng, bên bị đòi lại tài sản là


người chiếm hữu, người sử dụng
tài sản không có căn cứ pháp luật
và đang thực tế chiếm hữu tài sản
đó.

3/11/24 LV 152
c. Các trường hợp cụ thể:

(1) Đòi lại tài sản từ người


chiếm hữu không ngay tình (K1
Đ166 BLDS)

3/11/24 LV 153
c. Các trường hợp cụ thể:

(2) Đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình
+ Tài sản bị chiếm hữu là động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu (Đ167 BLDS)
+ Tài sản bị chiếm hữu là động sản phải
đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản (Đ168
BLDS)

3/11/24 LV 154
d. Hậu quả pháp lý:

- Về nghĩa vụ hoàn trả tài sản – K1 Đ579,


K1, 2, 3 Đ580 (vật đặc định, vật cùng loại)
- Về nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức – Đ
581
Về nghĩa vụ thanh toán - Đ583

3/11/24 LV 155
3.2. Đòi lại tài sản do được lợi không có
căn cứ pháp luật

a. Khái niệm
Được lợi không có căn cứ pháp luật là
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ
thể đối với khoản lợi từ tài sản nhưng
không dựa trên những căn cứ do pháp luật
qui định.
3/11/24 LV 156
3.2. Đòi lại tài sản do được lợi không có
căn cứ pháp luật
b. Điều kiện
• Việc được lợi về tài sản của chủ thể này là nguyên
nhân làm cho chủ thể khác bị mất hoặc giảm sút về lợi
ích từ tài sản (và ngược lại)
• Sự được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ xác lập
quyền sở hữu do luật qui định
• Người được lợi về tài sản không có lỗi
3/11/24 LV 157
3.2. Đòi lại tài sản do được lợi không có căn cứ
pháp luật
c. Hậu quả pháp lý
Ø Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
phải hoàn trả khoản lợi (K.2 Đ.579)
Ø Trả khoản lợi bằng hiện vật hoặc bằng tiền – (K.4
Đ.590)
Ø Hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm biết
hoặc phải biết việc được lợi về tài sản nhưng không có
căn cứ pháp luật (K.2 Đ.581)
Ø Ngay tình: được thanh toán chi phí cần thiết đã bỏ ra
để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản (Đ.583)

3/11/24 LV 158
3.3 Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản.
a. Khái niệm – Đ 169
Là việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải
chấm dứt hành vi đó hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan NN
có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi
phạm nhằm đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài sản một
cách bình thường.
3/11/24 LV 159
3.3 Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản.

b. Hậu quả pháp lý


- Người vi phạm phải chấm dứt hành vi
vi phạm
- Khôi phục tình trạng ban đầu của tài
sản bị xâm phạm
3/11/24 LV 160
3.4 Đòi bồi thường thiệt hại (kiện trái
quyền)
a. Khái niệm
Là việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối
với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản mà gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

3/11/24 LV 161
3.4 Đòi bồi thường thiệt hại (kiện trái
quyền)
b. Điều kiện
+ Có thiệt hại về tài sản thực tế xảy ra
+ Có hành vi trái pháp luật
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật với thiệt hại đã xảy ra
+ Có lỗi trong một số t.hợp luật định
3/11/24 LV 162
Kết luận

Vấn đề 8:
+ Tài sản (2nd),
+ Quyền sở hữu (7nd),
+ Quyền khác đối với tài sản (4nd)
Vấn đề 9:
Bảo vệ qsh, qkđvts bằng LDS (3 nd)
3/11/24 LV 163

You might also like