You are on page 1of 28

TÌM HIỂU VỀ TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM.


link câu hỏi:
https://docs.google.com/document/d/1eoBMZwpzym8BJaT7nGIUnPi8-
x58Tc6BT94yY8BgrtQ/edit?
fbclid=IwAR19Hsp0y7PyKBu_kxZ4djRUaVbjaSjhpgsbj2ORzHX9EMPE
UgESv2muPWY
Các bạn làm powerpoint nhớ chọn hình ảnh bố cục
+ hình ảnh sao cho hài hòa với nhau nha!!!
I. Tài sản
1. Khái niệm
- Theo quy định của luật dân sự Việt Nam trong điều 105 BLDS 2015: “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Nội dung quy định này không đưa
ra định nghĩa trực tiếp về tài sản mà chỉ mang tính liệt kê các loại tài sản. Theo
đó, ngoài đặc điểm riêng để phân biệt từng loại thì tài sản có đặc điểm chung là
đều có thể trị thành tiền và tham gia vào giao dịch dân sự.
- Ở khía cạnh kinh doanh, tài sản là yếu tố vật chất có vai trò rất quan trọng, là
điều kiện để hình thành các đơn vị, tổ chức kinh doanh (đầu tư, góp vốn), là
một trong những phương tiện để người kinh doanh tiến hành hoạt động sản
xuất, trao đổi mua bán hay cung ứng dịch vụ (hoạt động kinh doanh).
-
2. Phân loại tài sản
Bên cạnh cách thức liệt kê tại Điều 105, ta có thể có nhiều cách phân loại tài sản dựa
vào tính chất, tính năng, công dụng của tài sản. Việc phân loại tài sản vừa mang ý
nghĩa nghiên cứu vừa có tính ứng dụng thực tiễn, giúp cho việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật cụ thể và hiệu quả hơn. Một số cách phân loại tài
sản trong Luật hình sự như:
2.1. Động sản và bất động sản
- Cách phân loại: dựa trên tính chất dịch chuyển và mối quan hệ của tài sản
- Khái niệm:
● Theo khoản 1, điều 107, BLDS 2015 - Bất động sản: (1) là đất đai và
những thứ gắn vĩnh viễn với đất (như nhà, công trình xây dựng); (2) tài
sản khác gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng,... với tư cách
là vật phụ; hay (3) công dụng của tài sản đó dùng để phục vụ cho việc
khai thác bất động sản.
=> Việc xác định tài sản là bất động do công dụng dẫn đến việc, khi tiến hành cách
giao dịch liên quan đến nhân vật chính (BĐS) sẽ tác động liên quan đến cả những vật
phụ.
● Theo khoản 2, điều 107, BLDS 2015 - Động sản: là những tài sản không
phải là bất động sản; có thể là động sản tự nhiên, dịch chuyển được một
cách dễ dàng (gia súc, gia cầm, xe cộ, trang sức, …); là động sản do bản
chất kinh tế (nông sản thu hoạch mua bán ngay tại ruộng, ...); là động
sản vô hình (quyền đòi nợ, quyền góp vốn, quyền sở hữu trí tuệ)

- Ý nghĩa áp dụng:
● Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ đối với vật ĐS hoặc xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu cho người chiếm hữu ngay tình liên tục,
công khai đối với ĐS và BĐS
● Xác định tòa án có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp về tài sản
● Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay khi giao dịch vô hiệu (Điều
133, 167 BLDS 2015)
2.2. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
- Cách phân loại: dựa vào tính hiện hữu của tài sản ở vào thời điểm xác lập giao
dịch.
- Khái niệm: (theo điều 108, BLDS 2015)
● Tài sản hiện có: Tài sản đã hình thành và đã được xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trước thời điểm giao dịch
● Tài sản hình thành trong tương lai: gồm tài sản chưa hình thành và tài
sản đã hình thành nhưng được xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời
điểm xác lập giao dịch.
2.3. Hoa lợi và lợi tức
- Cách phân loại: dựa trên nguồn gốc hình thành của tài sản
- Khái niệm: (theo điều 109, BLDS 2015)
● Hoa lợi: sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (hoa trái thu được từ trồng
trọt, trứng thu từ ga đẻ,...)

● Lợi tức: khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (tiền thuê nhà thu
được từ việc cho thuê nhà, tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng,...)

Trong mối quan hệ với tài sản gốc, hoa lợi và lợi tức là tài sản sinh ra (tài sản mới)
thông quan quá trình khai thác vật lý hoặc pháp lý đối với tài sản gốc và nó không làm
giảm sút hao mòn tài sản gốc.
- Ý nghĩa áp dụng:
● Xác định quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản gốc đối với các hoa lợi,
lợi tức được sinh ra từ tài sản gốc đó.
● Những trường hợp luật định, người chiếm hữu ngay tình (không phải là
chủ sở hữu) phải trả lại tài sản gốc nhưng có quyền được hưởng một
phần hoặc tất cả hoa lợi và lợi tức sinh ra từ tài sản mà họ chiếm hữu
ngay tình.
2.4. Vật chính và vật phụ
- Cách phân loại: dựa vào mức độ độc lập của tài sản.
- Khái niệm: (theo điều 110, BLDS 2015)
● Vật chính: là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng (vd:
xe gắn máy)

● Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật
chính, nhưng có thể tách rời vật chính (cái cần đạp khởi động, cái đèn
của xe gắn máy)
- Ý nghĩa áp dụng: Trong giao dịch, nếu không có thỏa thuận khác thì khi thực
hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính, phải chuyển giao cả vật phụ.
2.5. Vật chia được và vật không chia được
- Cách phân loại: dựa vào sự phân chia vật.
- Khái niệm: (theo điều 111, BLDS 2015)
● Nhóm vật chia được: xăng dầu, nước,... chúng vẫn giữ nguyên được tính
chất và tính năng sử dụng sau khi được phân chia.
● Nhóm vật không chia được: máy bay, xe hơi,... nếu phân chia cơ học thì
chúng không giữ được hình dáng, tính chất, cũng như tính năng sử dụng
ban đầu.
(Trường hợp cần phân chia tài sản thuộc nhóm vật không chia được thì
phải quy thành tiền để chia)

2.6. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao


- Cách phân loại: dựa trên tính chất bảo toàn của vật qua quá trình sử dụng.
- Khái niệm: (theo điều 112, BLDS 2015)
● Vật tiêu hao: là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không
giữ được hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. (nguyên vật
liệu được đưa vào sản xuất, lương thực thực phẩm đưa vào chế biến,...)
=> Vì tính chất này, VTH không thể là đối tượng của giao dịch thuê
hoặc mượn.
● Vật không tiêu hao: là vật có thể sử dụng nhiều lần nhưng cơ bản vẫn
không thay đổi hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. (máy
móc, tàu biển, bàn ghế,...)

2.7. Vật cùng loại và vật mặc định


- Cách phân loại: dựa vào khả năng phân biệt vật.
- Khái niệm: (theo điều 113, BLDS 2015)
● Vật cùng loại: là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường (những cái bàn
trong lớp học,...)
● Vật mặc định: là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc
điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
(biển số xe,...)

- Ý nghĩa áp dụng:
Trong giao dịch:
● Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. Việc thực
hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại được xem là đúng khi người có nghĩa
vụ giao vật giao đúng số lượng, chủng loại. Các nghĩa vụ giao vật cùng
loại có thể tự động bù trừ cho nhau.
● Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao với vật mặc định, phải giao đúng
vật đó, thậm chí nghĩa vụ giao vật sẽ chấm dứt nếu đối tượng là vật mặc
định không còn.
2.8. Vật đồng bộ
- Khái niệm (theo điều 114, BLDS 2015): là vật gồm các phần hoặc các bộ phận
ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành một chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các
phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách thì không
sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
- Ý nghĩa áp dụng: khi đối tượng là vật đồng bộ thì nghĩa vụ là phải chuyển giao
toàn bộ các bộ phận hợp thành.
2.9. Quyền tài sản
- Khái niệm (theo điều 115, BLDS 2015): là quyền trị giá được bằng tiền và bao
gồm: quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất
và các quyền tài sản khác.
=> Quyền tài sản là quyền tác động lên tài sản đặc biệt (đất đai), tài sản vô hình
(tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh,...); quyền yêu cầu người khác
giao cho mình tài sản hoặc thực hiện một công việc tạo ra giá trị vật chất (đòi
nợ, yêu cầu cấp dưỡng).
II. Quyền sở hữu
A. Chiếm hữu
1. Khái niệm
- Theo quy định của Luật dân sự Việt Nam, tại khoản 1 điều 179
BLDS 2015 nêu khái niệm chiếm hữu: “ Chiếm hữu là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ
thể có quyền đối với tài sản.”
- Khoản 2 điều 179 BLDS 2015 có quy định: “ Chiếm hữu bao gồm
chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải chủ
sở hữu.”, “ Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu
không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định
tại các điều 228, 229, 203, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.”
- Tại điều 185 BLDS ban hành quy định về Bảo vệ việc chiếm hữu:
“Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người
chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải
chấm dứt hành vi, khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và
bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình
trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.”
2. Phân loại chiếm hữu
- Pháp luật quy định về:
● Chiếm hữu ngay tình
● Chiếm hữu không ngay tình
● Chiếm hữu liên tục
● Chiếm hữu công khai
⇒ Làm căn cứ cho việc suy đoán về tình trạng và quyền của người
chiếm hữu tài sản trong các trường hợp có tranh chấp về quyền đối
với tài sản.
2.1 Chiếm hữu ngay tình
- Tại điều 180 BLDS 2015 quy định: “ Chiếm hữu ngay tình là việc
chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ đề tin rằng mình có quyền
đối với tài sản đang chiếm hữu.”
- Trong trường hợp này, người chiếm hữu chính là chủ sở hữu tài sản
hoặc là người được chủ sở hữu tài sản chuyển giao quyền quản lý tài
sản hoặc do quy định của pháp luật, người chiếm hữu dù không phải
là chủ sở hữu nhưng đáp ứng các yêu cầu của pháp luật (thủ tục thông
báo tìm kiếm) thì việc chiếm hữu cũng là ngay tình ( ví dụ đối với tài
sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên, gia súc gia cầm thất lại … )
2.2 Chiếm hữu không ngay tình
- Tại điều 181 BLDS 2015 có quy định: “ Chiếm hữu ngay tình là việc
chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
- Là trường hợp chiếm hữu không dựa trên bất cứ một căn cứ hợp pháp
nào được pháp luật ghi nhận và người chiếm hữu biết rõ về tình trạng
đó nhưng vẫn thực hiện hành vi. Tuy không biết việc không có căn cứ
hợp pháp nhưng theo quy định của pháp luật thì người chiếm hữu
phải biết về tình trạng không có căn cứ này.
Ví dụ: A mua chiếc xe gắn máy từ B với giá rẻ, không có giấy tờ. Mặc
dù biết không có giấy tờ, tuy nhiên ham rẻ A vẫn cố tình mua.
2.3 Chiếm hữu liên tục
- Tại khoản 1 điều 182 BLDS 2015 có quy định: “ Chiếm hữu liên tục
là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà
không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp
nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể
cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”
- Tại khoản 2 điều 182 BLDS 2015 có quy định: “Việc chiếm hữu
không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng vá
quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật
này.”
Ví dụ: Bà C nhận di sản là một mảnh đất từ cha mình và đã thực hiện
công chứng, đăng ký quyền sở hữu đất đai.
● Bà C đã chiếm hữu mảnh đất liên tục từ năm 2008 đến nay.
● Trong suốt thời gian này, bà C không bị ai tranh chấp quyền sở hữu
mảnh đất.
● Bà C có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu mảnh đất.

2.4 Chiếm hữu công khai


- Tại Khoản 1 Điều 183 BLDS 2015 có quy định: “Chiếm hữu công
khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không
giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công
dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của
chính mình.”
- Tại Khoản 2 Điều 183 BLDS 2015: “Việc chiếm hữu không công
khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của
người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”
B. Quyền sở hữu
1. Khái niệm
- Theo nghĩa rộng: là chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản được pháp luật quy định.
- Theo nghĩa hẹp: là khả năng xử sự của chủ sở hữu trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định của pháp
luật.
- Bộ luật dân sự 2015 không nêu khái niệm quyền sở hữu tài sản
bằng cách định nghĩa mà sử dụng cách liệt kê. Cụ thể, điều 158
BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của luật.”

2. Quyền chiếm hữu


- Điều 179 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể
có quyền đối với tài sản”.
- Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản của chủ sở
hữu, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc người
được giao tài sản thông qua giao dịch. Quyền này cũng được công
nhận cho những người chiếm hữu vật theo quy định của pháp
luật.
- Điều 186 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi
hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Sự chiếm hữu
của chủ sở hữu là liên tục, không hạn chế và không giới hạn về
mặt thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm
hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Điều 187 BLDS 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người
được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản:
● Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn
do chủ sở hữu xác định.
● Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở
thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại
Điều 236 của BLDS 2015 (xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu).
- Điều 188 BLDS 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người
được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự:
● Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao
dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở
hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu
tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
● Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao,
được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người
khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
● Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối
với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật
Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do
chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
3. Quyền sử dụng
- Điều 189 BLDS 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Hay nói cách
khác, quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ
tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác
theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Khai thác công dụng: là đưa ra sử dụng trực tiếp các tính năng,
công dụng, những lợi ích vật chất của tài sản để phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng của chủ thể.
- Hưởng hoa lợi, lợi tức: tài sản được đưa vào sản xuất kinh doanh
để phát sinh lợi tức, lợi nhuận hoặc cũng có thể thu nhận hoa lợi
là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
- Ví dụ: Chủ nhà cho thuê nhà và được nhận tiền thuê nhà, người
thuê nhà được dùng nhà đã thuê để ở hoặc cho thuê lại theo thỏa
thuận trong hợp đồng thuê nhà.
- Điều 190 BLDS 2015 quy định về quyền sử dụng của chủ sở hữu:
“Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác”.
- Điều 191 BLDS 2015 quy định về quyền sử dụng của người
không phải là chủ sở hữu: “Người không phải là chủ sở hữu được
sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định
của pháp luật”.
4. Quyền định đoạt
- Điều 192 BLDS 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản”.
- Quyền định đoạt là quyền đặc trưng của quyền sở hữu, tác động
trực tiếp đến số phận pháp lý và số phận thực tế của tài sản.
- Quyền định đoạt được thực hiện ở hai góc độ khác nhau:
● Định đoạt dưới góc độ thực tế của tài sản: Theo đó chủ thể tác
động trực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài
sản. Tiêu dùng là việc chủ thể đưa tài sản vào sử dụng nhằm
thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống. Tiêu hủy tài sản là việc chủ
thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn tại
trên đời này nữa.
● Định đoạt dưới góc độ pháp lý của tài sản: Việc chủ thể chuyển
giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác,
hoặc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với
tài sản đó. Định đoạt dưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm
dứt quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Chủ thể thực hiện
quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp như: thừa kế,
tặng cho, bán tài sản,…
- Điều 193 BLDS 2015 quy định điều kiện thực hiện quyền định
đoạt tài sản:
● Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân
sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
● Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài
sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
- Chủ thể có quyền định đoạt: Chủ sở hữu là chủ thể có quyền định
đoạt đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ
có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc
theo quy định của luật.
- Điều 194 BLDS 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sở
hữu: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để
thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện
các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật
đối với tài sản”.
- Điều 195 BLDS 2015 quy định về quyền định đoạt của người
không phải là chủ sở hữu: “Người không phải là chủ sở hữu tài
sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu
hoặc theo quy định của luật”.
- Trong thực tế, có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu,
chủ sở hữu không uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý
chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định của pháp luật những
người đó vẫn có quyền định đoạt: người, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền được pháp luật quy định có quyền định đoạt tài sản
của người khác.
- Trong một số trường hợp, pháp luật có quy định hạn chế về quyền
định đoạt, chủ sở hữu khi bán những tài sản nhất định (nhà,
xưởng,...) phải dành quyền ưu tiên mua cho cá nhân hay pháp
nhân đang thuê tài sản đó.
=> Cả ba quyền năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất trong nội
dung của quyền sở hữu, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau
nhưng mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể,
quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng cho hai quyền kia nhưng
quyền sử dụng lại có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ có thông qua quyền
năng này chủ sở hữu mới khai thác được lợi ích, công dụng của vật
để thỏa mãn các nhu cầu cho mình, còn quyền định đoạt lại xác định
ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất của chủ sở hữu.
5. Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
- Điều 221 BLDS 2015 quy định căn cứ xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản:
● Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do
hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
● Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án,
quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
● Thu hoa lợi, lợi tức.
● Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
● Được thừa kế.
● Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với
tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản
bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do
người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật
nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
● Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của
BLDS 2015
● Trường hợp khác do luật quy định.
6. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
- Điều 237 BLDS 2015 quy định căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:
● Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
● Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
● Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
● Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
● Tài sản bị trưng mua.
● Tài sản bị tịch thu.
● Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy
định của Bộ luật này.
● Trường hợp khác do luật quy định.
C. Hình thức sở hữu
1. Khái niệm
- Là các cách thức sở hữu đối với tài sản. Hiện nay pháp luật dân sự Việt Nam
quy định có các hình thức sở hữu gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu
chung.
1.1 Sở hữu toàn dân
- Điều 197 BLDS quy định: “Là hình thức sở hữu đối với tài sản công như: đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.”
- Khoản 1, 2 Điều 198 BLDS 2015 quy định về Thực hiện quyền của chủ sở hữu
đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản toàn
dân.”, “Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu
quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.”
- Khoản 1, 2 Điều 201 quy định về Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài
sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân: “Khi tài sản
thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài
sản đó.”, “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý,
sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà
nước giao.”
1.2 Sở hữu riêng
- Khoản 1, 2 Điều 205 BLDS 2015 có quy định về Sở hữu riêng và tài sản thuộc
sở hữu riêng: “Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.”,
“Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”
- Khoản 1, 2 Điều 206 BLDS 2015 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản thuộc sở hữu riêng: “Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản
xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.”, “Việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại
hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.”
Ví dụ: - Ông D mua một chiếc xe máy bằng tiền lương của mình.
- Bà N kinh doanh một quán ăn và thu được lợi nhuận.
1.3 Sở hữu chung
- Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, bao gồm sở hữu
chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Việc hình thành sở hữu chung là
do có sự thỏa thuận, do quy định của pháp luật hoặc do tập quán. ( Điều 207,
208 BLDS 2015 )
- Các chủ sở hữu chung sẽ cùng nhau quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất
trì trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc sử
dụng và định đoạt tài sản chung sẽ căn cứ vào từng hình thức sở hữu chung cụ
thể ( Điều 209 BLDS 2015 )
1.4 Phân loại sở hữu chung
Từ hai hình thức cơ bản là sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất, luật
dân sự quy định về các loại sở hữu chung gồm:
- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ thể được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo
phần có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với
phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: hai vợ chồng cùng mua chung một căn nhà, một nhóm bạn cùng nhau mua
chung một chiếc xe ô tô để đi du lịch, hai công ty cùng nhau góp vốn thành lập một
công ty liên doanh.
- Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung, gồm sở hữu
chung nhất có thể phân chia và sở hữu chung không phân chia. Khi thực hiện
quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu
chung có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.
Ví dụ: chiếc xe ôtô thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng, đền thờ của làng,...
- Sở hữu chung cộng đồng là loại sở hữu chung hợp nhất không phân chia, là sở
hữu của các cộng đồng người (dòng họ, thôn, làng, phum, sóc, cộng đồng tôn
giáo hoặc dân cư,...).
- Sở hữu chung vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Tài sản
chung do vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển và có quyền ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho
nhau trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản chung. Tài sản chung vợ chồng
có thể được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của tòa án.
Ví dụ: tài sản do vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung, tài sản mà vợ chồng được tặng chung.
- Sở hữu chung trong nhà chung cư là một loại sở hữu chung hợp nhất không
phân chia của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư đó đối phần diện
tích, trang thiết bị và các tài sản dùng chung. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà
chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài
sản trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là một loại sở hữu chung theo
phần. Tài sản chung hình thành do sự đóng góp theo thỏa thuận, do cùng tạo
lập nên hoặc do được cho chung, thừa kế chung của các thành viên trong gia
đình. Việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung theo nguyên tắc thỏa
thuận.
- Sở hữu chung hỗn hợp là một loại sở hữu chung theo phần. Tài sản chung hình
thành do sự đóng góp nhằm mục đích kinh doanh của các chủ sở hữu chung.
Việc thực hiện quyền sở hữu với tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp theo quy
định của luật dân sự và các luật liên quan đến hoạt đồng góp vốn, quản lý, kinh
doanh, trách nhiệm về tài sản, phân chia lợi nhuận,...
D. Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền đối với bất động sản liền kề
- Điều 245 BLDS 2015 quy định về quyền đối với bất động sản
liền kề: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực
hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng
quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác
thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng
quyền)”
- Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá
nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được
chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác
(Điều 247 BLDS 2015).
- Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc thực
hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận
của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực
hiện theo các nguyên tắc sau đây:
● Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng
quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản
hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
● Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng
quyền.
● Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc
thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó
khăn.
Ví dụ:
● Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề.
● Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác.
2. Quyền hưởng dụng
- Điều 257 BLDS 2015 quy định về quyền hưởng dụng: “Quyền
hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ
thể khác trong một thời hạn nhất định”.
- Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng là theo quy định của luật, theo
thỏa thuận hoặc theo di chúc.
- Điều 261 BLDS 2015 quy định về quyền của người hưởng dụng:
● Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa
lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
● Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với
tài sản theo; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở
hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi
phí.
- Điều 262 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của người hưởng
dụng:
● Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật
có quy định.
● Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng
của tài sản.
● Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
● Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc
sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc
phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện
tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo
tập quán về bảo quản tài sản.
● Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
- Điều 263 BLDS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu tài sản:
● Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng
dụng đã được xác lập.
● Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp
người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
● Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
● Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để đảm bảo không bị suy
giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất
toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
3. Quyền bề mặt
- Điều 267 BLDS 2015 quy định về quyền bề mặt: “Quyền bề mặt
là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng
đất đó thuộc về chủ thể khác”.
- Quyền bề mặt xác lập theo luật, theo thỏa thuận hoặc theo di
chúc.
- Điều 271 BLDS 2015 quy định về nội dung của quyền bề mặt:
(i) Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng:
● Mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước
và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây
dựng công trình, trồng cây, canh tác;
● Nhưng không được trái với quy định của Bộ luật Dân sự 2015,
pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng
sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được
tạo lập theo quy định tại (i).
(iii) Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc
toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt
theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt
được chuyển giao.
III. Áp dụng vào việc kinh doanh
- Ứng dụng trong hình thành doanh nghiệp: góp vốn tài sản trong doanh
nghiệp

1. Starbucks:

+ Năm 2012, Starbucks đã mua lại chuỗi cửa hàng trà Teavana
bằng cách sử dụng tiền mặt và cổ phiếu. Việc mua lại này giúp
Starbucks thâm nhập vào thị trường trà đang phát triển nhanh
chóng.

2. Facebook:
+ Năm 2014, Facebook đã mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp
bằng cách sử dụng tiền mặt và cổ phiếu. Việc mua lại này giúp
Facebook tăng cường vị thế thống trị trong lĩnh vực nhắn tin di
động.

3. Apple:

+ Năm 2014, Apple đã mua lại Beats Electronics bằng cách sử


dụng tiền mặt. Việc mua lại này giúp Apple tăng cường mảng
kinh doanh âm nhạc và tai nghe.

4. Microsoft mua lại LinkedIn

+ Năm 2016, Microsoft đã mua lại mạng xã hội chuyên nghiệp


LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Đây là thương vụ mua lại lớn nhất
trong lịch sử của Microsoft và là một trong những thương vụ mua
lại lớn nhất trong ngành công nghệ.
● Quyền sở hữu trong kinh doanh: (Phần này lấy hết chữ nha do ngắn, mỗi cái 1
slide là oke) (thêm hình ảnh vô nữa là tuyệt)

Bảo hộ thương hiệu:

- Cà phê Trung Nguyên: Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ thương hiệu cho
logo, tên thương hiệu và các sản phẩm của mình. Nhờ vậy, Trung Nguyên đã bảo
vệ được thương hiệu của mình khỏi bị xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh.

Khai thác sáng chế:

- Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP: VCP đã đăng ký sáng chế cho một số loại
thuốc mới của mình. Nhờ vậy, VCP đã bảo vệ được độc quyền sản xuất và bán các
loại thuốc này, đồng thời thu được lợi nhuận cao từ việc khai thác sáng chế.
Nhượng quyền thương mại:

- The Coffee House: The Coffee House đã áp dụng mô hình nhượng quyền
thương mại để mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình. Nhờ vậy, The Coffee
House đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những chuỗi cà phê lớn
nhất Việt Nam.

Bí mật kinh doanh

- Công ty Cổ phần Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam: Coca-Cola có công
thức bí mật cho các loại nước giải khát của mình. Công ty đã có các biện pháp để
bảo vệ công thức này, chẳng hạn như lưu trữ công thức tại một nơi an toàn, chỉ cho
phép một số ít người biết công thức.
Sở hữu trí tuệ:

- Công ty Cổ phần VNG: VNG đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho các trò
chơi điện tử và các sản phẩm sáng tạo khác của mình. Nhờ vậy, VNG đã bảo vệ
được quyền lợi của mình và thu được lợi nhuận từ việc khai thác sở hữu trí tuệ.

You might also like