You are on page 1of 17

MÔN LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI:


TÀI SẢN – QUYỀN SỞ HỮU – QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI
SẢN

Giảng viên: Hà Lê Huy Phát


Sinh viên :
Nguyễn Hoàng Hà 1963801010023
Nguyễn Huy Cường 1963801010012
Lê Thúy Nhi 1963801010050
Nguyễn Thị Huyền Trang 1763801010430
Hà Thị Hồng Phúc 1963801010055
Tôn Nữ Quỳnh Như 1963801010052
Đỗ Hoàng Thức 1963801010075
Nguyễn Cẩm Tú 1963801010087

Ngày: 25/12/2019

1
I. LÝ THUYẾT
1. Nên những điểm mới và khái niệm và phân loại tài sản của BLDS 2015 so Trang 1-2
với BLDS 2005? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi này. (Lưu ý những sự
thay đổi lớn trong khái niệm quyền tài sản và quyền khác đối với tài sản)
2. Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản? Trang 2-3

3. Phân tích mối liên hệ giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản? Trang 3

4. Các loại tài sản nào pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền Trang 4-5
sử dụng? Ý nghĩa của quy định đó?
5. Phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, ngay tình và chiếm hữu Trang 5-6
không có căn cứ pháp luật, không ngay tình. Nêu ý nghĩa của sự phân biệt
này.
6. Theo anh/chị “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu Trang 6-7
nhà” có là tài sản không?
7. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nêu cơ sở pháp lý Trang 8-9
II. Bài tập
Bài tập số 1 Trang 20
Bài tập số 2 Trang 20
Bài tập số 3 Trang 21-23
Bài tập số 4 Trang 24-27
Bài tập số 5 Trang 27-31
Bài tập số 6 Trang 31-32

2
I. LÝ THUYẾT
1. Theo anh/chị “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là
tài sản không?
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nêu cơ sở pháp lý
Câu 1. Những điểm mới về khái niệm và phân loại tài sản của BLDS 2015 so với BLDS
2005? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi này. (Lưu ý những sự thay đổi lớn trong
khái niệm quyền tài sản và quyền khác đối với tài sản)

BLDS 2005 BLDS 2015


Về Theo quy định tại Điều 163 thì “tài BLDS 2015 không những liệt kê các loại
khái sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá tài sản như trong quy định của BLDS
niệm và các quyền tài sản”. 2005 ở Điều 105 mà còn xác định cụ thể
thêm rằng “Tài sản bao gồm bất động
sản và động sản. Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai”.
Về Được quy định từ điều 174 đến điều Được quy định từ điều 107 đến điều
phân 180 114. Mặc khác, Điều 108 còn bổ sung,
loại giải thích rõ khái niệm “tài sản hiện có
tài sản và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó:
“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình
thành và chủ thể đã xác lập quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản trước
hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2.Tài sản hình thành trong tương lai bao
gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể
xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời
điểm xác lập giao dịch”.
Quyền Điều 181 quy định “Quyền tài sản là BLDS 2015 đã làm rõ hơn nội hàm khái
tài sản quyền trị giá được bằng tiền và có niệm quyền tài sản theo Điều 115
“Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với

1
thể chuyển giao trong giao dịch dân đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Nhận định về những thay đổi này


+ Về tài sản
Quy định khái niệm tài sản BLDS 2005 có ba hạn chế cơ bản:
- Chỉ mới liệt kê các loại tài sản và chưa nêu khái quát bản chất tài sản là gì;
- Mới dừng lại ở việc quy định tài sản hình thành trong tương lai chỉ bao gồm có vật mà
chưa bao quát hết các loại tài sản khác;
- Mặc dù thừa nhận tài sản có thể bao gồm vật hình thành trong tương lai nhưng chưa
nêu định nghĩa về “vật hình thành trong tương lại”.
Những hạn chế này đã dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
BLDS 2015 khi đổi mới, ngoài việc kế thừa khái niệm tài sản trong BLDS 2005 thì đã có
ba điểm bổ sung mang tính nổi bật:
- Khẳng định tài sản bao gồm động sản và bất động sản;
- Xác định tài sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai;
- Quy định cụ thể khái niệm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Với cách quy định cụ thể trong BLDS 2015 về khái niệm “tài sản hình thành trong tương
lai” đã đảm bảo tính bao quát và rõ ràng về khái niệm này. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
góp phần áp dụng pháp luật một cách thống nhất.
+ Về quyền tài sản
- Quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005 vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là
chưa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phân định rõ ràng giữa quyền nhân thân và quyền tài
sản, bởi vì một số quyền nhân thân (ví dụ quyền đối với hình ảnh) cũng trị giá được bằng
tiền và chủ thể quyền cũng có thể chuyển giao quyền này cho chủ thể khác khai thác, sử
dụng.
- Khắc phục hạn chế này, BLDS 2015 đã làm rõ hơn nội hàm khái niệm quyền tài sản.
Điều 115 BSDS 2015 đã liệt kê và chỉ rõ phạm vi những quyền được coi là quyền tài sản,
tránh được sự nhầm lẫn với một số quyền nhân thân. Mặt khác, một điểm nổi bật mà chúng
ta có thể thấy rõ đối với khái niệm tài sản này là luật đã sửa đổi điều kiện phi lý vốn tồn tại
trong BLDS trước đây, đó là quy định quyền tài sản phải thỏa mãn điều kiện “có thể chuyển
giao được”. Sự thay đổi này là một bước tiến trong việc mở rộng khái niệm tài sản, phù

2
hợp với yêu cầu của thực tiễn cũng như lý luận. Bởi lẽ, với quy định của BLDS hiện hành
thì nhiều quyền tài sản thực sự sẽ không được thừa nhận là quyền tài sản bởi vì thiếu dấu
hiệu “có thể chuyển giao được” trong giao dịch dân sự.
+ Về quyền khác đối với tài sản
- Điều 167 BLDS 2005 chỉ dừng lại ở quy định “Đăng ký quyền sở hữu tài sản”
chưa quy định việc đăng ký đối với quyền khác đối với tài sản”. Vì có nhiều trường hợp
chủ thể không có quyền sở hữu đối với tài sản nhưng cũng phải thực hiện nghĩa vụ đăng
ký, ví dụ như đăng ký quyền sử dụng đất đối với đất đai. Hai là, vẫn còn thiếu quy định
ràng buộc pháp lý về tính công khai của việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản.
- Điều 106 BLDS 2015 có 2 điểm mới quan trọng đó là:
Việc quy định đăng ký tài sản không chỉ bó hẹp trong phạm vi quyền sở hữu đối
với tài sản mà còn bao gồm các quyền khác đối với tài sản. Quy định này được xây dựng
trên cơ sở sự tương thích với quy định tại Phần thứ 2 BLDS 2015 - Quyền sở hữu và quyền
khác đối với tài sản, trong phần này đã bổ sung thêm nội dung “quyền khác đối với tài sản”
được quy định cụ thể tại Điều 159 BLDS 2015. Theo đó, Quyền khác đối với tài sản là
quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng
dụng; Quyền bề mặt.
Để bảo đảm tính minh bạch, công khai, huy động và phát huy được hết các nguồn
lực vật chất trong xã hội, BLDS 2015 đã bổ sung quy định các thông tin về tài sản đã đăng
ký phải được công khai.
Như vậy: khái niệm và phân loại tài sản được quy định tại BLDS 2015 là sự kế thừa chế
định tài sản trong các Bộ luật Dân sự trước đó, đồng thời cũng sửa đổi, bổ sung nhiều vấn
đề quan trọng thể hiện sự phát triển chế định này trong lịch sử xây dựng luật dân sự. Đây
là một đòi hỏi tất yếu của quá trình hoàn thiện các quy định của luật dân sự, trong đó chế
định tài sản là một trong những chế định trung tâm của Bộ luật Dân sự, cho nên việc bổ
sung, hoàn thiện chế định này là rất quan trọng, làm cơ sở tiền đề để xây dựng cũng như
áp dụng thống nhất các chế định có liên quan.
Câu 2. Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản:
Vật và quyền tài sản có một số điểm khác nhau như sau
Vật Quyền tài sản

3
Cơ sở Trong thực tế, tài sản tồn tại chủ yếu Điều 115 BLDS 2015, “Quyền tài sản
pháp dưới dạng vật. BLDS 2015 đưa ra một là quyền trị giá được bằng tiền, bao
lý số cách phân loại vật và ý nghĩa của gồm quyền tài sản đối với đối tượng
việc phân loại này tại: quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác.”
-Điều 110. Vật chính và vật phụ
-Điều 111. Vật chia được và vật
không chia được
- Điều 112. Vật tiêu hao và vật không
tiêu hao
- Điều 113. Vật cùng loại và vật đặc
định
- Điều 114. Vật đồng bộ
Đối Vật với tư cách là tài sản được hiểu là Quyền tài sản bao gồm quyền đối với
tượng đối tượng của thế giới vật chất theo đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền
điều nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực sử dụng đất, hoặc một số quyền tài sản
chỉnh vật, và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, khác như: quyền đòi nợ, quyền yêu
lỏng, khí). Tuy nhiên, để được coi là tài cầu chi trả khoản tiền bảo hiểm phát
sản thì vật cũng phải thỏa mãn được sinh từ hợp đồng bảo hiểm…
những đặc điểm của tài sản, gồm,
- Thuộc sở hữu của một chủ thể nhất
định;
- Đáp ứng một lợi ích nhất định của
con người (lợi ích vật chất hoặc lợi
ích tinh thần);
- Mang tính giá trị (giá trị và giá trị sử
dụng).
Câu 3. Phân tích mối liên hệ giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản:
Điều 158 BLDS 2015 quy định về quyền sở hữu như sau: “Quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của luật”
- Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản.
- Nội dung quyền sở hữu bao gồm: Quyền chiếm hữu là quyền quản lý, nắm giữ tài sản.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản. Quyền định
đoạt là quyền quyết định chuyển giao quyền sở hữu hay từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.
Điều 159 BLDS 2105 quy định về quyền khác đối với tài sản như sau:

4
“1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản
thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.”
Như vậy, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đều là các vấn đề quyết định về
quyền sở hữu của các chủ thể; là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản trong BLDS 2015. Tuy nhiên, quyền sở hữu có phạm vi rộng
hơn vì đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong
vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt; còn quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ
thể nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Câu 4. Các loại tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng:
Điều 106 BLDS 2015 có quy định về đăng ký tài sản như sau:
“1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy
định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ
trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.”
Như vậy, Bộ luật dân sự quy định việc đăng ký tài sản là bắt buộc đối với bất động
sản, còn đối với động sản không bắt buộc phải đăng ký, trừ những trường hợp tài sản là
động sản sau đây mới bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký tài
sản:
- Đăng ký tàu biển;
- Đăng ký phương tiện nội thủy địa;
- Đăng ký tàu cá;
- Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Đăng ký xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ;
- Đăng ký quyền sở hữu tàu bay;
- Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt;
- Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

5
- Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Ý nghĩa của quy định này:
- Quy định về quyền sở hữu là cơ sở cho việc quy định về quyền sở hữu thực hiện quyền
đòi lại từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật;
- Đồng thời là cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xác định tranh
chấp.
Câu 5. Phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, ngay tình và chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật, không ngay tình. Nêu ý nghĩa của việc phân biệt này.
Giống nhau:
- Đều là chế định liên quan tới quyền sở hữu;
- Người chiếm hữu buộc phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
- Đối tượng điều chỉnh là Chủ sở hữu, người được lợi về tài sản (người chiếm hữu)
Khác nhau:
Chiếm hữu không có căn
Chiếm hữu không có căn
Tiêu chí cứ pháp luật, không ngay
cứ pháp luật, ngay tình
tình
Điều 180,184,236 BLDS Điều 181,579,581 BLDS
Cơ sở pháp lý
2015 2015
Là việc chiếm hữu mà Là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ người chiếm hữu biết hoặc
Khái niệm để tin rằng mình có quyền phải biết rằng mình không
đối với tài sản đang chiếm có quyền đối với tài sản
hữu đang chiếm hữu
Người chiếm hữu ngay tình
sẽ phải trả lại tài sản cho chủ
sở hữu nhưng nếu việc Người chiếm hữu không
chiếm hữu có yếu tố liên ngay tình buộc phải chấm
tục, công khai thì người dứt việc chiếm hữu thực tế
chiếm hữu ngay tình được đối với tài sản, hoàn trả lại
hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài tài sản cho chủ thể có quyền
Hệ quả pháp lý
sản mang lại và được áp đối với tài sản, bồi thường
dụng thời hiệu hưởng quyền thiệt hại nếu có do hành vi
(Khoản 3 Đ184 BLDS chiếm hữu bất hợp pháp gây
2015): ra (theo Điều 579 và Khoản
1 Điều 581 BLDS 2015)
+ Đối với bất động sản: nếu
trong vòng 30 năm mà
không xác nhận được chủ sở

6
hữu tài sản thì người chiếm
hữu ngay tình, liên tục, công
khai trở thành chủ sở hữu
hợp pháp của BĐS (Đ236
BLDS 2015)
+ Đối với Động sản: nếu
trong vòng 10 năm mà
không xác nhận được chủ sở
hữu tài sản thì người chiếm
hữu ngay tình, liên tục, công
khai trở thành chủ sở hữu
hợp pháp của ĐS đó (Đ236
BLDS 2015)
Người chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình được pháp luật
công nhận và bảo vệ trong Người chiếm hữu không có
một số trường hợp: căn cứ pháp luật không
Mục đích áp dụng + Có thể trở thành chủ sở ngay tình không được pháp
hữu tài sản theo BLDS quy luật bảo vệ trong mọi
định trường hợp
+ Có quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
trong một số trường hợp

+ Ý nghĩa của việc phân biệt này


Việc phân biệt trên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các cá nhân về
tài sản khi xảy ra tranh chấp và sự bảo vệ của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Câu 6. Theo anh/chị “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” có là tài sản không?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà là vật cụ thể,
nên đó là tài sản

Câu 7. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? Nêu cơ sở pháp lý.
a. Người nhặt được tài sản của người khác đánh rơi là chiếm hữu bất hợp pháp nhưng
ngay tình.
Nhận định này là Sai.

7
Cơ sở pháp lý: Điều 180, 181 BLDS 2015
Lý do: Theo Điều 180 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” và
Điều 181 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người
chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
Vì vậy, Người nhặt được tài sản của người khác đánh rơi biết rõ bản thân không có quyền
đối với tài sản nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó là việc chiếm hữu bất hợp pháp và không
ngay tình. Trừ các trường hợp được quy định tại Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì xem như là sử hữu hợp pháp và ngay tình
b. Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp của người khác phải trả lại tài sản khi chủ
sở hữu kiện đòi lại tài sản.
Nhận định này là Đúng.
Cơ sở pháp lý: 579, 580 BLDS 2015
Lý do: Căn cứ Khoản 1 Điều 579 BLDS 2015 quy định: “Người chiếm hữu, sử dụng
tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ
thể có quyền khác đối với tài sản đó”. Khoản 1 Điều 580 BLDS 2015 quy định: “Người
chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài
sản đã thu được”. Vì vậy, người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp của người khác phải trả
lại tài sản khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản.
c. Người phát hiện được tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu thì được xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Nhận định này là Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 229 BLDS 2015
Lý do: Theo điểm a khoản 2 Điều 229 quy định: “Tài sản bị chôn, bị vùi lắp, chìm
đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ
chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a. Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của
Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một
khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”. ..”
Vì vậy Người phát hiện được tài sản không xác định được chủ sở hữu sở mà tài sản đó
thuộc di tích lịch sử - văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước, người phát hiện không có
quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.

II. Bài tập


Bài 1.
Theo quan điểm của cá nhân thì trường hợp trên áp dụng Điều 228 BLDS 2015 xác
lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu.
Vì Chị A làm nghề mua bán đồ cũ, chị đã mua được một chiếc loa cũ ( bên trong
chiếc loa cũ đó có 5 triệu yên tiền Nhật Bản tương đương hơn 1 tỷ đồng Việt Nam) từ một
người bán, theo các quy định của Pháp luật, loa là tài sản không phải xác lập thủ tục đăng
ký đối với tài sản, do đó khi người chủ cũ bán loa thì đồng thời cũng đã chuyển giao luôn

8
quyền sở hữu đối với tài sản là chiếc loa qua cho chị A. Cụ thể, số tiền nói trên được coi là
vật không xác định được chủ sở hữu theo khoản 2 điều 228 BLDS 2015. Theo đó, sau một
năm kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì số
tiền này thuộc sở hữu của người phát hiện. Tức là khi đó chị Hồng sẽ hưởng trọn số tiền
này.
Bài 2:
Theo quy định của pháp luật ông C không thể trở thành chủ sở hữu chiếc xe máy
đó
Cơ sở pháp lý: Theo Đ187 BLDS 2015
Giải thích: Theo quy định của khoản 2 điều 187, “ Người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này” . Do đó, tuy ông D đã ở nước ngoài hơn 10 năm và
không có tin tức gì nhưng Ông D đã ủy quyền quản lý tài sản cho ông C nên ông C
không thể trở thành chủ sở hữu chiếc xe máy đó.
Bài 3:
a. Bà Dung phải chịu rủi ro về ghe xoài
Cơ cở pháp lý: Điều 162 BLDS 2015
Giải thích: Theo điều 162, Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của
mình. Bà Dung mua của bà Thủy ghe xoài, ghe xoài không phải là tài sản phải xác lập
thủ tục đăng ký đối với tài sản. Do đó khi bà Dung nhận ghe xoài thì bà Dung đã là chủ
sở hữu
b. Tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu xoài
Cơ sở pháp lý: Điều 161 BLDS 2015
Giải thích: Theo điều 161 có đoạn “ Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời
điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.“.Do đó khi bà
Dung nhận ghe xoài thì bà Dung đã là chủ sở hữu
c. Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên
Cơ sở pháp lý: theo Điều 440, 441 BLDS 2015.
Giải thích: theo điều 441 có đoạn “ Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài
sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài
sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” và điều 440 về nghĩa
vụ trả tiển thì bà Dung đã nhận tài sản nên bà Dung phải có nghĩa vụ trả tiền.
d. Sự thay đổi về chủ thể chịu rủi ro trong BLDS 2015 so với BLDS 2005

BLDS 2015 BLDS 2005

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản Điều 166. Chịu rủi ro về tài sản

9
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị
thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận
khác có liên quan quy định khác. khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản
phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi
quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.

Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro Điều 440. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước 1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua
khi tài sản được giao cho bên mua, bên bán cho đến khi tài sản được giao cho bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài
điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu
thuận khác hoặc luật có quy định khác. không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà 2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà
pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho
đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên
mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn
thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua
thỏa thuận khác. chưa nhận tài sản, nếu không có thoả
thuận khác.

Bài 4:
Theo k2 Đ443. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán: nếu
người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có
quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Do A trộm xe máy của
B nên B vẫn là chủ sở hữu toàn bộ đối với chiếc xe, khi đó C có quyền yêu cầu A bồi
thường cho mình và trả lại số tiền 3 chỉ vàng đã nhận từ việc bán xe.
Bài 5.

10
a) Bà C chiếm hữu không ngay tình theo Điều 168 BLDS 2015. Đồng thời giao dịch giữa
A và C bị vô hiệu theo Điều 123 .Do đó theo Điều 166, bà C phải trả lại chiếc xe đạp cho
B. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu tùy thỏa thuận giữa B và C. A phải trả lại 400k
cho C.
b) 400.000đ là đúng giá thị trường thì trường hợp này bà C chiếm hữu ngay tình (Điều
180) Giao dịch DS giữa A và C bị vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127). Do
đó theo khoản 3 Điều 133 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vô hiệu, thì B không có quyền đòi lại xe từ C mà A mới là người phải bồi thường
trong trường hợp này.
Bài 6:
Tóm tắt nội dung bản án số 123/2006/DSGDT ngày 30/5/2016
Nguyên đơn: Ông Triệu Tiến Tài
Bị đơn: Ông Hà Văn Thơ.
Người có liên quan: Nguyễn Văn Dòn, ông Thi
Nội dung: Ông Tài đề nghị ông Thơ trả lại con trâu và nghé ông cho rằng của mình. Nhưng
ông Thơ từ chối và đi mổ thịt nghé, bán trâu mẹ cho ông Thi với giá 3.800.000đ, ông Thi
sau đó đồi cho ông Dòn con trâu này lấy con trâu cái sổi.
Kết quả của bản án:
Tòa sơ thẩm:
-Buộc ông Thơ có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn trả 5tr9 cho ông Tài, trong đó trâu cái
(trâu mẹ) là 5.000.000đ, nghé con là 900.000đ, ông Thơ trả 100.000 tiền chi phí giám định.
Tòa phúc thẩm;
- Buộc ông Thơ phải trả 900.000 đồng giá trị con nghé và 100.000 đ tiền chi phí giám
định. Bác yêu cầu của ông Tài về giá trị con trâu cái. Con trâu này thuộc sở hữu ông Dòn.
Tòa giám đốc thẩm:
Hủy bản án dân sự phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho TAND
tỉnh Lào Cai xét xử phúc thẩm lại.
Bài làm:
a. Trâu là động sản theo khoản 2 Đ107

11
b. Trâu là ts không phải đăng ký theo khoản 2 Đ 106, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
c. Đoạn cho thấy sự tranh chấp là " Chiều ngày 18-03-2004 Ông Hà Văn Thơ dắt 1 con
trâu…. Từ tháng 9-2003 nay mới tìm thấy".
d. Theo Đ 179," Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của
chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu". Ở đây, ông Dòn là người
chiếm hữu trâu có tranh chấp.
e. Việc chiếm hữu của ông Dòn không có căn cứ pháp luật theo khoản 2 Đ 165 do không
thuộc các trường hợp nêu ở khoản 1 điều này.
f. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quy định ở Điều 180 "Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền
đối với tài sản đang chiếm hữu."
̀ h không? Vì sao?
g. Ông Dòn có là người chiế m hữu ngay tin
Ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
Vì theo 180 BLDS 2015 quy định: Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
h. Thế nào là hơ ̣p đồ ng có đề n bù và không có đề n bù theo quy đinh
̣ của Điề u 257
BLDS?
Hợp đồng vay tài sản, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng gửi giữ tài sản
i. Ông Dòn có đươ ̣c con trâu thông qua giao dich
̣ có đề n bù hay không có đề n bù? Vì sao?
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù.
j. Trâu có tranh chấ p có phải bi ̣lấ y cắ p, bi ̣mấ t hay bi ̣chiế m hữu ngoài ý chí của ông Tài
không?
Có.
k. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tố i cao, ông Tài đươ ̣c đòi trâu từ ông Dòn không?
̣ cho câu trả lời?
Đoa ̣n nào của Quyế t đinh

12
Ông Tài không được đòi con trâu từ ông Dòn. Vì theo 180 BLDS 2015 quy định:
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Tòa án cấp sơ thẩm xác định con trâu và con nghé đang tranh chấp là của ông
Tài…….ông Tài đòi ông Thơ trả con trâu mẹ vì cho rằng ông Dòn là người chiếm hữu
con trâu nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn là sai.
l. Suy nghi ̃ của anh/chi ̣về hướng giải quyế t trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tố i cao?
Theo nhóm, hướng giải quyết của TASTvà TAPT thì việc tòa án đưa ra quyết định
như vậy là chưa đúng với pháp luật. Tại GĐT thì em thấy là hợp tình và đúng pháp luật.
m. Khi ông Tài không đươ ̣c đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy đinh
̣ nào
bảo vệ ông Tài không?
Pháp luật hiện hành có quy định.
o. Khi ông Tài không đươ ̣c đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài đươ ̣c
quyề n yêu cầ u ai trả giá tri ̣con trâu? Đoa ̣n nào của Quyế t đinh
̣ cho câu trả lời?
PLHH có bảo vệ ông Tài là kêu ông Thơ bồi thường giá trị con trâu mẹ và con
nghé bằng tiền cho ông Tài là 5.900.000đ .
Căn cứ vào lời khai của ông T.T.Tài………..trong quá trình giải quyết vụ án,
…..ông thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn lại giá trị con
trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.
p. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao sau khi xem xét các bản án, căn cứ theo
quy định của pháp luật giải quyết nguyện vọng chính đáng của bên nguyên đơn.

Bài 7:
Tóm tắt nội dung bản án theo Quyết định số 617/2011/DS – GĐT ngày 18/8/2011:
Nguyên đơn :
- Ông Lương Ngọc Trụ, sinh năm 1944, ủy quyền cho bà Nguyên
- Bà Đinh Thị Nguyên, sinh năm 1948
Bị đơn
Ông Ngô Văn Hòa

13
Nội dung: Ông Lương Ngọc Trụ yêu cầu gia đình Ông Ngô Văn Hòa tháo dỡ các công
trình phụ và trả lại 15,2m2 đất lấn chiếm của Ông.
Kết quả của bản án:
+ Bản án sơ thẩm số 15/2008/DSST ngày 12/3/2008 của TAND Thị Xã Trà Vinh, Tỉnh
Trà Vinh tuyên nội dung chính như sau:
- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ông Lương Ngọc Trụ và bà Đinh THị
Nguyên yêu cầu ông Ngô văn Hòa trả lại phần diện tích đất xây nhà lấn ranh 15,2m2
- Buộc Ông Ngô Văn Hòa tháo dỡ một số hạng mục của công trình phụ có liên quan
+ Bản án phúc thẩm số 127/2008/DSPT của TAND Tỉnh Trà Vinh ngày 13/5/2008 tuyên
nội dung chính như sau:
- Bác yêu cầu kháng cáo cùa bà Đinh Thị Nguyên và Ông Ngô văn Hòa
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 15/2008/DSST ngày 12/3/2008
- Buộc Ông Ngô Văn Hòa, bà Đinh Thị Nguyên và các đương sự có liên quan thực
thi quyết định của bản án sơ thẩm trên.
- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ông Lương Ngọc Trụ và bà Đinh THị
Nguyên yêu cầu ông Ngô văn Hòa trả lại phần diện tích đất xây nhà lấn ranh 15,2m2
- Buộc Ông Ngô Văn Hòa tháo dỡ một số hạng mục của công trình phụ có liên quan
+ Bản án theo Quyết định số 617/2011/DS – GĐT ngày 18/8/2011:
- Hủy bản án phúc thẩm số 127/2008/DSPT của TAND Tỉnh Trà Vinh ngày
13/5/2008 và Bản án sơ thẩm số 15/2008/DSST ngày 12/3/2008 của TAND Thị Xã Trà
Vinh, Tỉnh Trà Vinh
- Giao hồ sơ vụ án cho TAND Thị Xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinhxét xử sơ thẩm lại
theo quy định của pháp luật.
a. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không
gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
… nhưng lại không giải quyết phần đường ống của Ông Hòa nằm nưới đất thuộc quyền
sử dụng của ông Trụ, bà Nguyên là trái với khoản 2 điều 265 Bộ luật dân sự năm 2005
b. BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian thuộc
quyền sử dụng của người khác không?

14
- Có, đó là các quy định trong điều 265 Bộ luật dân sự năm 2005
c. Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?
- Do chưa có điều kiện nghiên cứu các điều luật của nước ngoài nên nhóm chưa có câu
trả lời
d. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và
lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
Đó là đoạn” Tuy nhiên, dưới long đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình
ông Hòa chôn, nhưng toàn án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm không buộc gia đình
ông Hòa phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông
trụ”
e. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao sau khi xem xét các bản án, căn cứ theo
quy định của pháp luật giải quyết nguyện vọng chính đáng của bên nguyên đơn.

f. Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở Việt
Nam hiện nay.

15

You might also like