You are on page 1of 2

T chỉ ghi vài cái khác t tìm ra th, mấy cái hôm qua ghi r t k ghi lại, tham

khảo

* Một số năng lực pháp luật dân sự gắn liền với các quyền nhân thân chỉ tồn tại ở CÁ NHÂN

Cá nhân: VD: các quyền nhân thân được quy định tại blds 2015

Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

Điều 37. Chuyển đổi giới tính

Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

.......

Pháp Nhân: Không quy định

( chỗ này t coi clip ulaw thầy kia nói nghiên cứu ở quốc gia tiến bộ như Thụy Sĩ ( về sau có áp dụng ở Việt
Nam) năng lực pháp luâth dân sự cá nhân và pháp nhân gần như giống nhau chỉ khác chủ yếu ở các
quyền đặc thù như trên, quy định vậy để tạo sự linh hoạt cho pháp nhân => nên câu so sánh này không
cần làm dài lắm đâu, cái nào chuẩn thì thêm vô , k cần cố thêm cho dài đâu)

* Chuyển giao quyền và nghĩa vụ

Cá nhân: Trừ trường hợp luật khác quy định cá nhân KHÔNG thể chuyển giao quyền nhân thân cho
người khác, quy định tại Điều 25 khoản 1, blds 2015:

Điều 25. Quyền nhân thân

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Pháp Nhân: có thể chuyển giao các quyền và nghĩa vụ dân sự trong các trường hợp được quy định tại
blds 2015:

Điều 88. Hợp nhất pháp nhân

1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập;
quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Điều 89. Sáp nhập pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân
khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).

2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp
nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều 90. Chia pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được
chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Điều 91. Tách pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
phù hợp với mục đích hoạt động.

Điều 92. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp
nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân
được chuyển đổi.

* Nội dung năng lực pháp luật dân sự

Khác với năng lực pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác định về nội dung,
phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí với từng pháp nhân.

( cái này t tham khảo tại đây, vô tự coi thêm thử: https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/dan-su/nang-luc-
phap-luat-dan-su-cua-phap-nhan/#2_Dac_diem_cua_nang_luc_phap_luat_dan_su_cua_phap_nhan)

You might also like