You are on page 1of 2

Buổi thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự

- So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015


(Điểm a, khoản 1 - Điều 122) (Khoản 1 – Điều 117)
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành a. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng
vi dân sự; lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không sự được xác lập;
vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo b. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
đức xã hội tự nguyện
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự c. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
nguyện không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội

Nhìn chung, quy định pháp luật điều kiện về năng lực chủ thể trong Bộ luật dân sự 2015 quy
định đã có những sự tiến bộ hơn so với “Bộ luật dân sự 2005” trước đó.

So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì ở điểm a từ “người” đã được Bộ luật dân sự năm 2015 thay
thế bằng từ “chủ thể”, điểm c từ “pháp luật” đã được thay thế bằng từ “luật” và bổ sung thêm chủ
thể có năng lực pháp luật dân sự tại điểm a, việc thay đổi từ ngữ và bổ sung này là cần thiết và
phù hợp.

Tại điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề
cập đến năng lực pháp luật của chủ thể. Quy định như vậy chặt chẽ hơn so với Bộ luật dân sự
2005 Điều 122 vì có những trường hợp năng lực pháp luật của chủ thể có thể bị hạn chế do đó
không thể mặc nhiên cho rằng mọi chủ thể đều ó năng lực pháp luật như nhau khi xác lập giao
dịch dân sự.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của chủ thể khi tham gia giao
dịch dân sự

Cả hai bộ luật đều ghi nhận: Năng lực hành vi dân sự của một người được chia làm ba trường
hợp như sau:

+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người từ đủ 18 tuổi, không bị hạn chế hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự)

+ Người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ (người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
hoặc người đủ 18 tuổi bị hạn chế năng lực hành vi dân sự)
+ Người không có năng lực hành vi dân sự (người dưới 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân
sự)

Pháp luật quy định người không có năng lực hành vi dân sự thì không đươc xác lập giao dịch dân
sự, người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ có thể thực hiện một số giao dịch nhất định
(thường là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày), người có năng lực hành vvi
dân sự được xác lập mọi giao dịch dân sự. Như vậy, tùy vào từng giao dịch dân sự cụ thể mà
điều kiện về năng lực của chủ thể cũng có sự khác nhau. Như vậy, quy định như Bộ luật dân sự
2015 hợp lý và chặt chẽ hơn so với quy định của Bộ luật dân sự 2005.

Sự cần thiết và phù hợp của việc thay thế từ ngữ “pháp luật” thành “luật” sẽ đảm bảo tính thống
nhất trong thực thi pháp luật khi xem xét hiệu lực của giao dịch dân sự, về nguyên tắc giao dịch
dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và chỉ có thể bị hạn chế bởi văn bản luật do cơ
quan lập pháp ban hành là quốc hội, sẽ không bị chi phối bởi các văn bản của các cơ quan nhà
nước khác. Quy định này đã khắc phục được tình trạng mâu thuẫn và chồng chéo giữa văn bản
luật và dưới luật trong thời gian qua.

- Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà
ở tại Việt Nam
“Giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004 được lập giữa
nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư
không tuân thủ theo quy định của pháp luật, không đươc công chứng, chứng thực theo quy định
tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và Điều 117 Bộ luật dân sự nên không phát sinh hiệu lực
của hợp đồng. Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc
tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện
sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng
góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên
tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại
Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà tại
Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt
Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một
căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây
lâu năm tại Việt Nam.”

You might also like