You are on page 1of 2

Buổi thảo luận dân sự thứ hai: Giao dịch dân sự

Câu hỏi:
Câu 1: So với bộ luật dân sự năm 2005, bộ luật dân sự 2015 có gì khác về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/ chị về sự thay đổi trên.
- Sự thay đổi của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật dân sự 2005:
+ So với quy định “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” tại
điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 thì BLDS 2015 không chỉ đề cập
đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật của chủ
thể và bổ sung thêm cụm từ “phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
+ Bộ luật dân sự 2015 quy định “ không quy phạm điều cấm luật” khác với
quy định ở bộ luật dân sự 2005 “không vi phạm điều cấm của pháp luật”.
+ BLDS năm 2015 quy định “ hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” (Điều 117).
Quy định này thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt hơn so với các BLDS 2005
theo đó hình thức của giao dịch không được coi là điều kiện bắt buộc để giao
dịch có hiệu lực.
+ BLDS 2015 quy định “trong trường hợp luật có quy định” khác với “ trong
trường hợp pháp luật có quy định” ở BLDS 2005.
+ về hình thức giao dịch dân sự được quy định ở bộ luật dân sự 2005 có 4
loại hình thức: công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.
Còn ở bộ luật dân sự 2015 bỏ đi hình thức xin phép.
- Sự thay đổi ở bộ luật dân sự 2015 theo em thì để tạo cơ chế pháp lý điều
chỉnh giao dịch dân sự linh hoạt hơn, tôn trọng tự do ý chí của chủ thể, hạn
chế rủi ro pháp lý và việc tuyên bố giao dịch vô hiệu một cách tùy tiện, Bộ
luật kế thừa có sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng trong quy định
của BLDS năm 2005 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, hình
thức giao dịch dân sự........
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở
hữu nhà ở tại Việt Nam?
- Ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch
Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở
năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà
ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất
nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên ở Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được
phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “ Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định đã về Việt Nam cư trú với
thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc
một căn hộ”. Do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở
nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam.

You might also like