You are on page 1of 2

1.

Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch
1.1 So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về về sự thay đổi trên.
 Cơ sở pháp lí: Điều 117 BLDS 2015, Điều 122 BLDS 2005
Điểm mới:
- BLDS 2015 đã thay từ “Người tham gia giao dịch” bằng từ “Chủ thể”
 Vì “Chủ thể” mang nghĩa rộng hơn và rõ ràng hơn từ “Người tham
gia giao dịch” nên điểm mới này tại BLDS 2015 thể hiện sự minh bạch
và rõ ràng hơn so với BLDS 2005.
- Nếu BLDS 2005 yêu cầu chủ thể tham gia giao dịch “Có năng lực hành
vi dân sự” thì tại BLDS 2015 thay vì chỉ yêu cầu chủ thể “Có năng lực
hành vi dân sự” BLDS 2015 còn yêu cầu thêm chủ thể giao dịch “Phải
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”
 Việc yêu cầu thêm chủ thể “Phải phù hợp với giao dịch dân sự được
xác lập” vì mỗi giao dịch là khác nhau, mục đích, yêu cầu khác nhau
nên điểm mới này ở BLDS 2015 là rất hợp lí.
 Những điểm mới trên góp phần cho bộ luật dân sự thêm rõ ràng,
minh bạch và qua đó cũng thể hiện tư duy tiến bộ, sáng tạo và sự chú
tâm, đóng góp vào sự phát triển của Pháp Luật Việt Nam của các
nhà làm Luật.
1.2 Đoạn nào của bản án cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam ?
 Cơ sở pháp lí: Điều 127 Luật đất đai 2003, Điều 117 Bộ luật dân sự,
Điều 121 Luật nhà ở 2005
- Theo bản án Số 32/2018/DS-ST ngày 20/12/2018 của TAND tỉnh Vĩnh
Long giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004 , giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004 được lập giữa nguyên đơn và bị đơn L K Đ xét về hình thức
thì tờ cho đất thổ cư và tờ nhường đất thổ cư không tuân thủ theo quy
định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định
tại Điều 127 của Luật đất đai năm 2003 và Điều 117 của Bộ luật dân sự
nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
( Nguồn : https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta243073t1cvn/chi-tiet-
ban-an)
- ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc
tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật
nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền
sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các điều kiện sau: “ Người Việt
Nam định cử ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có
công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có
nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự
nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt
Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời
hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc
một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất
ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch
giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm
của pháp luật.
(Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta243073t1cvn/chi-tiet-
ban-an)

You might also like