You are on page 1of 22

VẤN ĐỀ 1:

Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch
Tóm tắt bản án: 32/2018/DS-ST của Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Nguyên đơn: Ông J Ph T, Bà A Th Ph (L Th H) là người Việt Nam đã nhập
quốc tịch Mỹ, cùng người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là anh L Th Ph.
Bị đơn: Bà L K Đ (bà Đ) là người Việt Nam, cùng người đại diện theo ủy
quyền là Ph H D T.
Tranh chấp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nội dung: Năm 2004 vợ chồng nguyên đơn gửi tiền về mua đất nhờ bị đơn
đứng tên, nguyên đơn mua đất của bị đơn 2 lần, lần thứ nhất 31/05/2004 mua nền
thổ cư 200m2, bị đơn đã lập giấy cho nền thổ cư cho nguyên đơn. Lần thứ hai ngày
02/06/2004 có giấy nhường đất thổ cư của bà Đ thực chất là phần đất vườn có diện
tích 1.051,8m2. Ngày 16/03/2011 bà Đ có làm giấy chuyển nhượng nhà và đất cho
nguyên đơn. Phía nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bà Đ giao trả toàn bộ phần đất và
nhà như đã thỏa thuận, tuy nhiên sau đó phía nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi
kiện,
yêu cầu trả lại giá trị nhà và đất là 550.000.000 đồng, phía bị đơn chỉ đồng ý trả lại
350.000.000 đồng.
Quyết định của Tòa án: Vô hiệu giao dịch dân sự giữa ông T và bà H với bà
Đ do vi phạm điều cấm của pháp luật, buộc bà Đ hoàn trả số tiền 350.000.000 đồng.

1. So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.

Tiêu Điều 1221 Bộ Luật Dân sự Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015
chí 2005
Chủ Điểm a, c khoản 1 Điều 122 Điểm a, b khoản 1 Điều 117 quy định:
thể quy định: “a) Chủ thể có năng lực pháp luật, năng
“a) Người tham gia giao lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dịch dân sự được xác lập;
có năng lực hành vi dân b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
sự; hoàn toàn tự nguyện”.
c) Người tham gia giao => Thay đổi từ “người” thành từ “chủ
dịch hoàn toàn tự thể”, sự thay đổi này đã mở rộng thêm
nguyện”. chủ thể của giao dịch dân sự, bao gồm cá
=> Chủ thể tham gia giao nhân hoặc pháp nhân. Điều này phù hợp
dịch dân sự là cá nhân. với thực tiễn đời sống, cho phép pháp
nhân tham gia vào giao dịch dân sự.
Năng Điểm a khoản 1 Điều 122 Điểm a khoản 1 Điều 117 quy định:
lực quy định: “a) Chủ thể có năng lực pháp luật, năng

PAGE \* MERGEFORMAT 2
của “a) Người tham gia giao lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
chủ dịch dân sự được xác lập”.
thể có năng lực hành vi dân => Ngoài đề cập đến năng lực hành vi
sự”. dân sự, Bộ Luật Dân sự 2015 còn bổ sung
=> Chỉ đề cập đến năng lực thêm năng lực pháp luật dân sự, bên cạnh
hành vi dân sự của chủ thể. đó chủ thể cần phải có năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được
xác lập. Việc bổ sung này là hợp lý vì
không phải tất cả các giao dịch dân sự đều
có mục đích và nội dung giống nhau và
yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân
sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao
dịch cụ thể.
Vị trí Điểm b, c khoản 1 Điều 122 Điểm b, c khoản 1 Điều 117 quy định:
các quy định: “b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự
điểm “b) Mục đích và nội dung hoàn toàn tự nguyện;
của giao dịch không vi c) Mục đích và nội dung của giao dịch
phạm điều cấm của pháp dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
luật, không trái đạo đức xã không trái đạo đức xã hội.”
hội; => Đưa tính tự nguyện của chủ thể tham
c) Người tham gia giao dịch gia lên trước mục đích và nội dung của
hoàn toàn tự nguyện.” giao dịch dân sự. Sự thay đổi này đã cho
thấy việc đề cao tính ý chí của chủ thể khi
tham gia vào giao dịch dân sự.
Phạm Điểm b khoản 1 Điều 122 Điểm c khoản 1 Điều 117 quy
vi điều quy định: “Mục đích và định: “Mục đích và nội dung
cấm nội dung của giao dịch của giao dịch dân sự không vi
không vi phạm điều cấm phạm điều cấm của luật,
của pháp luật, không trái không trái đạo đức xã hội”.
đạo đức xã hội.” => Đã thay từ “pháp luật” thành từ “luật”.
Pháp luật ở đây bao gồm Luật là văn
luật, nghị định, thông tư và bản do Quốc hội ban hành,
những văn bản dưới luật. điều này nhằm thu hẹp phạm
vi điều cấm mà chủ thể có thể
mắc phải.
Hình Khoản 2 Điều 122 quy định: Khoản 2 Điều 117 quy định:
thức “Hình thức giao dịch dân “Hình thức của giao dịch dân
giao sự là điều kiện có hiệu lực sự là điều kiện có hiệu lực
dịch của giao dịch trong trường của giao dịch dân sự trong
dân sự hợp pháp luật có quy định”. trường hợp luật có quy

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Khoản 2 Điều 124 quy định: định”.
“Trong trường hợp pháp Khoản 2 Điều 119 quy định:
luật quy định giao dịch dân “Trường hợp luật quy định
sự phải được thể hiện bằng giao dịch dân sự phải được
văn bản, phải có công thể hiện bằng văn bản có
chứng hoặc chứng thực, công chứng, chứng thực,
phải đăng ký hoặc đăng ký thì phải tuân theo
xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.
các quy định đó”. => Bộ Luật Dân sự 2015 thay “pháp luật”
thành “luật”, đồng thời bỏ đi hình thức
xin phép.

Điều 1272 Bộ Luật Dân sự Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015


2005
“Giao dịch dân sự không có “Giao dịch dân sự không có một trong các điều
một trong các điều kiện được kiện được quy định tại Điều 177 của Bộ luật này
quy định tại Điều 122 của Bộ thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy
luật này thì vô hiệu”. định khác”.
=> Quy định này cho thấy đã mở rộng thêm phạm
vi điều kiện của giao dịch dân sự, những giao
dịch nào trái với điều kiện nhưng có quy định
khác thì vẫn có thể là giao dịch dân sự có hiệu
lực.

2. Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam?
Tại mục [2] thuộc phần nhận định của Tòa án cho thấy ông T và bà H không có
quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam: “Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt
Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003
và Điều 1213 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp
với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép
về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội
quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trí với thời hạn được phép từ sáu
tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H
không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt
Nam.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu?

Tại mục [2] thuộc phần nhận định của Tòa án cho thấy giao dịch của ông T và bà H
với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hóa: “Do đó ông T và bà H không được sở
hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy
các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp
luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ
luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi
phục là tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Và phần quyết định của Tòa án:
“1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Vô hiệu giấu cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày
02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều
cấm của pháp luật.
- Buộc bà L K Đ hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền
350.000.000 đồng”.

4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về
căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

Theo em, căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là hoàn toàn hợp
lý vì những lý do sau:
Trong lần mua đất đầu tiên vào ngày 31/05/2004, vợ chồng nguyên đơn mua nền
thổ cư 200m2 với giá 60.000.000 nhưng lại không rõ chữ viết trong hợp đồng là của
ai, chỉ biết chữ ký là của bị đơn. Như vậy về mặt hình thức đã không rõ ràng, chính
xác, gây cản trở, khó khăn trong quá trình xác lập giao dịch dân sự.
- Cả hai loại giấy tờ cho đất thổ cư và nhường đất thổ cư đều không tuân theo quy
định của pháp luật, không có công chứng, chứng thực theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 1274 Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2015.
- Ông T và bà H là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Mỹ và không thuộc các
trường hợp để người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại
Điều 1265 Luật nhà ở 2005, như vậy hợp đồng đã vi phạm điều cấm của luật định.
Dựa vào các căn cứ trên cho thấy hợp đồng giữa ông T, bà H với bà Đ đã vi
phạm hình thức giao dịch và quy định khác có liên quan như Điều 117, Điều 123,
Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Vì vậy Tòa tuyên bố giấy cho nền thổ cư, giấy nhường đất thổ cư và giấy cam kết
vô hiệu là hoàn toàn thuyết phục, căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2015 thì
các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1
Bộ luật Dân sự 2005, Điều 122.
2
Bộ luật Dân sự 2005, Điều 127.
3
Luật Nhà ở 2005, Điều 121.
4
Luật Đất đai 2003, Điều 127.
5
Luật Nhà ở 2005, Điều 126.

VẤN ĐỀ 2:

GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN
THỨC

1. Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

Ông Hội không còn khả năng nhận thức là vào năm 2007 khi ông bị tai biến
nằm liệt một chỗ không nhận thức được (Trang 97 phần nhận thấy).
Thời điểm ông Hội bị Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hoà tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự là vào ngày 10/08/2010 (Cuối trang 97 phần nhận thấy).

2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông
Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

Ngày 08/2/2010 ông Hội, bà Hương lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông
Hùng và vợ là bà Trinh quyền sử dụng thửa đất theo giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cấp cho ông Hội, bà Hương, diện tích 120m2 với giá 300.000.000đ, có
chứng thực của chính quyền địa phương ngày 09/02/2010. Bà Hương và anh Hùng
cho rằng lúc bà ký hợp đồng ông Hội còn nhận thức được, không mất năng lực hành
vi dân sự, đến ngày 07/5/2010, ông Hội mới bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi
dân sự. Vì vậy, giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự.

3. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì
sao? Trên cơ sở quy định nào?

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Theo Toà án nhân dân tối cao thì phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu vì khi
diễn ra giao dịch thì ông Hội đang bị liệt giường, không nhận thức được hành vi của
mình. Bà Hương tự ý quyết định giao dịch và giao dịch đó chỉ xuất phát từ sự tự
nguyện của bà Hương chứ không có sự tự nguyện của ông Hội nên trong trường
hợp này phần giao dịch của ông Hội được xem là vô hiệu.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào Điều 122 Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường
hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 125 BLDS 2015:

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu
cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô
hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại
diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.

4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết như thế nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
- Nhật Ly:
Xét Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 Tòa án Nhân dân huyện Văn
Chấn tỉnh Yên Bái. Tóm tắt vụ việc:
Ông Cường và bà Bính có diện tích đất 288m2 chuyển nhượng cho anh
Thăng (con riêng của bà Bính) là một phần trong tổng diện tích mà mẹ
ông Cường để lại sau khi chết không có di chúc. Thời điểm chuyển dịch

PAGE \* MERGEFORMAT 2
quyền sử dụng đất trên là ngày 20/01/2004. Tòa án căn cứ quy định của
pháp luật về thừa kế để chia cho ông Cường được sử dụng 288m2 đất
trên và đây được coi là tài sản riêng của ông Cường. Ngày 10/08/2005
anh Hưng là con trai của ông Cường với bà Chế (vợ cũ ông Cường) mới
đăng ký giám hộ cho ông Cường. Theo đề nghị của anh Hưng, TAND
huyện Văn Chấn đã ra Biên bản quyết định trưng cầu giám định pháp y
tâm thần với ông Cường. Tại giám định pháp y tỉnh đã kết luận: “Ông
Cường bị mắc bệnh ‘loạn thần do sử dụng rượu’, thời điểm mắc bệnh là
trước ngày 01/01/2004. Trên cơ sở giám định như trên, ông Cường được
coi là người mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự từ trước 01/01/2004
thì bà Bính là vợ ông Cường trong mọi giao dịch dân sự phải tham gia
với tư cách là người giám hộ để đại diện cho ông Cường nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của ông Cường Nhưng trên thực tế trong quá
trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã
không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường,
không đăng ký việc giám hộ mà tham gia ký kết hợp đồng như một chủ
thể sở hữu tài sản với chính con riêng của bà Bính là anh Thăng. Như
vậy trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, ông Cường không hề có người giám hộ và không có
ai đăng ký việc giám hộ cho ông Cường theo quy định của Điều 58 và 62
BLDS
Hướng giải quyết của Tòa án:
TAND huyện Văn Chấn cho rằng anh Thăng đã ký kết hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mất năng lực hành vi
dân sự, và bà Bính vẫn là người không có quyền định đoạt, xử lý tài sản
là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà không có sự tham gia của
người đại diện cho ông Cường. Vì vậy đã phát sinh một hợp đồng với
các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định tại điều 133 BLDS. Vì
vậy cần căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 137 BLDS để hủy hợp
đồng chuyển nhượng nêu trên và xử buộc anh Thăng trả lại 288m 2 đất
thổ cư cho ông Cường và người đại diện và anh Hưng.
- My Na:
Thực tiễn xét xử, đã có vụ việc giống hoàn cảnh của ông Hội.
Tóm tắt: Ngày 16/01/1993

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Ông Diện viết giấy nhượng tài sản để chuyển nhượng cho ông Sơn ba
gian nhà tranh. Tại quyết định số 07/2009, ngày 15/12/2009, TAND
huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hành vi dân sự. Tuy
nhiên, tại giấy chứng nhận 744 ngày 07/08/2007, bệnh viện tâm thần Hà
Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt được điều trị 7 lần
từ ngày 14/03/1983 đến ngày 24/10/2003 tại biên bản giám định pháp y
tâm thần số 41 ngày 25/11/2009 trung tâm hoát định giám y tâm thần sở
y tế Hà Nội: ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt từng giai đoạn với thiếu
sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cần có
người giám hộ.
Hướng giải quyết của Tòa án:
Tòa giám đốc thẩm đã tìm ra cơ sở để xác định tại thời điểm lập giấy
nhượng tài sản để chuyển nhượng cho ông Sơn thì ông Diện đã bị mất
năng lực hành vi dân sự. Đối với tòa sơ thẩm và phúc thẩm, trong quá
trình giải quyết vụ án, chưa thật sự làm rõ có sự giả dối hay không khi
hai bên thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại thời
điểm giao kết hợp đồng, ông Diện đã bị tâm thần phân liệt thì quyền
chuyển nhượng có hợp pháp và có bị áp dụng về thời hiệu.
5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ
việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa
ra hướng xử lý.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên là hoàn toàn
thuyết phục. Trong vụ việc trên thì ông Hội đã thật sự bị mất năng lực hành vi dân
sự vào năm 2007 vì ông bị tai biến nằm liệt một chỗ, không nhận thức được nhưng
mãi đến năm 2010 Tòa án mới tuyên bố ông mất năng lực hành vi dân sự. Khi thực
hiện giao dịch ông chỉ nằm một chỗ, không nhận thức được, lúc điểm chỉ hợp đồng
chỉ có mặt của bà Hương, anh Bình và chị Minh nhưng chị Minh không biết rõ về
nội dung hợp đồng. Thật chất hợp đồng này có thể do ý chí của riêng bà Hương,
ông Hội không có mong muốn đó vì ông đã không nhận thức được nằm liệt một
chỗ.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện;”

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Căn cứ vào Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu: “Giao
dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 của Bộ luật này
thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị
vô hiệu không? Vì sao?

Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó
không bị vô hiệu. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch
dân sự của người quy định tại điểm b khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong
trường hợp sau đây: giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa
vụ cho người thành niên, người có năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với
người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”. Giao dịch tặng cho ông Hội chỉ làm
phát sinh quyền cho ông nên giao dịch này không bị vô hiệu.

1
Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015
2
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015
3
Điều 125 Bộ luật dân sự 2015
4
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 Tòa án Nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái
5
Bản án số 07/2009, ngày 15/12/2009, TAND huyện Từ Liêm

VẤN ĐỀ 3:
GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI

Tóm tắt bản án: 512/2010/ DS-GĐT của Tòa án Nhân dân Tối cao - Tòa Dân sự.

1) Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015.
Điều 132 BLDS 2005:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của
giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên
kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của
mình.”

Điều 127 BLDS 2015:


“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người
thân thích của mình.”

2) Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình không
cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch.
Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hoà Pháp:
Theo Điều 11096:
“Sự thoả thuận không có giá trị nếu đạt được do bị nhầm lẫn, bị đe doạ, bị lừa dối.”
Theo Điều 11167:
“Sự lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã
thực hiện mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không ký kết hợp đồng.
Sự lừa dối không được suy đoán mà phải được chứng minh.

Theo Điều 11178:

6
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, trang 307.
7
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Pháp, trang 308.
8
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, trang 308.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
“Hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn bạo lực hoặc lừa dối không đương nhiên vô
hiệu. Nó chỉ gây ra việc khởi kiện để thừa nhận hợp đồng vô hiệu hoặc để huỷ hợp
đồng trong những trường hợp và theo những thể thức quy định tại mục VII, chương
V của thiên này.”

Theo Điều 13049:


“(Luật số 68-5 ngày 3-1-1968) Trong trường hợp việc kiện đòi vô hiệu hoặc huỷ bỏ
hợp đồng không bị một đạo luật riêng biệt nào hạn chế về thời gian thì thời hạn kiện
là năm năm...;trong trường hợp có nhầm lẫn hoặc lừa dối thì thời hạn này bắt đầu từ
ngày việc nhầm lẫn hoặc lừa dối bị phát hiện.”

Bộ luật Dân sự Đức - Chế định nghĩa vụ:


Theo Điều 12310:
“(1) Một người bị xui khiến để đưa ra tuyên bố ý định bằng lừa dối hoặc bị cưỡng
ép một cách bất hợp pháp, có thể huỷ tuyên bố của mình.
(2) Nếu bên thứ ba phạm phải sự lừa dối này, lời tuyên bố phải được đưa ra với
người khác chỉ có thể bị huỷ bỏ nếu người khác đó đã biết hoặc phải biết sự lừa dối.
Nếu một người không phải là người tuyên bố được đưa ra đối với anh ta có quyền
nảy sinh trực tiếp từ lời tuyên bố, lời tuyên bố đưa ra với anh ta có thể bị bác bỏ nếu
anh ta đã biết hoặc phải biết về sự lừa dối.”

Theo Điều 12411:


“Việc bác bỏ một tuyên bố ý định có thể bị bác bỏ theo Điều 123 chỉ có thể được
thực hiện trong vòng một năm.
Trong trường hợp lừa dối, khoảng thời gian bắt đầu từ thời điểm khi người có quyền
bác bỏ phát hiện sự lừa dối, và trong trường hợp ép buộc, từ thời điểm khi sự ép
buộc chấm dứt…
Việc bác bỏ bị cấm, nếu được đưa ra sau mười năm kể từ khi tuyên bố ý định được
đưa ra.”

Bộ luật Dân sự Vương quốc Campuchia:

9
Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Pháp, trang 347.
10
Bộ luật Dân sự Đức – Chế định nghĩa vụ, trang 18.
11
Bộ luật Dân sự Đức – Chế định nghĩa vụ, trang 19.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Theo Điều 34712:
“(1) Bên trình bày ý chí do sự lừa dối của bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng với lý
do vi phạm ý chí tự nguyện khi thực hiện hành vi đó.
(2) Trường hợp trình bày ý chi đã thành lập can cứ theo sự lừa dối của người thứ ba
thì bên thực hiện trình bày ý chí có thể hủy bỏ hợp đồng với lý do có vi phạm ý chí
tự nguyện khi thực hiện hành vi đó chỉ khi bên còn lại biết hoặc có thể đã biết về sự
lừa dối.
(3) Hủy bỏ hợp đồng do lừa dối ngoài một bên hợp đồng còn có thể áp dụng cho cả
người thứ ba. Tuy nhiên, khi người thứ ba ngay tình, không có lỗi về sự nhầm lẫn
thì không thể yêu cầu hủy bỏ đối với người thứ ba.”

3) Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên
vô hiệu do có lừa dối?
Thỏa thuận hoán nhượng đá bị tuyên vô hiệu do có lừa dối được thể hiện ở đoạn:
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân – họ
hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất
mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà
đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi
thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái
định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002) là có sự gian dối. Mặt
khác, tại bản “Thoả thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô (chồng bà
Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho
bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thoả thuận hoán nhượng” giữa anh
Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết.”

4) Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ.
Quyết định số 64/2011/DS-GĐT ngày 21-1-2011 của Toà Dân sự Toà án Nhân dân
Tối cao:
Khi thoả thuận mua bán nhà, ông Gin không thông báo cho phía bên mua biết diện
tích căn nhà, không cho bên mua biết phần nhà, đất nằm trong quy hoạch lộ giới.
Bên mua (Ông Tùng, bà Điệp) có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch mua bán
nhà giữa ông Gin và vợ chồng ông Tùng, bà Điệp vô hiệu.

12
Bộ luật Dân sự Vương quốc Campuchia, trang 56.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên huỷ thoả thuận
mua bán giữa hai bên và buộc bị đơn phải trả cọc (28 lượng vàng) cho nguyên đơn
là có căn cứ.
Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng khi thoả thuận mua bán nhà, nguyên đơn hoàn toàn
biết tình trạng căn nhà có phần bị quy hoạch lộ giới, nguyên đơn không tiếp tục
thực hiện việc mua bán nhà là có lỗi nên bị mất cọc. Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu
cầu của nguyên đơn và xác định bị đơn được sở hữu số vàng đặt cọc này là không
đúng và không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Do giao dịch không
thành vì bị Toà án tuyên bố vô hiệu nên khoản tiền từ dịch vụ trung gian phía ngân
hàng không được hưởng. Vậy nên Toà án cấp phúc thẩm công nhận ngân hàng được
sở hữu 4.082.500đ mà ông Gin đã chi trả là không có căn cứ.
Quyết định chấp nhận kháng nghị số 719/2010/KN-DS ngày 7-9-2010 của Chánh
án Toà án nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 1046/2007/DS-PT
Ngày 13-9-2017 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hủy bản án dân sự
phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử
phúc thẩm lại vụ án theo quy định của pháp luật.

5) Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
Hướng giải quyết trên còn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015.
Vì theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người
thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người
thân thích của mình.”

Tóm tắt bản án: 210/2013/DS-GĐT của Tòa án Nhân dân Tối cao - Tòa Dân sự.

6) Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
Trong quyết định số 210, theo Tòa án:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Ông Võ Minh Tài được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô
hiệu.
Bà Châu Thị Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp
vô hiệu.

7) Trong quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối không còn.
Vì “Về thời hiệu: Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự 1995 quy định thời hiệu khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị
lừa dối là một năm; Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời hiệu
khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do
bị lừa dối là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Còn Điều 159 Bộ luật tố
tụng dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu
khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày người có
quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.”
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ kí của
bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi
kiện. Đã qua 3 năm nên hết thời hạn để khởi kiện.

8) Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối, Tòa án có công nhận hợp đồng.
Vì theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 132:
“b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị
nhầm lẫn, do bị lừa dối;”
“Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.”
9) Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?
Không khác.
VẤN ĐỀ 4:
HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Tóm tắt bản án: Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Orange Engineering (sau đây gọi
tắt là Công ty Orange)
Bị đơn: Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ (sau đây gọi tắt là Công ty Phú
Mỹ)
Tranh chấp hợp đồng dịch vụ, Công ty Orange khởi kiện yêu cầu chấm dứt
hợp đồng và buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán 141.969 USD cùng lãi suất chậm
thanh toán. Công ty Phú Mỹ khẳng định: chưa nhận được các gói công việc hoàn
chỉnh, Công ty Orange không bàn giao các bản vẽ thiết kế đúng yêu cầu gây thiệt
hại, mặc khác Công ty Orange không đủ năng lực chuyên môn và không có giấy
phép hành nghề thiết kế. Nên Công ty Phú Mỹ đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của Công ty Orange.
Bản án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Orange:
- Chấp dứt hợp đồng dịch vụ giữa Công ty Orange và Công ty Phú Mỹ.
- Buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền 3.720.448.347 đồng cho Công ty
Orange.
Ngày 19/4/2011, Công ty Phú Mỹ có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
và đề nghị xử bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bản án phúc thẩm: Giữ
nguyên án sơ thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty Phú Mỹ có đơn đề nghị xét lại bản án
phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Xét thấy Tòa sơ thẩm và Tòa phúc
thẩm còn nhiều thiếu xót và vấn đề chưa làm rõ nên Tòa giám đốc thẩm quyết định
hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa sơ thẩm xét xử lại
theo đúng quy định của pháp luật.

1) Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 1311 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được
xác lập.”
Theo khoản 1 Điều 1372 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu như sau: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.”

2) Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với
khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện. Vì:
Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì
chị giá thành tiền để hoàn trả.”
Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo
quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Ngoài ra, theo hợp đồng dịch vụ cũng quy định tại khoản 2, Điều 12: "Khách hàng
hoàn thành việc kiểm tra trong 10 ngày kể từ ngày bàn giao thì việc kiếm ra coi như
là đã thông qua.", và trên thực tế ngày 20/9/2017 Công ty Orange đã hoàn tất và bàn
giao cho công ty Phú Mỹ bộ bản vẽ chi tiết của Dự án theo đúng khối lượng và tiến
độ công việc đã cam kết trong hợp đồng. Theo quy định tại hợp đồng thì công ty
Phú Mỹ có nghĩa vụ kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra sản phẩm do công ty
Orange thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận bàn giao, tuy nhiên Công ty
Orange đã không nhận được bất cứ phản hồi nào từ công ty Phú Mỹ. Như vậy, Công
ty Phú Mỹ đã chấp nhận sản phẩm của công ty Orange mà không có kiếu nại gì.
Công ty Orange đã hoàn thành công việc theo hợp đồng và Công ty Phú Mỹ cũng
đã sử dụng toàn bộ bản vẽ chi tiết của dự án do công ty Orange thực hiện để xin
Giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng trên cơ sở thực tế.

3) Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về khối lượng công việc mà công ty
Orange đã thực hiện là: Nếu xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì công ty Phú Mỹ
phải thanh toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng việc mà
công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Còn nếu Hợp đồng dịch
vụ là hợp pháp thì công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho công ty Orange phần giá trị
tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện theo thỏa
thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do thanh toán chậm trễ theo quy định của pháp
luật.

4) Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp
đồng vô hiệu.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là thỏa đáng, hợp
lý.
Do sự thiếu sót của Tòa sơ thẩm và phúc thẩm nên không có đầy đủ các chứng cứ
và tài liệu để xác nhận khối lượng công việc được Công ty Orange thực hiện là có
đúng như thỏa thuận của cả hai bên công ty hay không. Vì thế, hướng giải quyết của
Hội đồng thẩm phán khi xác định hợp đồng vô hiệu là phù hợp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 (khoản
2 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005) thì khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu như
không trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền và bên có lỗi gây thiệt hại
thì phải bồi thường. Trong vụ việc trên, mặc dù không được lập thành văn bản cụ
thể nhưng cả hai bên đương sự đều trình bày thống nhất là Công ty Orange đã bàn
giao cho Công ty Phú Mỹ CD cùng bộ bản vẽ chi tiết của dự án. Vì thế, khi xác định
hợp đồng vô hiệu thì buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange
phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện
theo thỏa thuận tại Điều 4 của bản hợp đồng.

5) Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội
dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào?
Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?
Căn cứ vào bản án, khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu thì hướng xử lý
của Hội đồng thẩm phán là:
“Phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương
ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại
hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.”
Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu ở các yếu tố
sau:
+ Đề cập đến việc phải thanh toán cả tiền lãi suất do chậm thanh toán.
+ Nêu cụ thể hơn về phần thanh toán không chỉ thực hiện theo thỏa thuận tại hợp
đồng mà còn theo quy định của pháp luật.
Đối với chủ đề phải thanh toán phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc
cùng với tiền lãi suất trong trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu thì
sẽ không được minh bạch và rõ ràng. Bởi vì có sự thiếu sót về bằng chứng cụ thể để
chứng thực lời khai của đương sự nào đúng, đương sự nào sai cũng như chưa có đủ
chứng cứ chứng minh và tài liệu rõ ràng để xác minh tính hợp pháp của hợp đồng
dịch vụ đó. Vì thế cần phải tiến hành thu thập chứng cứ, bằng chứng cụ thể để xác

PAGE \* MERGEFORMAT 2
minh lại tính chính xác và tính hợp pháp của hợp đồng. Do đó nếu xác định hợp
đồng không vô hiệu khi chưa có đủ điều kiện và minh chứng rõ ràng thì sẽ không
thỏa mãn quy định của pháp luật và sẽ dễ dẫn đến xảy ra những tranh chấp giữa các
đương sự.

Tóm tắt bản án: Quyết định số 75/2012/DS-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội
đồng nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Sanh.
Bị đơn: Anh Nguyễn Văn Dư.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Dương Thị Chúc – vợ anh Dư
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nguyên đơn khởi
kiện đề nghị Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
ông với vợ chồng anh Dư là hợp pháp. Bị đơn không chấp nhận hợp đồng đã
chuyển nhượng, đề nghị ông Sanh tháo dỡ các công trình xây dựng để trả lại đất cho
vợ chồng anh, vợ chồng anh có trách nhiệm trả lại cho ông Sanh tiền gốc và lãi là
350.000.000đ.
Bản án sơ thẩm quyết định: Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Sanh và vợ chồng anh Dư là hợp pháp. Giao cho ông Sanh được
quyền sử dụng thửa đất trên. Bác đơn của anh Dư, chị Chúc yêu cầu ông Sanh trả
lại thửa đất 100m2.
Ngày 10/5/2010, anh Dư chị Chúc có đơn kháng cáo không đồng ý với bản
án sơ thẩm, đề nghị ông Sanh phải tháo dỡ nhà xưởng để trả lại cho anh chị diện
tích đất có tranh chấp là 100m2. Bản án phúc thẩm quyết định: Sửa bản án sơ thẩm,
cụ thể như sau:
- Tuyên bố giao dịch dân sự giữa anh Nguyễn Văn Dư, chị Dương Thị Chúc
với ông Nguyễn Văn Sanh về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu.
- Buộc ông Sanh trả lại cho vợ chồng anh Dư quyền sử dụng thửa đất 100m2.
- Giao cho anh Dư, chị Chúc quyền sử dụng 01 nhà xưởng do ông Sanh làm
trên thửa đất 100m2.
- Buộc anh Dư, chị Chúc tả cho ông Sanh số tiền đã nhận chuyển nhượng,
bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra, thanh toán giá trị công trình xây dựng trên đất,
tổng cộng 571.755.000đ.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Sanh khiếu nại không đồng ý bản án phúc
thẩm, đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. Xét thấy Tòa
sơ thẩm và Tòa phúc thẩm còn nhiều thiếu xót, không đúng với quy định của pháp
luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của ông Sanh. Vậy nên Tòa giám đốc
thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm; giao hồ sơ cho Tòa sơ
thẩm xét xử lại theo quy định của pháp luật.

6) Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu?

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Trong Quyết định số 75, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô
hiệu là do:
+ Sau khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất cho ông Sanh thì cả
hai bên (ông Sanh và vợ chồng anh Dư) có lập một giấy chuyển nhượng đất và một
giấy chuyển nhượng đất thổ cư và nhận tiền (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã).
Khi ông Sanh yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của
pháp luật thì vợ chồng anh Dư lại không thực hiện.
+ Khi có đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng, Tòa án nhân dân
huyện Yên Lạc đã có Quyết định số 01/ TA gia hạn để các bên có thể thực hiện
đúng theo quy định về hình thức hợp đồng nhưng một lần nữa vợ chồng anh Dư
cũng không thực hiện.
+ Vì thế căn cứ theo quy định tại Điều 1343 Bộ luật Dân sự 2005:
“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có
hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc
các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên
thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó
mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”
Và đáng lẽ ra tại phiên tòa sơ thẩm phải xác định hợp đồng đó là vô hiệu nhưng Tòa
án sơ thẩm lại công nhận hợp đồng đó. Còn tại phiên tòa phúc thẩm cho rằng hợp
đồng đó là vô hiệu nhưng do vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung. Điều này là
không đúng vì trong trường hợp này thì hợp đồng chỉ vi phạm về hình thức chứ
không vi phạm về nội dung. Vì thế, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao tại phiên
giám đốc thẩm đã xác định hợp đồng vô hiệu.

7) Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu trong quyết định trên?
Theo em, việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong
quyết định trên là không hợp lý. Xét thấy Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng hợp đồng
có vi phạm về cả nội dung và hình thức là không có căn cứ. Về phần nội dung, hai
bên đương sự đều hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc; hợp đồng có xác nhận
của UBND xã, vợ chồng anh Dư đã nhận tiền và giao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Sanh nên không thể nào coi là không tự nguyện khi giao kết hợp
đồng. Về mặt hình thức, khi ông Sanh yêu cầu phải hoàn tất hợp đồng chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư không thực hiện, dù Tòa
án đã ra quyết định số 01/TA gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức của
hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư cũng không thực hiện. Trong trường hợp này,
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vi phạm về hình thức. Tuy nhiên nếu căn cứ vào
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005 thì quy định này đã không phát huy được hiệu quả
trong quá trình áp dụng, không có tính khả thi trên thực tế, không bảo vệ tốt quyền

PAGE \* MERGEFORMAT 2
và lợi ích hợp pháp cho bên có thiện chí, trung thực và ngay tình. Cụ thể trong
trường hợp này là vợ chồng anh Dư cố tình không hợp tác với ông Sanh trong việc
hoàn thiện các thủ tục về hình thức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của
ông Sanh. Vậy nên cần căn cứ vào Điều 1294 Bộ luật Dân sự 2015 để ra quyết định
công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự này.

8) Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được
bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Với thông tin trong quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi
thường thiệt hại là 401.500.000đ.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.”, căn cứ vào giấy “chuyển nhượng đất” và giấy “chuyển nhượng đất thổ cư và
nhận tiền”, ông Sanh đã thanh toán 160 triệu. Vậy nên anh Dư và chị Chúc cần hoàn
trả lại số tiền chuyền nhượng cho ông Sanh là 160 triệu
Căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả”, vào năm 2007 ông Sanh xây dựng nhà xưởng trên đất được quy đổi trị giá
thành 81.5 triệu. Vì vậy vợ chồng anh Dư cần thanh toán giá trị công trình trên đất
là 81.5 triệu.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên có lỗi gây thiệt hại thì
phải bồi thường”, xét thấy hợp đồng vô hiệu là do lỗi của vợ chồng anh Dư và chị
Chúc không chịu hợp tác để hoàn thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng chứ
không phải do lỗi của ông Sanh. Do đó anh Dư, chị Chúc sẽ phải chịu bồi thường
toàn bộ thiệt hại cho ông Sanh tương đương với phần giá trị hợp đồng đã thanh toán
là 160 triệu.
=> Tổng cộng ông Sanh sẽ được bồi thường 401.5 triệu.

Tóm tắt bản án: Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017.

Nguyên đơn: Ông Bùi Tiến Văn; bà Nguyễn Thị Tằm.


Bị đơn: Anh Bùi Tiến Dậu; anh Bùi Tiến Bình; anh Bùi Tiến Sinh.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ủy ban nhân dân xã Đông Tân (sau
đây gọi tắt là UBND xã Đông Tân), Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa (sau
đây gọi tắt là UBNDTP Thanh Hóa).
Yêu cầu “Hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất”; nguyên đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu hủy 3 hợp đồng tặng cho

PAGE \* MERGEFORMAT 2
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật; buộc anh
Dậu, anh Bình, anh Sinh trả lại cho ông bà diện tích 350m2 đất. Hai bị đơn là anh
Dậu và anh Bình cho rằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của mình là hợp pháp, đề nghị Tòa án xem xét lại giấy cho đất của ông bà năm 2004
và giải quyết theo quy định của pháp luật. Bị đơn Bùi Tiến Sinh không có ý kiến gì.
Bản án sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cụ
thể như sau:
1. Xác định 03 “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất” giữa: Bên tặng cho ông Bùi Tiến Văn và bà Nguyễn Thị Tằm; bên được tặng
cho: ông Bùi Tiến Dậu, Bùi Tiến Bình, Bùi Tiến Sinh là hợp đồng vô hiệu.
2. Hủy 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Đông Sơn
cấp ngày 25/7/2008.
3. Ông Văn, bà Tằm có quyền liên hệ với UBND xã Đông Tân và UBNDTP
Thanh Hóa để làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông bà.
Ngày 15/9/2016, anh Bùi Tiến Dậu và anh Bùi Tiến Bình kháng cáo toàn bộ
bản án. Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ thì anh Bùi
Tiến Bình tự nguyện rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Sau khi nghiên cứu, phân tích
các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ kết quả tranh
luận tại phiên tòa, Tòa phúc thẩm quyết định:
1.Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của anh Bùi Tiến Bình,
bản án sơ thẩm có hiệu lực đối với anh Bình kể từ ngày 15/5/2017.
2.Không chấp nhận kháng cáo của anh Bùi Tiến Dậu, giữ nguyên bản án sơ
thẩm đối với anh Bùi Tiến Dậu.

9) Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu
và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được
cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô
hiệu không? Vì sao?
Việc Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận cho ông
Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Vì:
Giải thích: Hệ quả là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa hai sự việc, hành
động hoặc quyết định.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu
thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.
Vậy nên khi giao dịch dân sự giữa ông Văn, bà Tằm với anh Dậu bị vô hiệu thì cả
hai bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức là tiến hành hủy bỏ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của anh Dậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với
cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Nguyên nhân vì giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến hệ quả là hủy bỏ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của anh Dậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với
cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 131.
2
Bộ luật Dân sự 2005, Điều 137.
3
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 129.
4
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 134.

PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like