You are on page 1of 7

LUẬT HÀNH CHÍNH

Có nhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật VN.


Ngành luật là gì?
Trong hệ thống pháp luật VN gồm 12 ngành luật (tương đối).
Ngành luật là 1 nhánh trong hệ thống pháp luật VN, một ngành luật sẽ bao gồm nhiều chế định
pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh 1 nhóm, trong chế định pháp luật bao gồm nhiều quy phạm
pháp luật. Như vậy quy phạm pháp luật là đơn vị cấu thành nhỏ nhất.
VD: trong LDS có nhiều chế định khác nhau như chế định về quyền nhân thân, về tài sản, về
quyền sở hữu,..
Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh mà người ta phân thành những ngành
luật như vậy.
VD: - LDS sẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản và nhân thân.
- LHS sẽ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt.
Như vậy LHC sẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí Nhà nước.
Quản lí Nhà nước là gì?
Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Nhà nước quản lí xã hội.
Trong xã hội công xã nguyên thủy đã có sự quản lí nhưng đó chỉ là quản lý xã hội không phải
quản lí nhà nước vì lúc bấy giờ chưa có nhà nước. Trong xã hội người ta quản lí bằng các quy
phạm tôn giáo, xã hội, đạo đức,..Chủ thể quản lí đối tượng quản lí là con người, là các cơ quan tổ
chức trong xã hội.
Khi nhà nước xuất hiện thì đã đặt ra vấn đề là quản lí nhà nước. Nhà nước quản lí xã hội bằng
pháp luật.
Quản lí Nhà nước bắt nguồn khi có nhà nước ra đời. Nhà nước ra đời mới biến 1 số hoạt động
mang tính chất quản lí xã hội thành nhiệm vụ của Nhà nước, Nhà nước thực hiện sự quản lí đó
thì gọi là quản lí Nhà nước.
VD: việc thu thuế để làm đường sá, để thành lập các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực
hiện quản lí nhà nước,..→ nhà nước sẽ thực hiện → gọi là quản lí nhà nước.
Trong quản lí Nhà nước thì cần có chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và quản lí đó cũng cần đạt
được mục tiêu đề ra.
Nhà nước là tổ chức bao gồm nhiều cơ quan khác nhau gọi là bộ máy nhà nước, mỗi cơ quan
thực hiện 1 chức năng nhiệm vụ riêng nhằm phục vụ mục tiêu chung là quản lí nhà nước, quản lí
xã hội.
Quản lí Nhà nước có 2 hướng tiếp cận đó là: quản lí Nhà nước theo nghĩa rộng và quản lí Nhà
nước theo nghĩa hẹp.
Hoạt động quản lí Nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động quản lí do tất cả các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện và đây bao gồm các cơ quan hành pháp lập pháp tư pháp
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, đều thực hiện chức năng chung là quản lí nhà
nước.
Các cơ quan Nhà nước bao gồm lập pháp là Quốc hội, UBTVQH; hành pháp là Chính phủ; tư
pháp là Tòa án, Viện kiểm sát; HĐND, UBND, Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước,…
Chức năng của Quốc hội là lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước.
Chức năng của Chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, là cơ quan quản lí nhà nước.
Chức năng của Tòa án: Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử.
Chức năng của Viện Kiểm sát: Viện Kiểm sát công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Chức năng của Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là người đảm nhiệm nhà nước, thay mặt nhà nước
trong đối nội và đối ngoại.
Chức năng của HĐND: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, là đại biểu của
nhân dân.
Chức năng của UBND: UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, là cơ quan chấp
hành của HĐND cùng cấp.
Cơ quan hành chính Nhà nước được hiểu là cơ quan thành lập ra để chuyên thực hiện chức năng
quản lí Nhà nước.
Cơ quan hành chính Nhà nước có Chính phủ, trong Chính phủ có Bộ và cơ quan ngang bộ,
UBND, UBND có cơ quan tham mưu thực hiện chức năng quản lí Nhà nước.
Hoạt động quản lí Nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động quản lí mang tính chấp hành
điều hành mà chủ yếu do các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện, những cơ quan này chỉ
nằm trong nhánh hành pháp. Ngoài ra còn 1 số chủ thể khác được nhà nước trao cho quyền để
thực hiện hoạt động quản lí nhà nước.
Chấp hành là thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.
Điều hành là tổ chức thực hiện xuống cấp dưới.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ sẽ điều hành chỉ đạo xuống cấp tỉnh.
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp.
UBND cấp tỉnh điều hành chỉ đạo xuống cấp huyện, cấp huyện chỉ đạo cho cấp xã.
→ hoạt động mang tính chấp hành điều hành.
VD: UBND tại xã phường thị trấn thực hiện 1 số thủ tục như đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn,
đăng kí khai tử,.. → việc giải quyết các thủ tục hành chính đó của các cơ quan này chính là hoạt
động quản lí nhà nước → hoạt động quản lí nhà nước đó là hoạt động quản lí nhà nước theo
nghĩa hẹp.
Chủ yếu vì ngoài cơ quan hành chính nhà nước ra thì còn 1 số chủ thể khác, cơ quan khác cũng
thực hiện chức năng quản lí Nhà nước nhưng chức năng chính của nó không phải quản lí nhà
nước và chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới có chức năng chính là quản lí Nhà nước (hiểu
1 cách nôm na là sinh ra để thực hiện việc quản lí Nhà nước)
Xuyên suốt môn học LHC khi nói về quản lí nhà nước là quản lí nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp
hay còn gọi là hoạt động mang tính chấp hành điều hành Nhà nước.
Hành chính trong tiếng Latinh có nhiều nghĩa nhưng trong đó có 1 nghĩa là quản lí.
Quản lí hành chính nhà nước → bị lặp lại về nghĩa.
Khi đọc các tài liệu khác thì quản lí hành chính Nhà nước có nghĩa là quản lí nhà nước hiểu theo
nghĩa hẹp.

Quản lí xã hội

Quản lí Nhà nước theo nghĩa rộng

Quản lí Nhà nước theo nghĩa hẹp

Những hoạt động quản lí khác của Nhà nước mà nó không phải quản lí Nhà nước theo nghĩa hẹp.
Những hoạt động quản lí khác là hoạt động về lập pháp tư pháp và 1 phần của hành pháp.
Tư pháp ở đây được hiểu là bảo vệ pháp luật, xét xử những vi phạm pháp luật.
Ở VN việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho rất nhiều chủ thể xử phạt.
VD: công an phường xử phạt được chủ tịch UBND phường,..
Nhưng ở 1 số nước việc xử phạt phải do Tòa án quyết định.
VD: ở Mỹ vi phạm giao thông công an chỉ là người ghi phiếu thôi còn xử phạt bao nhiêu là Tòa
án phạt.
Thế nên ở VN quản lí Nhà nước này cũng bao gồm cả hoạt động tư pháp bên trong nó.
Nhưng trong cơ quan tư pháp, trong Tòa án cũng có 1 số các hoạt động mang tính chất quản lí
nhà nước, quản lí bộ máy, quản lí mang tính chất nội bộ.
Nhận định: mọi quan hệ quản lí đều là đối tượng điều chỉnh của LHC.
Đây là nhận định sai. Vì đối tượng điều chỉnh của LHC là các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lí Nhà nước được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh, tác động đến.
LHC là ngành luật điều chỉnh về quản lí nhà nước.
Trong hoạt động quản lí nhà nước 1 ngày phát sinh hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu các mối
quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC.
VD: 1 ngày có biết bao nhiêu người bị xử phạt hành chính (xử phạt hành chính là 1 trong những
hoạt động quản lí nhà nước), làm thủ tục đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn, đăng kí thành lập
doanh nghiệp,.. → đều là quan hệ phát sinh của các cơ quan với các cá nhân.
1 ngày sẽ có hàng trăm, hàng ngàn quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa
cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới.
VD: giữa Chính phủ với các Bộ, Chính phủ với UBND các cấp, UBND các cấp xuống cấp
dưới,..
Chính vì có rất nhiều quan hệ xã hội phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC cho nên
người ta mới gom lại và chia ra thành 1 số nhóm.
Trong giáo trình chia ra thành 4 nhóm, nhưng cũng có tài liệu chia thành 3 nhóm. Thật ra nhóm
thứ 3 đó là gom lại 2 nhóm cuối cùng cho nên 3 hay 4 nhóm không phải là vấn đề mà vấn đề là
phải hiểu được bản chất nội dung của từng nhóm.
Nhóm 1: các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí của các cơ quan hành chính nhà
nước khi những cơ quan này thực hiện sự tác động ra bên ngoài và ở đây là sự tác động đến các
cơ quan tổ chức cá nhân bên ngoài.
 Lưu ý: Nhóm 1 có rất nhiều quan hệ quản lí phát sinh như vậy nên đây là nhóm lớn nhất
và quan trọng nhất của LHC.
VD: Chính phủ sẽ thực hiện việc quản lí đối với UBND TP HCM: Chính phủ sẽ ban hành các
chính sách, nghị quyết để điều chỉnh về kinh tế hay việc nội bộ trong cơ quan của UBND TP
HCM → quan hệ quản lí phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới.
Người dân đến UBND phường để làm giấy khai sinh, công chứng giấy tờ,.. → quan hệ quản lí
phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, với công dân.
Trong nhóm 1 luôn luôn phải có chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước, nhưng không phải cứ
có cơ quan hành chính nhà nước là đưa vào nhóm 1 bởi vì có thể có những quan hệ quản lí nhà
nước phát sinh có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước nhưng nó không phải là đối
tượng điều chỉnh của LHC mà thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác như LHP,..
LHC chỉ điều chỉnh các quan hệ về quản lí nhà nước thôi, quản lí hành chính nhà nước theo
nghĩa hẹp thôi.
VD: mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước → thuộc về
LHP.
Nhóm 2: những quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan tổ
chức.
Nội bộ là nó diễn ra bên trong của các cơ quan tổ chức đó.
Tòa án không phải là cơ quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước, chức năng của Tòa án là xét
xử (Tòa án là cơ quan tư pháp).
Để Tòa án thực hiện chức năng xét xử đó thì Tòa án cần phải có đội ngũ Thẩm phán, Thư ký
Tòa, Chánh án, Phó Chánh án để phân công nhiệm vụ cho các Thẩm phán,…→ Tòa án phải thực
hiện những hoạt động mang tính chất nội bộ tức là xây dựng về mặt đội ngũ nhân sự để mà Tòa
án thực hiện chức năng của mình.
Hoạt động nội bộ sẽ bao gồm rất nhiều hoạt động như từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm,..trong quá
trình làm việc đó sẽ có những hoạt động quản lí hành chính mang tính nội bộ như điều động,
khen thưởng, xử lí kỷ luật,..những người trong cơ quan đó.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nhóm 1 với nhóm 2:
Nhóm 1 là các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ trong mối quan hệ với các cơ
quan nhà nước khác, mối quan hệ với các cơ sở kinh tế, các cá nhân tổ chức khác.
Nhóm 1 là những quan hệ quản lí phát sinh khi cơ quan hành chính nhà nước đó thực hiện các
hoạt động quản lí tác động ra các chủ thể bên ngoài, tác động ra các cơ quan tổ chức cá nhân bên
ngoài.
Nhóm 2 là các hoạt động hành chính nội bộ trong các cơ quan nhà nước như các hoạt động
cưỡng chế, điều động, kỷ luật,..
Nhóm 2 là những quan hệ quản lí trong nội bộ của cơ quan tổ chức.
VD: cơ quan sẽ có mối quan hệ phát sinh giữa chủ thể này với chủ thể khác ở trong nội bộ.
Nhóm 1 là cơ quan hành chính nhà nước thôi.
Còn nhóm 2 là nội bộ của các cơ quan nhà nước (trong cơ quan nhà nước bao gồm cả cơ quan
hành chính nhà nước) luôn và các tổ chức chính trị.
VD: Tòa án không phải cơ quan hành chính nhà nước nhưng hoạt động nội bộ của tòa án là hoạt
động quản lí nhà nước và hoạt động đó gọi là hoạt động quản lí hành chính.
Lưu ý: có 1 số cơ quan đặc thù của nó quản lí
VD: công tác tuyển dụng của Tòa án.
Tòa án quân đôi khi người ta không thực hiện được việc tuyển dụng của mình mà Tòa án TP
tuyển sau đó người ta phân công về làm việc.
Thì tuyển dụng đó nó cũng được hiểu là hành chính nội bộ bởi vì nó là 1 hệ thống.
Nhóm 3: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước không có chức năng
quản lí nhà nước nhưng thực hiện chức năng quản lí nhà nước nhất định.
(Lực lượng bảo vệ dân phố không phải là cơ quan)
VD: Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,.. → chức năng của những
cơ quan này không phải quản lí nhà nước nhưng trong 1 số hoạt động thì nó vẫn được phép tham
gia vào hoạt động quản lí nhà nước.
Kiểm toán chức năng chính không phải là cơ quan quản lí nhà nước nhưng do hoạt động kiểm
toán hiện nay thì kiểm toán cũng có thể đề xuất, tiến hành những hoạt động mang tính chất quản
lí nhà nước.
Nhóm 3 là các cơ quan nhà nước khác (là khác các cơ quan hành chính nhà nước) và các cơ quan
này thực hiện 1 số hoạt động có tính chất quản lí nhà nước cho nên các cơ quan này cũng là đối
tượng điều chỉnh của LHC.
Nhóm 4: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được nhà nước
trao quyền để quản lí nhà nước nhất định.
Các cá nhân tổ chức được trao quyền là các cá nhân tổ chức trong điều kiện bình thường không
có thẩm quyền để thực hiện hoạt động quản lí nhà nước. Nhưng vì nhu cầu quản lí nhà nước là
phải diễn ra mọi lúc mọi nơi cho nên trong 1 số trường hợp nhất định về mặt không gian và thời
gian thì nhà nước mới trao cho các cá nhân tổ chức quyền thực hiện 1 số hoạt động có tính chẩt
quản lí nhà nước.
VD: luật cho người điều khiển tàu bay (cơ trưởng → không phải người của cơ quan nhà nước)
được tạm giữ người theo thủ tục hành chính → mang tính chất cưỡng chế.
Khi máy bay đáp xuống sân bay thì sẽ phải chuyển giao những hành khách đó cho những cơ
quan khác có thẩm quyền xử phạt, xử lí nếu có vi phạm.
Tàu hỏa, tàu thủy cũng như vậy.
Như vậy trao quyền này nó gói trong 1 không gian nhất định (phải là máy bay đang bay) và trong
1 thời gian nhất định (trong thời gian bay).
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật nói chung là cách thức mà các quy phạm pháp luật tác
động lên các quan hệ xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của LHC là cách thức mà các quy phạm pháp luật hành chính tác động
lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC.
Lưu ý: LHC chủ yếu sử dụng phương pháp quyền uy - phục tùng (phương pháp mệnh lệnh).
Tìm hiểu: Quyền uy – phục tùng là gì?
Tại sao nó là phương pháp chủ yếu?
Ngoài quyền uy – phục tùng ra còn phương pháp gì nữa hay không?

You might also like