You are on page 1of 2

 Mối qhe giữa chức năng với bản chất nhà nước

+ Chức năng nhà nước có mối quan hệ trực tiếp với bản chất nhà nước. Chức năng nhà nước là sự biểu
hiện ra bên ngoài thuộc tính cơ bản bên trong của nhà nước.
+ Chức năng luôn phản ánh đầy đủ hai thuộc tính của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội
+ Khi bản chất nhà nước thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của chức năng để phù hợp với bản chất mới
→ mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, trong đó chức năng thuộc phạm trù hình thức còn bản chất thuộc
phạm trù nội dung.
 Ví dụ: Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương
pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật
 Mối quan hệ giữa chức năng với bộ máy nhà nước
₋ Nhiệm vụ và chức năng nhà nước được thực hiện chủ yếu bằng bộ máy nhà nước.
₋ Bộ máy nhà nước có nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu chung và mỗi cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, chức
năng riêng phù hợp với vai trò của cơ quan đó trong bộ máy nhà nước, nhằm tham gia thực hiện
nhiệm vụ, chức năng mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước
₋ Chức năng của nhà nước là phưong diện hoạt động chủ yếu của bộ máy nhà nước
₋ Trên cơ sở chức năng nhà nước, giai cấp thống trị thiết lập ra bộ máy nhà nước.
 Ví dụ: Nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tổ chức và quản lý kinh tế → bộ máy nhà nước chủ yếu
bao gồm các cơ quan quản lý lĩnh vực kinh tế ở cấp TW có: Quốc hội, Ủy ban kinh tế, ngân sách của
Quốc hội; Ủy ban luật pháp, ủy ban kinh tế đối ngoại,... Chính phủ, trong đó có các Bộ kinh tế thuộc
chính phủ; các Bộ, ban, ngành và tương đương thuộc chính phủ, Cơ quan Tư pháp, có Viện kiểm sát tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao,...
 Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ nhà nước
₋ Được hình thành và cụ thể hóa trên cơ sở những nhiệm vụ cơ bản nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trước
nhà nước
₋ Là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp
thực hiện chức năng nhà nước
₋ Chức năng là phương diện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước
 Lấy ví dụ:
+ Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, khi nhà nước cần phải
thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nhà nước thành lập ra các cơ quan tương ứng để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ ấy. Chính vì vậy, quy mô, cơ cấu của bộ máy nhà nước cũng như cách thức tổ chức và
hoạt động của từng cơ quan nhà nước... trước tiên chịu sự chi phối của chức năng nhà nước. Chẳng hạn,
nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là trấn áp thì trong bộ máy nhà nước các cơ quan cưỡng chế, trấn
áp cũng là chủ yếu và được coi trọng nhất; ngược lại, nếu chức năng chủ yếu của nhà nước là tổ chức và
quản lí kinh tế, xã hội thì trong bộ máy nhà nước cũng chủ yếu bao gồm các cơ quan quản lí các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
+ Để thực hiện chức năng tổ chức và quản lí kinh tế, Nhà nước phải thực hiện 1 loạt các nhiệm vụ như
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế
gắn với kiểm soát phân hóa giàu nghèo,....
 Mối quan hệ giữa nhiệm vụ nhà nước với bộ máy nhà nước
₋ Bộ máy nhà nước, bao gồm các cơ quan, được tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ của nhà
nước
 Ví dụ: Bộ máy nhà nước là cơ quan thực hiện những nhiệm vụ được đề ra → Để thực hiện nhiệm vụ
Chuyển đối số đổi mới đất nước -> các cơ quan từ hành chính phải thay đổi phương pháp sang quản lí
số,....
+ Bộ máy nhà nước có Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước.
 Mối quan hệ giữa nhiệm vụ nhà nước với bản chất nhà nước (tương tự với chức năng và bản
chất)
Ví dụ: Bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến
pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và giới trí thức”.-> điều này cho thấy Nhân dân là chủ thể tối
cao của Nhà nước -> nhiệm vụ của nhà nước phải đảm bảo quyền dân chủ, quyền công dân....

You might also like