You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN


KẾT THÚC HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Khóa: 2020 - 2026

Tên lớp/ Mã lớp: Đại học Y khoa C/ DA20YKC

Mã học phần/ Nhóm: 180051/ 52

Họ tên sinh viên: Lương Minh Khôi

Mã số sinh viên: 116020442


Mục lục

Danh mục từ viết tắt:

A. Mở đầu: Lí do chọn đề tài “Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài”.
B. Nội dung:

Phần 1. Một số vấn đề lí luận về nhà nước, nền kinh tế, nền kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.

1.1. Nhà nước là gì? Những vẫn đề về đặc điểm, bản chất, quyền lực và quản lí
nhà nước là liên quan đến nền kinh tế?
1.2. Kinh tế, nền kinh tế và vai trò đến sự phát triển của đất nước.
1.3. Khái quát vai trò của nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế qua từng
thời kì.
1.4. Nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Phần 2. Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Phần 3. Bài học rút ra.

Kết luận.

C. Danh mục tài liệu tham khảo.


A. Mở đầu: Lí do chọn đề tài “Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài”.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 1 trong 4 thành phần kinh tế hiện nay
mà nhà nước ta chú trọng theo văn kiện Đại hội XII (20 – 28/01/2016) của
Đảng đã nêu rõ bao gồm:
 Kinh tế nhà nước.
 Kinh tế tập thể, hợp tác xã.
 Kinh tế tư nhân.
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó

 Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.


 Kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 Kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bình
đẳng, được pháp luật bảo vệ.
- Trong lĩnh vực ngoại giao, nước ta đang trên con đường hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng. Vị thế ngày càng được khẳng định trong khu vực và
trên thế giới vì vậy, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
 Tham gia và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển giao công nghệ.
 Nâng cao trình độ quản lý.
 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
B. Nội dung:

Phần 1: Một số vấn đề lí luận về nhà nước, nền kinh tế, nền kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.

1.1. Nhà nước là gì? Những vẫn đề về đặc điểm, bản chất, quyền lực và quản lí
nhà nước là liên quan đến nền kinh tế?
1.1.1. Nhà nước là gì?
- Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp,
nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định
những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành
hoạt động của nhà nước của xã hội.
- Nhà nước sẽ có vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước sẽ tổ chức ra một bộ
máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính
sách chính trị- xã hội, ban hành và yêu cầu mọi người dân thực hiện pháp
luật, điều tiết tất cả các hoạt động của đất nước.
- Nhà nước thường được thiết lập thành một bộ máy bao gồm các cơ quan
thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực như các cơ quan
nhà nước thực hiện quyền lập pháp tức cơ quan quyền lực nhà nước, cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
- Nhà nước là tổ chức duy nhất mang tính chất quyền lực nhà nước, đây
chính là đặc điểm cơ bản để có thể nhận diện nhà nước với các tổ chức xã
hội khác.
1.1.2. Những vấn đề về đặc điểm, bản chất, quyền lực và quản lí nhà nước là
ảnh hưởng đến nền kinh tế?
- Đặc điểm nhà nước pháp quyền:
 Nhà nước pháp quyền mang đặc điểm là biểu hiện của chế độ dân chủ,
tức là xây dựng nhà nước thực thi quyền dân chủ và bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân.
 Nhà nước tổ chức và thực hiện mọi hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Hiến pháp chính là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản để
hình thành nên hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, điều chỉnh nhà
nước đảm bảo quyền dân chủ của nhà nước.
 Nhà nước tôn trọng, đề cao, đảm bảo quyền con  người trong thực hiện
các lĩnh vực trong xã hội. Do đó tất cả hoạt động của nhà nước đểu
phải dảm bảo quyền con người, tạo điều kiện để mọi người dân thực thi
theo pháp luật.
 Nhà nước pháp quyền luôn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ có phân
công quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước. Do đó các hoạt động
của bộ máy nhà nước phải đảm bảo cho nguyên tắc dân chủ, tức là dân
làm chủ, sử dụng bộ máy kiểm soát quyền lực để tránh xảy ra sự làm
quyền, nhũng nhiễu khi sử dụng quyền lực nhà nước.
 Thực hiện chính sách hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật
minh bạch, trong sạch đảm bảo cân bằng các hoạt động trong xã hội.
- Bản chất của nhà nước là những giá trị cốt lõi, giá trị bên trong của nhà
nước và có nét đặc trưng và bản chất riêng điển hình của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
 Nhà nước Việt Nam là nhà nước do dân, vì dân, tất cả vì nhân dân, thể
hiện quyền làm chủ của nhân dân.
 Nhà nước Việt Nam mọi hoạt động được dựa trên cơ sở Hiến pháp và
Pháp luật.
 Nhà nước Việt Nam thực hiện duy trì và đảm bảo vị trí tối cao của pháp
luật trong đời sống xã hội, mọi hoạt động vận hành trong khuôn khổ
pháp luật.
 Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, đứng đầu là
Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Nhà nước ta mang bản chất công dân thể hiện tính nhân dân và
tính dân tộc.
- Quyền lực:
 Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước,
theo đó nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong
xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy
trì trật tự xã hội.
 Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ
trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.
- Quản lí nhà nước:
 Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã
hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi, bao gồm
toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến
tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.
 Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực
hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
1.2. Kinh tế, nền kinh tế và vai trò đến sự phát triển của đất nước.
1.3. Khái quát vai trò của nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế qua từng
thời kì.
1.4. Nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Phần 2. Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Phần 3. Bài học rút ra.

C. Danh mục tài liệu tham khảo.

You might also like