You are on page 1of 5

22 BÀI TẠP CHÍ

GÓP PHẦN ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Lê Thu Hằng
Từ sự đổi mới nhận thức về chức năng, sứ mệnh, vai trò xã hội của Nhà
nước trong điều kiện mới, việc nghiên cứu chức năng của Nhà nước được đặt
trong yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước nhằm đặt Nhà nước vào đúng vị trí,
đảm đương đúng vai trò của mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình
bày một số nhận thức của mình về chức năng của nhà nước trong giai đoạn hiện
nay nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.
Trong khoa học pháp lí ở nước ta đã xuất hiện nhiều quan điểm về chức
năng của nhà nước, tuy nhiên, hầu hết các điểm đó đều chưa lí giải được một
cách thỏa đáng về khái niệm chức năng của nhà nước cũng như vai trò, nội
dung, phương thức thực hiện chức năng của nhà nước đối với đời sống xã hội.
Như bất kì hiện tượng xã hội nào, nhà nước tồn tại và phát triển thông qua
những mối liên hệ biện chứng của nó, thể hiện trong các hoạt động của nhà nước
tác động vào thế giới tự nhiên, thế giới vật chất, vào các quan hệ xã hội và thế
giới tinh thần của con người. Quan điểm này tuy đã lí giải chức năng của nhà
nước tương xứng với hiện tượng nhà nước, là phù hợp hơn cả so với một số
quan điểm khác nhưng vẫn chưa thật đầy đủ.
Quan điểm thứ hai xuất phát từ bản chất nhà nước: chức năng của nhà nước
được xem xét thuộc tính cơ bản bên trong của nhà nước, phản ánh hai thuộc tính
đặc trưng bản chất nhà nước với tư cách là tổ chức thống trị giai cấp và tổ chức
đại diện chính thức cho xã hội. Quan điểm này tuy khẳng định sự tồn tại khách
quan của chức năng nhà nước với hai tính chất và mối liên hệ giữa bản chất với
chức năng của nhà nước, nhưng chưa phản ánh được nội dung, đối tượng của
chức năng - những nét đặc thù để phân biệt chức năng nhà nước với các khái
niệm khác.
Cũng xuất phát từ nguồn gốc, bản chất, vai trò của nhà nước đối với xã hội,
quan điểm thứ ba xác định chức năng nhà nước là sự thể hiện vai trò của nhà
nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực của nhà nước và đưa ra kết luận
rằng cần nhận thức khái niệm chức năng nhà nước trên ba góc độ thống nhất
hữu cơ.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

Tuy có những khác biệt nhất định trong mỗi cách hiểu chức năng của nhà
nước nhưng nhìn chung chúng đều xuất phát trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin về nguồn gốc, bản
chất, vị trí, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, đặt hiện tượng nhà nước
trong quá trình vận động và phát triển của xã hội theo các quy luật khách quan
của nó.
Trong bối cảnh hiện nay, theo chúng tôi để góp phần xác định khái niệm
đầy đủ về chức năng của nhà nước thì cần làm sáng tỏ một số luận điểm sau:
1. Chức năng của nhà nước gắn liền với điều kiến xuất hiện và bản
chất của nhà nước
Theo học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng nhà nước chỉ xuất hiện và
tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội loài người với những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Sự ra đời của nhà nước là tất yếu lịch sử,
nhằm đáp ứng nhu cầu được quản lí của chính xã hội và duy trì trật tự xã hội
theo ý chí và lợi ích của giai cấp nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Chức năng của nhà nước và bản chất của nhà nước có mối liên hệ khách
quan: Chức năng của nhà nước được xác định từ bản chất nhà nước và ngược
lại, bản chất nhà nước được thể hiện thông qua các chức năng của nhà nước -
được cụ thể hoá và thể hiện trong nhiều mặt hoạt động của nhà nước.
Các chức năng nhà nước và nội dung của nó luôn có sự vận động, biến đổi
làm xuất hiện những chức năng mới hoặc mất đi những chức năng nào đó hoặc
có những chức năng của nhà nước tồn tại qua nhiều chế độ xã hội khác nhau
nhưng nội dung và phương pháp thực hiện chúng lại rất khác nhau tuỳ thuộc vào
điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào bản chất của nhà nước đó.
Chức năng của nhà nước phản ánh đầy đủ hai tính chất cơ bản của bản chất
của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội. Xuất phát từ bản chất giai cấp, nhà
nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế và vì các giai cấp có
quyền lợi đối nghịch nhau nên chức năng của nhà nước trước tiên được hình
thành là nhằm để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Từ nhận thức về nguồn gốc, bản chất và vị trí, vai trò của nhà nước, chúng
ta có thể khẳng định rằng nhà nước xuất hiện là để thực hiện sứ mệnh của thiết
chế quản lí xã hội, với hai nhiệm vụ cơ bản là duy trì sự thống trị giai cấp và duy

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

trì sự tồn tại, phát triển của toàn xã hội. Một mặt, nhà nước là công cụ bảo đảm
duy trì, củng cố sự thống trị của giai cấp, lực lượng nhất định trong xã hội, mặt
khác, nhà nước là công cụ tác động, điều tiết các quan hệ xã hội, tổ chức đời
sống cộng đồng, giải quyết những nhu cầu phát triển của toàn xã hội, giữ cho xã
hội vận động, phát triển theo trật tự nhất định phù hợp ý chí của giai cấp cầm
quyền.
Như vậy, những điều kiện kinh tế, xã hội quyết định sự ra đời và tồn tại của
nhà nước, bản chất của nhà nước, vai trò của nhà nước có liên quan mật thiết
đến phạm trù quan trọng trong lí luận về nhà nước là chức năng của nhà nước.
2. Tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của chức năng nhà
nước lệ thuộc vào điều kiện lịch sử trong các nhà nước khác nhau
Tính giai cấp và tính xã hội trong chức năng của nhà nước luôn tồn tại một
cách khách quan, không phụ thuộc vào sự nhận thức của con người. Tương quan
giữa hai tính chất trong chức năng của nhà nước phụ thuộc vào sự tương quan
lực lượng xã hội, sự xung đột lợi ích giai cấp thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội và chính trị trong điều kiện xã hội mà nhà nước đó tồn tại.
Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước ta phải coi điều chỉnh cơ cấu lợi ích là
giải pháp vừa phát huy vai trò động lực của lợi ích vừa đảm bảo mục tiêu của sự
phát triển xã hội, tránh xu hướng tuyệt đối hóa một lợi ích nào đó mà triệt tiêu
các lợi ích khác, đẩy các mâu thuẫn lợi ích vốn là động lực của sự phát triển xã
hội thành các xung đột lợi ích dẫn đến các xung đột, rối loạn các quá trình xã
hôi.
Cơ cấu giai cấp và sự thay đổi cơ cấu giai cấp trong các chế độ xã hội cũng
như sự vận động, phát triển và thay đổi vị trí, vai trò của các giai tầng, nhóm xã
hội, cộng đồng dân tộc, tôn giáo... trong từng chế độ xã hội là một trong những
nhân tố quyết định đến chức năng của nhà nước. Trong nhà nước có cơ sở xã hội
là liên minh của các lực lượng xã hội rộng lớn thì tính xã hội của chức năng nhà
nước rõ nét hơn và ngược lại. Vì vậy, chức năng của nhà nước và cơ sở xã hội có
sự thống nhất biện chứng.
3. Chức năng của nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
và trình độ dân chủ

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

Chức năng nhà nước là hình thức thể hiện quyền lực nhà nước; là các
phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực thi quyền lực nhà
nước, gắn với cơ cấu quyền lực nhà nước và là vấn đề then chốt để xác định
chức năng nhà nước. Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên các
chức năng nhà nước là phương thức thực hiện quyền lực nhân dân, phục vụ nhân
dân.
Trong chế độ dân chủ, nhà nước với tính cách là một tổ chức công quyền,
thực hiện công quản, đóng vai trò là người tổ chức các quá trình xã hội theo
hướng dân chủ trên cơ sở tuân theo các quy luật vận động khách quan xã hội.
Tuy nhiên, trong từng chế độ xã hội khác nhau, tính chất của nền dân chủ cũng
khác nhau.
2. Quan điểm của tác giả Lê Thu Hằng so với tác giả Nguyễn Thị Hồi về vấn
đề “chức năng của nhà nước”:
*Giống nhau: chức năng của nhà nước cũng là một vấn đề phức tạp và luôn
được xem xét gắn với bản chất, vai trò, nhiệm vụ, hình thức và phương pháp
hoạt động của nhà nước. chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động của
nhà nước thể hiện bản chất, vai trò của nó và nhằm thực hiện những nhiệm vụ
cơ bản của nhà nước.
*Khác nhau:
Lê Thu Hằng Nguyễn Thị Hồi
chức năng nhà nước là sự thể hiện vai chức năng nhà nước như là phương
trò của nhà nước đối với xã hội, là diện hoạt động chủ yếu và cơ bản của
biểu hiện cụ thể năng lực của nhà nhà nước
nước
Chức năng của nhà nước được xác Chức năng nhà nước xuất phát từ bản
định từ bản chất nhà nước và ngược chất, vai trò đối với xã hội của nhà
lại, bản chất nhà nước được thể hiện nước và những nhiệm vụ cơ bản của
thông qua các chức năng của nhà nó.
nước - được cụ thể hoá và thể hiện
trong nhiều mặt hoạt động của nhà
nước.
Chức năng của nhà nước thể hiện sự Chức năng của nhà nước có mối quan

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216


22 BÀI TẠP CHÍ

can thiệp, điều tiết của nhà nước đối hệ khá chặt chẽ với nhiệm vụ của nhà
với các lĩnh vực của đời sống xã hội nước và mối quan hệ ấy có sự thay
đổi theo từng loại nhiệm vụ.

3. Quan điểm của tác giả so với môn LLNN&PL về chủ đề trên:
Chức năng của nhà nước được xem xét thuộc tính cơ bản bên trong của nhà
nước, phản ánh hai thuộc tính đặc trưng bản chất nhà nước với tư cách là tổ
chức thống trị giai cấp và tổ chức đại diện chính thức cho xã hội. chức năng nhà
nước là sự thể hiện vai trò của nhà nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng
lực của nhà nước và đưa ra kết luận rằng cần nhận thức khái niệm chức năng
nhà nước trên ba góc độ thống nhất hữu cơ. Chức năng nhà nước xuất phát từ
bản chất, vai trò đối với xã hội của nhà nước và những nhiệm vụ cơ bản của nó.
Chức năng của nhà nước có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhiệm vụ của nhà
nước và mối quan hệ ấy có sự thay đổi theo từng loại nhiệm vụ.
4. Quan điểm của em về vấn đề trên:
Theo em, chức năng nhà nước là một vấn đề quan trọng và cần được quan
tâm, vì nó gắn với bản chất, vai trò, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động
của nhà nước. Mà đã liên quan đến nhà nước thì cần được chú trọng nhiều hơn.
Qua những quan điểm trên, em đã có được cách nhìn nhận vấn đề trên một cách
rõ ràng hơn tuy nhiên cả hai quan điểm đều có những thiếu sót riêng. Vì thế,
chức năng của nhà nước cần được làm rõ hơn nữa nhằm giúp cho mọi người có
cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

TRƯƠNG THỊ MỸ TRÚC – 2353801015216

You might also like