You are on page 1of 1

Trong khoa học pháp lý, nhà nước là một hiện tượng xã hội vô

cùng phúc tạp, vì thế nghiên cứu về nhà nước và các vấn đề liên
quan là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự tiếp tục nghiên cứu
không ngừng của khoa học xã hội nói chung, khoa học pháp lý
nói riêng. Một trong nhiều lĩnh vưc nghiên cứu quan trong là
chức năng, nhiệm vụ và bản chất của nhà nước.

Để nắm rõ hơn khi phân tích, trước hết ta cần củng cố những
khái niệm sau:

_Chức năng nhà nước: theo cách hiểu phổ biến nhất thì chức
năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt
động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra
trước nhà nước.

_Nhiệm vụ của nhà nước: là những mục tiêu mà nhà nước cần
đạt được, nhưng vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết.

_Bản chất nhà nước: là sự tổng hợp tất cả những mặt, mối liên
hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự
vận động và phát triển của nhà nước.

Ngoài ra, các khái niệm trên không nhưng tồn tại độc lập mà còn
có những mối quan hệ với nhau. Ví dụ:

_Chức năng là phương tiện dể nhà nước thực hiện những nhiệm
vụ đã đề ra.

_Chức năng có mối quan hệ về hình thức và nội dung với bản
chất, trong đó chức năng là phạm trù hình thức còn bản chất là
phạm trù nội dung. Nội dung thay đổi sẽ làm hình thức thay đổi
theo tức là khi bản chất thay đổi thì chức năng sẽ thay đổi cho
phù hợp.

You might also like