You are on page 1of 10

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI:

Chương 1:
1. LHC có đối tượng điều chỉnh chỉ bao gồm các quan hệ hành chính nhà nước.
Nhận định Đúng
Theo đó, LHC là ngành luật về quản lý nhà nước, vì vậy đối tượng điều chỉnh của LHC là
những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước (các quan hệ hành chính).
Như vậy, đối với những quan hệ xã hội khác như dân sự, hình sự… không thuộc phạm vi điều
chỉnh của LHC.

2. Điều hành trong quản lý hành chính là phương tiện để chấp hành.
Nhận định Đúng
Theo đó, chấp hành là nhiệm vụ chung của các cơ quan hành chính nhà nước đảm bải cho pháp
luật được thực hiện. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chấp hành, các chủ thể quản lý phải tiến hành
chỉ đạo, điều hành. Như vậy, điều hành trong quản lý hành chính chính là cách thức để việc
chấp hành pháp luật diễn ra hữu ích hơn.

3. Phương pháp điều chỉnh của LHC được hình thành chủ yếu từ đối tượng điều chỉnh của
nó.
Nhận định Đúng.
Theo đó, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật bất kỳ, không riêng LHC đều được hình
thành từ đối tượng điều chỉnh. Chính bản chất của đối tượng điều chỉnh đã tạo ra phương pháp
điều chỉnh. Cụ thể, vì ngành LHC điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản
lý nhà nước, nên phương pháp điều chỉnh của LHC là phương pháp mệnh lệnh, mang tính bắt
buộc. Phương pháp này xuất phát từ tính chất quyền lực - phục tùng trong mối quan hệ quản lý
nhà nước.

4. Việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của LHC sẽ dẫn đến thay đổi phương pháp điều chỉnh
của LHC.
Nhận định Sai
Theo đó, việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của LHC không làm thay đổi bản chất các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạ động quản lý nhà nước. Như vậy, phương pháp điều chỉnh của LHC
(vốn được hình thành từ bản chất của đối tượng điều chỉnh) vẫn không thay đổi.

5. Tuỳ nghi, sáng tạo là đặc trưng được hình thành từ tính chấp hành - điều hành của hoạt
động hành chính nhà nước.
Nhận định Đúng.
Theo đó, để đảm bảo hiệu lực của các văn bản pháp luật nói chung, yếu tố điều hành trong quản
lý hành chính cho phép chủ thể quản lý được chủ động sáng tạo để kịp thời quản lý nhà nước,
bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.

6. LHC là ngành luật điều chỉnh về hoạt động hành pháp nhà nước.
Nhận định Sai.
Theo đó, LHC là ngành luật về quản lý nhà nước, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực hành chính. Vì vậy, LHC không điều chỉnh các hoạt động hành pháp.
Hoạt động này sẽ có những chế định, quy định cụ thể điều chỉnh.
7. Tính quyền uy là yếu tố xuyên suốt trong mọi quan hệ hành chính nhà nước.
Nhận định Đúng
Vì nhiệm vụ của các chủ thể quản lý là thực hiện quản lý xã hội, đảm bảo cho xã hội được hoạt
động theo trật tự chung. Tiền đề cho các hoạt động quản lý diễn ra, các quan hệ hành chính nhà
nước được phát sinh chính là mối quan hệ quyền uy - phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối
tượng bị quản lý. Tính quyền uy trong nhiều trường hợp có thể bị giảm đi, nhưng ĐÚNG. Vì
tính quyền uy trong nhiều trường hợp có thể bị giảm nhưng không mất đi, có tính quyền uy mới
có thể bảo đảm được tính chấp hành - điều hành của quản lý hành chính nhà nước.

8. Phương pháp điều chỉnh thoả thuận của ngành LHC có thể thay thế phương pháp quyền
uy trong một số quan hệ hành chính.
Nhận định Sai
Theo đó, phương pháp quyền uy - phục tùng là phương pháp đặc trưng của ngành LHC, xuất
phát từ mục đích quản lý xã hội và vị thế của chủ thể quản lý so với đối tượng quản lý. Vì vậy,
phương pháp này không thể bị thay thế trong tất cả các quan hệ hành chính. Về phương pháp
thoả thuận, phương pháp này chỉ giúp phương pháp quyền uy được mềm dẻo, bớt khắc nghiệt
hơn. Nói một cách khác, không thể sử dụng được phương pháp thoả thuận độc lập, đây chỉ là
phương phép đi kèm.

9. Hoạt động hành chính nhà nước là một cách gọi khác của quản lý nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, vì cả hoạt động hành chính nhà nước và quản lý nhà nước đều là các đồng nghĩa của
nhau.

10. Ngành LHC có thể phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành nhiều nhóm nhỏ.
Nhận định Sai
Theo đó, bản thân ngành LHC không thể phân chia đối tượng điều chỉnh thành nhiều nhóm nhỏ,
mà điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý nhà nước. Việc phân chia là
do các nhà nghiên cứu, học giả, nhà làm luật thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu, phát triển.

11. Phương pháp điều chỉnh của LHC chủ yếu được hình thành từ đối tượng điều chỉnh của
LHC.
Nhận định Đúng.
Theo đó, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật bất kỳ, không riêng LHC đều được hình
thành từ đối tượng điều chỉnh. Chính bản chất của đối tượng điều chỉnh đã tạo ra phương pháp
điều chỉnh. Cụ thể, vì ngành LHC điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản
lý nhà nước, nên phương pháp điều chỉnh của LHC là phương pháp mệnh lệnh, mang tính bắt
buộc. Phương pháp này xuất phát từ tính chất quyền lực - phục tùng trong mối quan hệ quản lý
nhà nước.

12. Các khái niệm: quản lý hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước, hoạt động
chấp hành - điều hành, quản lý nhà nước có thể được hiểu như nhau.
Nhận định Đúng
Theo đó, vì cả hoạt động hành chính nhà nước và quản lý nhà nước đều là các đồng nghĩa của
nhau.

13. “Điều hành" trong quản lý nhà nước trước hết là để chấp hành.
Nhận định Đúng,
Theo đó, điều hành là một hoạt động phái sinh, không phải là hoạt động tự thân, việc điều hành
cốt là để thực hiện công việc chấp hành (tức đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong xã hội).
Chẳng hạn, trong giai đoạn COVID - 19, người dân phải đeo khẩu trang và thực hiện cách ly xã
hội. Về bản chất, việc Chính phủ điều hành người dân thực hiện các hoạt động trên là để nhằm
mục đích duy trì trật tự, an ninh và sức khoẻ của toàn xã hội.
Như vậy, ý nghĩa thực sự của việc “điều hành” trong quản lý nhà nước là để việc chấp hành
được đảm bảo thực hiện tốt hơn.

14. Mọi hoạt động nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đều phải được quy định trong
văn bản pháp luật.
Nhận định Đúng,
Theo đó, vì chỉ những gì được quy định trong VBPL mới được nhà nước công nhận, bảo hộ để
thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Thực tế, có nhiều hoạt động mang tính quản lý nhà nước
nhưng không được ghi nhận vào văn bản pháp luật, nên không có giá trị pháp lý.

15. Phạm vi của quản lý nhà nước đồng thời là phạm vi điều chỉnh của LHC.
Nhận định Đúng,
Theo đó, trên thực tế, phạm vi quản lý của nhà nước có thể rộng hơn phạm vi của luật. Nhưng
khi dùng luật để khoanh vùng phạm vi của quản lý nhà nước, thì hai yếu tố này sẽ bằng nhau.
Theo nhận thức, phạm vi quản lý của nhà nước đến đâu thì nhà nước sẽ quản lý đến đó. Vì vậy,
phạm vi quản lý của của nhà nước tương đồng với phạm vi quy định của luật: Ở đâu có quản lý
nhà nước, ở đó có luật hành chính.

16. LHC là ngành luật về quản lý nhà nước.


Nhận định Đúng,
Theo đó, nếu hiểu quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là các hoạt động nhằm tổ chức thực hiện
pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Khi đó, LHC với vai trò là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, sẽ được xem là ngành luật về quản lý nhà nước.

17. Chủ động, sáng tạo là đặc trưng riêng có của hoạt động hành chính nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, tính chủ động, sáng tạo là một đặc điểm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước.
Vì tính chất của hoạt động này là quản lý xã hội, tức phải kịp thời đáp ứng các biến đổi nhanh
chóng của xã hội, thế nên hoạt động hành chính nhà nước cần phải có tính thường xuyên, liên
tục, chủ động, sáng tạo và linh hoạt cao.

18. Quản lý hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục đích tổ chức, điều hành.
Nhận định Đúng,
Theo đó, mục tiêu chính của quản lý nhà nước chính là thiết lập, duy trì, bảo vệ, củng cố trật tự
xã hội, nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh tổ
chức, điều hành xã hội, quản lý nhà nước cũng thông qua xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng
chế kỷ luật để hướng đến mục tiêu giữ gìn trật tự chung. Như vậy, quản lý hành chính nhà nước
thực chất là để đảm bảo lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân.

19. Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều được xem là quản lý nhà nước.
Nhận định Sai,
Theo đó, vẫn tồn tại nhiều hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhưng không nằm trong
phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước. Chẳng hạn, hoạt động lập pháp, xét xử, kiểm soát tối
cao... cũng mang tính quyền lực nhà nước nhưng nằm ngoài phạm vi của luật hành chính.

20. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, LHC là ngành luật về quản lý nhà nước, có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước. Mặt khác, nhiệm vụ chính của các cơ quan
hành chính nhà nước có chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành, và trên
các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước chính là các cơ quan có
quyền hạn, nhiệm vụ trong việc duy trì trật tự xã hội: cơ quan hành chính nhà nước.

21. Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối
tượng điều chỉnh của Luật hành chính
Nhận định Sai,
Theo đó, không phải mọi quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là
đối tượng điều chỉnh của LHC. LHC chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động quản lý nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan hành chính nhà nước không chỉ tham gia vào
quan hệ hành chính, mà còn tham gia vào các quan hệ dân sự, hình sự… khác. Vì vậy, không
thể khẳng định, toàn bộ quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều
thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC.

22. Quản lý nhà nước được thực hiện trong bao nhiêu ngành, bao nhiêu lĩnh vực thì ngành
luật hành chính có bấy nhiêu chế định tương ứng.
Nhận định Sai,
Theo đó, việc chia ngành, lĩnh vực là công việc thuộc về chuyên môn quản lý. Còn việc soạn
thảo chế định thuộc về kỹ thuật lập pháp.

23. Mọi quan hệ xã hội có xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước thì đều là quan hệ quản
lý nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, khi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì tư cách chủ thể quản
lý cũng đương nhiên được xác lập.

24. LHC phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành các nhóm
Nhận định Sai,
Theo đó, bản thân LHC không tự phân chia đối tượng điều chỉnh. Việc phân chia được thực
hiện bởi các nhà nghiên cứu, học giả để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
25. Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành LHC.
Nhận định Sai,
Theo đó, quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh xuất hiện trong nhiều ngành luật khác
như hình sự, tố tụng, tài chính… Không thể khẳng định đây là phương pháp riêng của ngành
LHC.

26. Tính mệnh lệnh trong phương pháp điều chỉnh của LHC có thể thay đổi về mức độ.
Nhận định Đúng,
Vì bên cạnh phương pháp mệnh lệnh, quyền uy - phục tùng, LHC còn có phương pháp thoả
thuận. Khi sử dụng chung với nhau, tính mệnh lệnh của LHC sẽ trở nên bớt khắc nghiệt hơn so
với bản chất của nó.

27. LHC có thể điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đại
biểu quốc hội.
Nhận định Sai,
Theo đó, các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đại biểu QH là đối
tượng điều chỉnh của LHP và các chế định liên quan. Còn đối tượng điều chỉnh của LHC là các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy, LHC không thể điều chỉnh
các quan hệ liên quan đến hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đại biểu QH.

28. LHC chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính nội dung.
Nhận định Sai,
Theo đó, bên cạnh các quan hệ hành chính nội dung, LHC còn điều chỉnh các quan hệ thủ tục,
quan hệ hình thức.

29. LHC chỉ điều chỉnh quan hệ hành chính mang tính tổ chức - điều hành tích cực.
Nhận định Sai,
Theo đó, mục tiêu chính của quản lý nhà nước chính là thiết lập, duy trì, bảo vệ, củng cố trật tự
xã hội, nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh tổ
chức, điều hành xã hội, quản lý nhà nước cũng thông qua xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng
chế kỷ luật để hướng đến mục tiêu giữ gìn trật tự chung. Như vậy, quản lý hành chính nhà nước
thực chất là để đảm bảo lợi ích của nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân.

30. LHC điều chỉnh quan hệ tổ chức nhân sự trong tất cả các cơ quan nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, LHC là luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lý nhà nước. Một
trong các chủ thể chủ yếu của LHC là các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này bên cạnh thực
hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tác động lên đối tượng bên ngoài, còn có các hoạt
động hành chính nội bộ.
Như vậy, quan hệ hành chính nội bộ (ví dụ: quan hệ phát sinh khi điều động, biệt phái, bổ nhiệm
chức vụ công chức…) trong các cơ quan nhà nước đều là đối tượng điều chỉnh của LHC.
31. LHC không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động
của các doanh nghiệp.
Nhận định Đúng,
Vì phạm vi điều chỉnh của LHC chỉ liên quan đến việc tổ chức doanh nghiệp (thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện, phòng cháy chữa cháy, ô nhiễm…). Mặt khác, đối với những vấn đề
phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (tuyển dụng nhân sự, kêu gọi vốn, tuyên
bố phá sản…) sẽ là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác như LLĐ, LDN, LPS…

32. Phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thoả thuận" của ngành LHC chỉ được sử dụng
trogn trường hợp pháp luật có quy định.
Nhận định Sai,
Theo đó, phương pháp “bình đẳng - thoả thuận" là phương pháp mang tính sáng tạo, tuỳ nghi
của chủ thể quản lý. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp này đã được NN trao quyền cho
chủ thể quản lý chủ động quyết định/ áp dụng mà không cần phải có sự quy định của luật.

33. Có thể sử dụng chỉ phương pháp điều chỉnh “bình đẳng - thoả thuận” để điều chỉnh một
quan hệ hành chính nhà nước độc lập.
Nhận định Sai,
Theo đó, phương pháp “bình đẳng - thoả thuận" là phương pháp mang tính tuỳ nghi, sáng tạo,
không phải là phương pháp điều chỉnh chính được quy định trong luật. Vì vậy, phương pháp
này chỉ được sử dụng dưới dạng “kèm theo", không thể sử dụng độc lập.

34. LHC được xem là ngành luật thủ tục trong mối quan hệ với ngành luật dân sự.
Nhận định Đúng,
Theo đó, trong tương quan với các ngành luật khác kể cả dân sự, nhiều quy phạm thủ tục hành
chính đóng vai trò là điều kiện đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật thuộc ngành luật đó.
Ví dụ, để có thể hiện thực hoá các quy định về nhân thân của LDS, công dân bắt buộc phải phải
dùng đến các quy phạm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký thay đổi họ
tên…

35. LHC là ngành luật về quản lý nhà nước.


Nhận định Đúng,
Theo đó, nếu hiểu quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là các hoạt động nhằm tổ chức thực hiện
pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Khi đó, LHC với vai trò là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, sẽ được xem là ngành luật về quản lý nhà nước.

36. Đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội có tính ổn định cao.
Nhận định Sai,
Theo đó, vì đối tượng điều chỉnh của LHC là các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà
nước, tức những quan hệ chi tiết, cụ thể, bị ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên bởi các điều
kiện chính trị, kinh tế… Vì vậy, đây là những đối tượng điều chỉnh có độ ổn định không cao,
thường xuyên biến đổi.

37. Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của LHC.
Nhận định Sai,
Theo đó, LHC chỉ điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước được các quy phạm pháp luật hành
chính điều chỉnh. Đối với các quan hệ quản lý khác không phát sinh trong hoạt động quản lý
nhà nước như quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh… không phải là
đối tượng điều chỉnh của LHC.
Như vậy, không phải mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của LHC mà chỉ những
quan hệ nào phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước mới thuộc phạm vi của LHC.

38. Mọi quan hệ xã hội có cơ quan hành chính nhà nước tham gia đều là đối tượng điều chỉnh
của LHC.
Nhận định Sai,
Theo đó, không phải mọi quan hệ có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối
tượng điều chỉnh của LHC vì bên cạnh quan hệ quản lý nhà nước, các cơ quan hành chính còn
tham gia vào nhiều quan hệ xã hội khác, chẳng hạn như cơ quan nhà nước là một bên trong hợp
đồng mua bán dân sự… Như vậy, chỉ những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành
chính, là hoạt động quản lý nhà nước, được các quy phạm hành chính quy định mới là đối tượng
điều chỉnh của LHC.

39. Mọi quan hệ xã hội có sự xuất hiện tư cách chủ thể quản lý nhà nước đều là quan hệ quản
lý nhà nước.
Nhận định Đúng,
Theo đó, khi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì tư cách chủ thể quản
lý cũng đương nhiên được xác lập.

40. Đối tượng điều chỉnh của LHC chỉ bao gồm những quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý
ngành, lĩnh vực cụ thể.
Nhận định Sai,
Theo đó, đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành
quản lý nhà nước, có thể là các quan hệ mang tính phổ quát, cũng có thể là các quan hệ trong
từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, LHC có các quy phạm quy định về chủ thể LHC, hình thức
và phương pháp quản lý nhà nước… và cũng có các quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý nhà
nước trong từng ngành, lĩnh vực: kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường…
Như vậy, bên cạnh các quan hệ xã hội phát sinh trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể, LHC còn
điều chỉnh các vấn đề chung của LHC.

41. LHC phân chia đối tượng điều chỉnh của nó thành ba nhóm
Nhận định Sai,
Theo đó, bản thân LHC không tự phân chia các đối tượng điều chỉnh mà do các học giả, nhà
nghiên cứu, nhà làm luật… phân chia để thuận tiên cho việc quản lý, nghiên cứu, góp ý hay dự
thảo sửa đổi luật hoàn thiện hơn.

42. Phương pháp điều chỉnh của ngành LHC chỉ là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
Nhận định Sai,
Theo đó, phương pháp mệnh lệnh, thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý chỉ là phương
pháp chủ điều chỉnh chủ yếu, không phải là phương pháp điều chỉnh duy nhất của LHC. Bên
cạnh phương pháp này, còn có phương pháp thoả thuận tự nguyện về mặt ý chí của các bên,
phương.
Như vậy, LHC không chỉ có phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh đơn phương, mà còn có
phương pháp khác là thoả thuận.

43. Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nhận định Sai,
CSPL: Khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Theo đó, không phải tất cả các cơ quan nhà nước đều có chức năng quản lý nhà nước. Ví dụ, các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (Sở, cơ quan ngang Sở), UBND cấp huyện (phòng,
cơ quan ngang phòng)... cũng là cơ quan nhà nước nhưng không có chức năng quản lý, mà chỉ
tham mưu, giúp việc cho UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở đại
phương.

44. LHC là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nhận định Đúng,
Theo đó, LHC là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi luật hành chính
có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng và
nguồn luật riêng.

45. LHC chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính với
nhau.
Nhận định Sai,
Theo đó, LHC không chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành
chính với nhau mà còn điều chỉnh các nhóm đối tượng khác, có thể phân chia nhưu sau:
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà
nước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ
chức chính trị - xã hội.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà nước, hội đông
nhân dân các cấp, toà án nhân dân các cấp và viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện
quản lý nhà nước.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được NN trao
quyền thực hiện các hoạt động có tính chất quản lý nhà nước nhất định.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của LHC không chỉ là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ
quan hành chính mà còn là các quan hệ khác xuất hiện trong hoạt động quản lý nhà nước.

46. Phương pháp điều chỉnh của LHC là phương pháp mệnh lệnh đơn phương,
Nhận định Sai,
Theo đó, phương pháp mệnh lệnh, thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý chỉ là phương
pháp chủ điều chỉnh chủ yếu, không phải là phương pháp điều chỉnh duy nhất của LHC. Bên
cạnh phương pháp này, còn có phương pháp thoả thuận tự nguyện về mặt ý chí của các bên,
phương.
Như vậy, LHC không chỉ có phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh đơn phương, mà còn có
phương pháp khác là thoả thuận.
47. LHC và LHS không có liên quan gì đến nhau.
Nhận định Sai,
Theo đó, LHC và LHS có mối tương quan khá rõ ràng trong các vấn đề liên quan đến trách
nhiệm pháp lý hành chính và hình sự.
Thứ nhất, vi phạm hành chính và tội phạm có một phần khách thể giống nhau, đó là trật tự quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực và được phân biệt bởi mức độ nguy hiểm của hành vi. Nhiều tội
phạm được pháp luật quy định phải có có tình tiết định tội liên quan đến vi phạm hành chính,
(tái phạm, vi phạm nhiều lần…).

Thứ hai, LHC và LHS đều là những ngành luật bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ sức khoẻ, tài
sản cá nhân, tổ chức…Người truy cứu và xử lý các hành vi vi phạm hành chính đến tội phạm
đều là chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân dan nhà nước.

Thứ ba, cả hai ngành luật đều có sử dụng phương pháp mệnh lệnh mang tính quyền uy - phục
tùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội của mỗi ngành.

Như vậy, cả LHC và LHS dù là các ngành luật độc lập, nhưng vẫn có những mối liên hệ hất
định, thể hiện sự thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

48. Đối tượng điều chỉnh của LHC chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ
quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành.
Nhận định Sai,
Theo đó, LHC không chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh gitrong quá trình cơ quan
hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành mà còn điều chỉnh các nhóm đối tượng
khác, có thể phân chia nhưu sau:
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các cơ quan nhà
nước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ
chức chính trị - xã hội.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà nước, hội đông
nhân dân các cấp, toà án nhân dân các cấp và viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện
quản lý nhà nước.
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được NN trao
quyền thực hiện các hoạt động có tính chất quản lý nhà nước nhất định.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của LHC còn là các quan hệ khác xuất hiện trong hoạt động quản
lý nhà nước.

49. LHC Việt Nam không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành chính và người nước ngoài
mà do luật quốc tế điều chỉnh.
Nhận định Sai,
Theo đó, LQT không phải là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thứ hai, khi
một người nước ngoài đến Việt Nam, người này đã có thể phát sinh mối quan hệ với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hoạt động như xuất, nhập cảnh… Lúc này, người
nước ngoài đã trở thành đối tượng quản lý của LHC Việt Nam.
50. Bầu cử HĐND các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC Việt Nam.
Nhận định Sai,
Theo đó, việc quy định về việc bầu cử HĐND các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của LHP, Luật Bầu cử Đại biểu QH và đại biểu HĐND năm 2015.

Chương 2:
1. Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 được CP ban hành
ngày 26/2/2021 là văn bản QPPLHC.
Nhận định
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, không phải mọi Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ đều là văn bản quy phạm pháp luật.

Trường hợp Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm:

- Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;

- Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;

- Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ
trong một thời gian xác định;

- Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;

- Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.

Thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

You might also like