You are on page 1of 6

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM




ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG 5 : Luật Hành Chính

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


GIẢNG VIÊN HD: LÊ NHẬT BẢO


NHÓM SV THAM GIA:
2032202048 - Trần Ngọc Thọ
2005200724 - Tạ Trần Mai Vy
2001190408 - Lê Hoài Anh
2005200611 - Nguyễn Thị Minh Thu
2002202061 - Nguyễn Duy Phương
2002202050 - Dương Tuấn Nghĩa
5

4
5.1 Khái quát của Luật hành chính.
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều
chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao
quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Khái niệm “hoạt động chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và
phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính –
nhà nước” hoặc “hoạt động quản lý nhà nước”. Do đó, từ nhận xét chung nhất
chúng ta có thể kết luận rằng luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước và
nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

5.1.1 Khái niệm Luật hành chính.

Định nghĩa
Luật hành chính là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tổ chức và thực hiện
hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước
Luật hành chính quy định việc tổ chức các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động
chấp hành – điều hành; quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan đó và của cán bộ,
nhân viên cũng như của các cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội và công dân trong
lĩnh vực quản lí nhà nước. Luật hành chính bao gồm không chỉ những luật lệ về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan quản lí hành chính nhà nước, các công sở, về
các quy tắc trật tự, an ninh, an toàn xã hội, mà còn cả những chế định ngày càng
phát triển vạ quản lí kinh tế - văn hoá, xã hội, về những quan hệ giữa Nhà nước và
các tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể và cá nhân
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động quản lí hành chính nhà nước. Cách định nghĩa này phù hợp với quan niệm
cho rằng việc phân biệt các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh.

5| P a g e
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ xã hội
mà nó hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi cho nên đối tượng điều chỉnh của luật
hành chính không phải là bản thân quản lí hành chính nhà nước mà là những quan
hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Việc
phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến các hình thức tổ chức,
đến hoạt động quản lí hành chính nhà nước không thay đổi một thực tế là chứng
bắt nguồn từ những quan hệ xã hội.
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm các
quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt
động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công
tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức
thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề do pháp luật qui định.
Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác nhau
như:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo
hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt 200.000 đồng đến
300.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông
đường bộ.
Người điều khiển xe máy điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ từ
10km/h đến dưới 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây
là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính giao thông đường bộ.
Các ví dụ trên đều mang đầy đủ các đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực khác nhau với mức phạt tiền cụ thể. Các hành vi này có thể
mang lỗi cố ý hoặc vô ý tuy nhiên đều mang mối nguy hiểm cho xã hội xâm phạm
đến hoạt động quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.
5.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính.
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất
chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà
nước trong những trường hợp sau:

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

4
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như
Tòa án, Viện kiểm sát).

– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà
nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

5.1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.

Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và
điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. Bởi vì bản thân hoạt động
quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có
địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.

Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt luật hành chính cũng sử dụng phương
pháp thỏa thuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và
thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan
hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có
quyền ra lệnh, ép buộc ai.

Đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật . Nhưng
cũng có những trường hợp cùng với đối tượng điều chỉnh còn phải sử dụng phương
pháp điều chỉnh thì mới có thể phân biệt rõ ràng .

5| P a g e
1

You might also like