You are on page 1of 32

Chương 19: CÁC BIỆN PHÁP XỬ

LÝ HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
• Khái niệm:
Biện pháp xử lý hành chính là một loại biện pháp
cưỡng chế hành chính đặc biệt, được áp dụng đối với
cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn
xã hội mà không phải là tội phạm.
Đặc điểm:
• Chỉ áp dụng đối với công dân VN
• Chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm pl về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội
• Không phải là tội phạm
• Trực tiếp hạn chế quyền tự do cá nhân trong giai
đoạn nhất định
• Trình tự thủ tục phức tạp hơn so với việc xử phạt
2. CÁC BIỆN PHÁP
CƯỠNG CHẾ HÀNH
CHÍNH CỤ THỂ
a. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
b. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
c. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
d. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
a. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

- Cơ sở pháp lý: Điều 89, 90 Luật XLVPHC

- Mục đích: nhằm giáo dục, quản lý các đối tượng VPPL tại
nơi cư trú để họ có điều kiện sửa chữa sai lầm khi nhận thấy
không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng
- Đối tượng bị áp dụng: 5 nhóm

+ Nhóm 1: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành


vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy
định tại BLHS.
Tội phạm rất nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến 15 năm tù
+ Nhóm 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành
vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định
tại BLHS.
Tội phạm nghiêm trọng: mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến 7 năm tù
+ Nhóm 3: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở
lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối
trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu TNHS.
+ Nhóm 4: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi
cư trú ổn định.
+ Nhóm 5: Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi
xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật
tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến
mức TNHS.
Chọn đáp án đúng:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn:
a. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có
dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng;
b. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có
dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng;
c. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thường xuyên có hành
vi trộm cắp;
d. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn
định.
- Thẩm quyền: Chủ tịch UBND cấp xã

- Thời hạn: từ 03 - 06 tháng.

- Thủ tục lập hồ sơ: Điều 97, 98 Luật XLVPHC


b. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

- Cơ sở pháp lý: Điều 91, 92 Luật XLVPHC

- Mục đích: nhằm cách ly và giúp người chưa đủ 18 tuổi có hành


vi vi phạm pháp luật khỏi môi trường xã hội trong một thời
gian nhất định để học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt
dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
- Đối tượng bị áp dụng: 4 nhóm
+ Nhóm 1: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.
+ Nhóm 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại BLHS.
+ Nhóm 3: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS mà trước
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+ Nhóm 4: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06
tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công
cộng mà chưa đến mức truy cứu TNHS và trước đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Không áp dụng biện pháp này đối với các trường hợp sau:
+ Người không có năng lực TNHC;
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng
tuổi được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Thẩm quyền: TAND cấp huyện.
- Thời hạn: từ 06 - 24 tháng.
- Thủ tục: Điều 99, 100 Luật XLVPHC
c. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

- Cơ sở pháp lý: Điều 93, 94 Luật XLVPHC

- Mục đích: buộc người từ 18 tuổi trở lên có hành vi VPPL phải
lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của
cơ sở giáo dục bắt buộc
- Đối tượng bị áp dụng: 3 nhóm
(1) Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ
chức trong nước hoặc nước ngoài;
(2) Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài;
(3) Người thực hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội
02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu
TNHS, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú
ổn định.
Lưu ý: Khoản 2, Điều 36 Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định:
“Trại viên vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giáo dục
bắt buộc, chống người thi hành công vụ, trốn tránh việc chấp
hành, chây lười lao động, học tập; không tự giác sửa chữa lỗi
lầm, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc...thì bị xử lý.
Trường hợp vi phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự nhưng đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi
hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục bắt buộc mà vẫn
không chịu sửa chữa thì sẽ tiếp tục bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc và biện pháp này được áp dụng khi
trại viên đã “hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục bắt buộc”
- Không áp dụng đối với 5 trường hợp sau:
+ Người không có năng lực TNHC;
+ Người chưa đủ 18 tuổi;
+ Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới
36 tháng tuổi được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Thẩm quyền: TAND cấp huyện.
- Thời hạn: từ 06 - 24 tháng.
- Thủ tục lập hồ sơ: Điều 101, 102 Luật XLVPHC
d. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

- Cơ sở pháp lý: Điều 95, 96 Luật XLVPHC

- Mục đích: để người có hành vi vi phạm có thể chữa bệnh, lao
động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
- Người nghiện ma túy được hiểu là những “người sử dụng
chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ
thuộc vào các chất này” (Điều 2 Luật XLVPHC)

+ Người sử dụng ma túy có bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ


sở cai nghiện bắt buộc không?

+ Người nghiện ma túy dưới 18 tuổi có bị áp dụng biện pháp


đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
Trả lời:

+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy (Khoản 1
Điều 21 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

+ Không áp dụng
- Đối tượng bị áp dụng:
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn
nghiện.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không
có nơi cư trú ổn định.
Nơi cư trú ổn định là nơi người vi phạm thường trú hoặc tạm
trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh
sống” (Theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp
dụng BPXLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).
- Không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Người không có năng lực TNHC;
+ Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới
36 tháng tuổi được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Tình huống:
Lê Thị B (22 tuổi) cư trú tại Quận 4, Tp.HCM nghiện ma
túy nặng. B đã từng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Ngày 22/3/2016, lực
lượng chức năng lại phát hiện B sử dụng ma túy.
a. Biện pháp nào được áp dụng đối với B?
b. Khi đang chuẩn bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc thì người nhà phát hiện B đang mang thai
được 2 tháng? Xử lý như thế nào?
- Thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Thời hạn: từ 12 - 24 tháng.
- Thủ tục: Điều 103, 104 Luật XLVPHC
Chọn đáp án đúng
1. Biện pháp xử lý hành chính:
a. Được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính;
b. Có thể áp dụng đối với đối tượng hành nghề mại dâm;
c. Luôn được áp dụng bởi Tòa án nhân dân cấp huyện;
d. Là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt.
Chọn đáp án đúng
2. Biện pháp xử lý hành chính:
a. Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về
an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b. Là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính;
c. Không bao giờ được áp dụng bởi Toà án;
d. Không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi.
Chọn đáp án đúng
3. Biện pháp nào sau đây được áp dụng đối với người có
hành vi bán dâm nhiều lần, có nơi cư trú ổn định:
a. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b. Đưa vào trường giáo dưỡng;
c. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
d. Phạt tiền.
Chọn đáp án đúng
4. Người đủ 13 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp:
a. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
c. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d. Xử phạt vi phạm hành chính.
Tình huống:
Trần Quang A, 19 tuổi là đối tượng thường sống lang thang ở
bến xe, không có nơi cư trú ổn định. Ngày 10/3/2016, A bị
phát hiện đã lấy trộm chiếc điện thoại di động của chị B trị
giá 1.500.000 đồng. Đến ngày 20/3/2016, khi A đang thực
hiện hành vi móc túi của anh C thì bị bắt quả tang và trình
báo công an, trong ví có 850.000 đồng. Xác định và nêu căn
cứ pháp lý:
1. Biện pháp xử lý hành chính nào sẽ được áp dụng đối với
A?
2. Chủ thể nào có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đối với A trong trường hợp này?
3. Nếu A đồng thời bị nghiện ma túy thuộc đối tượng côn đồ
hung hãn thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào?

You might also like