You are on page 1of 2

1.

Quy định về lý luận nhà nước và pháp luật


Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học quan trọng trong hệ thống khoa
học pháp lý. Dựa trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về nhà nước và pháp
luật, môn học này trình bày trúng giải một cách khoa học các vấn đề cơ bản về nhà
nước và pháp luật.
Lý luận nhà nước và pháp luật là bộ môn khoa học pháp lí nghiên cứu những quy luật
chung nhất của quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của các kiểu nhà
nước và pháp luật.
Lí luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề cơ bản như nguồn gốc của nhà
nước và pháp luật; bản chất, chức năng, hình thức, kiểu nhà nước và pháp luật; bộ
máy nhà nước; hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạm pháp luật; thực hiện
và áp dụng pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, pháp chế xã hội chủ
nghĩa và nhà nước pháp quyền; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lí. Lí luận nhà nước
và pháp luật nghiên cứu tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật, tuy nhiên nhà nước và
pháp luật xã hội chủ nghĩa được coi là trọng tâm nghiên cứu của bộ môn khoa học
pháp lí này.
Đây là một ngành khoa học pháp lý nghiên cứu các vấn đề cụ thể về nhà nước và pháp
luật sau:
Sự phát sinh, phát triển, tồn tại và thay thế của các kiểu nhà nước và pháp luật để từ
đó khái quát hóa và nêu lên quy luật phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật.
-Những đặc tính chung, cơ bản và những biểu hiện chủ yếu của nhà nước và pháp luật
trong đời sống xã hội như bản chất, chức năng, vai trò, hình thức…, bao gồm sự biểu
hiện ở từng kiểu nhà nước, pháp luật cụ thể trong lịch sử và ở nhà nước, pháp luật Việt
Nam hiện nay.
– Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật với nhau và với một số hiện tượng xã hội
khác như: kinh tế, chính trị, các tổ chức xã hội, đạo đức…
. Phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp luật?
Phương pháp nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp luật bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lý luận chung là những cách thức mà khoa học
này sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng của mình.
Phương pháp phân tích là phương pháp chia các vấn đề phức tạp thành những bộ
phận, những yếu tố đơn giản đế nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: làm sáng tỏ
các khái niệm về nhà nước và pháp luật bằng việc phân tích các đặc điểm của chúng.
Phương pháp tổng hợp thường sử dụng khi liên kết các yếu tố đã phân tích, khái quát
hoá để nêu lên kết luận.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học là dùng các thao tác tư duy để tách cái chung
ra khỏi cái riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng để giữ lấy cái chung nhằm xây dựng nên
những khái niệm chung, ví dụ, đề cập bản chất, kiếu nhà nước…
Phương pháp xã hội học là thông qua phỏng vấn, đàm thoại, đối thoại, điều tra xã hội
học… để tìm hiểu dư luận xã hội về một vấn đề nào đó, ví dụ, tìm hiểu về ý thức pháp
luật…
Phương pháp so sánh là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà nước và
pháp luật với các hiện tượng xã hội khác để hiểu sâu về bản chất và đặc điểm của
chúng.
>> Tham khảo: Cơ sở lý luận nhà nước và pháp luật ở Việt Nam

You might also like