You are on page 1of 3

 Khái niệm về nhà nước:

Nhà nước được hiểu cơ bản chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
một bộ máy chuyên được tạo lập ra để làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
những chức năng quản lý của mình đặc biệt là để nhằm mục đích có thể duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong một xã
hội có giai cấp.

 Khái niệm về pháp luật:

Pháp luật được hiểu cơ bản chính là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do nhà nước ban hành hoặc được thừa nhận và pháp luật sẽ được
đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước, pháp luật thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị trong xã hội và đây cũng chính là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã
hội.

 Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:

 Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật:

Nhà nước và pháp luật được biết đến là hai hiện tượng xã hội và chúng luôn gắn
liền với nhau, cũng chính vì thế mà nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng
chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện pháp luật. Như mỗi chúng ta đều đã
biết, nhà nước và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây
thực chất đều là sản phẩm của xã hội khi xã hội đó có giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Nhà nước và pháp luật chỉ ra đời và tồn tại khi trong xã hội khi xã hội đó có
những điều kiện nhất định, điều kiện đó chính là có sự tư hữu, xã hội phân chia
thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Như vậy, ta thấy rằng, nhà nước và pháp luật
có sự thống nhất với nhau.

 Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật:

Như chúng ta đã biết, nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực công và cũng
chính là phương thức hay chính hình thức tồn tại của xã hội có giai cấp. Còn pháp
luật lại được hiểu là hệ thống các quy phạm được nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện nhằm mục đích để có thể thông qua đó điều chỉnh hành vi và các quan
hệ xã hội của con người. Nhà nước sẽ đại diện cho sức mạnh còn pháp luật thì
được sử dụng để đại diện cho ý chí. Khi chúng ta nhắc đến nhà nước tức là chúng
ta đang nói đến yếu tố con người cùng cơ chế bộ máy, còn khi chúng ta nói pháp
luật thì tức là chúng ta đang là nói đến các quy tắc hành vi của con người.

 Sự tác động qua lại của Nhà nước và pháp luật:

Sự tác động của nhà nước đến pháp luật được thể hiện trước hết đó chính là ở
việc nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện đối với
pháp luật, nhà nước sẽ có chức năng bảo vệ pháp luật khỏi sự vi phạm, bảo đảm
pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Pháp luật được hiểu là là sản phẩm trực
tiếp của hoạt động nhà nước. Pháp luật được ban hành cũng có vai trò quan trọng
và được sử dụng nhằm mục đích để có thể điều chỉnh hoạt động nhà nước và các
quan hệ xã hội. Không những thế, hoạt động của nhà nước về cơ bản đều là
mang tính pháp lí.

Pháp luật chính là mục đích tồn tại của nhà nước. Pháp luật cũng được biết đến là
loại phương tiện được dùng nhằm mục đích để có thể kiểm soát hoạt động nhà
nước.Thông qua pháp luật mà nhà nước sẽ có thể thực hiện được các nhiệm vụ,
chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại của mình, không những thế mà nhà
nước còn có thể từ đó xác định chế đội chính trị, kinh tế, xã hội, quy chế pháp lý
đối với các chủ thể là những cá nhân. Toàn bộ hoạt động của nhà nước đều xuất
phát từ chế độ pháp luật của nhà nước đó

Ta thấy được rằng, pháp luật có ý nghĩa cũng như những vai trò khá quan trọng
để củng cố hoàn thiện nhà nước. Và để nhà nước có thể thích ứng sự phát triển
khách quan của xã hội. Không có chế độ nhà nước nào tồn tại mà lại có thể thiếu
pháp luật và ngược lại. Đối với một nhà nước thì sự hoàn thiện tiến bộ hay lạc
hậu, trì trệ của pháp luật cũng từ đó mà nó sẽ kéo theo sự hoàn thiện hay trì trệ,
lạc hậu của nhà nước và cũng ngược lại thì việc đổi mới, hoàn thiện nhà nước và
pháp luật cũng sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa và đạt được hiệu quả khi được tiến hành
song song trên cơ sở giám sát của toàn xã hội.

You might also like