You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT QUỐC TẾ
LỚP QUỐC TẾ 46-A1


BÀI THẢO LUẬN NHÓM


MÔN: LUẬT DÂN SỰ
THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN LỚP MSSV GHI CHÚ


1 Nguyễn Trương Thùy Dương QT46-A1 2153801015051
2 Nguyễn Huỳnh Trang Anh QT46-A1 2153801015010
3 Lê Thị Mỹ Hạnh QT46-A1 2153801015068
4 Ngô Phúc Trường Hải QT46-A1 2153801015066
5 Trần Nguyệt Quế Anh QT46-A1 2153801015018
6 Trần Thái Minh Châu QT46-A1 2153801015032
7 Hoàng Thị Thanh Chúc QT46-A1 2153801015035
8 Trần Thị Hà Lam QT46-A1 2153801015123
9 Lê Nguyễn Tuyết Nhi QT46-A1 2153801015185
BÀI 1: NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CHỦ THỂ TRONG XÁC LẬP
GIAO DỊCH:
1. So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 (căn cứ Điều
122 và Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005) và Bộ luật Dân sự năm 2015 (căn cứ Điều 117 và
Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015):
Bộ luật
Bộ luật Dân sự năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2015
Nội dung
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 122: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 117:
- Người tham gia giao dịch có - Chủ thể có năng lực pháp luật
năng lực hành vi dân sự. dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập.
→ Sử dụng từ “người tham gia” ở → Sử dụng thuật ngữ “chủ thể”
đây “người” được hiểu theo nghĩa mang nghĩa khái quát hơn, bao
rộng là bao gồm cả chủ thể và pháp gồm các chủ thể của quan hệ pháp
nhân. luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác. Sự thay đổi
này chỉ mang tính hình thức, không
kéo theo sự thay đổi về nội dung.
→ Bổ sung yêu cầu “năng lực pháp
→ Chỉ yêu cầu “năng lực hành vi luật dân sự”.
dân sự”. Bổ sung yêu cầu “năng lực hành
vi dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập”. Việc bổ sung này
Thuật ngữ
là tiến bộ và hợp lý bởi mỗi giao
Người tham gia/
dịch đều có nội dung và mục đích
Chủ thể
riêng, phải phù hợp với từng giao
dịch cụ thể (tham khảo từ Điều 16
đến Điều 21 Bộ luật Dân sự năm
2015).
Việc bổ sung điều kiện về năng
lực pháp luật có sự tiến bộ nhưng
sẽ có khó khăn trong quá trình áp
dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 đối
với các giao dịch dân sự nhỏ không
được quy định cụ thể tại Điều 16
đến Điều 21 về năng lực hành vi
dân sự phù hợp với giao dịch dân
sự được xác lập (ví dụ: giao dịch
mua bán ở cửa hàng tạp hóa, trẻ
con chưa có năng lực pháp luật
nhưng thực tế vẫn có thể tiến hành
giao dịch).
Điều kiện tự Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1 Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1
nguyện và điều Điều 122: Điều 117:

2
kiện không vi - Mục đích và nội dung của giao - Chủ thể tham gia giao dịch dân
phạm điều cấm. dịch không vi phạm điều cấm của sự hoàn toàn tự nguyện;
pháp luật, không trái đạo đức xã - Mục đích và nội dung của giao
hội; dịch dân sự không vi phạm điều
- Người tham gia giao dịch hoàn cấm của luật, không trái đạo đức
toàn tự nguyện. xã hội.
→ Quy định điều kiện không quy → Thay đổi thứ tự, đưa điều kiện
phạm điều cấm trước, điều kiện tự tự nguyện lên trước điều kiện
nguyện sau. không vi phạm điều cấm → đề cao
yếu tố tự nguyện hơn yếu tố không
vi phạm điều cấm.
- Sử dụng “pháp luật”. - Sử dụng “luật”.
→ Đảm bảo tính thống nhất trong
thực thi pháp luật khi xem xét hiệu
lực của giao dịch dân sự, về
nguyên tắc giao dịch dân sự là tự
do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
Thuật ngữ và chỉ có thể bị hạn chế bởi văn bản
Pháp luật/Luật luật do cơ quan lập pháp ban hành
là Quốc hội, sẽ không bị chi phối
bởi các văn bản của các cơ quan
nhà nước khác. Quy định góp phần
khắc phục được tình trạng mâu
thuẫn và chồng chéo giữa văn bản
luật và dưới luật.
- Giao dịch dân sự không có một - Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy trong các điều kiện được quy
Giao dịch dân sự định tại Điều 122 của Bộ luật này định tại Điều 117 của Bộ luật này
vô hiệu thì vô hiệu. thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ
luật này có quy định khác.
→ Bổ sung trường hợp ngoại lệ.
Bộ luật Dân sự năm 2005 sử dụng những thuật ngữ tối nghĩa, nghĩa hẹp, vẫn đặt sự tự
nguyện của chủ thể phía sau điều kiện không vi phạm điều cấm. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã
thay đổi thuật ngữ sử dụng, mở rộng nghĩa và mở rộng thành phần chủ thể tham gia giao dịch
dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 còn bổ sung những điều kiện mới và trường hợp ngoại lệ
tăng tính rõ ràng và phù hợp hơn với từng giao dịch dân sự nhất định. So với Bộ luật dân sự
năm 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có cách tiếp cận rất mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công
dân, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn, ổn định hơn trong giao lưu dân sự, thúc đẩy
sự phát triển của quan hệ sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; hạn chế sự can
thiệp của cơ quan công quyền vào quan hệ dân sự; bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự,
các quan hệ liên quan và hạn chế sự không thiện chí của các bên trong giao dịch dân sự.
2. Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam?
Theo bản án, “ông Ph J T và bà L T h H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc
tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcquyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thõa mãn các
điều kiện sau: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người
có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt
3
động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được
phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy
định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc
diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở
hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử
dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho
nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày
16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về
hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo Điều 131 của Bộ luật
dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận. Vì vậy, ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất
trồng cây lâu năm tại Việt Nam.”
3. Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa
án tuyên bố vô hiệu?
Dựa vào đoạn: “Ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất
trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy
nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều
cấm của pháp luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của
Bộ luật dân sự” và “Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư
ngày 02/6/2004 và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm
của pháp luật”, ta có thể thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô
hiệu.
4. Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn
cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu ?
Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu là hợp lý. Xem xét năng lực pháp luật của chủ thể
trong giao dịch căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 117 thì năng
lực pháp luật của chủ thể trong giao dịch dân sự bao gồm năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Ông J Ph T, bà L Th H và bà L K Đ đều là người
thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Về năng lực pháp luật dân sự: Ông J Ph T và bà L Th H là người Việt định cư ở nước ngoài
đã nhập quốc tịch Mỹ nên năng lực pháp lực dân sự phải căn cứ Điều 121 Luật đất đai năm
2003 và Điều 126 của Luật nhà ở năm 2005.
Điều 121 Luật Đất đai năm 2003:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì được mua nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:
a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam;
b) Người có công đóng góp với đất nước;
c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại
Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;
đ) Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công
đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động
thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép
về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy
định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

4
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này
đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà
ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Xem xét bản án không có tình tiết nào thể hiện Ông J Ph T và bà L Th H thuộc các trường
hợp được nêu trên căn cứ Điều 121 Luật đất đai năm 2003 và Điều 126 của Luật Nhà ở năm
2005 vì vậy Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hợp lí, đúng đắn dựa trên căn cứ pháp lí đầy
đủ, thõa đáng.
BÀI 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP BỞI NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC.
1. Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm
nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
- Theo Bản án: “Năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được”.
→ Thời điểm ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức được là năm 2007.
- Theo Bản án: “Ngày 10/8/2010 Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà tuyên bố cha chị mất
năng lực hành vi dân sự” và “Tuy nhiên, sau khi thụ lý vụ án, Toà án nhân dân thành phố
Tuy Hoà quyết định tuyên bố ông Đặng Hữu Hội bị mất năng lực hành vi dân sự kể từ ngày
07/5/2010”.
→ Thời điểm ông Hòa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự là từ ngày 07/05/2010
(tuyên bố vào ngày vào ngày 10/8/2010).
2. Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội
bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
- Theo Bản án, ngày 08/02/2010 giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập và
ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự vào ngày 07/05/2010.
→ Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất
năng lực hành vi dân sự.
3. Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao?
Trên cơ sở quy định nào?
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu mặc dù giao dịch đó
(cùng với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự. Ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 07/05/2010 (tuyên bố vào
ngày vào ngày 10/8/2010) nhưng trên thực tế ông bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận
thức được từ năm 2007. Căn cứ Điều 127 Bộ luật Dân sự 2005: “Giao dịch dân sự không có
một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Tại điểm
a khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Người tham gia giao dịch có năng lực hành
vi dân sự”. Như vậy, giao dịch được xác lập tại thời điểm ông Hội bị không còn nhận thức
được phù hợp với quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự năm 2005 “Khi giao dịch dân sự do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người
đại diện của họ xác lập, thực hiện” để chị Ánh - người đại diện, thừa kế quyền và nghĩa vụ
của ông Hội thay ông Hội khởi kiện giao dịch trên và Tòa án đã công nhận phần giao dịch
của ông Hội là không đúng đồng nghĩa vô hiệu.
4. Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án
đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn tỉnh
Yên Bái có tình tiết tương tự hoàn cảnh của ông Hội. Hướng giải quyết của Tòa án: Tuyên bố
GDDS vô hiệu toàn bộ do vi phạm quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2005 (giao dịch vô
hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình). Ngày 20/01/2004, ông
Cường và bà Bình (vợ ông Cường) ký giấy chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà

5
Bình) một bất động sản (BĐS). Đến ngày 10/08/2005, anh Hưng là con trai ông Cường và bà
Chế (đã ly hôn năm 1979) mới đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tại UBND xã. Tại Biên
bản giám định pháp y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 có kết luận: ông Cường bị
mắc bệnh “Loạn thần do sử dụng rượu”. Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 1/1/2004 với biểu
hiện của chứng bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều
khiển hành vi của mình. Từ đó, Tòa án xác định: “Ông Cường được coi là mất hoàn toàn năng
lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004.” Như vậy, hợp
đồng được xác lập ngày 20/01/2004 nhưng sau ngày này ông mới được Tòa án xác nhận mất
năng lực hành vi dân sự. Thêm vào đó, BĐS này được coi là tài sản riêng của ông Cường nên
việc bà Bình tự ý định đoạt BĐS này là trái với qui định của pháp luật về quyền sở hữu. Vì
vậy, hợp đồng giao dịch giữa ông Cường, bà Bình và anh Thăng là giao dịch dân sự vô hiệu
toàn bộ do vi phạm Điều 133 Bộ luật Dân sự 2005. Cuối cùng, Tòa án nhân dân huyện Văn
Chấn đã ra quyết định hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã xác lập giữa các bên; yêu cầu anh Hưng
(người đại diện cho ông Cường) và bà Bình phải cùng chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ
số tiền từ anh Thăng và chi phí khi anh Thăng đầu tư xây dựng công trình trên đất.
5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc
trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng
xử lý.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến
giao dịch do ông Hội xác lập) là hợp lý. Bởi lẽ khi xác lập giao dịch, ông Hội đã là người mất
năng lực hành vi dân sự. Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2005, người mất năng lực hành vi
dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc thực hiện một giao dịch
dân sư phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Và căn cứ Điều 133 Bộ luật
Dân sự 2005 “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời
điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”. Do đó, giao dịch của ông Hội bị vô hiệu.
Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số
35/2012/DSPT ngày 10/07/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm
số 98/2011/DSST của Tòa án nhân dân tỉnh Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong vụ việc trên (liên
quan đến giao dịch do ông Hội xác lập) là hợp lý. Vì cả bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân
sự phúc thẩm đều không đúng vì:
- Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án các cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ phần diện tích
43,7m2 đất (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có trong hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 08/02/2010) có đăng ký kê khai và có đủ điều kiện
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không, nhưng đã công nhận hợp đồng mua
bán nhà gắn liền với quyền sử dụng đất và buộc bà Hương và các thành viên trong gia đình
có trách nhiệm giao lại ngôi nhà gắn liền với 163,7m2 đất là không đúng và ảnh hưởng đến
quyền lợi của các đương sự.
- Tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hùng bà Trinh thì
ông Hội chưa chết nên chị Đặng Thị Kim Anh không có quyền khởi kiện yêu cầu hủy hợp
đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, sau khi Tòa án thành phố Tuy Hoà có Quyết định ông Hội
mất năng lực hành vi dân sự kể từ ngày 07/5/2010; ngày 04/12/2010, các con ông Hội đều
thống nhất cử bà Ánh là người đại diện cho ông Hội và là người thừa kế quyền nghĩa vụ của
ông Hội. Do đó, bà Ánh có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự năm
2005. Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án là không
đúng pháp luật.
6. Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô
hiệu không? Vì sao?

6
- Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó bị vô hiệu. Vì
căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 và điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ
luật Dân sự 2015 thì tại thời điểm giao dịch ông Hội đã bị mất nhận thức từ trước đó và dù
là giao dịch mua bán hay giao dịch tặng thì cũng là giao dịch dân sự nên giao dịch đó bị vô
hiệu.
BÀI 3: GIAO DỊCH XÁC LẬP DO CÓ LỪA DỐI
1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo Bộ luật Dân sự
2005 và Bộ luật Dân sự 2015.
Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự 2015
(Điều 132) (Điều 127)
- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do - Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu
cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu. vô hiệu.
- Hành vi cố ý của một bên hoặc của người - Hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch
về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó. lập giao dịch đó
2. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô
hiệu do có lừa dối?
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân - họ hàng
của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên
thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo
dở do xây dựng trái phép 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu
hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày
21/11/2002) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ kí
ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà số 115/7E, Nguyễn Kiệm, quận
Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa
anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 Bộ luật Dân sự để giải quyết.”
3. Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị
biết.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ:
Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 03/11/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
Ngày 28/06/2001 Công ty TNHH thuỷ tinh Vĩnh Ký, ký hợp đồng số 01 “chuyển quyền
sử dụng đất” cho Công ty Trang Anh Vĩnh 42.175m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sông Bé cấp cho Công ty Vĩnh Ký ngày 18/02/1995 bao
gồm 10.000m2 đất xây dựng nhà máy, 32.175m2 là đất sản xuất nông nghiệp.
Tháng 09/1995 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 247/TTg không cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất. Năm 1996, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sông Bé có Công văn 1426 đề nghị Công
ty Vĩnh Ký thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy. Công ty Vĩnh Ký đã biết 10.000m2 đất
không còn sử dụng được vào mục đích xây dựng nhà máy nhưng khi ký hợp đồng đã gian dối
không thông báo tình trạng sử dụng đất cho công ty Trang Anh Vĩnh.
→ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
Huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 314/DSPT ngày 11/12/2002 của Toà Phúc thẩm Toà án
nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án sơ thẩm số 1148/DSST Ngày
24/07/2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với vụ án dân sự “Tranh chấp
7
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH công nghiệp
may thêu thời trang Trang Anh Vĩnh với bị đơn là Công ty TNHH Thuỷ tinh Vĩnh Ký.
4. Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Vì sao?
- Hướng giải quyết trên hoàn toàn phù hợp với Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, vì:
- Anh Nguyễn Thế Vinh (con bà Trần Thị Phố) và những người có liên quan dù hiểu rõ về
tình trạng về nhà, đất tại thời điểm hoán nhượng thì UBND TP. HCM đã có Quyết định số
1997/QĐ-UB ngày 10/5/2002 (về việc thu hồi đất và giao đất xây dựng khu đô thị mới) và
Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002 (về đền bù, hỗ trợ tái định cư) nhưng vẫn cố ý
không thông báo cho ông Đô, bà Thu. Ông Đô, bà Thu không biết tình trạng căn nhà được
hoán nhượng đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được
bồi thường giá trị căn nhà, còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định
cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2002 dẫn đến việc hiểu lệch tính chất của
đối tượng và tiến hành giao dịch hoán nhượng.
- Hành vi trên là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu
sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác
lập giao dịch đó. Do đó giao dịch trên vẫn bị vô hiệu theo Điều 127 của Bộ luật Dân sự
2015.
5. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa
án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
- Theo Toà án, dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2015 thì bà Nhất
không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu vì bà Nhất không phải
là một bên trong giao dịch và ông Tài mới là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng có tranh chấp vô hiệu.
- Nếu trong trường hợp bà Nhất khởi kiện thì Tòa án phải căn cứ vào quy định tại Điều 28,
Luật hôn nhân gia đình về “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” để xác định hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên vô hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều
127 Bộ luật Dân sự.
6. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
- Theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối không còn. Vì
theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Dân sự 1995 thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu do lừa dối là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập; theo khoản 1
Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005 thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do
lừa dối là hai năm, kể từ ngày xác lập; còn Điều 159, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong
trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu vụ án dân sự là
hai năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm. Như vậy, tháng 8/2007 bà Nhất biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký bà để nhượng đất cho
ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 mới khởi kiện là đã vượt quá thời hạn hai năm nên quyền
khởi kiện của bà Nhất đã hết thời hiệu khởi kiện.
7. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối,
Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa
án vẫn công nhận hợp đồng. Vì theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 và khoản 1 Điều
131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.” Tuy
nhiên trong trường hợp này thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đã hết. Khi
đã hết thời hiệu khởi kiện thì giao dịch dân sự sẽ không bị tranh chấp về hiệu lực nữa, chủ thể
không còn quyền khởi kiện, bên giả thiết mình có quyền và lợi ích bị xâm phạm mất quyền

8
yêu cầu Tòa án can thiệp, bảo vệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy giao
dịch dân sựu không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên kể
từ thời điểm xác lập không chấm dứt, có nghĩa là hợp đồng đã ký kết trong trường hợp này
mặc nhiên vẫn được Tòa án công nhận.
8. Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng
của Bộ luật Dân sự 2015 vào tính tiết như trong Quyết định số 210?
- Câu trả lời cho các câu hỏi trên có sự khác biệt nếu áp dụng các quy định tương ứng của Bộ
luật Dân sự 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210. Vì theo điểm b khoản 1 Điều 132
Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 2 năm
kể từ khi người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối. Vào lúc
giao dịch thì ông Tài không biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký cho đến lúc khởi kiện chưa quá
hai năm nên vẫn có thể kiện được.
BÀI 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1. Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả nhau
những gì đã nhận.
- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
2. Trên cơ sở Bộ luật Dân sự, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú
Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Khi giao dịch dân sự trở nên vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận. Vì vậy, khi xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công
ty Phú Mỹ thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng.
3. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào?
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công ty Orange
đã thực hiện là: Nếu xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh
toán cho công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange
đã thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, còn nếu hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì buộc công
ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng với tiền lãi suất do
chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới
khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu.
Hướng giải quyết của Hội đồng Thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu chưa thực sự hợp lý. Căn cứ theo Điều
131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại
tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong bản án chưa xác định được
rõ là lỗi trong hợp đồng là bên nào sai cũng như không xác định được hợp đồng này vô hiệu
hay hợp pháp. Tuy nhiêu nếu hợp đồng vô hiệu thì bên phía Công ty Phú Mỹ sẽ không phải
trả thêm bất kỳ khoản tiền nào cho Công ty Orange, chỉ hoàn trả những gì Công ty Orange
cung cấp cho Công ty Phú Mỹ và ngược lại.

9
5. Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange
đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý
khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của
anh/chị về chủ đề này như thế nào?
- Nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty
Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo
thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Nội dung xử lý này khác với trường hợp xác định hợp đồng vô hiệu là việc Công ty Phú Mỹ
sẽ phải bồi thường cho Công ty Orange tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của
pháp luật.
- Theo bản án trên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ các vấn đề và
chưa thu thập đủ tài liệu về tính hợp pháp của hợp đồng mà đã ra quyết định là không đúng.
Vì thế, khi xét giải quyết các vụ án, Tòa án phải yêu cầu đương sự cung cấp đầy đủ các tài
liệu và bằng chứng để chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp để làm rõ các vấn đề về
vụ án, tránh dẫn tới các sai lầm và gây thiệt hại không đáng có cho các bên.
6. Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng
vô hiệu?
Tuy rằng Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xác định rằng hợp đồng chuyển nhượng
này không có vi phạm về mặt nội dung như Tòa phúc thẩm đã tuyên do nó đã thỏa mãn ba
điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
Thế nhưng trong quyết định số 75, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao vẫn xác định hợp đồng
vô hiệu là do hợp đồng chuyển nhượng này vi phạm về mặt hình thức theo quy định tại Điều
129 Bộ luật Dân sự 2015: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu là do lỗi của vợ chồng anh Dự không chịu hợp tác để hoàn
thiện thủ tục về mặt hình thức của hợp đồng.
7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng
vô hiệu trong Quyết định trên.
Việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định
trên là hợp lý. Vì theo thông tin từ quyết định số 75 thì Toà án nhân dân huyện Yên Lạc đã
có Quyết định số 01/TA vào ngày 18/10/2010 gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình
thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc vẫn không chịu hợp tác để hoàn thiện
các thủ tục về hình thức của hợp đồng. Lẽ ra, hợp đồng phải được tuyên vô hiệu ở Tòa án cấp
sơ thẩm. Vì vậy cho nên việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu
là hoàn toàn hợp lý với Điều 129 của Bộ luật Dân sự hiện hành.
8. Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi
thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo thông tin trong Quyết định số 75 thì hợp đồng vô hiệu là do lỗi của anh Dư và chị
Chúc không hợp tác để hoàn thiện các thủ tục về mặt hình thức của hợp đồng chứ không phải
là do lỗi của ông Sanh và theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 : “Giao dịch dân
sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu” và khoản 2 và khoản 4
Điều 131: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận”. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị
giá thành tiền để hoàn trả. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Do đó, anh Dư, chị
Chúc sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại cho ông Sanh tương đương với phần giá trị hợp đồng
đã thanh toán, bao gồm: 82,051% giá trị hợp đồng là: 160.000.000 đồng; 100% thiệt hại, trong
đó có số tiền bồi thường thiệt hại do lỗi gây ra là: 4.660.450.000đ (trong bản án phúc thẩm là
330.225.000 đồng) và thanh toán giá trị công trình xây dựng trên đất là: 163.000.000 đồng
(trong bản án phúc thẩm là 81.500.000đ), tổng cộng là: 983.450.000 đồng.

10
9. Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận cấp
cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền
để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự
vô hiệu không? Vì sao?
Trong bản án số 133, tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận
cho ông Văn bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Vì căn cứ theo khoản 2 Điều
131 Bộ luật Dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Trên thực tế diện tích đất 350𝑚2 đất giáp
quốc lộ 47, thôn Tân Cộng, xã Đông Tân, huyện Đông Sơn là của vợ chồng ông Bùi Tiến Văn
và bà Nguyễn Thị Tằm. Năm 2008 vợ chồng ông Văn đã đồng ý cho vợ chồng anh Dậu mượn
trích lục đất để thế chấp vay ngân hàng làm ăn. Thế nhưng lợi dụng lúc bà Tằm đi vắng, anh
Dậu đã lập sẵn các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho anh Dậu, anh Bình và anh Sinh
mà không phải là đi thế chấp ngân hàng như đã nói. Do tin tưởng anh Dậu nên ông Văn không
đọc kĩ hợp đồng và ký thay bà Tằm. Sau quá trình giám định chữ kí trên các tài liệu thì nhận
thấy không phải là cùng một người ký và viết ra. Vậy nên tòa án quyết định hủy giấy chứng
nhận cấp cho anh Dậu là điều có căn cứ. Việc giao dịch dân sự bị tòa án tuyên bố vô hiệu đã
làm vô hiệu hợp đồng tặng cho giữa ông Văn, bà Tằm và anh Dậu, qua đó cũng làm vô hiệu
hợp đồng tặng cho giữa anh Dậu, anh Bình và anh Sinh. Vì vậy, Tòa án đã hủy giấy chứng
nhận cấp cho anh Dậu và cho ông Văn, bà Tằm có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền
để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng như ban đầu theo trình bày trong bản án.

 Kết thúc 
Cảm ơn thầy đã theo dõi bài!

11

You might also like