You are on page 1of 14

HỆ THỐNG ÔN TẬP VÀ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP

Học phần: LUẬT DÂN SỰ 1


Quy định:
- Khi vấn đáp có 02 phần: phần cơ bản (phần cứng) và phần mở rộng – nâng cao, phân bổ tương
đối ở cấu trúc đề cương học phần và dễ cho việc hỏi vấn đáp thực tế mở rộng nội dung.
- Điểm cho phần trả lời câu hỏi “phần cứng”, chuẩn bị trong đề là 5/10 (bao gồm SV trình bày
phần đã chuẩn bị 3/10 + hỏi đáp của GV làm rõ thêm nội dung đã chuẩn bị 2/10). Mục đích
đánh giá việc nhớ, thuộc, tái hiện kiến thức cơ bản của học phần, đạt mức độ trung bình.
Chúng ta có 100 câu hỏi vấn đáp cho phần này.
- Điểm cho phần vấn đáp kiến thức mở rộng, nâng cao và chuyên sâu 5/10 (bao gồm hai mức:
mở rộng 3/10, nâng cao và chuyên sâu 2/10), Mục đích đánh giá khả năng hiểu và vận dụng
kiến thức, phân loại mức độ khá giỏi. Câu hỏi phần này được giảng viên nêu trực tiếp khi vấn
đáp.
- Thời gian vấn đáp trung bình của mỗi sinh viên là 10 – 15 phút.

Kết cấu câu hỏi phần cơ bản

Phần đề nội dung câu hỏi chú


1 môn Luật Dân Sự 1
2 nhân - chủ thể pháp luật dân sự
3 nhân và các tổ chức trong quan hệ
PLDS
4 sản
5 dịch dân sự
6 diện
7 hạn, thời hiệu
Quyền
8 sở hữu
9 kế
Tổng cộng 100
Phần 1 – Nhập môn Luật dân sự 1
1. Hãy trình bày về nội dung đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.
2. Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Hãy trình bày những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự.
3. Nguồn luật là gì? Hãy trình bày về các nguồn của luật dân sự.
4. Hãy trình bày về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
5. Hãy trình bày về thứ tự ưu tiên áp dụng pháp luật dân sự.

Phần 2 – Chủ thể cá nhân


6. Năng lực pháp luật dân sự dân sự là gì? Hãy trình bày về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân.
7. Năng lực hành vi dân sự là gì? Hãy trình bày nội dung năng lực hành vi dân sự của người chưa thành
niên. Nêu ví dụ minh họa.
8. Năng lực hành vi dân sự là gì? Hãy trình bày nội dung năng lực hành vi dân sự của người thành niên
nhưng gặp trở ngại về nhận thức hoặc hành vi. Nêu ví dụ minh họa.
9. Quyền nhân thân là gì? Trình bày các đặc điểm pháp lý về quyền nhân thân của cá nhân theo BLDS
2015.
10. Quyền nhân thân là gì? Trình bày các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân theo quy định
của BLDS 2015.
11. Giám hộ là gì? Trình bày điều kiện và đặc điểm pháp lý của các chủ thể trong quan hệ giám hộ theo
BLDS 2015.
12. Giám hộ là gì? Trình bày căn cứ xác lập và chấm dứt quan hệ giám hộ theo BLDS 2015.
13. Nơi cư trú là gì? Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản về nơi cư trú của cá nhân theo quy định
của BLDS 2015.
14. Tuyên bố mất tích là gì? Hãy mô tả trình tự yêu cầu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất
tích.
15. Tuyên bố chế là gì? Hãy mô tả trình tự yêu cầu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết
Phần 3 – Chủ thể tổ chức
16. Pháp nhân là gì? Hãy trình bày điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân theo BLDS
2015.
17. Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân với cá nhân.
18. Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Cho ví dụ minh họa.
19. Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân với chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân.
20. Trình bày quy định về tên pháp nhân theo BLDS 2015. Cho biết quan điểm của anh/chị về quy định
này.
21. Phân biệt đặc điểm, điều kiện và hậu quả pháp lý của chia pháp nhân và tách pháp nhân.
22. Phân biệt đặc điểm, điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân.
23. Hãy trình bày tư cách chủ thể và cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình theo
BLDS 2015.
24. Hãy trình bày tư cách chủ thể và cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân sự của tổ hợp tác theo
BLDS 2015.
25. Hãy trình bày cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo
BLDS 2015.
Phần 4 – Tài sản
26. Trình bày và phân biệt đặc điểm của tài sản theo quy định tại K1, Đ105 BLDS 2015. Cho ví dụ
minh họa.
27. Phân biệt động sản và bất động sản. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
28. Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ
minh họa.
29. Phân biệt vật chia được và vật không chia được. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
30. Phân biệt vật chính và vật phụ. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
31. Phân biệt vật tiêu hao và vật tiêu hao. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
32. Phân biệt vật đặc định và vật cùng loại. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
33. Phân biệt hoa lợi và lợi tức. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
34. Quyền tài sản là gì? Cho một ví dụ về quyền tài sản. Giải thích và làm rõ các đặc điểm của tài sản
thông qua ví dụ này.
35. Đăng ký tài sản là gì? Loại tài sản nào phải đăng ký? Cho biết ý nghĩa pháp lý và thực tiễn của việc
đăng ký tài sản.

Phần 5 – Giao dịch


36. Giao dịch dân sự là gì? Trình bày các dấu hiệu của giao dịch dân sự.
37.Phân biệt hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Cho ví dụ minh họa.
38.Hiệu lực của giao dịch dân sự là gì? Trình bày các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Cho ví dụ minh họa.
39. Trình bày hậu quả của việc chủ thể giao dịch dân sự chưa có năng lực phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập. Cho ví dụ minh họa.
40. Trình bày về hình thức của giao dịch dân sự. Cho ví dụ với mỗi hình thức.
41. Trình bày nội dung quy định giao dịch dân sự có điều kiện. Cho ví dụ minh họa.
42. Trình bày nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự theo quy định pháp luật hiện hành.
43. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
44. Trình bày các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và cho ví dụ.
45. Trình bày các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và cho ví dụ.
46. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Cho ví dụ minh
họa.
47. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần và giao dịch dân sự vô hiệu một phần. Cho ví dụ mình
họa.
48. Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật? Giải thích và cho ví dụ.
49. Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo? Giải thích và cho ví dụ.
50. Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn? Giải thích và cho ví dụ.
51. Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép? Giải thích và cho ví dụ.
52. Trình bày về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Cho ví dụ minh họa.
53. Hãy trình bày nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Cho ví dụ minh họa.
Phần 6 – Đại diện
54.Đại diện là gì? Trình bày khái niệm và đặc điểm của quan hệ đại diện. Gợi ý: dựa trên cấu thành của
quan hệ pháp luật.
55. Trình bày điều kiện để cá nhân thực hiện vai trò của người đại diện.
56. Trình bày hậu quả pháp lý của hành vi đại diện.
57. Trình bày căn cứ xác lập quyền đại diện và cho ví dụ minh họa cụ thể.
58. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
59. Trình bày nội dung quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân.
60. Trình bày nội dung quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
61. Trình bày nội dung quan hệ đại diện theo ủy quyền.
62. Trình bày khái niệm phạm vi đại diện và cách xác định phạm vi đại diện. Cho ví dụ minh họa.
63. Trình bày hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.
Phần 7 – Thời hạn / Thời hiệu
64. Trình bày khái niệm thời hạn và nêu ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn.
65. Trình bày quy định về thời điểm bắt đầu thời hạn và kết thúc thời hạn.
 Thời điểm bắt đầu
-Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
-Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được
tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
-Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp
theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
 Thời điểm kết thúc
-Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
-Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối
cùng của thời hạn.
-Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng
cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc
vào ngày cuối cùng của tháng đó.
-Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của
năm cuối cùng của thời hạn.
-Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại
thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
-Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
66. Trình bày khái niệm và phân biệt các loại thời hiệu
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền
dân sự.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân
sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi
kiện.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
67. Trình bày nội dung quy định của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ
minh họa.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền
dân sự.
VD: Ngày 10/2/2024, anh A nhặt được một cái đồng hồ ở bến xe buýt. Sau đó anh A đã giao nộp
chiếc đồng hồ cho cơ quan công an thành phố vào cùng ngày. Nếu đến ngày 11/2/2024, không có ai
đến nhận cái đồng hồ thì nó thuộc quyền sở hữu của người tìm thấy là anh A
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân
sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
VD: Khi con đủ 18 tuổi trở lên, cha mẹ không còn nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con
nữa
68. Trình bày nội dung quy định của thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc
dân sự. Cho ví dụ mình họa.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi
kiện.
VD: Ngày 2/2/2020, anh A và anh B xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa 2 bên. Nhưng đến ngày
3/3/2024, anh A mới kiện anh B về vi phạm hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Yêu cầu bị Tòa án bác
bỏ vì hết thời hiệu khởi kiện (điều 429 BLDS 2015)
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
VD: Ngày 5/5/2019, anh A trên đường đi làm về bị anh B đang say đột ngột chặn xe đánh. Theo quy
định tại điều 596 BLDS 2015, anh B phải bồi thường cho anh A. Tuy nhiên, anh A lại không yêu cầu
bồi thường do thấy anh B không cố ý. Đến ngày 2/1/2024, anh A lâm vào nợ nần nên yếu cầu anh B
bồi thường khoản tiền lúc trước để có tiền trả nợ. Yêu cầu của anh A bi từ chối vì đã hết thời hiệu yêu
cầu bồi thường thiệt hại theo luật số 10/2017/QH14 của Quốc hội.
Phần 8 – Quyền đối với tài sản
69. Trình bày nội dung của quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự hiện hành.
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm
giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản là người đó thực hiện việc
chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
Người có quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao địch dân sự là có quyền quyền
sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được
chủ sở hữu đồng ý.
70. Trình bày nội dung của quyền sử dụng theo pháp luật dân sự hiện hành.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền này có thể được
chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc quy định của PL
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận vởi chủ sở hữu hoặc quy định của
PL
71. Trình bày nội dung của quyền định đoạt theo pháp luật dân sự hiện hành.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu
hủy tài sản.
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của
pháp luật.
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu
hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu
hoặc theo quy định của luật.
Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì
Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
72. Trình bày nội dung nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp PL quy định

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ
trường hợp PL quy định

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với
quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được PL quy
định nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
73. Trình bày và phân loại các căn cứ xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ. (Sáng tác văn học, nghệ thuật, doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử,…)
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác. (Mua bán, tặng cho,…)
3. Thu hoa lợi, lợi tức. (Gửi tiết kiệm ngân hàng thu lãi suất ngân hàng…)
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. (góp nguyên liệu chế biến thức uống, góp vốn
mở công ty…)
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với
- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (nếu là động sản, sở hữu của người phát hiện;
nếu là bất động sản, thuộc về NN) (điều 228 BLDS)
- Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (điều 229 BLDS)
- Tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (điều 230 BLDS)
- Gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. (điều 232 (gia cầm) và 233 (dưới
nước) BLDS)
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật
này): liên tục và công khai trong 10 năm (động sản), 30 năm (bất động sản)
8. Trường hợp khác do luật quy định.
74. Trình bày quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Cho ví dụ minh
họa.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu xđ theo thứ tự:
1.Theo luật quy định (BLDS, luật khác có liên quan)
2.Do thỏa thuận của các bên
3.Thời điểm tài sản được chuyển giao: khi bên có quyền or ng đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài
sản
TH tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức: hoa lợi, lợi tức đó thuộc về bên có tài
sản chuyển giao
75. Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của xác lập quyền sở hữu đối với trường hợp người phát hiện
và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị
chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
1.Tài sản vô chủ, không xác định được chủ sở hữu là ai:
*Đặc điểm: - Tài sản vô chủ: tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu
- Tài sản không xác định được chủ sở hữu: tài sản mà chủ sở hữu không biết rõ danh tính
*Hậu quả pháp lý: - Tài sản vô chủ: Nếu tài sản là động sản, thuộc quyền sở hữu of người phát hiện
or người đang quản lý. Nếu tài sản là bất động sản, thuộc về NN
- Tài sản không xác định được chủ sở hữu:
+ Người tìm thấy phải thông báo or giao nộp cho cơ quan NN gần nhất=>thông báo công khai cho
chủ sở hữu nhận lại
+ Sau 1 năm từ ngày thông báo, không tìm thấy chủ sở hữu của động sản=> thuộc về người phát hiện
tài sản
+Sau 5 năm từ ngày thông báo, không tìm thấy chủ sở hữu của bất động sản=> thuộc về NN, người
phát hiện hưởng khoản tiền theo luật định
2. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
*Đặc điểm: - Tài sản bị đánh rơi: thường được phát hiện trên đường đi, vỉa hè…
- Tài sản bị bỏ quên: thường được phát hiện ở các vị trí được lựa chọn để đồ
*Hậu quả pháp lý:
- Biết được địa chỉ người đánh rơi, bỏ quên: người phát hiện phải thông báo or trả lại cho người đó
- Không biết được địa chỉ người đánh rơi, bỏ quên: người phát hiện phải thông báo or giao nộp cho cơ
quan NN gần nhất =>thông báo công khai cho chủ sở hữu nhận lại
- Sau 1 năm không xác định được chủ sở hữu or không đến nhận:
+ (Giá trị tài sản) ≤ 10 x (Lương cơ sở) => thuộc về người nhặt đc
+ (Giá trị tài sản) ≥ 10 x (Lương cơ sở)
Giá trị tài sản−Phí bảo quản
=> người nhặt (10 x (Lương cơ sở) + )
2
=> NN (giá trị còn lại)
+ Tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa => thuộc về NN, người nhặt hưởng khoản tiền theo luật định
3. Tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm
*Đặc điểm:
76. Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của xác lập quyền sở hữu đối với trường hợp người phát hiện
và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc.
Bắt được Chủ không nhận Chủ nhận
Người bắt Nuôi giữ 6 tháng từ khi thông báo (1 Nếu gia súc sinh trong
Thông báo ngay năm đối với gia súc thả time nuôi giữ => hưởng
cho UBND gần rông theo tập quán) => gia nửa số gia súc sinh ra
nhất súc + số gia súc sinh ra (50% giá trị)
trong thời gian nuôi giữ Bồi thường nếu cố ý làm
chết gia súc
Chủ sở hữu Trả tiền công nuôi giữ +
chi phí khác cho người
bắt được

77. Trình bày nội dung về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2.Nghĩa vụ Bảo vệ môi trường Tôn trọng, bảo Tôn trọng quy tắc
đảm trật tự, an toàn xây dựng
xã hội
Nội dung -Tuân thủ quy định -Không lạm dụng -Bảo đảm an toàn,
bảo vệ môi trường quyền gây mất trật độ cao, khoảng
-If làm ô nhiễm, tụ, an toàn xã hội, cách mà PL quy
phải chấm dứt làm thiệt hại đến định
hành vi làm ô lợi ích quốc gia, -Không xâm phạm
nhiễm, khắc phục công cộng, dân quyền & lợi ích
hậu quả, bồi tộc… hợp pháp của chủ
thường thiệt hại sở hữu, người có
quyền khác đối với
tài sản là BĐS liền
kề & xung quanh

78. Trình bày nội dung và trình tự áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật hiện
hành.
79. Phân biệt chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ PL Chiếm hữu không có căn cứ PL
Tính chất -Hợp pháp -Bất hợp pháp
-Phù hợp quy định of PL -Ko phù hợp quy định of PL
-Đc PL bảo vệ -Ko đc PL bảo vệ
Các trường Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản Không phù hợp vs các TH của
hợp (165 Ng được chủ sở hữu ủy quyền chiếm hữu có căn cứ PL
BLDS) quản lý
Ng đc chuyển giao quyền
chiếm hữu qua giao dịch dân sự
phù hợp quy định PL
Ng phát hiện, giữ tài sản vô chủ
or ko xác định đc chủ sở hữu,
đánh rơi, bỏ quên…
Ng phát hiện, giữ gia súc, gia
cầm, vật nuôi dưới nước bị thất
lạc
TH khác
Hậu quả pháp Dẫn đến việc xác lập quyền sở Không thể dẫn đến việc xác lập
lý hữu quyền sở hữu
Ví dụ Anh A sở hữu hợp pháp 1 mảnh Anh B ăn cắp 1 chiếc xe và sử
đất và trồng trọt trên mảnh đất dụng nó bất hợp pháp
này

80. Phân biệt quyền của người chiếm hữu và quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu ủy
quyền.
Quyền of ng chiếm Quyền chiếm hữu of Quyền chiếm hữu of
hữu người sở hữu ng đc ủy quyền
Áp dụng Cả ng chiếm hữu có Chỉ chủ sở hữu Chỉ người được ủy
và ko có căn cứ PL quyền
Phạm vi Hạn chế Toàn diện Giới hạn theo ủy quyền
quyền
lợi
Thời hạn Tùy thuộc vào tình Vô thời hạn Tùy theo thời hạn ủy
trạng chiếm hữu (nếu quyền
người có tranh chấp
chứng minh được
người chiếm hữu
không có quyền)
Mục Bảo vệ quyền lợi của Thực hiện quyền sở Thực hiện quyền lợi
đích người chiếm hữu hữu của chủ sở hữu

81. Trình bày và phân tích ý nghĩa thực tế của nguyên tắc suy đoán tình trạng và quyền của người chiếm
hữu.
82. Trình bày khái niệm và phân loại sở hữu chung.
83. Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng.
Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
84. Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên
gia đình.
85. Liệt kê các quyền đối với bất động sản liền kề theo BLDS 2015 và trình bày nội dung của những
quyền này.
86. Trình bày căn cứ xác lập và nguyên tắc thực hiện quyền hưởng dụng.
87. Trình bày căn cứ xác lập và nguyên tắc thực hiện quyền bề mặt.
Phần 9 – Thừa kế
88. Thừa kế là gì? Trình bày nội dung của quyền thừa kế.
89. Trình bày nội dung pháp lý về thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm
mở thừa kế. Cho ví dụ
90. Trình bày nội dung pháp lý về địa điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của việc xác định địa điểm mở
thừa kế. Cho ví dụ
91. Trình bày quy định về người thừa kế. Phân biệt người thừa kế và người để lại thừa kế.
92. Trình bày quy định về người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản.
93. Di chúc là gì? Nêu các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Cho biết cơ sở pháp lý.
94. Di chúc miệng là gì? Trình bày các điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực.
95. Trình bày phương thức xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Cho ví dụ
minh họa.
96.Thừa kế theo pháp luật là gì? Trình bày điều kiện áp dụng thừa kế theo pháp luật.
97. Trình bày nội dung quy định về người thừa kế theo pháp luật.
98. Thừa kế thế vị là gì? Nêu điều kiện để áp dụng thừa kế thế vị. Cho ví dụ minh họa.
Trình bày nội dung phân chia di sản thừa kế và cho một tình huống minh họa.
Tài liệu đọc để chuẩn bị cho phần vấn đáp nâng cao - mở rộng
Tài liệu khoa học
1) Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên). Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015.
Án lệ
1) Án lệ 31/2020/AL.
2) Án lệ 02/2016/AL.
Một số bài viết gợi ý - tham khảo
1) Quy định về sở hữu chung và sở hữu chung trong thừa kế. https://stp.thuathienhue.gov.vn/?
gd=12&cn=82&tc=6602
2) ThS Nguyễn Hoàng Long (2018). Quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tạp chí Tòa án.
https://tapchitoaan.vn/quyen-tai-san-theo-quy-dinh- cua-bo-luat-dan-su-nam-2015
3) Nguyễn Ngọc Điện (2015). Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong luật dân sự. Tạp chí nghiên cứu
Lập pháp. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=209031
4) ThS. Nguyễn Văn Tiến (2021). Quyền tự bảo vệ - Một nội dung của quyền sở hữu tài sản theo quy định của
Bộ luật dân sự 2015. https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahU
KEwilmJ7Wy4b- AhW3t1YBHSfPDIEQFnoECCgQAQ&url=https%3A%2F%2Fvjol.info.vn%2Findex
.php%2Ftks%2Farticle%2Fdownload%2F66775%2F56365%2F&usg=AOvVaw13iwt WZPbqLk-5JJ1RiUrI
5) Khác… (Sinh viên tự đọc và nghiên cứu, không nên giới hạn chỉ trong những bài trên này).
Trang web
1) Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: lapphap.vn
2) Thông tin pháp luật dân sự - https://phapluatdansu.edu.vn/

You might also like