You are on page 1of 4

BỘ ĐỀ THI NHẬP MÔN LUẬT HỌC

1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, pháp luật là gì? Anh chị có nhận xét gì
về khái niệm pháp luật theo quan điểm này?
2. Hãy cho biết các vai trò cơ bản của pháp luật?
3. Hãy trình bày các chức năng của pháp luật?
4. Hãy định nghĩa pháp luật theo quan điểm của trường phái Luật tự nhiên là gì?
5. Anh chị hãy đánh giá ưu điểm và hạn chế của trường phái pháp luật tự nhiên?
6. Có ý kiến cho rằng “không thể có luật nào là luật tự nhiên” anh chị suy nghĩ như thế
nào về vấn đề này?
7. Theo trường phái thực chứng pháp lý, pháp luật là gì?
8. Có ý kiến cho rằng “pháp luật thuộc về kẻ mạnh”. Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề
này? Thử liên hệ với thực tiễn Việt Nam để chứng minh cho câu trả lời của anh (chị)
9. Hãy phân biệt Luật quốc gia và luật quốc tế? mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật
quốc tế?
10. Hãy nêu các tiêu chí dung để phân biệt Luật công và luật tư? Tại sao nói Luật Hiến
pháp là lĩnh vực luật công
11. Việc phân biệt pháp luật thành Luật nội dung và luật tố tụng là dựa trên những tiêu
chí nào? Hãy lấy ví dụ những lĩnh vực pháp luật nội dung và những lĩnh vực pháp luật
tố tụng
12. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Tại sao văn bản quy phạm pháp luật lại có thể
chưa đầy đủ và khiếm khuyết?
13. Phân biệt tập quán pháp và tiền lệ pháp?
14. Trong trường hợp nào thì tập quán trở thành nguồn của pháp luật?
15. Điều kiện để bản án trở thành án lệ?
16. Lẽ công bằng, công lý trở thành nguồn của pháp luật trong trường hợp nào?
17. Anh chị hãy nêu các tiêu chí cơ bản để phân loại pháp luật? Với mỗi tiêu chí đó? Anh
chị hãy cho biết pháp luật có những loại nào?
18. Án lệ pháp là gì? Tiền lệ pháp có phải là án lệ hay không?
19. Có phải mọi bản án do tòa án tuyên đề là án lệ, có thể dùng để làm nguồn xét xử cho
các vụ án xảy ra sau này hay không? Tại sao
20. Anh chị hãy trình bày các ưu điểm và hạn chế của án lệ?
21. Hãy kể tên các loại nguồn của luật? Khi tòa án giải quyết tranh chấp, các nguồn luật
mà thẩm phán dựa vào đó giải quyết được xác định theo thứ tự ưu tiên nào?
22. Khi nào thì thẩm phán sử dụng tập quán vào giải quyết tranh chấp giữa các bên?
23. Việc giám sát tính thống nhất của hệ thống pháp luật ở Việt Nam được thực hiện
như thế nào? Làm thế nào để hạn chế tình trạng văn bản cấp dưới ban hành mâu
thuẩn với văn bản cấp trên?
24. Hãy trình bày khái niệm về Nhà nước?
25. Hãy cho biết các loại cơ quan trong bộ máy Nhà nước?
26. Quyền lực nhà nước là gì?
27. Nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức bộ máy nhà nước là gì? Việt Nam có
áp dụng Nguyên tắc này trong tổ chức bộ máy Nhà nước không? Tại sao?
28. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, việc áp dụng nguyên tắc “tam quyền phân lập” có
những ưu điểm và hạn chế gì?
29. Thế nào là văn bản luật và văn bản dưới luật?
30. Phân biệt Nguồn của luật và nguồn gốc của pháp luật?
31. Có phải là chỉ có quốc hội mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hay không?
32. Anh chị hãy trình bày hiệu lực về thời gian của văn bản pháp luật?
33. thế nào là hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật? Tại sao pháp luật
lại hạn chế việc quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) của văn bản pháp
luật?
34. Hãy cho biết các biện pháp kiểm soát tính thống nhất của văn bản? Trường hợp văn
bản cấp dưới mâu thuẩn với văn bản do cấp trên ban hành thì xử lý như thế nào?
35. Anh chị có suy nghĩa gì về tình trạng “phép vua thua lệ làng”? Đó có phải là luật tục
lấn át vai trò của pháp luật hay không?
36. Thế nào là quan hệ pháp luật? hãy trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật?
37. Chủ thể quan hệ pháp luật là gì? Có những loại chủ thể quan hệ pháp luật nào?
38. Thế nào là khách thể của quan hệ pháp luật?
39. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
40. Thế nào là năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật?
41. Thế nào là năng lực pháp luật của quan hệ pháp luật
42. Thế nào là quyền pháp lý?
43. Thế nào là nghĩa vụ pháp lý?
44. Quy phạm pháp luật là gì? Trình bày các thành phần của một quy phạm pháp luật?
45. Cho ví dụ về một quy phạm pháp luật và từ đó phân tích các thành phần của quy
phạm pháp luật đó?
46. Trách nhiệm pháp lý là gì? Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
47. Phân tích các yêu cầu để truy cứu trách nhiệm pháp lý?
48. Phân tích các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật?
49. Phân tích các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật?
50. Cho ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật và phân tích mặt khách quan của hành vi
vi phạm pháp luật?
51. Cho ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật và phân tích mặt khách thể của hành vi vi
phạm pháp luật?
52. Cho ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật và phân tích mặt chủ quan của hành vi vi
phạm pháp luật?
53. Cho ví dụ về một hành vi vi phạm pháp luật và phân tích mặt chủ thể của hành vi vi
phạm pháp luật?
54. Lỗi trong vi phạm pháp luật là gì? Phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý?
55. Khái niệm giải thích pháp luật? Khi nào cần phải giải thích pháp luật?
56. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?
57. Thực hiện pháp luật là gì? Thế nào là tuân thủ pháp luật?
58. Phân biệt tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật?
59. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng phạm luật?
60. Văn bản quy phạm pháp luật có ưu điểm và hạn chế gì so với các loại nguồn luật
khác?
61. Án lệ có ưu điểm và hạn chế gì so với các loại nguồn luật khác?
62. Tập quán có ưu điểm và hạn chế gì so với các loại nguồn luật khác?
63. Khái niệm và ý nghĩa của thực hiện pháp luật?
64. Áp dụng pháp luật là gì? Khi nào thì cơ quan Nhà nước phải áp dụng pháp luật?
65. Pháp nhân là gì? Phân tích khái niệm pháp nhân?
66. Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội khác?
67. Anh chị hãy trình bày các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật?
68. Hãy phân biệt vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm hình sự?
69. Khái niệm ngành luật, việc phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật
thường dựa trên những tiêu chí nào?
70. Thế nào là quy phạm pháp luật định nghĩa, lấy ví dụ minh hoạ? Phân tích thành phần
của quy phạm pháp luật định nghĩa?
71. Thế nào là quy phạm pháp luật điều chỉnh, lấy ví dụ minh hoạ? Phân tích thành phần
của quy phạm pháp luật điều chỉnh?
72. Phân tích hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian?
73. Anh chị hãy nêu tên các loại văn bản quy phạm phạm luật do Quốc hội và uỷ ban
thường vụ quốc hội ban hành?
74. Anh chị hãy nêu tên các loại văn bản quy phạm phạm luật do chủ tụch nước và chính
phủ ban hành?
75. Hãy cho biết các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là
thông tư?
76. Quan hệ pháp luật là gì? Căn cứ là phát sinh quan hệ pháp luật?
77. Thế nào là sự kiện pháp lý? Hãy cho biết các loại sự kiện pháp lý?
78. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là gì? Muốn kiểm tra hiệu lực của văn bản
quy phạm pháp luật thì anh chị sẽ làm thế nào?
79. Anh chị hãy kể tên một số website có thể sử dụng để tìm kiếm văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam?
80. Nếu một văn bản quy phạm phạm luật không rõ nghĩa thì anh chị sẽ sử dụng cách
nào để có thể hiểu được văn bản quy phạm pháp luật?
81. Trường hợp một tình huống pháp lý cần giải quyết mà không có quy phạm điều
chỉnh trực tiếp thì có thể sử dụng cách cách thức nào để giải quyết tình huống đó?
Nêu ví dụ minh họa?
82. Luật học và kinh tế học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
83. Anh chị hãy cho biết các hướng nghiên cứu luật học?
84. Anh chị hãy cho biết có các loại cơ sở đào tạo luật học nào tại Việt Nam?
85. Anh chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về lịch sử đào tạo ngành luật tại Việt
Nam?
86. Anh chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về lịch sử hình thành và phát triển
của Khoa Luật trường Đại học Kinh tế TP. HCM
87. Chức năng của Tòa án là gì? Hãy liệt kê các loại công chức tư pháp làm việc trong
ngành toà án?
88. Thẩm phán là ai? Anh chị hãy cho biết điều kiện để trở thành thẩm phán ở Việt Nam
hiện nay?
89. Kiểm sát viên là ai? Anh chị hãy cho biết điều kiện để trở thành kiẻm sát viên ở Việt
Nam hiện nay?
90. Chức năng của Viện kiểm sát?
91. Hãy nêu chức danh tư pháp của công chức làm việc trong Cơ quan thi hành án dân
sự và cho biết điều kiện để trở thành chức danh ấy?
92. Cử nhân Luật sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật
nào?
93. Luật sư là gì? Hãy kể tên các loại tổ chức hành nghề Luật sư ở Việt Nam?
94. Luật sư có phải là một công chức nhà nước hay không? Điều kiện để trở thành luật
sư là gì?
95. Công chứng là gì? Vai trò của công chứng?
96. Theo anh chị, người hành nghề luật cần có những phẩm chất gì?
97. Thế nào là thừa phát lại, điều kiện để trở thành Thừa phát lại?
98. Tại sao người luật sư cần tuân thủ đạo đức hành nghề?
99. Anh chị hãy cho biết mục tiêu đào tạo cử nhân luật tại Khoa luật, Đại học kinh tế TP.
HCM?
100. Hãy cho biết chuẩn đầu ra của cử nhân luật UEH?

You might also like