You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Phân tích khái niệm luật tố tụng dân sự?


2. Phân tích mối quan hệ giữa luật tố tụng dân sự với luật dân sự, luật hôn nhân và gia
đình, luật lao động, luật thương mại?
3. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự?
4. Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự? So sánh phương pháp điều
chỉnh của luật tố tụng dân sự với phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, luật tố tụng hình sự?
5. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật TTDS?
6. Trình bày các giai đoạn của tố tụng dân sự Việt Nam?
7. Phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?
8. Phân biệt vụ việc dân sự, vụ án dân sự và việc dân sự? Cho ví dụ.
9. Những điểm khác biệt giữa thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục TTDS thông thường?
10. Phân biệt thủ tục TTDS rút gọn và thủ tục giải quyết việc dân sự?
11. Những điểm khác biệt giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc
dân sự?
12. Phân tích nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự?
13. Phân tích nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự?
14. Phân tích nguyên tắc hòa giải trong TTDS?
15. Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
16. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự?
17. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể?
18. Phân tích nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai?
19. Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong TTDS?
20. Phân tích nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án?
21. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS?
22. Tại sao Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm theo thủ
tục thông thường?
23. Phân tích nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?
24. Phân tích sự phát triển từ nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong TTDS theo
BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đến nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét
xử theo BLTTDS năm 2015?
25. Phân tích nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm?
26. Phân tích nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân theo
pháp luật?
27. Phân tích nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự?
28. Phân tích nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền? Mối quan hệ giữa nguyên tắc này với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong TTDS và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?
29. Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền dân sự của tòa án trong luật TTDS?
30. Cơ sở xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc?
31. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền theo loại việc của Tòa
án?

1
32. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền theo
loại việc của Tòa án?
33. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền theo
loại việc của Tòa án?
34. Phân tích các tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền theo loại việc của
Tòa án?
35. Phân tích xu hướng mở rộng thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án trong luật
TTDS Việt Nam theo tiến trình cải cách tư pháp?
36. Vì sao các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động đều được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự?
37. Phân tích thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
trong giải quyết vụ việc dân sự?
38. Phân tích xu hướng mở rộng thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện
trong luật TTDS Việt Nam theo tiến trình cải cách tư pháp?
39. Cơ sở phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa
án nhân dân cấp tỉnh?
40. Phân tích thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện?
41. Phân tích thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
42. Phân biệt (1) vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài hoặc
cần ủy thác tư pháp ra nước ngoài và (2) vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
43. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với vụ án dân sự?
44. Phân tích thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?
45. So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
46. So sánh địa vị pháp lý của Thẩm phán và Thư ký tòa án trong tố tụng dân sự?
47. Phân tích các căn cứ thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân?
48. Phân tích mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong TTDS?
49. Phân tích vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự?
50. So sánh thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm và hội đồng xét xử phúc thẩm?
51. So sánh thành phần hội đồng xét xử vụ án dân sự và thành phần giải quyết việc dân
sự?
52. Phân tích khái niệm người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong TTDS?
53. Phân tích thành phần đương sự trong TTDS?
54. So sánh đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự?
55. Phân tích các đặc điểm của đương sự trong tố tụng dân sự?
56. Phân tích nội dung năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của đương
sự?
57. Phân tích các quyền và nghĩa vụ của đương sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương
sự trong TTDS (Điều 70 BLTTDS 2015)?
58. Phân tích các quyền và nghĩa vụ của đương sự thể hiện quyền tranh tụng của đương
sự trong TTDS (Điều 70 BLTTDS 2015)?
59. So sánh địa vị pháp lý của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự?
60. Phân biệt nguyên đơn và người khởi kiện trong vụ án dân sự?
61. Phân tích khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự?
62. Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập? Cho ví dụ.

2
63. So sánh địa vị pháp lý của nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập? Cho ví dụ.
64. Khái niệm người đại diện của đương sự? Ý nghĩa việc tham gia tố tụng của người đại
diện của đương sự?
65. So sánh địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy
quyền trong tố tụng dân sự?
66. Phân tích những trường hợp không được làm người đại diện? Vì sao có những hạn
chế đó?
67. So sánh địa vị pháp lý của người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự?
68. Phân tích điều kiện đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
69. Phân tích địa vị pháp lý của người làm chứng?
70. Phân tích địa vị pháp lý của người giám định?
71. Phân tích địa vị pháp lý của người phiên dịch?
72. Phân tích nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
73. Phân tích các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong TTDS Việt Nam?
74. Phân tích đối tượng chứng minh trong TTDS?
75. Phân tích các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong TTDS?
76. Phân tích khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ?
77. Phân tích khái niệm và các loại nguồn chứng cứ?
78. Bộ luật TTDS năm 2015 đã bổ sung các loại nguồn chứng cứ nào so với BLTTDS
năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)? Vì sao?
79. Phân tích quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ trong BLTTDS năm 2015 và mối
quan hệ giữa quy định này với nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử?
80. Phân tích quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự (khoản 3 Điều 96
BLTTDS năm 2015)
81. Phân tích quy định về xác minh, thu thập chứng cứ trong BLTTDS năm 2015 và mối
quan hệ giữa quy định này với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS?
82. Phân biệt trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong TTDS?
83. Phân biệt định giá tài sản và thẩm định giá tài sản trong TTDS?
84. Phân biệt ủy thác tư pháp và ủy thác thu thập chứng cứ?
85. Phân tích khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời?
86. Phân tích điều kiện áp dụng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời?
87. Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện? Phân tích những điểm mới về thời
hiệu khởi kiện trong BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2004 (sửa
đổi, bổ sung năm 2011)?
88. Phân biệt án phí, lệ phí và chi phí tố tụng?
89. Phân tích ý nghĩa, đặc điểm của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
90. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự?
91. Phân tích các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự?
92. Phân tích các điều kiện thụ lý vụ án dân sự?
93. Phân tích trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do “người khởi kiện không có
quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”?
94. Phân tích trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do “chưa có đủ điều kiện khởi
kiện”? Cho ví dụ.
3
95. Phân tích hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn khởi kiện?
96. Phân tích phạm vi khởi kiện vụ án dân sự?
97. Phân tích khái niệm yêu cầu phản tố. Phân biệt giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và
việc bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn. Cho ví dụ.
98. Phân tích các trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận? Cho ví dụ
từng trường hợp.
99. Phân tích các trường hợp yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
được chấp nhận? Cho ví dụ.
100. Phân tích thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
101. Trình bày những công việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
102. Phân tích ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự? Phân biệt giữa hoà giải vụ án dân sự
với việc các đương sự tự hoà giải trong tố tụng dân sự?
103. So sánh hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự với hòa giải theo Luật Hòa
giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
104. Phân tích nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự?
105. Phân tích đặc trưng của hòa giải vụ án dân sự trong TTDS Việt Nam so với các
loại hình hòa giải khác?
106. Phân tích phạm vi hòa giải vụ án dân sự?
107. Trình bày về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải? Ý nghĩa của phiên họp này?
108. So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp (1) các đương sự tự thỏa thuận
được về việc giải quyết vụ án trước phiên tòa sơ thẩm và (2) các đương sự thỏa thuận được về
việc giải quyết vụ án khi Tòa án tiến hành hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm.
109. So sánh hậu quả pháp lý trong hai trường hợp: (1) các đương sự thỏa thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm và (2) các đương sự
thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước phiên tòa phúc thẩm?
110. Phân tích và so sánh giữa quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở cấp
sơ thẩm với quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ở cấp phúc thẩm?
111. Phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
112. Phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
113. Phân tích hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự là cá nhân bị chết trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
114. So sánh tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
115. Phân biệt đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ xét xử phúc thẩm?
116. So sánh phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tòa dân sự phúc thẩm?
117. Phân tích các nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm?
118. Phân tích thành phần tham gia phiên tòa sơ thẩm?
119. Phân tích các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm?
120. Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa?
121. Phân tích nội dung của tranh tụng tại phiên tòa?
122. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện (1) tại
phiên tòa sơ thẩm, (2) trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, (3) tại phiên tòa phúc
thẩm?
123. Yếu tố tranh tụng được thể hiện như thế nào trong các quy định về trình tự tiến
hành phiên tòa sơ thẩm theo BLTTDS năm 2015?
124. Phân tích khái niệm phúc thẩm dân sự?
4
125. Phân tích đặc điểm của phúc thẩm dân sự?
126. So sánh kháng cáo và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
127. Phân tích các tiêu chí xác định tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị?
128. Phân tích hậu quả của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm?
129. Phân tích việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm?
130. Phân tích phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
131. So sánh tính chất của phúc thẩm và tính chất của giám đốc thẩm?
132. So sánh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm?
133. Phân tích việc cung cấp chứng cứ, tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc
thẩm?
134. Phân tích thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm?
135. Phân tích thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” của hội
đồng xét xử phúc thẩm?
136. Phân tích thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp
sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm” của hội đồng xét xử phúc thẩm?
137. Phân tích khái niệm “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”?
138. Phân tích sự thể hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong giai đoạn xét xử phúc thẩm và so sánh với sự thể hiện của nguyên tắc này trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm?
139. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự?
140. So sánh thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm?
141. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Cho ví dụ minh
hoạ?
142. Phân tích các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Cho ví dụ minh hoạ?
143. So sánh thủ tục tái thẩm với phúc thẩm?
144. So sánh thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với thời hạn kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm?
145. So sánh phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm với phiên tòa giám đốc thẩm?
146. So sánh giữa (1) đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự tại toà án cấp sơ thẩm, (2)
đình chỉ xét xử phúc thẩm và (3) huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
147. Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử giám đốc thẩm?
148. Phân tích các quyền hạn của hội đồng xét xử tái thẩm?
149. Phân tích các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong TTDS?
150. Phân tích ý nghĩa của việc quy định thủ tục rút gọn trong TTDS?

You might also like