You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ


BỘ MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CÂU HỎI ÔN TẬP


MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Thế nào là “vụ án dân sự”, “việc dân sự”, “vụ việc dân sự”?
2. Phân biệt “vụ án dân sự” với “việc dân sự”. Vì sao phải phân biệt “vụ án dân sự”
với “việc dân sự”?
3. Nêu và phân tích các nguyên tắc cơ bản đặc thù trong tố tụng dân sự.
4. Phân tích nguyên tắc “hòa giải trong tố tụng dân sự”.
5. Phân tích nguyên tắc “bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự”.
6. Phân tích nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự”. Cho
ví dụ minh họa.
7. Phân biệt “nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn” với “nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ của bị đơn”. Vì sao có sự khác biệt đó?
8. Phân tích nguyên tắc “quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự”. Cho ví dụ
minh họa.
9. Phân tích nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử”.
10. Phân tích nguyên tắc “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”.

CHƯƠNG II
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
11. Phân tích ý nghĩa, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng
trong tố tụng dân sự.
1
12. Trường hợp nào Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch
phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi?
13. Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “nguyên đơn” trong vụ án dân sự.
Cho ví dụ minh họa.
14. Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “bị đơn” trong vụ án dân sự. Cho
ví dụ minh họa.
15. Phân tích các điều kiện để xác định tư cách của “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan” trong vụ án dân sự. Cho ví dụ minh họa.
16. Điều kiện để trở thành “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của đương sự.
Phạm vi tham gia?
17. Điều kiện để trở thành “người làm chứng”. Phạm vi tham gia?
18. Điều kiện để trở thành “người giám định”. Phạm vi tham gia?
19. Điều kiện để trở thành “người phiên dịch”. Phạm vi tham gia?
20. Điều kiện để trở thành “người đại diện”. Phạm vi tham gia?
21. Phân biệt “người đại diện theo pháp luật” với “người đại diện theo ủy quyền” của
đương sự.
22. Phân biệt “người đại điện theo uỷ quyền” với “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp” của đương sự .
23. Người đại diện ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những
trường hợp nào?

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
24. Khái niệm, ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án.
25. Xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự như thế nào?
26. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo cấp là gì?
27. Thế nào là thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?
28. Phân biệt “đương sự ở nước ngoài” với “đương sự là người nước ngoài”.
29. Điều kiện để Tòa án ban hành quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác
giải quyết. Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp trong quá trình
chuyển vụ việc dân sự thì phải giải quyết như thế nào?
2
CHƯƠNG IV
CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ
30. Phân tích các đặc điểm của chứng cứ. Cho ví dụ minh họa.
31. Phân tích các cách xác định chứng cứ. Cho ví dụ minh họa.
32. Phân tích các tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh.
33. Phân tích và cho ví dụ minh họa nghĩa vụ chứng minh của chủ thể là đương sự.
34. Phân biệt “hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự” với “hoạt động thu thập
chứng cứ Tòa án”.

CHƯƠNG V
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ
40. Phân biệt “án phí dân sự” với “tạm ứng án phí dân sự”.
41. Nguyên tắc xác định “án phí dân sự sơ thẩm” và “án phí dân sự phúc thẩm”.
42. So sánh “án phí sơ thẩm” với “án phí phúc thẩm”.
43. Những trường hợp nào được miễn án phí, miễn nộp tạm ứng án phí. Cho ví dụ
minh họa.
44. Nêu mục đích của việc quy định án phí và lệ phí trong tố tụng dân sự.
45. Phân biệt “lệ phí giải quyết việc dân sự” với các loại “lệ phí khác”.

CHƯƠNG VI
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
35. Khái niệm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
36. Thời điểm đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời. Ý nghĩa của việc quy định về “thời điểm” này.
37. Tại sao gọi các biện pháp quy định tại Điều 102 BLTTDS là biện pháp khẩn cấp
tạm thời? Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
38. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời không đúng gây ra.

3
39. Nêu và phân tích “thủ tục khiếu nại” và “thủ tục giải quyết khiếu nại” đối với
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

CHƯƠNG VII
CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
40. Phân tích tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
41. Trình bày thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
42. Trình bày thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng.

CHƯƠNG VIII
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM
THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG
43. Chủ thể nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
44. Phân tích điều kiện khởi kiện.
45. Phân tích phạm vi khởi kiện. Cho ví dụ minh họa.
46. Soạn thảo những nội dung cơ bản của đơn khởi kiện đối với “tranh chấp về thừa kế
tài sản”; “tranh chấp về cấp dưỡng”; “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh, thương mại”; “tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử
dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”.
47. Thụ lý vụ án dân sự là gì? Ý nghĩa của việc xác định thời điểm thụ lý vụ án dân
sự? Trình bày thủ tục thụ lý vụ án dân sự (Thẩm quyền thụ lý, trình tự thụ lý, thời
điểm thụ lý).
48. Cách thức xác định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm? Vì sao lại có nhiều thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
49. Phân tích các điều kiện để yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận. Cho
ví dụ minh họa.
50. Phân tích các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện? Cho ví dụ minh họa.
51. Xác định phạm vi hòa giải của Tòa án trong tố tụng dân sự.
52. Xác định nội hàm “những vụ án dân sự không được hòa giải”?
53. Phân tích những căn cứ của vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Cho ví dụ
minh họa.
4
54. Phân biệt “những vụ án dân sự không được hòa giải” với “những vụ án dân sự
không tiến hành hòa giải được”.
55. Nêu những bước cơ bản của thủ tục hòa giải.
56. Thế nào là hòa giải thành? Thế nào là hòa giải không thành?
57. Nêu hậu quả pháp lý của việc hòa giải không thành, hậu quả pháp lý của hòa giải
thành.
58. Phân tích những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
59. Phân tích những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”.
60. So sánh hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với hậu quả
pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
61. So sánh “hoãn phiên tòa sơ thẩm” với “tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm”.
62. Nêu các bước của trình tự phiên tòa sơ thẩm. Bước nào của trình tự phiên tòa sơ
thẩm là quan trọng nhất? Tại sao?
63. Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm (sau khi đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ).
64. Phân biệt “triệu tập hợp lệ hai lần” với “triệu tập hợp lệ lần thứ hai”.

CHƯƠNG IX
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM
THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG
65. Nêu và phân tích khái niệm, ý nghĩa của “xét xử phúc thẩm”.
66. Trình bày phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
67. So sánh “phạm vi xét xử sơ thẩm” với “phạm vi xét xử phúc thẩm”.
68. Thế nào là “kháng cáo quá hạn”? Thế nào là “kháng nghị quá hạn”?
69. Hoãn phiên tòa phúc thẩm là gì? Phân tích căn cứ hoãn phiên tòa phúc thẩm. Cho
ví dụ minh họa.
70. Phân biệt trường hợp “người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm” với
trường hợp “người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm”.
71. Phân biệt “đình chỉ xét xử phúc thẩm” với “đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp
phúc thẩm”.

5
72. Phân biệt giữa “thủ tục phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng
nghị” với “thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị”.
73. Trình bày thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
74. Phân biệt hậu quả pháp lý của việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm với việc đương sự thỏa thuận được với nhau trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
75. Phân biệt “nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm” với “nội
dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm”.

CHƯƠNG X
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
76. Phân tích điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
77. Phân biệt “trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục thông thường” với
“trình tự tiến hành phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn”.
78. Phân biệt thành phần tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục thông thường với
thành phần tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn ?
79. So sánh “thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục
thông thường” với “thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ
tục rút gọn”.
80. Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường trong
những trường hợp nào? Cho ví dụ minh họa.

CHƯƠNG XI
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
81. Nêu và phân tích tính chất thủ tục “giám đốc thẩm” và thủ tục “tái thẩm”.
82. Phân tích điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
83. Phân tích điều kiện kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
84. Phân biệt trường hợp “kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án” với trường hợp “cố ý kết luận trái pháp luật”.

6
85. Phân biệt “thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” với “thời hạn kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm”.
86. So sánh “thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm” với “thẩm quyền của
Hội đồng xét xử tái thẩm”.
87. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp nào? Cho ví
dụ minh họa.
88. So sánh “thẩm quyền sửa án của Hội đồng xét xử phúc thẩm” với “thẩm quyền sửa
án của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm”.
89. So sánh “phạm vi xét xử phúc thẩm” với “phạm vi xét xử giám đốc thẩm”.
90. Trình bày thủ tục xem xét lại Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.

CHƯƠNG XII
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
91. So sánh “thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư
trú” với “thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích”.
92. Liệt kê các quyết định Tòa án ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu
và giá trị pháp lý của các quyết định đó.

7
BÀI TẬP
MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Tài liệu tham khảo


- Điều 1, Điều 3 – Điều 25 BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngôn ngữ khác sang Tiếng Việt
và ngược lại.
3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.
4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
5. Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.
Phần 2. Bài tập
Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong thời gian chung sống
vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm ấm,
hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tòa án xin được ly hôn. Vợ chồng có 01 con chung
tên Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V yêu
cầu được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng nuôi con, anh T cũng có
yêu cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con. Chị V và anh T
thống nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính
dùng để kinh doanh trò chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do
8
vợ chồng nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly
hôn anh chị thỏa thuận anh T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ
máy vi tính của tiệm internet và hoàn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng. Hỏi:
1. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên?
2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm
không?
3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên
không?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu
cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”. Cho ví dụ minh họa.
2. Trường hợp nào thì chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?
3. Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp tiền
tạm ứng án phí đối với yêu cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở?
4. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong giai
đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay không?
5. So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền thay
đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

CHƯƠNG II
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Tài liệu tham khảo


- Điều 46 – Điều 90 BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
9
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
2. Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
3. Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
4. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do Chánh án quyết định.
5. Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDS.
6. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi
trở lên.
7. Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đương sự.
8. Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết.
9. Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương
sự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự.
10. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân
thích của người đại diện đương sự.
Phần 2. Bài tập
TAND thành phố Y thụ lý một vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà T
(nguyên đơn) và bà H (bị đơn) và Chánh án đã phân công cho một Thẩm phán B giải
quyết. Sau đó, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Một thời
gian sau, Thẩm phán B được điều chuyển công tác về TAND tỉnh P, nên Chánh án
TAND thành phố Y đã giao vụ án cho Thẩm phán khác giải quyết.
Sau phiên xử sơ thẩm của TAND thành phố Y, đương sự kháng cáo. Thẩm phán B
được phân công xét xử phúc thẩm vụ án này. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu thay đổi
Thẩm phán B. Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi
Thẩm phán B.
Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 135/2017/DS-PT;
10
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Yêu cầu phản tố là gì? Yêu cầu độc lập là gì?
2. Có phải mọi yêu cầu của bị đơn đưa ra đều là yêu cầu phản tố hay không?
Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi là yêu cầu phản tố?
3. Có phải mọi yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra đều là
yêu cầu độc lập hay không? Hãy cho biết các điều kiện để một yêu cầu được coi
là yêu cầu độc lập?
4. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu phản tố thì Tòa
án có bắt buộc phải chấp nhận hay không?

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Tài liệu tham khảo


- Điều 26 – Điều 45 BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa cấp tỉnh.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên
công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo
thủ tục tố tụng dân sự.
3. Toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho
cha mẹ khi có tranh chấp.

11
4. Trong mọi trường hợp, nguyên đơn chỉ có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư
trú, làm việc, có trụ sở giải quyết tranh chấp khi đương sự đã có thỏa thuận với
nhau bằng văn bản.
5. Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú.
6. Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
7. Các tranh chấp về quốc tịch đều thuộc thẩm quyền giải quyết về dân sự của
Tòa án nhân dân.
8. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án cấp huyện luon do Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
9. Trong mọi trường hợp, Tòa án có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly hôn
đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.
10. Việc nhập hoặc tách vụ án có thể diễn ra trước khi Tòa án tiến hành thụ lý
vụ án dân sự.
Phần 2. Bài tập
Ngày 08/3/2012, ông Du Văn Đ (Cư trú tại 2 BAB, E, V3057, Australia) và Ông Trịnh
Quốc P (Cư trú tại đường 19E, khu phố 2, phường B, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ
Chi Minh) có ký Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở số
06575 ngày 08/3/2012 tại Phòng công Cứng số 2 đối với nhà đất 926 (trệt) Đường Tr1,
Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, giá chuyển nhượng là 14.500.000.000
đồng. Ông Đ đã nhận 10.500.000.000 đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ cho ông Ph, số
tiền 4.000.000.000 đồng còn lại ông Ph sẽ giao sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng
theo quy định. Ông Ph đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Quận 5 cập
nhật sang tên đối với nhà đất trên vào ngày 14/3/2012 nhưng đến nay vẫn không chịu
trả cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng. Nay ông Đ khởi kiện ông Ph yêu cầu ông
Ph trả lại cho ông Đ số tiền 4.000.000.000 đồng còn lại và tiền lãi đối với số tiền trên
theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng tính từ ngày 14/3/2012 đến khi xét xử sơ thẩm.
Hỏi:
1. Xác định tư cách đương sự.
2. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
3. Xác định Tòa án có thẩm quyền.
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 356/2018/KDTM-ST

12
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hoạt động mua bán giữa hai bên chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm
pháp luật nào?
2. Việc các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng có làm cho quan hệ hợp đồng
chấm dứt hay không?
3. Phân biệt tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự, tranh chấp quyền sở
hữu tài sản và tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại.
4. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên?
5. Trách nhiệm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc về chủ thể nào?
Người khởi kiện hay Tòa án?
6. Trường hợp quan hệ pháp luật tranh chấp mà người khởi kiện xác định khác
với quan hệ pháp luật tranh chấp do Tòa án xác định thì Tòa án sẽ giải quyết
như thế nào?
7. Khi thời hiệu khởi kiện đã hết Tòa án có được quyền đình chỉ giải quyết vụ
án không? Tại sao?
8. Việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có ảnh hưởng đến việc
xác định thời hiệu khởi kiện hay không?

CHƯƠNG IV
CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu

13
Phần 1. Nhận định
1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
3. Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ
thay đương sự.
Phần 2. Bài tập
Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị Mai bị
nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Chị yêu
cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà chị Mai bị
nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện anh Tuấn đến
Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án buộc anh Tuấn phải bồi thường thiệt hại là 50
triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của chị Mai (anh
Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5 triệu đồng. Kết quả
giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác động của việc sửa nhà của anh
Tuấn. Hỏi:
1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi
thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào
chịu?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số 15/2018/DS-ST;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?
2. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?
3. Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh những vấn đề gì?
Chứng cứ cần sử dụng để chứng minh là những chứng cứ nào?
4. Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết, sự
kiện không phải chứng minh không?
14
CHƯƠNG V
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Tài liệu tham khảo
- BLTTDS 2015;
- Luật Phí và lệ phí 2015;
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
2. Chỉ có Tòa án mới có quyền uỷ thác cho các cơ quan nhà nước thu thập
chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự.
3. Mọi chi phí cho người làm chứng đều phải do đương sự chịu.
4. Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký (hoặc
lăn tay, điểm chỉ) của tất cả các đương sự trong vụ án.
5. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc
thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Phần 2. Bài tập
Năm 2012 bà Nguyễn Thị Th có bán cho vợ chồng anh Trần Minh C, chị Phạm Thị Ph
gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, hai bên chốt nợhết tổng số tiền là 75.000.000đ, vợ chồng
anh C chưa trả tiền và thỏa thuận chịu lãi suất là 2%/tháng. Ngày 14/3/2012 và
25/3/2012 bà Th tiếp tục cho vợ chồng anh C, chị Ph vay số tiền mặt tổng là
100.000.000đ có viết giấy nhận nợ với lãi suất 4.000.000đ/tháng. Tổng hai khoản nợ là
175.000.000đ, thời hạn trả hết nợ là cuối năm 2012 (âm lịch). Đến hạn bà Th đòi nhiều
lần nhưng anh C, chị Ph không trả. Cho đến nay anh C chưa trả nợ cho bà Thủy tiền,
bà Th khởi kiện yêu cầu anh C phải có trách nhiệm thanh toán số tiền gốc là

15
175.000.000đ, tiền lãi tính theo lãi suất theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước
quy định. Trường hợp anh C trả hết tiền gốc 1 lần thì không tính lãi suất.
1. Anh/ Chị hãy tính tạm ứng án phí sơ thẩm, sơ thẩm trong trường hợp Tòa án
chấp nhận toàn bộ yêu cầu một phần yêu cầu của bà Th là buộc anh C, chị Ph
trả 150.000.000 đồng.
2. Giả sử bị đơn kháng cáo, yêu cầu xét xử lại toàn bộ vụ án, HĐXX phúc thẩm
đã tuyên bản án phúc thẩm bác nội dung kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên
bản án dân sự sơ thẩm. Tính tạm ứng án phí phúc thẩm và án phí phúc thẩm?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 24/2019/DS-PT
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự phúc thẩm là gì?
2. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm được xác định như thế nào?
3. Xác định nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp
phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm.
4. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm có phụ thuộc vào lý do sửa án hay không?
5. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo cùng nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm như
thế nào?
6. Trong trường hợp các đương sự kháng cáo khác nội dung thì xác định nghĩa
vụ chịu án phúc thẩm dân sự trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án
sơ thẩm như thế nào?

CHƯƠNG VI
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;

16
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Khi có yêu cầu huỷ bỏ của các bên, Tòa án sẽ ra ngay quyết định huỷ bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng.
2. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền tự quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một
khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định tương
đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
4. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp
bảo đảm.
5. Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ
lý vụ án.
Phần 2. Bài tập
Bà An làm kinh doanh xăng dầu, trong quá trình làm ăn, bà có bán cho bà Bình nhiều
lần với hình thức gối đầu, sau một thời gian, hai bên không tiếp tục mua bán với nhau
nữa, theo giấy xác nhận nợ, bà Bình còn nợ lại 61.847.800 đồng nên bà An khởi kiện
yêu cầu bà Bình trả số tiền nợ gốc và lãi chậm thanh toán. Vì lo ngại bà Bình sẽ tẩu tán
tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên bà An yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản”.
1. Bà An có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
trường hợp này không? Tại sao?
2. Bà Bình có quyền gì đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
của Tòa án nêu trên?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 28/2018/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
17
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời?
2. Chủ thể nào có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? CSPL?
3. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thuộc về
chủ thể nào?
4. Nêu các căn cứ hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? Cho ví dụ
minh họa đối với mỗi căn cứ.
5. Nhận xét về biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong tình huống đã
cho?
6. Trong tình huống đã cho, khi đương sự không đồng ý với quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án đã ban hành, đương sự có thể làm gì để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

CHƯƠNG VII
CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải chuyển
giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan.
2. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày người được tống đạt đã nhận được
văn bản tố tụng.

18
3. Bản chính văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai tại nơi cư trú của cá
nhân được tống đạt.
4. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ do Tòa án trực tiếp thực hiện.
5. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chỉ thuộc về Tòa án nhân
dân.
Phần 2. Bài tập
A cư trú tại quận X thành phố H cho B cư trú quận Y thành phố H vay 1 tỷ đồng, có
làm văn bản. Tháng 3/2017, A kiện B tại Tòa án quận Y để đòi số tiền trên. Sau khi
nhận đơn, Tòa án quận Y xác định B cư trú tại địa chỉ do A cung cấp là đúng nhưng B
cố tình thường xuyên thay đổi nơi cư trú nên thư ký Tòa án quận Y thành phố H không
thể tống đạt trực tiếp giấy triệu tập B đến phiên tòa. Nhận xét gì về hành vi tố tụng của
Tòa án quận Y khi:
1. Tòa án quận Y ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
2. Tòa án quận Y đã thực hiện việc niêm yết công khai giấy triệu tập B và tiếp
tục giải quyết vụ án.

CHƯƠNG VIII
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM
THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
2. Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên
tòa.
19
3. Trong một số trường hợp cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác khởi kiện
thay cho mình.
4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
giám đốc thẩm.
5. Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều
được Tòa án chấp nhận.
6. Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
7. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đưa ra
quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.
8. Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết bằng bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
9. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương
sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
10. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Phần 2. Bài tập
Bà Cao Thị Thu K cho rằng vợ chồng ông Nguyễn Văn Ph và Phạm Ngọc Th có vay
của bà tổng cộng 710.000.000 đồng. Ông Nguyễn Văn Ph có hứa là đến ngày 30 tháng
5 năm 2018 (âm lịch) sẽ trả toàn bộ số tiền mà ông Ph đã vay, nhưng đến nay ông Ph
không thực hiện nghĩa vụ trả tiền như đã cam kết. Ông Ph có làm 03 biên nhận nhận
tiền và một tờ cam kết với tổng số tiền 460.000.000 đồng, bà Th vợ ông Ph có làm
biên nhận nhận 250.000.000 đồng. Tổng cộng vợ chồng ông Ph và bà Th nợ bà
710.000.000 đồng. Bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện PT giải quyết buộc vợ chồng
ông Nguyễn Văn Ph, bà Phạm Ngọc Th phải trả cho bà số tiền 710.000.000 đồng, bà
không yêu cầu tính lãi.
1. Giả sử trong quá trình chuẩn bị xét xử, bà K bị tai nạn và đột ngột qua đời,
Tòa án phải giải quyết tình huống này như thế nào?
2. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về
việc giải quyết toàn bộ vụ án. Hội đồng xét xử giải quyết tình huống trên như
thế nào?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Bản án số: 355/2019/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống;
20
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án
thuộc về chủ thể nào? Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
2. Thời hiệu khởi kiện là gì? Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trong tình
huống đã nêu là bao lâu?
3. Trong trường hợp có đương sự cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án có
bắt buộc phải đình chỉ giải quyết vụ án hay không?
4. Đương sự có được quyền khởi kiện lại sau khi Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án không?

CHƯƠNG IX
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM
THEO THỦ TỤC THÔNG THƯỜNG
1. Tài liệu tham khảo
- BLTTDS 2015;
- Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án
cấp sơ thẩm.
2. Tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì Hội
đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuân của đương sự.
3. Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử
đình chỉ xét xử phúc thẩm.

21
4. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay
đương sự.
5. Tòa án bắt buộc phải chấp nhận mọi sự thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo
của đương sự.
Phần 2. Bài tập
Tháng 6 năm 2015, ông I Richard Jeffreyđi du lịch tại Việt Nam và có quen, biết với
bà Lê Thị T. Tháng 6 năm 2016, ông I cho bà T mượn 100.000.000 đồng để bà T
mở Spa cho con gái. Trong thời gian quen nhau, bà T hứa sẽ kết hôn với ông I, vào
tháng 4 và tháng 5/2016 ông I đã cùng bà T đi mua sắm một số trang thiết bị ,vật dụng
như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện... tại cửa hàng Điện Máy Xanh – thành
phố H với số tiền 139.827.000 đồng để lắp đặt tại căn nhà của bà T. Khoản chi tiêu
mua sắm vật dụng này ông I có hóa đơn chứng từ do cửa hàng Điện Máy Xanh – thành
phố H cung cấp. Nay, bà T không đồng ý kết hôn. Vì vậy, ông I đề nghị Tòa án buộc
bà Lê Thị T trả cho ông I số tiền đã mượn là 100.000.000 đồng và trả lại cho ông I số
vật dụng mua sắm giống như ban đầu (mới 100%) hoặc nếu bà T không thể hoàn trả số
vật dụng đó thì có thể thanh toán bằng tiền cho ông I đã mua sắm tổng cộng là
139.827.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông I Richard
Jeffrey. Buộc bà Lê Thị T trả cho ông I Richard Jeffrey số tiền vay là 100.000.000
đồng và hoàn trả cho ông I Richard Jeffreygiá trị tài sản là 78.400.000 đồng.
Bị đơn kháng cáo không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ đồng ý
hoàn trả 100 triệu đồng đã mượn, còn các vật dụng ông I đã sắm bà không đồng ý trả
lại vì bà cho rằng ông I đã tặng cho bà. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đưa ra ý kiến
bị đơn sẽ trả cho nguyên đơn 150 triệu đồng và yêu cầu nguyên đơn phải rút toàn bộ
đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm, không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Nếu anh/chị là nguyên đơn, anh/chị đồng ý với ý kiến của bị đơn không? Tại sao?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Quyết định GĐT số: 59/2019/DS-GĐT;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?
2. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?
3. Trong tình huống đã cho, việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc tranh chấp
quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Đ với bị đơn vợ chồng bà S, ông X đã
22
được giải quyết tại Thông báo ngày 5 01/7/1991 của UBND xã Hòa Xuân (cũ)
và phía ông X đã được UBND huyện Tuy Hòa (cũ) cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và sử dụng ổn định cho đến nay nhưng lại sửa bản án sơ thẩm, xử
không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn có đúng pháp luật hay không?
Tại sao?

CHƯƠNG X
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Tòa án không phải tiến hành hoà giải đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút
gọn.
2. Tòa án có thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục rút gọn sang giải
quyết theo thủ tục thông thường khi có đủ điều kiện.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
4. Đương sự không bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn.
5. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có hiệu lực thi hành ngay, không thể
bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Phần 2. Bài tập
Anh An và chị Bình xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào năm 1988. Sau thời gian
chung sống, hai người có một con chung là Kiệt (đã thành niên). Ngày 01/10/2016,
anh An nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn chị Bình với lý do tình cảm đã hết, con đã
trưởng thành nên yêu cầu ly hôn để cả hai tìm hạnh phúc của mình. Về tài sản chung

23
của hai vợ chồng, hai bên thống nhất chia đôi. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn
khởi kiện của anh An. Hỏi có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong trường hợp
này không?

CHƯƠNG XI
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu
Phần 1. Nhận định
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền hủy
bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.
2. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật.
3. Đương sự có quyền kháng nghị giám đốc thẩm khi phát hiện các căn cứ được
quy định tại Điều 326 BLTTDS.
4. Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành
án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
5. Đương sự có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.
Phần 2. Bài tập
A (cư trú tại quận 9, TP.HCM) khởi kiện yêu cầu B và C (cùng cư trú tại quận Thủ
Đức, TP.HCM) tranh chấp về di sản thừa kế do cha mẹ (ông K, bà H) chết để lại,
không có di chúc, di sản là căn nhà quận 12, TP.HCM, trị giá 4 tỷ đồng. Ngày
12/4/2015, Tòa án ra Bản án sơ thẩm tuyên xử: xác định di sản là căn nhà tọa lạc tại

24
quận 12, trị giá 3,6 tỷ đồng, chia đều cho A, B, C mỗi người thừa kế 1/3 giá trị căn
nhà. Không có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.
Đầu năm 2017, D (định cư tại Lào) về Việt Nam biết được sự việc tranh chấp đã được
Tòa án giải quyết xong. D có giấy tờ chứng minh ông K và bà H có 04 con chung
gồm: A, B, C, D. Hỏi: Trong tình huống trên D cần tiến hành thủ tục gì để bảo vệ
quyền lợi cho chính mình? Nêu cụ thể về trình tự, thủ tục?
Phần 3. Phân tích án
- Đọc Quyết định GĐT số: 78/2018/DS-GĐT;
- Tóm tắt tình huống;
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan;
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Giám đốc thẩm là gì?
2. Trình bày về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự? Cho ví dụ
minh họa?
3. Trong tình huống đã cho, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là gì?
4. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, trong trường hợp bản án, quyết
định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án. Anh chị hiểu như
thế nào là giải quyết hậu quả của việc thi hành án? Cho ví dụ minh họa.

CHƯƠNG XII
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

1. Tài liệu tham khảo


- BLTTDS 2015;
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật TP. HCM;
- Sách chuyên khảo về Luật tố tụng dân sự;
- Sách Bình luận khoa học BLTTDS 2015;
- Tạp chí chuyên ngành …
2. Yêu cầu

25
Phần 1. Nhận định
1. Trong trường hợp người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ
năng lực hành vi tố tụng dân sự thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu.
2. Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được tiền lệ phí yêu cầu giải
quyết việc dân sự.
3. Phiên họp giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có sự tham gia của người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu.
4. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn
yêu cầu.
5. Đương sự có quyền kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự.
Phần 2. Bài tập
Anh X và chị Y kết hôn hợp pháp năm 2009. Năm 2011, do mâu thuẫn vợ chồng, chán
nản chị Y đã bỏ nhà đi. Anh X đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không rõ tung tích chị Y.
Hỏi:
1. Anh X có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chị Y mất tích không?
2. Giả sử Tòa án đã thụ lý yêu cầu tuyên bố chị Y mất tích. Sau khi thụ lý, Tòa án
cần phải thực hiện thủ tục gì?
3. Giả sử sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố chị Y mất tích, chị Y trở về. Chị
Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

26

You might also like