You are on page 1of 8

DANH MỤC ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Môn: Luật tố tụng dân sự VN


1. Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
4. Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết
việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
5. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
6. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
7. Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
8. Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
9. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
10. Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
11. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của tòa án.
12. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự của tòa án.
13. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình của tòa án.
14. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu hôn nhân và gia đình của tòa án.
15. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án.
16. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu kinh doanh thương mại của tòa án.
17. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của tòa án.
18. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu lao động của tòa án.
19. Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện.
20. Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
21. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự theo lãnh thổ của tòa án.
22. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự theo lãnh thổ của tòa án.
23. Thẩm quyền của tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn.
24. Thẩm quyền của tòa án theo lựa chọn của người yêu cầu.
25. Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.
26. Người tiến hành tố tụng dân sự Thẩm phán.
27. Người tiến hành tố tụng dân sự Hội thẩm nhân dân.

1
28. Người tiến hành tố tụng dân sự Thư ký tòa án.
29. Người tiến hành tố tụng dân sự Kiểm sát viên.
30. Đương sự trong vụ án dân sự.
31. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
32. Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
33. Người làm chứng trong tố tụng dân sự.
34. Người phiên dịch trong tố tụng dân sự.
35. Người giám định trong tố tụng dân sự.
36. Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự.
37. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.
38. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự.
39. Chứng cứ trong tố tụng dân sự.
40. Các biện pháp cá nhân, cơ quan, tổ chức được áp dụng để thu thập chứng cứ.
41. Các biện pháp tòa án được áp dụng để thu thập chứng cứ.
42. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
43. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
44. Thủ tục quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
45. Biện pháp bảo đảm trong yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
46. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
47. Án phí vụ án dân sự.
48. Án phí vụ án kinh doanh thương mại.
49. Án phí vụ án hôn nhân và gia đình.
50. Án phí vụ án lao động.
51. Chi phí tố tụng dân sự.
52. Thời hạn tố tụng dân sự.
53. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
54. Khởi kiện vụ án dân sự.
55. Thụ lý vụ án dân sự.
56. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự.
57. Hòa giải vụ án dân sự.

2
58. Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.
59. Hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại.
60. Hòa giải vụ án lao động.
61. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
62. Đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
63. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
64. Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
65. Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
66. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
67. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.
68. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
69. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.
70. Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm.
71. Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự.
72. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.
73. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự.
74. Thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự.
75. Quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm vụ án dân sự.
76. Kháng nghị theo tủ tục tái thẩm vụ án dân sự.
77. Chuẩn bị phiên tòa tái thẩm vụ án dân sự.
78. Thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm thẩm vụ án dân sự.
79. Quyền hạn của hội đồng tái thẩm vụ án dân sự.
80. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự
81. Thủ tục phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
82. Thủ tục giải quyết yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
83. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã mất tích.
84. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.
85. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia
tài sản khi ly hôn.
86. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

3
87. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và thỏa ước lao động
tập thể vô hiệu.
88. Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
89. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án.
90. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của tòa án nước ngoài.
91. Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài.
92. Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của
trọng tài nước ngoài.

4
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN

MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VN

1. Chọn đề tài: Sinh viên chọn 1 đề tài trong danh mục đã thông báo.

2. Hình thức:

Bài tập lớn gồm từ 7 đến 10 trang, đánh máy 1 mặt; Bìa theo mẫu, không phủ giấy
bóng kính; Font chữ: Times New Roman 13pt; Lề trái 3.5cm; Lề phải 2.0cm; Lề trên
2.5cm; Lề dưới 2.5cm; Cách đoạn: Trên 3pt; dưới 3pt; cách dòng 1.3.
Các tiểu mục của bài tập lớn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số nhiều
nhất gồm 2 chữ số với số thứ nhất chỉ Phần, chữ số thứ hai chỉ Mục.

Không được lạm dụng viết tắt trong bài; chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật
ngữ sử dụng nhiều lần trong bài tập; không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề;
không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong bài tập. Nếu cần viết tắt những từ, thuật
ngữ, tên cơ quan, tổ chức thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong
ngoặc đơn. Nếu bài tập lớn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt
(xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu bài tập lớn.

Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những tư liệu mà tác
giả thu thập được trong quá trình làm bài tập lớn. Nguồn tư liệu trích dẫn được ghi ở phần
cuối trang theo số thứ tự 1, 2, 3...

Phần Danh mục tài liệu tham khảo chỉ gồm những tài liệu được sử dụng để lấy
thông tin, số liệu phục vụ cho tiểu luận; văn bản pháp luật xếp theo trật tự hiệu lực; tài
liệu khác xếp theo vần chữ cái ABC của tên tác giả.

Mọi hình thức sao chép, coppy của nhau hoặc không có sự trách dẫn rõ ràng sẽ
nhận điểm không. Kể cả trường hợp làm cùng tên đề tài nếu sao chép, coppy của nhau
cũng nhận điểm không.

3. Nội dung: Bài tập lớn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Trình bày đúng các nội dung lí luận và các quy định của pháp luật trong phạm vi
5
đề tài;

- Trình bày được thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi đề tài qua các số liệu,
vụ việc thu thập được;

- Trình bày được những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong phạm vi đề
tài;

- Trình bày đúng hướng dẫn về hình thức.

6
Mẫu Trang bìa Tiểu luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN …………………………………..

ĐỀ TÀI: ............................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Họ và tên sinh viên: ..............................................................

Ngày sinh: .............................................................................

Mã số sinh viên: ....................................................................

Lớp: ......................................................................................

Hà Nội, …./202…

7
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2020
Giảng viên

Đinh Thị Hằng

You might also like