You are on page 1of 2

NỘI DUNG

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI 2,3: NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


1. Có mấy hình thái kinh tế - xã hội tồn tại trong lịch sử.
2. Hình thái kinh tế - xã hội nào chưa có nhà nước.
3. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào.
4. Nhà nước ra đời nhằm mục đích gì.
5. Có tất cả bao nhiêu kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử.
6. Hình thức nhà nước là gì? Hình thức nhà nước có mấy yếu tố? Liên hệ thực tiễn nhà
nước Việt Nam.
7. Trình bày bản chất nhà nước CHXHCNVN là nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
8. Quốc hội họp một năm mấy kỳ, chính phủ họp một năm mấy kỳ.
9. Quốc hội có nhiệm kỳ mấy năm, QH hiện tại khóa bao nhiêu.
10. Số đại biểu quốc hội tối đa là bao nhiêu.
11. Vị trí pháp lý của quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước.
12. Chức năng của quốc hội
13. Chức năng của chủ tịch nước
14. Chính phủ có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ . Kể tên các cơ quan đó.
15. Nước ta có mấy cấp đơn vị hành chính, hãy kể tên các cấp đó.
16. Tòa án ở nước ta có mấy cấp xét xử, gồm những cấp xét xử nào.
17. Hiệu lực của bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm được quy định như thế nào.
18. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm là tòa án nhân dân cấp nào.
19. Kể tên các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.
20. Bộ máy nhà nước ta bao gồm mấy bộ phận cấu thành, hãy kể tên các bộ phận đó.
BÀI 4: PHÁP LUẬT
21. Pháp luật là gì? Pháp luật thể hiện ý chí của ai.
22. Pháp luật hình thành bằng những con đường nào.
23. Pháp luật gồm có những vai trò nào. Phân tích các vai trò của pháp luật, cho ví dụ
minh họa.
24. Kể tên các chức năng của pháp luật.
25. Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác (Nhà nước, kinh tế, chính
trị, đạo đức). Chú ý mối quan hệ pháp luật với đạo đức.
26. Có mấy hình thức pháp luật, kể tên các hình thức đó.
27. Hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp xuất hiện từ kiểu nhà nước nào.
28. Tại sao tập quán pháp và tiền lệ pháp không được sử dụng ở Việt Nam.
BÀI 5: QPPL - QHPL - THPL
29.VBQPPL là gì? Tại sao Việt Nam chỉ sử dụng VBQPPL.
30. Hiệu lực của VBQPPL thể hiện trên mấy khía cạnh.
31. Hệ thống pháp luật là gì? Bao gồm những bộ phận nào.
32. Cấu trúc bên trong (hệ thống ngành luật) bao gồm những bộ phận cấu thành nào.
1
33. QPPL, chế định pháp luật, ngành luật là gì.
34. Ở nước ta có bao nhiêu ngành luật, hãy kể tên các ngành luật đó.
35. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những loại văn bản nào.
36. Tiêu chuẩn để xác định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
37. Lập quy, lập pháp, lập hiến là gì.
38. Liệt kê các loại văn bản quy phạm pháp luật (VB Luật và VB dưới luật) và tên cá
nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó.
39. Quy phạm pháp luật là gì, kể tên và nêu khái niệm các yếu tố cấu thành quy phạm
pháp luật.
40. Các câu hỏi để xác định bộ phận: giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp luật.
41. Nêu các cơ sở để làm nảy sinh quan hệ pháp luật.
42. Tổ chức như thế nào thì có tư cách pháp nhân.
43. Năng lực chủ thể bao gồm những yếu tố nào.
44. Năng lực pháp luật là gì? Xuất hiện từ khi nào? Năng lực hành vi là gì.
45. Nêu các trường hợp về năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của BLDS
2015.
46. Thực hiện pháp luật là gì? Kể tên và nêu khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật.
47. Chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật là ai.
BÀI 6: VPPL - TNPL
48. Vi phạm pháp luật là gì, nêu các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
49. Nêu các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật.
50. Hãy trình bày các loại trách nhiệm pháp lý, loại trách nhiệm pháp lý nào nghiêm khắc
nhất. Tại sao?
51. Chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự do ai áp dụng.
BÀI 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
52. Căn cứ để phân định các ngành luật bao gồm những yếu tố nào.
53. Có bao nhiêu bản Hiến pháp ở nhà nước ta từ trước đến nay, kể tên các bản HP đó.
54.Tại sao Hiến pháp là đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
55. Liệt kê tên các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
56. Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.
57. Khi nào gọi là bị can, khi nào gọi là bị cáo.
58. Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu tuổi.
59. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LHS.
60. Theo quy định BLHS, một người bị coi là có tội khi nào.

You might also like