You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP

(Năm học 2020-2021)

1. Trình bày nguồn gốc, bản chất của Hiến pháp.


2. Phân tích cơ sở và ý nghĩa của quy định: Hiến pháp là luật gốc của quốc gia.
3. Phân tích tính nhân bản của Hiến pháp;
4. Tại sao nói Hiến pháp là cơ sở quan trọng để hạn chế quyền lực của các cơ quan
nhà nước?
5. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp tư sản và Hiến pháp xã
hội chủ nghĩa. Cho biết cơ sở và nội dung của sự điều chỉnh Hiến pháp tư sản sau
khi có sự xuất hiện của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa; cơ sở và nội dung điều chỉnh
của Hiến pháp XHCN sau khi Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ.
6. So sánh Hiến pháp tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa trên các mặt: nguồn gốc
hình thành; hình thức biểu hiện; nội dung quy định về chính trị, kinh tế, nhân
quyền, tổ chức nhà nước.
7. Bối cảnh và tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng các bản Hiến pháp: 1946; 1959; 1980;
1992; 2013. Trên cơ sở đó, hãy cho biết tại sao Hiến pháp 1946 lại chưa áp dụng
mô hình XHCN ở Xôviết; Tại sao Hiến pháp 1980 lại muốn áp dụng cuộc cách
mạng triệt để theo mô hình XHCN ở Xôviết; Tại sao Hiến pháp 1992 lại khởi
xướng tư tưởng đổi mới.
8. Phân tích khái niệm và nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Sự thể hiện quyền lực
nhà nước và quyền lực nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam.
9. Phân tích cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam hiện
nay. Từ đó cho biết: (1) Tại sao những người làm việc trong tổ chức của Đảng, các
tổ chức chính trị - xã hội lại được hưởng lương từ ngân sách nhà nước? (2) Tại sao
lại có sự luân chuyển nhân sự giữa 3 khối (cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng
và các tổ chức chính trị- xã hội)?
10. Phân tích khái niệm chế độ kinh tế. Sự phát triển qua các bản Hiến pháp: về mục
đích và phương hướng phát triển kinh tế; các thành phần kinh tế; phương pháp
quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
11. Phân tích nội dung của phương pháp quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch hóa tập
trung bao cấp. Phương pháp này có những ưu điểm, nhược điểm gì?
12. Khái niệm Quyền con người; Phân biệt quyền con người và quyền công dân; Phân
loại quyền con người; Các nguồn quy định về quyền con người; Cơ chế bảo vệ
quyền con người.
13. Phân tích khái niệm và nội dung: Quyền bình đẳng/quyền tự do ngôn luận/quyền
tự do kinh doanh.
14. Khái niệm, đặc điểm của Bộ máy nhà nước. Phân loại các cơ quan trong Bộ máy
nhà nước.
15. Phân tích cơ sở, nội dung của nguyên tắc: (1) Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước; (2)
Quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
16. Phân tích khái quát về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ta được thể hiện qua các
bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
17. Phân tích quy trình để bầu ra Chủ tịch Quốc hội/Chủ tịch nước/Thủ tướng Chính
phủ.
18. Phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước: (1) Quốc hội với
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (2) Chính
phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp; (3) Hội đồng nhân
dân với Ủy ban nhân dân; (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, xã; (5) Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân; (6) Tòa án nhân dân
các cấp với nhau; (7) Viện kiểm sát nhân dân các cấp với nhau.
19. Phân tích khái quát về vị trí, chức năng, tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân.
20. Phân tích vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; Tiêu chuẩn và điều kiện
bổ nhiệm Thẩm phán; tiêu chuẩn bầu Hồi thẩm nhân dân.
21. Phân tích các nguyên tắc bầu cử.
22. Phân tích quyền ứng cử, bầu cử
23. Phân tích các tổ chức phụ trách bầu cử Đại biểu Quốc hội.
24. Phân tích khái quát về quy trình để tạo ra danh sách chính thức những người ứng
cử Đại biểu Quốc hội.

You might also like