You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
------
BỘ CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Dành cho chương trình đào tạo: Chuẩn trình độ đại học ngành luật
Tên học phần: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Mã học phần: CAL 2001 A Số tín chỉ: 4

Chương I: Những vấn đề chung về Luật Hiến pháp


1) Trình bày vị trí, vai trò và đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
2) Trình bày đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
3) Trình bày mối quan hệ giữa Luật Hiến pháp với các ngành luật khác
Chương II: Hiến pháp – Đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia
4) Trình bày khái quát sự ra đời và phát triển của hiến pháp trên thế giới.
5) Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.
6) Trình bày các quan điểm và định nghĩa về “hiến pháp”.
7) Phân tích quan điểm cho rằng “Hiến pháp là bản văn thể hiện chủ quyền nhân
dân”.
8) Phân tích quan điểm cho rằng "Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà
nước".
9) Phân tích quan điểm cho rằng Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của
con người?
10)Phân tích nguyên tắc về tính tối cao của hiến pháp.
11)Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
12)Trình bày những những đặc trưng của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa được thể hiện
trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
13)Trình bày khái niệm, cơ sở, các mô hình bảo hiến điển hình.
14)Trình bày những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến
pháp).
15)Trình bày những đặc điểm chủ yếu của mô hình bảo hiến phi tập trung (mô hình
bảo hiến Hoa Kỳ).
16)Trình bày khái niệm “Chủ nghĩa hiến pháp”.
Chương III: Lịch sử Hiến pháp Việt Nam

1
17)Trình bày khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám 1945.
18)Bình luận câu nói của Hồ Chủ tịch "Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải
có thần linh pháp quyền".
19)Trình bày các quan điểm của Hồ Chí Minh về Hiến pháp.
20)Trình bày các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.
21)Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
22)Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.
23)Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.
24)Trình bày những ội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.
25)Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013.
26)Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp.
Chương IV: Chế độ chính trị

27)Trình bày chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp Việt Nam.
(đề cương)
28)Trình bày chế độ chính trị của Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.
29)Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.
30)Trình bày vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Hiến pháp
năm 2013.
31)Trình bày những phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
32)Trình bày hình thức chính thể theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
33)Trình bày các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp hiện hành.
34)Trình bày nguyên tắc phân quyền. Hiến pháp năm 2013 thể hiện nguyên tắc này
như thế nào?
35)Trình bày nguyên tắc tập quyền. Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt
Nam như thế nào?
36)Ý nghĩa nguyên tắc hiến định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”.
37)Trình bày hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 2013.
38)Trình bày đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
39)Trình bày vị trí, vai trò của mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Việt Nam.
40)Trình bày những quy định về mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chương V: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

41)Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”.
42)Có những cách phân loại quyền con người nào?
43)Hiến pháp bảo vệ quyền con người bằng những phương thức nào?

2
44)Nhà nước có các nghĩa vụ gì đối với quyền con người? Vấn đề này được quy định
như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?
45)Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
46)Trình bày quy định về nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân trong
Hiến pháp năm 2013.
47)Liệt kê các quyền chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
48)Liệt kê các quyền dân sự được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
49)Liệt kê các quyền kinh tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
50)Liệt kê các quyền văn hóa và xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
51)Bình luận cụm từ “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 23,
25, 27 Hiến pháp năm 2013).
52)Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có
gì khác so với trong hiến pháp các nước trên thế giới?
53)Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân?
Chương VI: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường và
bảo vệ tổ quốc

54)Trình bày những nội dung cơ bản của chế định chế độ kinh tế trong Hiến pháp
năm 2013.
55)Trình bày những nội dung cơ bản của chế định về sở hữu trong Hiến pháp năm
2013.
56)Trình bày những điểm khác nhau cơ bản trong quy định về các thành phần kinh tế
trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
57)Phân tích quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế Việt
Nam (Khoản 1, Điều 51 Hiến pháp năm 2013).
58)Trình bày chế độ sở hữu đất đai theo Hiến pháp năm 2013.
59)Trình bày chế định xã hội, văn hóa, giáo dục theo Hiến pháp năm 2013.
60)Trình bày chế định Bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp năm 2013.
Chương VII: Bầu cử

61)Phân tích mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ


62)Bình luận về nhận định “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.
63)Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.
64)Trình bày nguyên tắc bầu cử phổ thông.
65)Trình bày nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
66)Trình bày nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
67)Trình bày nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử.
68)Trình bày quy định về tuổi bầu cử, ứng cử trong Luật Bầu cử hiện hành.
69)Trình bày những trường hợp công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng
cử.
70)Liệt kê các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
3
71)Trình bày các bước trong quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay.
72)Trình bày quy định về phiếu bầu hợp lệ, không hợp lệ theo Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Chương VIII: Quốc hội

73)Vị trí của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013.
74)Chức năng của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013.
75)Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013.
76)Trình bày quy định về quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong Hiến pháp
năm 2013.
77)Trình bày quy định về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội trong Hiến pháp
năm 2013.
78)Trình bày các hình thức giám sát tối cao của Quốc hội.
79)Trình bày các chức danh trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu, phê chuẩn.
80)So sánh quy định về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” theo Luật Tổ
chức Quốc hội năm 2014.
81)Trình bày những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu
ý dân theo Theo Luật trưng cầu ý dân năm 2015?
82)Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội
năm 2014.
83)Trình bày mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013.
84)Trình bày mối quan hệ của Quốc hội với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
85)Trình bày vị trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013.
86)Trình bày cơ cấu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Luật Tổ chức Quốc hội
hiện hành.
87)Trình bày những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến
pháp năm 2013.
88)Trình bày thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội.
89)Trình bày quy định về chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành.
90)Kể tên các các Ủy ban của Quốc hội hiện nay.
91)Bình luận quan điểm cho rằng: các Ủy ban là công xưởng của Quốc hội
92)Trình bày quy định về kỳ họp Quốc hội.
93)Trình bày những giai đoạn trong quy trình lập pháp của Quốc hội.
94)Trình bày những chủ thể có quyền trình dự án luật.
95)Trình bày các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành.
Chương IX: Chủ tịch nước

4
96)Trình bày quy định về vị trí của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013.
97)So sánh chế định nguyên thủ quốc gia trong các bản hiến pháp Việt Nam.
98)Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013.
99)Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp.
100) Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp.
101) Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp.
Chương X: Chính phủ

102) Phân tích vị trí của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
103) Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
104) Trình bày khái niệm và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ.
105) Trình bày các nhiệm vu, quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.
106) Trình bày quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ theo Hiến
pháp năm 2013.
107) Trình bày mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ theo Hiến pháp
2013.
108) Trình bày các bộ, cơ quang ngang bộ theo Luật tổ chức Chính phủ hiện hành.
109) Trình bày vị trí của bộ, cơ quan ngang bộ theo Luật Tổ chức Chính phủ hiện
hành.
110) Trình bày vị trí pháp lý của Bộ trưởng theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ
chức Chính phủ hiện hành.
111) Trình bày quy định quyền lập quy của Chính phủ theo Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
112) Trình bày thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng theo Hiến pháp
năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ.
113) Trình bày quy định về quyền trình dự án luật của Chính phủ theo Hiến pháp năm
2013 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
114) Trình bày nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về Chính phủ.
Chương XI: Tòa án nhân dân

115) Trình bày khái niệm và nội dung quyền tư pháp của tòa án.
116) Phân tích vị trí của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
117) Trình bày cơ cấu, tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân theo Hiến pháp năm
2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
118) Trình bày quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao trong
Hiến pháp năm 2013.
119) Trình bày quy định về bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao.
120) Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp.
121) Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo Hiến
pháp năm 2013.
122) Phân tích quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013.

5
123) Trình bày nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật"
124) Trình bày những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân.
Chương XII: Viện kiểm sát nhân dân

125) Trình bày vị trí của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
126) Trình bày cơ cấu tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
pháp luật hiện hành.
127) Trình bày quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật
hiện hành.
128) Trình bày quy định về quyền kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Chương XIII: Chính quyền địa phương

129) Trình bày quy định về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
đơn vị hành chính theo Hiến pháp năm 2013.
130) Trình bày cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương các cấp theo Hiến pháp
năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Nêu những điểm mới về cơ
cấu, tổ chức của chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến
pháp năm 1992.
131) Trình bày quy định về vị trí của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
132) Bình luận quy định của Hiến pháp: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương".
133) Trình bày các chức năng của Hội đồng nhân dân.
134) Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương 2015.
135) Trình bày quy định về vị trí của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013.
136) Trình bày quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân các cấp theo Luật Tổ
chức chính quyền địa phương 2015.
137) Trình bày quy định về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
các cấp.
138) Trình bày quy định về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ
quan nhà nước ở trung ương trong Hiến pháp năm 2013.
139) Trình bày những điểm mới về chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm
2013.
140) Trình bày nguyên tắc "song trùng trực thuộc" trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương. Nguyên tắc này thể hiện như thế nào trong Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương hiện hành.

6
Chương XIV: Các thiết chế hiến định độc lập

141) Trình bày quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia theo quy định pháp luật hiện
hành.
142) Trình bày quy định về Kiểm toán nhà nước theo Hiến pháp năm 2013.
Chương XV: Hiệu lực của Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp

143) Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.


144) Trình bày quy trình lập hiến theo quy định tại Hiến pháp năm 2013.
145) Bình luận về cơ chế bảo hiến hiện hành ở Việt Nam

You might also like