You are on page 1of 6

100 CÂU LÝ LUẬN VẤN ĐÁP

1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ
biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay. 
2. Phân biệt Nhà nước CHXHCNVN với Đảng cộng sản VN. 
3. Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu về nguồn gốc nhà nước. Vì
sao lại tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc nhà nước? 
4. Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước. 
5. Phân loại (kiểu) nhà nước, trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà nước,
cho ví dụ. 
6. Phân tích ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế -
xã hội.
7. Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản
chất nhà nước. 
8. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình
bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam
hiện nay. 
9. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước. 
10.Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay. 
11.Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân. Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 
12.Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm
thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi. 
13.Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác
định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 
14.Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước. 
15.Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện
chức năng). 
16.Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với việc
thực hiện chức năng nhà nước. 
17.Phân tích vai trò của bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước. 
18.Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước của
nhà nước Việt Nam hiện nay. 
19.Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân biệt cơ quan nhà nước với bộ
phận khác của nhà nước. 
20.Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
21.Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và
hoạt động theo hiến pháp và pháp luật. 
22.Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước tư sản.
23.Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN. 
24.Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước XHCN.
25.Phân tích các giải pháp hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. 
26.Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang thông qua những ví dụ
cụ thể về hai dạng cấu trúc nhà nước này. 
27.Cho biết ý kiến cá nhân của anh/chị về những ưu việt, hạn chế của chính thể
quân chủ và chính thể cộng hoà. 
28.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước. 
29.Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị. Trình bày ý
nghĩa của việc xác định vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị. 
30.Phân tích ưu thế của nhà nước so với các tổ chức khác trong hệ thống chính
trị, liên hệ thực tế Việt Nam. 
31.Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCN Việt Nam với Đảng cộng
sản Việt Nam. Ý nghĩa của mối quan hệ này trong tổ chức, quản lý xã hội
hiện nay. 
32.Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền. 
33.Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định: “Việc quá đề cao pháp luật
có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật”.
34.Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với bộ máy nhà nước trong nhà nước
pháp quyền.
35.Phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật, trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu
hiện một đặc trưng của pháp luật Việt Nam hiện nay. 
36.Phân biệt pháp luật với các công cụ khác trong hệ thống công cụ điều chỉnh
quan hệ xã hội. 
37.Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong
kiến. 
38.Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật XHCN so với pháp luật tư sản. 
39.Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo đức. 
40.Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập quán. 
41.Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong điều chỉnh
quan hệ xã hội. 
42.Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhà nước pháp
quyền. 
43.Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh quan hệ xã
hội?
44.Tại sao cần phải kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong điều
chỉnh quan hệ xã hội?
45.Phân tích nguyên tắc và nội dung kết hợp giữa pháp luật với các công cụ
khác trong quản lý xã hội.
46.Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội. 
47.Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật. 
48.Phân tích khái niệm bản chất pháp luật. Trình bày ý nghĩa của vấn đề bản
chất pháp luật. 
49.Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật. Trình
bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ
pháp luật ở nước ta hiện nay. 
50.Phân tích tính chủ quan và tính khách quan của pháp luật. Theo anh/chị, làm
thế nào để ngăn ngừa hiện tượng duy ý chí trong xây dựng pháp luật. 
51.Trình bày những hiểu biết của anh/chị về pháp luật dân chủ. Theo anh/chị,
làm thế nào để pháp luật thực sự dân chủ. 
52.Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật. 
53.Phân tích luận điểm: “Xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật”. 
54.Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? 
55.Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật. Cho biết các phương thức tạo
nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. 
56. Phân tích khái niệm văn bản qui phạm pháp luật, cho ví dụ. Trình bày ưu
thế của văn bản quy phạm pháp luật so với các loại nguồn khác của pháp
luật. 
57.Phân tích khái niệm tập quán pháp. Trình bày những ưu điểm, hạn chế của
tập quán pháp. Cho ví dụ minh hoạ. 
58.Phân tích khái niệm tiền lệ pháp. Trình bày những ưu điểm, hạn chế của tiền
lệ pháp. Cho ví dụ minh hoạ.
59.Phân tích khái niệm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Trình bày các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế.
60.Phân tích khái niệm qui phạm pháp luật. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu
qui phạm pháp luật.
61.Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật. Nêu ý nghĩa của từng bộ phận
trong qui phạm pháp luật. 
62.Nêu các cách trình bày qui phạm pháp luật trong văn bản qui phạm pháp
luật. Qua đó, phân biệt qui phạm pháp luật với điều luật, cho ví dụ. 
63.Phân tích bộ phận chế tài của qui phạm pháp luật. Tại sao trên thực tế, bộ
phận chế tài thường không cố định. 
64.Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật. Việc thể hiện nội dung từng bộ
phận của qui phạm pháp luật có ảnh hưởng gì đến việc thực hiện pháp luật
trên thực tế. 
65.Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên
cứu hệ thống pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện
pháp luật. 
66.Phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống qui phạm pháp luật. Trình bày
căn cứ để phân định các ngành luật. 
67.Phân tích khái niệm hệ thống nguồn của pháp luật. Trình bày vai trò của các
loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. 
68.Phân tích các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp
luật. 
69.Phân tích đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Nêu các định
hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 
70.Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật. Phân biệt xây dựng pháp luật với
thực hiện pháp luật. 
71.Phân tích nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật. Theo anh/chị cần
làm gì để hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay thực sự dân
chủ? 
72.Phân tích nguyên tắc khách quan trong xây dựng pháp luật. Trình bày ý
nghĩa của nguyên tắc này trong xây dựng pháp luật
73.Phân tích khái niệm pháp điển hóa pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa
của pháp điển hóa pháp luật.
74.Phân tích khái niệm tập hợp hóa pháp luật. Trình bày phương pháp, mục
đích, ý nghĩa của tập hợp hóa pháp luật.
75.Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật. Việc một quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh có ý nghĩa gì đối với sự vận động và phát triển của nó. 
76.Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật, cho ví dụ về quan hệ pháp luật cụ thể
mà anh/chị tham gia hàng ngày. 
77.Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật. Cho biết những yếu
tố ảnh hưởng đến việc hạn chế năng lực của chủ thể quan hệ pháp luật trong
quy định và thực tiễn thực hiện. 
78.Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật. Việc nhà nước quy
định điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ
thể quan hệ pháp luật dựa trên cơ sở nào, có ý nghĩa gì? 
79.Phân tích những yếu tố bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của
chủ thể quan hệ pháp luật, cho ví dụ minh hoạ. 
80. Cho ví dụ về một quan hệ pháp luật cụ thể và xác định chủ thể, khách thể,
nội dung của quan hệ pháp luật đó.
81. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của
việc thực hiện pháp luật. 
82.Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới
việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 
83.Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt
động áp dụng pháp luật. 
84.Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày các bảo đảm của hoạt
động áp dụng pháp luật. 
85.Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày các biện pháp khắc phục
hạn chế (nếu có) trong hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. 
86.Tại sao phải áp dụng pháp luật tương tự? Phân tích ý nghĩa của hoạt động áp
dụng pháp luật tương tự đối với đời sống xã hội.
87.Phân tích khái niệm giải thích pháp luật. Trình bày sự cần thiết của việc giải
thích pháp luật. 
88.Phân biệt vi phạm pháp luật với các vi phạm khác trong xã hội. Cho ví dụ. 
89. Cho một ví dụ về vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích các dấu hiệu của vi
phạm pháp luật đó.
90. Cho một ví dụ về vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích cấu thành của vi
phạm pháp luật đó.
91.Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trình bày mục đích, ý
nghĩa của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. 
92.Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
93.Phân tích căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp
luật. 
94.Phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong cấu thành vi phạm pháp luật đối với
việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. 
95.Phân tích khái niệm ý thức pháp luật. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
ý thức pháp luật. 
96.Phân tích căn cứ đánh giá ý thức pháp luật của một cá nhân, liên hệ bản
thân. 
97.Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng pháp luật, liên
hệ thực tiễn Việt Nam. 
98.Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật, liên
hệ  bản thân. 
99.Phân tích khái niệm giáo dục pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của
việc giáo dục pháp luật. 
100. Phân tích các biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam
hiện nay. 

You might also like